Nét văn hóa trong lời ăn tiếng nói

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 130 - 131)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

3.2.3. Đôi nét về bức tranh văn hóa Việt Nam thể hiện qua nhóm

3.2.3.2. Nét văn hóa trong lời ăn tiếng nói

Cách đối nhân xử thế thông qua lời ăn tiếng nói được người Việt Nam chúng ta rất coi trọng. Nó là biểu hiện của văn hóa và tư cách con người. Trong giao tiếp, người Việt Nam ln ln có xu hướng giữ hịa khí, tránh sự cãi cọ hay to tiếng. Bao giờ họ cũng cân nhắc đắn đo trước khi nói. Sự thận trọng đó được biểu hiện thơng qua các thành ngữ như giữ mồm giữ miệng, có

mồm thì cắp có nắp th đậy. Trong lúc nói năng, thái độ chân thành, niềm nở,

thân thiện, tươi cười bao giờ cũng được đánh giá cao. Chẳng hạn tay bắt mặt

mừng, thơm tay hay miệng, mau mồm mau miệng. Khi nói năng, cho dù ai đó

cịn có chút cục cằn, thơ vụng thì vẫn dễ được thông cảm và lượng thứ như

khẩu xà tâm phật, bụng ngay miệng thẳng cịn những kẻ bề ngồi nói năng tử

tế, ngọt ngào nhưng trong lịng lại nham hiểm, thâm độc thì ln bị phê phán như trong các thành ngữ miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, miệng nam mô bụng một bồ dao găm, khẩu phật tâm xà, ...

Khuôn mặt là biểu hiện của thái độ thiện chí hay khơng thiện chí trong giao tiếp. Vì thế người Việt Nam thường chú ý để nhận ra sự thiếu thiện cảm qua các thành ngữ như mặt nặng như ch , mặt nặng như đ đeo, nặng mặt sa

mày,... Những biểu hiện thái quá trong giao tiếp cũng thường bị phê phán như mặt đỏ như mặt gà chọi, khoa chân múa tay, nói xàu bọt mép. Thái độ trơ lì,

bất chấp tất cả, không cần quan tâm đến những người xung quanh cũng là điều được ông cha ta phản ánh trong các thành ngữ như mặt chai mày đ , mặt

trơ tr n bóng, ... Sự luồn cúi, bợ đỡ trong giao tiếp được biểu hiện qua các

thành ngữ như cúi mặt khom lưng, quỳ gối cúi đầu. Những kẻ có quyền thế hay giàu có thường tỏ một thái độ trịch thượng trong giao tiếp được biểu hiện bằng thành ngữ khinh người bằng nửa con mắt, nói như đổ mẻ vào mặt, mắng

125

Ông cha chúng ta cịn đánh giá “nhân tâm” thơng qua “nhân diện” khi giao tiếp. Những thành ngữ như mặt trái xoan, mặt vuông chữ điền thường là biểu hiện của những con người đẹp người, đẹp nết, hiền lành, nhân hậu, vị tha. Ngược lại những kẻ mắt sâu râu rậm, mắt lăng mày vược, mắt la mày lét lại thường ẩn giấu bên trong những bản chất xấu xa như ác độc, gian xảo hoặc tà dâm. Những thành ngữ như mặt tái xanh tái xám, mặt vàng như nghệ, mặt như

chàm đổ giúp cho chúng ta nhận ra được tâm trạng chất chứa nỗi lo lắng, sợ hãi

của người đang giao tiếp với mình.

Văn hóa trong giao tiếp cịn được thể hiện ở sự thuyết phục người nghe. Bên cạnh nội dung nói thì cách thức truyền đạt khi nói cũng rất quan trọng. Những người tài trí, thơng minh, nói năng rõ ràng, mạch lạc thì những điều nói ra thường như rót vào tai người nghe. Ngược lại, kẻ thơ lỗ, thiếu hiểu biết thì nói như đấm vào tai người khác.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)