Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.2. Vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt
1.2.3.2. Về ngữ nghĩa
Các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ đã chỉ ra bốn đặc điểm về ngữ nghĩa của thành ngữ là tính thành ngữ, tính biểu cảm, tính biểu trưng và tính dân tộc.
Tính thành ngữ: đây được xem là đặc trưng ngữ nghĩa quan trọng nhất
của thành ngữ. Đặc điểm này chi phối các đặc điểm còn lại. Biểu hiện của tính thành ngữ là ở chỗ ngữ nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn thuần ngữ nghĩa của các từ tạo nên nó. “Việc tìm hi u ý nghĩa của thành ngữ
trong nhiều trường hợp giống như việc tìm hi u nghĩa của từ, tức là tìm hi u nghĩa của thành ngữ trong tổng th mà khơng suy ra một cách máy móc từ ý nghĩa của từ tạo nên.” [5;190]. Chẳng hạn, nghĩa của thành ngữ mắt nhắm mắt mở không phải là phép cộng của 2 nét nghĩa mắt một bên nhắm và mắt một bên
mở. Thành ngữ này có nghĩa là: vội vã, hấp tấp sau lúc ngủ dậy. Ví dụ:
(8). Gà mới g y độ vài lần đã mải mốt choàng dậy mắt nhắm mắt mở cuốc
bộ một mạch năm cây số về Hà Nội [23;440].
Tính biểu trƣng: bản thân thành ngữ là đơn vị định danh bậc hai. Vì
28
là lớp nghĩa bóng - nghĩa biểu trưng. Thành ngữ sử dụng những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động, tình thế, …. Lớp nghĩa biểu trưng được suy ra từ lớp nghĩa đen của thành ngữ. Có hai hình thức biểu trưng của thành ngữ là hình thái tỉ dụ (so sánh) và hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm). Ví dụ:
(9). Bố tôi cháy ruột cháy gan đợi c c anh đ nh đồn [23;126].
Thành ngữ cháy ruột cháy gan trong ví dụ nêu trên có nghĩa bóng chỉ sự quá bồn chồn lo lắng trong lúc chờ đợi.
Tuy nhiên, đây chỉ là hai hình thức phổ biến của thành ngữ vì trong một số trường hợp thành ngữ vẫn được sử dụng theo nghĩa đen.
Tính biểu cảm: là một đặc trưng khơng thể thiếu của thành ngữ. Tác
giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “ ên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ
bao giờ cũng kèm theo c c sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định; hoặc là kính trọng tán thành; hoặc là chê bai, khinh rẻ; hoặc là ái ngại xót thương.”
[25;12]. Các thành ngữ ra đời bao giờ cũng hàm chứa trong đó là thái độ, tình cảm của người sử dụng. Chẳng hạn:
(10). Khóm chuối nhà tao mọc lấn sang nhà mày một tí, sao mày cũng lịng lang dạ thú, đào mất của tao đ mà ăn [23;423].
Thành ngữ lòng lang dạ thú được dùng với sắc thái khinh rẻ, coi thường. (11). Lưng ong mắt phượng mày ngài
Cổ cao ba ngấn kén ai trong đời [16;388].
Thành ngữ trong câu ca dao trên là lời khen ngợi vẻ đẹp về ngoại hình của người phụ nữ.
Tính dân tộc: ngôn ngữ được xem là linh hồn của dân tộc mà thành
ngữ lại là một bộ phận của ngơn ngữ. Vì thế, cố nhiên thành ngữ cũng mang tính dân tộc. Hơn nữa, thành ngữ cịn là sự chọn lựa các từ ngữ trong vốn từ vựng của dân tộc để xây dựng thành một kết cấu bền vững. Cho nên, nó chứa đựng trong mình là trí tuệ, văn hóa và những đặc điểm riêng của từng cộng đồng dân tộc. Dân tộc Việt Nam vốn là những cư dân nông nghiệp. Họ sống
29
gắn bó với tự nhiên. Coi các yếu tố của tự nhiên từ động thực vật đến các đồ vật trong cuộc sống thường ngày như những vật gần gũi, thân thuộc. Điều này đã “hắt bóng” vào thành ngữ. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua các thành ngữ như: tóc rễ tre, mặt bánh giầy, mắt sắc như dao cau, mũi dọc dừa,
mơi chuối mắn,…
(12). “ ởi vì chị vợ ở nhà còn trẻ, mới hai con, cái mắt sắc như dao cau lại hồng hồng đôi m , bỗng nhiên lại sinh ra vắng chồng, của ngon trờ trờ ngay trước mắt, ai mà nhịn được.” [16;389].
Ở ví dụ (12), thành ngữ mắt sắc như dao cau mang dấu ấn của phong tục Việt Nam là tục ăn trầu. Để có miếng trầu ngon mời khách, người Việt phải chuẩn bị các “nguyên liệu” cơ bản như trầu không, cau, vôi, .... Các thao tác từ bổ cau đến têm trầu đều rất được coi trọng vì nó thể hiện sự khéo léo cũng như chứa đựng tình cảm của người têm trầu đối với người ăn trầu. Dụng cụ bổ cau là một con dao nhỏ và sắc, động tác bổ cau nhẹ nhàng mà dứt khoát. Trải qua thời gian, nét nghĩa sắc của dao cau đã được “gán” cho ý
nghĩa chỉ vẻ sắc sảo trong đôi mắt của người phụ nữ - đôi mắt tỏ ra rất tinh
và nhanh.