PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 136 - 163)

Trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt, nhóm thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN khơng chỉ có số lượng tương đối lớn mà cịn có nội dung rất phong phú, đa dạng. Ánh sáng về lí thuyết ba bình diện của ngơn ngữ đã soi tỏ để giúp cho chúng tôi thấy được những đặc điểm cơ bản của bộ phận thành ngữ này. Qua đó, giúp cho tác giả luận văn rút ra một số kết luận như sau:

1. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN là một bộ phận quan trọng của thành

ngữ tiếng Việt. Đó là những đơn vị ngơn ngữ có sẵn, với kết cấu tương đối chặt chẽ, bền vững và có ý nghĩa ổn định. Thành ngữ là một dạng tồn tại trong lời ăn tiếng nói của nhân dân, phản ánh một cách đa chiều những tình cảm, suy nghĩ và nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính mình.

2. Bình diện ngữ pháp đã cho thấy, thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN bao

gồm ba loại là thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường. Ở mỗi loại lại có những dạng cấu tạo riêng. Thành ngữ đối được cấu tạo theo số lượng âm tiết chẵn. Loại chiếm số lượng nhiều nhất là thành ngữ đối bốn âm tiết, ngồi ra, cịn có các thành ngữ đối sáu âm tiết, tám âm tiết, khơng có sự xuất hiện của những thành ngữ đối từ mười âm tiết trở lên. Thành ngữ so sánh được cấu tạo theo hai dạng phổ biến là có từ so sánh và khơng có từ so sánh. Thành ngữ thường được cấu tạo theo các dạng chủ yếu là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm chủ - vị. Chúng tôi đã minh chứng điều này thông qua các mơ hình được trình bày ở chương 2. Khơng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu cấu tạo của thành ngữ, khi đi sâu tìm hiểu về chức năng ngữ pháp của thành ngữ trong việc cấu tạo câu, chúng tôi nhận thấy, thành ngữ có thể làm các thành phần của nịng cốt câu như chủ ngữ, vị ngữ hay làm các thành phần phụ của câu như vị ngữ phụ, khởi ngữ, làm định ngữ cho cụm danh từ, bổ ngữ cho cụm động từ trong câu. Ngồi ra, thành ngữ cịn có thể làm phần phụ chú ngữ. Đơi khi, chúng cịn được sử dụng như những câu đặc biệt.

131

3. Bình diện ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN được

tìm hiểu dựa trên lí thuyết về ý nghĩa miêu tả và ý nghĩa biểu trưng. Ý nghĩa miêu tả dựa vào chức năng các bộ phận trên cơ thể cho chúng ta thấy có thành ngữ chỉ đặc điểm, chỉ hoạt động, chỉ tính chất. Ý nghĩa miêu tả dựa vào các phần cấu tạo nên cơ thể thì gồm có thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận bên ngoài và thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể. Ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ có hai đặc điểm nổi bật là một bộ phận cơ thể có có thể có nhiều ý nghĩa biểu trưng và một ý nghĩa biểu trưng được biểu hiện bằng nhiều bộ phận. Có nhiều BPCTN xuất hiện trong thành ngữ nhưng không phải bộ phận nào cũng mang ý nghĩa biểu trưng, các bộ phận như đầu, mặt, mắt, miệng, tay, chân, bụng, gan, lòng, dạ, ... là những bộ phận mang nhiều ý nghĩa biểu

trưng. Trong khi đó, các bộ phận như tr n, mũi, m , cằm, ngực, sườn, mông,

... lại gần như không mang một ý nghĩa biểu trưng nào cả. Thông qua các

BPCTN và ý nghĩa biểu trưng của chúng trong thành ngữ đã giúp cho chúng ta thấy được nhiều sắc thái văn hóa của người Việt. Sự đa dạng về ý nghĩa biểu trưng của các BPCTN xuất hiện trong thành ngữ cũng là biểu hiện của sự đa dạng trong cách tư duy, trong khả năng quan sát cùng sự liên tưởng tinh tế và sâu sắc của người Việt chúng ta.

4. Bình diện ngữ dụng đã cho chúng ta thấy các thành ngữ chứa từ chỉ

BPCTN là một bộ phận quan trọng của lập luận. Hai thành phần cơ bản của một lập luận là luận cứ và kết luận đều có thể sử dụng thành ngữ này để cấu thành. Khi đi vào đời sống của các tác phẩm văn chương như ca dao hay “Truyện Kiều”, thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN đã thể hiện được nhiều giá trị về biểu cảm và thẩm mĩ, góp phần tạo nên sức hấp dẫn bền bỉ cho các tác phẩm này. Dưới góc nhìn của hội thoại, thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN khi đi vào hoạt động giao tiếp có thể bộc lộ những thái độ thiện chí, hợp tác hoặc ngược lại. Tính lịch sự trong giao tiếp biểu hiện qua nhóm thành ngữ chứa từ

132

chỉ BPCTN cũng được biểu hiện khá rõ nét. Ngồi ra, nó cịn là những tín hiệu phi lời hàm chứa những thông điệp để giúp chúng ta đánh giá được phần nào về đối tượng giao tiếp ở các phương diện tính cách, tâm lí, ...

5. Nghiên cứu về nhóm thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN người trên ba

bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng đã hé lộ cho chúng tôi những khe sáng để mở ra cánh cửa văn hóa được chứa đựng trong lịng nó. Bộ phận thành ngữ này đã phác họa nên một góc bức tranh văn hóa Việt Nam mang đậm sắc màu của những cư dân nông nghiệp lúa nước. Tuy cuộc sống của họ cịn nhiều khó khăn thiếu thốn về vật chất, thậm chí là sự vất vả, lam lũ trong cuộc mưu sinh nhưng điểm nổi bật trong tâm hồn họ là những con người hiền lành, yêu lao động với một lối sống trọng tình, là cách cư xử đầy thân thiện cùng một ý chí, nghị lực ln phấn đấu để vươn lên. Bên cạnh những mặt tích cực đó, bộ phận thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN cũng thể hiện một thái độ rất trung thực và nghiêm túc của người Việt Nam khi thẳng thắn chỉ ra những thói hư tật xấu cịn tồn tại trong tính cách của dân tộc mình. Thiết nghĩ, những bài học nhân sinh được rút ra từ sự nghiêm khắc với chính mình cũng là một cách để thanh lọc tâm hồn để hướng tới những giá trị cao đẹp của chân - thiện - mĩ.

6. Tìm hiểu về thành ngữ tiếng Việt nói chung, thành ngữ chứa từ chỉ

BPCTN nói riêng đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về bản chất của một đơn vị ngơn ngữ cùng với những giá trị văn hóa chứa đựng trong lịng nó. Với đề tài này, chúng tôi muốn đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo như sau: thứ nhất, nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ BPCTN dựa trên lí thuyết ba bình diện trong tác phẩm văn học của một số nhà văn tiêu biểu hoặc một thời kì văn học; thứ hai, tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt dựa trên lí thuyết liên ngành giữa ngơn ngữ học và văn hóa học để làm nổi bật những đặc trưng của văn hóa Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Sách

1. Nguyễn Nhã Bản (2003), Cuộc sống của thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng

ca dao người Việt, Nxb Nghệ An.

2. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 3. Đỗ Hữu Châu (2006), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Giáo dục. 4. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới việc xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt,

Nxb KHXN.

5. Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

6. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1995), Từ đi n thành ngữ và tục

ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa.

7. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 8. Dương Quảng Hàm (2005), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Trẻ.

9. Lê Bá Hán (chủ biên), (2004), Từ đi n thuật ngữ văn học, Nxb Văn học. 10. Hoàng Văn Hành (2004), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 11. Nguyễn Văn Hằng (1999), Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại (Những đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa), Nxb KHXH.

12. Đỗ Việt Hùng (2013), Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến hoạt động, Nxb Đại học Sư phạm.

13. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) (2001), Kho tàng ca dao người Việt (gồm hai tập), Nxb VHTT.

14. Nguyễn Lân (1989), Từ đi n thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, Nxb Văn hóa. 15. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb Hà Nội. 16. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (2009), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa

học xã hội.

18. Tiêu Hà Minh (2008), Đi t m đi n tích thành ngữ, Nxb Thơng tấn. 19. Hoàng Phê (chủ biên), (2005), Từ đi n tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 20. Trần Ngọc Thêm (2012), ơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

21. Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương (2007), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm.

22. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục. 23. Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1998), Từ đi n giải thích thành ngữ tiếng

Việt, Nxb Giáo dục.

II. Tạp chí

24. Nguyễn Đức Dân (1983), “Ngữ nghĩa thành ngữ tục ngữ - sự vận dụng”,

Tạp chí ngơn ngữ (số 3), tr.1 - 11.

25. Hữu Đạt (2010), “Sự hình dung khơng gian trong nghĩa biểu tượng của thành ngữ tiếng Việt”, Tạp chí ngơn ngữ (số 3), tr.10 - 19.

26. Nguyễn Thiện Giáp (1975), “Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt”, Tạp chí

ngơn ngữ (số 3), tr.45 - 52.

27. Hoàng Văn Hành (1973), “Suy nghĩ về cách dùng thành ngữ qua thơ văn Hồ Chủ Tịch”, Tạp chí ngơn ngữ (số 3), tr.10 - 19.

28. Hoàng Văn Hành (1979), “Về hiện tượng láy trong tiếng Việt”, Tạp chí

ngơn ngữ (số 2), tr.5 -15.

29. Trần Thị Hồng Hạnh (2008),“Bước đầu khảo sát mối quan hệ giữa ẩn dụ và cấu trúc hình thức của thành ngữ” (trên cứ liệu thành ngữ tiếng Việt),

Tạp chí ngơn ngữ (số 11), tr.57 - 62.

30. Nguyễn Xuân Hòa (2008), “Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ ngữ và thành ngữ trong giao tiếp”, Tạp chí ngơn ngữ (số 5), tr.74 - 77.

31. Đinh Thị Khang (2005), “Thành ngữ trong ngôn ngữ độc thoại của nhân vật “Truyện Kiều”, Tạp chí nghiên cứu văn học (số 12), tr.45 - 53.

32. Nguyễn Thúy Khanh (1995), “Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật”, Tạp chí ngơn ngữ (số 3), tr.11 - 15.

33. Khuất Thị Lan (2005), “Cách thể hiện phương châm về chất trong thành ngữ tiếng Việt”, Tạp chí ngơn ngữ và đời sống (số 5), tr.8 -11.

34. Trịnh Cẩm Lan (2009), “Biểu trưng ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật)”, Tạp chí ngơn ngữ

và đời sống (số 5), tr.28 - 33.

35. Bùi Thanh Lương (2006), “Cách sử dụng thành ngữ mới trên một số ấn phẩm báo chí”, Tạp chí ngơn ngữ và đời sống (số 9), tr.8 -11.

36. Đỗ Quang Lưu (1996), “Cần tơn trọng và giữ gìn tính trong sáng và vẻ đẹp riêng của tiếng Việt trong việc sử dụng thành ngữ dân gian”, Tạp chí

văn học (số 3), tr.63 - 64.

37. Nguyễn Văn Mệnh (1986), “Một vài suy nghĩ góp thêm về việc xác định khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt”, Tạp chí ngơn ngữ (số 3), tr.12 -18. 38. Triều Nguyên (2006), “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mơ hình cấu

trúc”, Tạp chí ngơn ngữ (số 5), tr.19 - 32.

39. Trương Đông San (1985), “Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt”, Tạp chí ngôn ngữ (số 4), tr.1 - 5.

40. Nguyễn Thị Tân (2003), “Nhận diện thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt”,

Tạp chí ngơn ngữ (số 12), tr.16 - 25.

41. Nguyễn Thị Trung Thành (2009), “Cái khó trong phân biệt thành ngữ, tục ngữ”, Tạp chí ngơn ngữ và đời sống (số 9), tr.6 - 12.

42. Nguyễn Thị Hồng Thu (2003), “Về những dạng thức của thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt và tiếng Nhật”, Tạp chí ngơn ngữ (số 3), tr.6 - 12. 43. Nguyễn Đức Tồn (2008), “Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri

44. Cù Đình Tú (1973),“Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ”, Tạp

chí ngơn ngữ (số 1), tr.39 - 43.

45. Bùi Khắc Việt (1978), “Về tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt”, Tạp chí ngơn ngữ (số 1), tr.1 - 6.

III. Luận văn, luận án

46. Nguyễn Cơng Đức (1995), Bình diện cấu trúc hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, Luận án Phó Tiến sĩ KHNV.

47. Trịnh Thị Hà (2005), Đặc đi m cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ dân

tộc Tày, Luận văn Thạc sĩ KHNV.

48. Mã Thị Hiển (2009), Ý nghĩa bi u trưng của từ chỉ bộ phận cơ th người

trong thành ngữ tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ KHNV.

49. Khuất Thị Lan (2004), Thành ngữ tiếng Việt về c c phương châm hội thoại, Luận văn Thạc sĩ KHNV.

50. Tô Thị Lý (2009), Nghĩa bi u trưng của bộ phận cơ th người trong thành

ngữ ẩn dụ tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp đại học, ĐH Vinh.

51. Trần Thị Quế (2012), Thành ngữ chỉ ngoại h nh con người nhìn từ lí thuyết

ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, Luận văn Thạc sĩ KHNV.

52. Lê Thu Trà (2005), Đặc đi m về cấu trúc hình thức - ngữ nghĩa và tính chất

tu từ - bi u cảm của thành ngữ so sánh tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ KHNV.

IV. Tƣ liệu khảo sát

53. Báo 54. Internet

55. Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ

56. Nguyễn Du (2010), “Truyện Kiều ”, Nxb Văn hóa thơng tin.

PHỤ LỤC 1

THÀNH NGỮ CHỨA TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI Bảng 1.1. Thành ngữ chứa từ mặt trong tiếng Việt

1 Ba mặt một lời 51 Mặt vàng như nghệ

2 Bán mặt cho đất bán lưng cho trời 52 Mặt vuông chữ điền 3 Bằng mặt chẳng bằng lòng 53 Mặt xám như gà cắt tiết 4 Cách mặt khuất lời 54 Mặt xanh nanh vàng

5 Cách mặt xa lòng 55 Mở mày mở mặt

6 Cất mặt mở mày 56 Vò đầu bứt tai

7 Chỉ mặt vạch tên 57 Nhờn chó chó liếm mặt 8 Chửi như tát nước vào mặt 58 Nói như đổ mẻ vào mặt

9 Có máu mặt 59 Nở mặt nở mày

10 Có tai có mặt 60 Rắn đầu rắn mặt

11 Con trước mặt, con sau lưng 61 Sa mày nặng mặt 12 Đầu tắt mặt tối 62 Tai to mặt lớn 13 Đầu trâu mặt ngựa 63 Tay bắt mặt mừng 14 Đầu tro mặt muội 64 Thò lò sáu mặt

15 Đeo mo vào mặt 65 Tô mày vẽ mặt

16 Cháy nhà mới ra mặt chuột 66 Tối mày tối mặt 17 Hai (đôi) mặt một lời 67 Trông mặt đặt tên

18 Mát mày mát mặt 68 Trông mặt mà bắt hình dong 19 Mày chai mặt đá 69 Trở mặt như trở bàn tay 20 Mày liễu mặt hoa 70 Úp mo vào mặt

21 Mắng vuốt mặt không kịp 71 Vạch mặt chỉ tên

22 Mặt choắt bằng hai ngón tay chéo 72 Vuốt mặt không nể mũi 23 Mặt búng ra sữa 73 Mặt nặng như chì

24 Mặt bủng da chì 74 Mặt nặng như đá đeo 25 Mặt cắt khơng cịn hột máu 75 Mặt ngây cán tàn

26 Mặt chai mày đá 76 Mặt ngây như phỗng 27 Mặt dạn mày dày 77 Mặt người dạ sói 28 Mặt đỏ như mặt gà chọi 78 Mặt người dạ thú

29 Mặt đỏ như gấc chín 79 Mặt nhẵn như cầu hàng thịt

30 Mặt đối mặt 80 Mặt (xanh) như chàm đổ

31 Mặt hoa da phấn 81 Mặt như đưa đám 32 Mặt lăng mày vược 82 Mặt rắn như sành 33 Mặt nạc đóm dày 83 Mặt rỗ như tổ ong bầu 34 Mặt nặng như chì 84 Mặt sắt đen sì

35 Mặt trắng như tờ giấy 85 Mặt sứa gan lim 36 Mặt trơ như khẳng võng 86 Mặt sưng mày sỉa 37 Mặt trơ như mặt thớt 87 Mặt tái như gà cắt tiết 38 Mặt trơ trán bóng 88 Mặt tái xanh tái xám 39 Mặt ủ mày chau 89 Mặt tam mặt tứ

40 Mặt ủ mày ê 90 Mặt trắng như tờ giấy 41 Cháy mặt lấm lưng 91 Mặt quắt tai dơi 42 Chỉ mặt đặt tên 92 Mặt méo như bị 43 Chọn mặt gửi vàng 93 Mặt trắng như sáp 44 Cổ cong mặt lệch 94 Mặt đỏ như gà chọi 45 Cúi mặt khom lưng 95 Mặt như chàm đổ 46 Đỏ mặt tía tai 96 Mặt xanh như đít nhái

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 136 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)