Nguồn gốc từ việc vay mượn của nước ngoài

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 30 - 31)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.2. Vấn đề thành ngữ trong tiếng Việt

1.2.2.3. Nguồn gốc từ việc vay mượn của nước ngoài

Một bộ phận không nhỏ thành ngữ tiếng Việt được có nguồn gốc ngoại lai. Điều này đã phản ánh quá trình tiếp xúc, tiếp nhận một cách mềm mại và linh hoạt của tiếng Việt nói chung và thành ngữ tiếng Việt nói riêng đối với những ảnh hưởng từ bên ngồi đối với ngơn ngữ của dân tộc.

Theo số liệu của Nguyễn Thị Tân trong bài viết “Nhận diện thành ngữ

gốc Hán trong tiếng Việt” thì thành ngữ tiếng Việt có tới 2714 đơn vị thành

25

tổng số thành ngữ tiếng Việt và chiếm khoảng 98% thành ngữ có gốc ngoại lai [40;16].

Cũng giống như trong từ vựng có từ Hán Việt, thành ngữ gốc Hán khi du nhập vào Việt Nam đã được Việt hóa bằng các hình thức chủ yếu sau đây:

Một là: sử dụng nguyên dạng. Những thành ngữ này chiếm tỉ lệ khá lớn so với toàn bộ thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt. Những thành ngữ này có đặc điểm là mang tính trang trọng nên thường được sử dụng trong văn viết và mang tính sách vở rõ rệt. Ví dụ: xuất khẩu thành chương, chúng khẩu đồng

từ, đồng tâm hiệp lực, xuất đầu lộ diện, …

Hai là: thay đổi cấu trúc. Tức là từ một cấu trúc có trước mà cải biến để có một thành ngữ mới. Ví dụ: khẩu phật tâm xà -> khẩu xà tâm phật, nở mặt

nở mày -> nở mày nở mặt, mã đ o công thành -> mã đ o thành cơng.

Ba là: dịch tồn bộ sang tiếng Việt. Ở trường hợp này, cấu trúc của thành ngữ vẫn được giữ nguyên. Chẳng hạn: tẩu mã kh n hoa (cưỡi ngựa xem

hoa), bách chiến bách thắng (trăm trận trăm thắng), …

Bốn là: dịch một bộ phận sang tiếng Việt, bộ phận còn lại được giữ nguyên. Do đó mà cấu trúc của thành ngữ cũng khơng có sự thay đổi. Ví dụ:

hữu thủy hữu chung (có thủy có chung), ...

Năm là: dịch nghĩa chung ra tiếng Việt. Ví dụ: thương hải biến vi tang

điền (bãi bể thành ruộng dâu, nói về sự thay đổi của thế sự ) -> nương dâu bãi b ), xảo ngơn như lưu (nói năng khéo léo trơi chảy như rót vào tai) -> nói như rót vào tai.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)