Nhận xét chung về thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 46 - 51)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.1.Nhận xét chung về thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

Như chúng tơi đã trình bày ở chương 1, các từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt thuộc vốn từ vựng cơ bản. Chúng đều là các thực từ thuộc tiểu loại danh từ. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành việc thống kê, tổng hợp các thành ngữ tiếng Việt có chứa từ chỉ BPCTN trong cuốn “Thành

41

xã hội 2009. Ngoài ra chúng tơi cịn tập hợp các thành ngữ có chứa từ chỉ BPCTN xuất hiện trong các cuốn từ điển khác (xin xem mục 3, trang 9, phần mở đầu) và sưu tầm từ thực tế sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Cũng giống như từ, thành ngữ là một hệ thống mở. Do đó mà cơng việc thống kê số lượng các thành ngữ trong từ điển dù có tỉ mỉ đến đâu thì số lượng thống kê được cũng chỉ mang tính chất tương đối. Trong quá trình thống kê, tổng hợp chúng tơi xác định chỉ lựa chọn những thành ngữ có chứa từ chỉ BPCTN mà có liên quan trực tiếp tới con người và gắn với con người. Những thành ngữ tuy có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể nhưng lại gắn với động vật hoặc đồ vật một cách chung chung (đầu voi đi chuột, đầu sóng ngọn gió, đen

kịt như đít nồi) thì chúng tơi khơng đưa vào việc thống kê. Với quan điểm coi

mỗi BPCTN là một phần của chỉnh thể trong mối quan hệ với chỉnh thể, luận văn chỉ quan tâm tìm hiểu những bộ phận có hình khối, chức năng cụ thể. Chẳng hạn như đầu, mặt, chân, tay, gan, ruột, … Các bộ phận trừu tượng có

liên quan đến tinh thần của con người thuộc phạm trù tâm linh như hồn, phách,

vía hay các chất dịch trong cơ thể (trừ máu) như mồ hôi, nước mắt, nước mũi, nước dãi, nước đ i chúng tôi cũng không đưa vào nội dung nghiên cứu của luận văn.

Trường hợp cùng một bộ phận cơ thể mà có nhiều tên gọi khác nhau như (khẩu, miệng, mồm), (tim, tâm), (thân, mình) chúng tơi xếp vào cùng một mục. Riêng trường hợp của lòng, ruột, dạ chúng tôi vẫn tách riêng nhưng

trong q trình phân tích, chúng tơi sẽ gộp vào để làm cơ sở lí giải cho cách tri nhận mang tính đặc thù của người Việt Nam.

Tìm hiểu về thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN trên bình diện ngữ pháp, trước tiên, chúng tơi quan tâm đến vị trí mà từ chỉ BPCTN xuất hiện trong

42

thành ngữ. Về vấn đề này, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hai vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất: số lượng các từ chỉ BPCTN xuất hiện trong một thành ngữ là

không đồng đều. Phổ biến là từ 1 đến 2 bộ phận trong một thành ngữ. Có một số lượng rất nhỏ thành ngữ chứa 3 BPCTN và khơng có thành ngữ nào chứa đến 4 BPCTN. Lí giải cho điều này, có thể do thành ngữ bị chi phối bởi tính chất ngắn gọn, cơ đọng. Thành ngữ là những đơn vị có cấu tạo ổn định và có độ dài vừa phải, do đó mà số lượng các yếu tố chỉ bộ phận cơ thể xuất hiện trong một thành ngữ cũng không thể quá nhiều. Thêm vào đó, các từ xuất hiện trong một thành ngữ phần lớn là những từ cùng một trường nghĩa. Điều này cũng chi phối đến việc hạn định về số lượng các bộ phận trong một thành ngữ.

Bảng 2.1. Bảng thống kê số bộ phận cơ thể xuất hiện trong thành ngữ Tổng số 1 bộ phận 2 bộ phận 3 bộ phận 4 bộ phận

SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)

628 100 318 50.63 296 47.13 14 2.24 0 0

Thứ hai: vị trí xuất hiện của các từ chỉ BPCTN trong một thành ngữ

cũng rất đa dạng. Có thể xuất hiện ở vị trí đầu, vị trí giữa hay vị trí cuối của thành ngữ. Đối với những thành ngữ có chứa từ 2 BPCTN trở lên thì từ chỉ BPCTN có thể xuất hiện ở vị trí bắt đầu và vị trí giữa hoặc vị trí giữa và vị trí cuối mà khơng có hiện tượng xuất hiện ở vị trí đầu và vị trí cuối. Chẳng hạn:

Mặt như chàm đổ (bộ phận cơ thể người xuất hiện ở vị trí đầu của

thành ngữ).

Nói như rót vào tai (bộ phận cơ thể người xuất hiện ở vị trí cuối của

thành ngữ).

Chôn chân tại chỗ (bộ phận cơ thể người xuất hiện ở vị trí giữa của

43

Bảng 2.2

Bảng thống kê vị trí xuất hiện các từ chỉ BPCTN trong thành ngữ TS lần xuất hiện Vị trí đầu Vị trí giữa Vị trí cuối

SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)

941 100 221 23.48 437 46.43 283 30,09

Từ chỉ BPCTN trong thành ngữ có khả năng kết hợp với các từ loại như danh từ, tính từ, động từ, số từ mà khơng bao giờ kết hợp với đại từ và các hư từ (phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ). Về vấn đề này, chúng tơi sẽ phân tích và lí giải trong mục 2.2, trang 52. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thành ngữ tiếng Việt có chứa từ chỉ BPCTN được tổng hợp, thống kê trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.3

Bảng thống kê thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ BPCTN TT Bộ phận cơ thể Số lƣợng thành ngữ Tỉ lệ (%) TT Bộ phận cơ thể Số lƣợng thành ngữ Tỉ lệ (%) 1 Đầu 51 8.12 29 Bụng 28 4.45 2 Tóc 22 3.50 30 Đít /trơn 09 1.43 3 Óc 03 0.47 31 Rốn 01 0.15 4 Mặt 100 15.92 32 Tay 54 8.59 5 Trán 10 1.59 33 Cẳng tay 04 0.63 6 Mắt 62 9.87 34 Bàn tay 07 1.11

7 Con ngươi 01 0.15 35 Ngón tay 03 0.47

8 Lông mày 27 4.29 36 Chân 38 6.05

9 Mũi 12 1.91 37 Đầu gối 10 1.59

44 11 Má 06 0.95 39 Gót 01 0.15 12 Miệng/khẩu/mồm 52 8.28 40 Thịt 25 3.98 13 Cằm 01 0.15 41 Phổi 02 0.30 14 Môi 06 0.95 42 Gan 42 6.68 15 Mép 03 0.47 43 Mật 03 0.47 16 Lợi 01 0.15 44 Ruột 43 6.84 17 Răng 13 2.07 45 Lòng 35 5.57

18 Lưỡi 07 1.11 46 Nhau (thai) 1 0.15

19 Hàm 02 0.31 47 Dạ 34 5.41 20 Râu 05 0.79 48 Tâm 9 1.43 21 Gáy 03 0.47 49 Máu 18 2.86 22 Cổ 19 3.02 50 Họng/hầu 05 0.79 23 Ngực 01 0.15 51 Nạc 02 0.30 24 Nách 02 0.30 52 Mỡ 03 0.47 25 Vai 11 1.75 53 Tủy 04 0.63 26 Lưng 30 4.77 54 Xương 31 4.93 27 Vú 04 0.63 55 Lông 07 1.11 28 Thân/ mình 07 1.11 56 Da 25 3.98 Trong tổng số 628 thành ngữ có từ chỉ BPCTN có 35 thành ngữ mượn nguyên gốc Hán với 9 bộ phận. Cịn lại là các thành ngữ có nguồn gốc Hán nhưng đã được Việt hóa hoặc các thành ngữ thuần Việt.

Có tất cả 56 bộ phận cơ thể xuất hiện (55 bộ phận tồn tại dưới dạng các hình khối cụ thể, 1 bộ phận là chất dịch của cơ thể). Bước đầu, chúng tôi rút ra nhận xét: không phải tất cả các bộ phận cơ thể đều xuất hiện trong thành ngữ. Tần số xuất hiện của các bộ phận cơ thể trong thành ngữ không đồng đều. Có những bộ phận cơ thể xuất hiện với tần số cao lại có những bộ phận cơ thể xuất hiện với tần số thấp. Có những bộ phận không hề xuất hiện trong thành ngữ.

45

Với tổng số 56 bộ phận được đưa vào danh sách thống kê, 55 bộ phận có hình khối cụ thể xuất hiện 941 lần; 1 bộ phận cơ thể là chất dịch tiêu biểu (máu) xuất hiện 18 lần; 40 bộ phận bên ngoài (71.42%) xuất hiện trong 448 thành ngữ, chiếm 71.34% tổng số thành ngữ có từ chỉ BPCTN; 16 bộ phận bên trong (28.58%) xuất hiện trong 180 thành ngữ, chiếm 28.66 % nhóm thành ngữ nằm trong phạm vi đề tài nghiên cứu.

Những bộ phận cơ thể người thuộc nhóm xuất hiện với tần số cao như

đầu, mặt, mắt, gan, ruột, lịng, dạ, …, những BPCTN thuộc nhóm xuất hiện

với tần số thấp như cằm, hàm, gót, hầu, lỗ mũi, lơng, …. Những bộ phận xuất hiện với tần số cao thường có sự đa dạng về nghĩa biểu trưng còn những bộ phận xuất hiện với tần số thấp thì có tính biểu trưng thấp. Ý nghĩa biểu trưng của các bộ phận bên ngoài cơ thể và những bộ phận bên trong cơ thể cũng có sự khác nhau rõ rệt.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lí thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng (Trang 46 - 51)