1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng việt và các từ tương đương trong tiếng anh

27 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 392,15 KB

Nội dung

Từ nhận thức về vị trí, cấu tạo, công năng của các từ chỉ bộ phận cơ thể mà xác lập ý nghĩa của chúng, trong đời sống sinh hoạt, các bộ phận cơ thể người một mặt biểu đạt các hoạt động t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

* NGUYỄN VĂN HẢI

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CÁC TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

TRONG TIẾNG VIỆT

VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG ANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Lí luận Ngôn ngữ

Mã số: 62 22 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN CÔNG ĐỨC

TP HỒ CHÍ MINH 2016

Trang 2

Công trình này được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN CÔNG ĐỨC

vào hồi ngày tháng năm 2016

Phản biện độc lập 1:

Phản biện độc lập 2:

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

- Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài: Những từ chỉ bộ phận cơ thể người là những từ được sáng tạo

ra trước tiên trong hầu hết mọi ngôn ngữ Do đó, chúng là một trong những lớp từ cổ xưa, thuần gốc và căn bản nhất

Từ nhận thức về vị trí, cấu tạo, công năng của các từ chỉ bộ phận cơ thể mà xác lập ý nghĩa của chúng, trong đời sống sinh hoạt, các bộ phận cơ thể người một mặt biểu đạt các hoạt động tự thân vốn có mà tạo hoá đã sinh ra cho con người, mặt khác còn biểu đạt hoạt động phối hợp của chúng với các bộ phận, các hoạt động khác nhau của cơ thể, từ đó hình thành ý nghĩa quan hệ qua các tổ hợp, các kết hợp từ song tiết đến đa tiết (thành ngữ) Mặt khác, cũng từ đây, các bộ phận cơ thể người được sử dụng một cách sáng tạo, đa dạng sang những biểu vật khác, từ chuyển nghĩa đó hình thành ý nghĩa ẩn dụ, hoán dụ hay ẩn - hoán dụ của chúng Cách thức chuyển nghĩa, cách sử dụng chúng để biểu đạt ở mỗi ngôn ngữ lại khác nhau tuỳ thuộc vào cách tư duy, phương thức phản ánh của mỗi dân tộc, mà chỉ có sự đối chiếu so sánh mới cho

ta thấy được nét tương đồng cũng như sự dị biệt giữa chúng trong từng ngôn ngữ Những đặc điểm này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các ngôn ngữ Điều đó tạo cho chúng tôi cảm hứng muốn khảo sát, tìm hiểu cấu tạo, ý nghĩa định danh ban đầu và

sự chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Việt trong sự so sánh với các từ tương đương trong tiếng Anh

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhóm từ chỉ bộ

phận cơ thể người, đó là các từ:“đầu”, “mình/thân”, “tay”, “chân”, “mắt” “mũi”,

“miệng”, “tim”, “gan”, “lòng/dạ” trong tiếng Việt và các từ tương đương trong

tiếng Anh Các từ này được khảo sát từ góc độ ngôn ngữ văn hoá học (kết hợp ngôn

ngữ học với văn hoá học) về ba phương diện: định danh, chuyển nghĩa và hàm nghĩa

2.2 Phạm vi nghiên cứu: Như trên đã nói, với đề tài khảo sát nhóm từ chỉ bộ phận

cơ thể người này, luận án nghiên cứu nghĩa định danh, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ tạo nên sự chuyển nghĩa) và hàm nghĩa Ở đây có thể coi nghĩa định danh là nghĩa tường minh, trực tiếp của từ, còn chuyển nghĩa là kết quả của các phương thức chuyển nghĩa phổ biến là ẩn dụ, hoán dụ, ẩn dụ-hoán dụ… (nghĩa phong cách) của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu: - Nêu ra những đặc điểm cụ thể mang tính chất bản sắc

của cộng đồng ngôn ngữ trong việc tri nhận mảng hiện thực – các từ chỉ bộ phận cơ thể người của người Việt và các từ tương đương trong Anh, thể hiện qua cách định danh, cũng như sự chuyển nghĩa và các hàm nghĩa văn hoá tiềm ẩn trong cấu trúc và qua sự sử dụng để giao tiếp của người bản ngữ ở mỗi quốc gia

- Bổ sung cứ liệu cho ngôn ngữ học tri nhận, một ngành khoa học còn nhiều mới

mẻ ở Việt Nam, có khả năng lí giải các biểu thức ngôn ngữ theo hướng giải thích lí

do nhận thức và cách tư duy của người bản ngữ ở mỗi dân tộc là khác nhau

Trang 4

- Góp phần nâng cao chất lượng nội dung dạy và học tiếng Việt, tiếng Anh như những ngoại ngữ Giúp cho việc soạn thảo từ điển đối chiếu Việt - Anh và Anh Việt

có cơ sở chính xác hơn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thống kê các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng

Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh

- Khảo sát, phân tích ý nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người ở nghĩa định danh và ở nghĩa tổ hợp (từ ghép, thành ngữ, tục ngữ), cũng như sự chuyển nghĩa (ẩn

dụ, hoán dụ, ẩn - hoán dụ) và nghĩa văn hàm (hàm nghĩa văn hoá) của các từ đó trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh

- So sánh tìm ra sự tương đồng và khác biệt về các mặt nghĩa (định danh và chuyển nghĩa) của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh về hàm nghĩa văn hoá của chúng

4 Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Ngữ liệu nghiên cứu: Với đề tài này, ngữ liệu được khảo sát trong luận án là

khoảng 1.000 từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Anh ở cả phương diện nghĩa biểu vật (gọi tên sự vật) lẫn nghĩa hàm ẩn, thuộc về hai nền văn hoá khác nhau Số lượng từ được khảo sát này được thống kê từ trong các cuốn từ điển giải thích ngôn ngữ Việt ngữ; từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt; từ điển giải thích Anh ngữ; từ điển thành ngữ, tục ngữ Anh – Việt; các tác phẩm văn học Việt Nam; các tác phẩm văn học xuất bản bằng Anh ngữ, hoặc song ngữ Việt-Anh, Anh -Việt Hơn nữa, hàm nghĩa thường không chỉ được thể hiện ở ý nghĩa tự thân của chúng

mà còn được biểu hiện trong các tổ hợp với tư cách là một yếu tố cấu thành các tổ hợp đó Điều này giải thích tại sao trong việc khảo sát nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận

cơ thể người, chúng tôi thống kê cả các tổ hợp có chứa các từ được khảo sát để làm

rõ đặc trưng văn hoá dân tộc hàm chứa trong đó; để thấy hết được sự biểu hiện ý nghĩa của chúng qua các mối quan hệ của chúng với các yếu tố khác trong tổ hợp Cụ thể là, các từ được nghiên cứu vừa ở dạng riêng lẻ vừa như các thành tố trong các từ ghép, các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

4.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng một số phương pháp thống phương

pháp như khảo cứu tư liệu, từ điển; phương pháp phân tích từ nguyên; phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp; phương pháp liên ngành (ngôn ngữ học và văn hóa học); các thủ pháp kê, phân loại; thủ pháp so sánh, đối chiếu…

5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

5.1 Ý nghĩa lí luận: Luận án khảo sát, mô tả nghĩa của nhóm từ chỉ các bộ phận cơ

thể người của luận án với hi vọng sẽ góp một phần vào việc khảo sát kĩ hơn việc sử dụng, về cách tri nhận của người Việt và người Anh về nhóm từ này trong giao tiếp Các phân tích được trình bày trong luận án này có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khác, những người muốn đạt được kiến thức toàn diện về các từ liên quan đến bộ phận cơ thể người bằng tiếng Việt và tiếng Anh

Cơ sở lý luận của luận án là kết hợp ngôn ngữ học tri nhận và ngữ nghĩa học từ vựng để làm rõ vấn đề, qua sự so sánh, phân tích và giải thích liên quan đến các khái

Trang 5

niệm về các bộ phận cơ thể người ở hai ngôn ngữ khác nhau từ hai nền văn hóa khác biệt, tức là tiếng Việt và tiếng Anh

Luận án đóng góp thêm bằng chứng cho lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, từ vựng học ngữ nghĩa, ngôn ngữ văn hóa học, và ngôn ngữ học văn bản; và để phục vụ thiết thực cho việc dạy và học tiếng Việt cũng như tiếng Anh

Một là, nên dạy các từ chỉ bộ phận cơ thể người không phải theo các từ riêng lẻ,

mà theo hệ thống, có nghĩa là dạy từ trong kết cấu tổ hợp, trong quan hệ với các từ khác trong nhóm từ đối tượng Nói cách khác là dạy các từ này theo trường nghĩa từ

biểu thị các bộ phận cơ thể người Hai là, cung cấp thông tin cho người học biết đến

các hàm nghĩa của các từ này Ba là, giúp cho người học được thực hành so sánh -

đối chiếu Việt-Anh, Anh-Việt từng cặp từ một (chẳng hạn: “đầu” - “head”, “đầu” -

“chân”, v.v.), cung cấp ngữ liệu cho môn dịch là một môn học trong các trường

chuyên ngữ, mà việc nghiên cứu không thể thiếu kiến thức phông về môn “Đất nước học”, làm nền cho sự tiếp thu và đối chiếu ngôn ngữ giữa các nước, vùng lãnh thổ khi đối chiếu ngôn ngữ, phục vụ cho việc dịch thuật và giao lưu văn hoá

6 Kết cấu của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo,

nội dung luận án sẽ gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết Chương này giới thiệu cơ sở lí thuyết của luận án;

điểm qua lịch sử nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người; quan niệm và hướng triển khai đề tài của luận án

Chương 2: Khảo sát các từ “đầu”, “mình/thân”, “tay”, “chân” trong tiếng Việt

và các từ tương đương trong tiếng Anh Chương này khảo sát các từ nằm bên ngoài

cơ thể, có thể quan sát sự hoạt động của chúng bằng trực giác

Chương 3: Khảo sát các từ “mắt”, “mũi”, “miệng”, “tim”, “gan”, “lòng/dạ”, trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh Các từ được khảo sát trong

chương này có 3 bộ phận nằm ở phía bên ngoài cơ thể (mắt, mũi, miệng) và 3 bộ phận bên trong cơ thể con người (tim, gan, lòng/dạ) với tư cách là những bộ phận được dùng để biểu thị các hoạt động và trạng thái tinh thần, trí tuệ, tâm lí của con người

Sự phân chia các từ ở mỗi chương, nếu theo tiêu chí dựa vào đặc điểm “nằm ở bên trong” và “bên ngoài” cơ thể, thì số lượng từ chỉ các bộ phận bên ngoài sẽ nhiều hơn các từ chỉ bộ phận bên trong, với tỷ lệ 7/3 Cụ thể là: các từ chỉ bộ phận bên

ngoài gồm: đầu, mình/thân, tay, chân, mắt, mũi, miệng, trong khi các từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể lại chỉ có 3 từ: tim, gan, lòng Ở đây, 7 bộ phận cơ thể “bên ngoài”

con người được trình bày trong toàn bộ chương 2 và nửa đầu của chương 3 Như vậy,

Trang 6

có thể coi chương 3 là sự tiếp nối của chương 2, vì nửa đầu của chương 3 vẫn nói về các bộ phận “bên ngoài” cơ thể con người Còn nửa sau của chương 3 chỉ có 3 từ biểu thị hoạt động của các bộ phận “bên trong” Cho nên, chương 3 thay vì ghi chú

“tiếp theo chương 2” thì việc chúng tôi chia tách các từ được khảo sát ra thành một chương độc lập là chỉ có ý nghĩa cơ giới, nhằm đảm bảo tính cân đối về dung lượng vấn đề cũng như số lượng trang trong luận án mà thôi Mặt khác, số lượng bộ phận

cơ thể người được chúng tôi khảo sát trong chương 2 và 3 là 10 bộ phận nhưng lại có

12 từ tiếng Việt chỉ các bộ phận, đó là do ở đó chúng tôi quan niệm, “mình” với

“thân”, “lòng” với “bụng” và “dạ” là đồng nghĩa

Chương 4: So sánh đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh Chương này so sánh tổng

hợp bằng lược đồ hoá các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh về các phương diện nghĩa định danh, nghĩa tổ hợp, chuyển nghĩa và hàm nghĩa, đồng thời chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong sử dụng các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người ở hai ngôn ngữ này trong cách tư duy cũng như giao tiếp

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

1.1.1 Lý thuyết tầng nghĩa của từ: Theo cách tiếp cận chức năng luận, người ta

phân biệt tầng nghĩa (tầng nghĩa từ vựng, tầng nghĩa ngữ pháp), kiểu nghĩa (là cái tạo thành tầng nghĩa, cụ thể hoá thuộc tính của tầng nghĩa), chiều kích nghĩa (những đặc

điểm, thuộc tính nội dung của nghĩa Theo Lê Quang Thiêm, nghĩa từ vựng có các tầng nghĩa và kiểu nghĩa sau đây: a Tầng nghĩa trí tuệ, bao gồm: nghĩa biểu niệm/khái niệm khoa học và nghĩa biểu hiện; ý niệm quy ước và giá trị hệ thống; b Tầng nghĩa thực tiễn, bao gồm: nghĩa biểu thị và nghĩa biểu chỉ; và c Tầng nghĩa biểu trưng, bao gồm: nghĩa biểu trưng và nghĩa biểu tượng

Quan hệ giữa văn hoá với nghĩa của từ được trình bày cụ thể trong công trình

“Trường nghĩa của một thực từ” của Dương Kỳ Đức Tiếp thu quan niệm về nghĩa của từ của nhà tâm lí học người Nga A.N Leontev (nghĩa của từ là một nội dung của

ý thức xã hội) và quan niệm về văn hoá của nhà văn hoá học người Nga L.N Gumilev (coi văn hoá là hệ thống ý thức gắn liền với một cộng đồng người), Dương

Kỳ Đức xem nghĩa của một thực từ trong một ngôn ngữ là hình thức tồn tại của ý thức xã hội, phản ánh sự cảm nhận về đối tượng (sự vật hoặc hiện tượng) tương ứng

theo cách riêng của cộng đồng ngôn ngữ, tức cộng đồng người nói ngôn ngữ đó Còn

hệ thống nghĩa thực từ của một ngôn ngữ phản ánh chính văn hoá của cộng đồng

người đó

Từ quan niệm giáo học pháp dạy ngoại ngữ Nguyễn Ngọc Hùng cho rằng, thành

tố văn hoá trong nghĩa từ là những thông tin về đặc trưng điều kiện địa lí và thiên nhiên trong đời sống của dân tộc bản ngữ, về lịch sử, về kinh tế, nghệ thuật, tâm lí dân tộc E.M Vereshchagin và V.G Kostomarov, hai nhà ngôn ngữ học Nga cho

Trang 7

rằng, nghĩa từ không chỉ gồm phần khái niệm, mà còn có cả phần phi khái niệm Cơ

sở của cách nhìn nhận của hai ông là quan niệm về từ như một đơn vị ngôn ngữ chứa đựng tri thức về hiện thực Tri thức được chứa đựng trong từ, làm thành nội dung của

từ, là một trong những hình thức tồn tại của ý thức xã hội trong ngôn ngữ và được hai ông gọi là “nghĩa từ” Nghĩa từ gồm nhiều nghĩa phần Một số nghĩa phần hợp lại thành khái niệm từ Khái niệm từ là phần nội dung của từ giúp ta phân biệt được sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác Một số nghĩa phần khác được gọi chung là nền từ

1.1.2 Lý thuyết trường nghĩa và ngôn ngữ văn hoá học:

a Về lí thuyết trường nghĩa: Các từ trong vốn từ vựng không tồn tại một cách cô lập

mà tạo thành những loại, những nhóm cùng loại có tính chất hệ thống nào đó, cùng với một số từ khác." [Ju X Xtepanov] Tính hệ thống này "có mặt trong mọi cấp độ

tổ chức từ vựng" [Nguyễn Ngọc Trâm] và được thể hiện ở các hiện tượng đa nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, ở sự phân chia từ vựng thành các trường từ vựng-ngữ nghĩa

Trong nghiên cứu từ vựng- ngữ nghĩa của ngôn ngữ, lý thuyết trường nghĩa đóng góp một phần rất quan trọng vào việc phân chia các lớp từ vựng cũng như vạch ra mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ trong một lớp, cũng như giữa các từ trong một nhóm Khi đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa từ vựng, lý thuyết trường nghĩa còn cho ta nhìn nhận một cách hệ thống về quá trình phát triển của nghĩa từ và cơ cấu nghĩa của nó Do đó, người ta có thể chia hệ thống từ vựng thành những "tập hợp từ vựng có sự đồng nhất ngữ nghĩa xét theo một phương diện nào đấy để phát hiện ra tính hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa" [Đỗ Hữu Châu] -

đó là các trường từ vựng-ngữ nghĩa Một trong những nội dung quan trọng của lý thuyết trường nghĩa là việc phân tích nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm

Theo cách hiểu chung nhất, nghĩa biểu vật là ý nghĩa khái quát về chủng loại sự vật Còn nghĩa biểu niệm là ý nghĩa được hình thành trong quá trình chúng ta nhận thức về nghĩa chủng loại sự vật Theo đó, nghiên cứu các từ theo trường nghĩa cho phép ta đi sâu vào các nét nghĩa của từng từ cũng như của cả nhóm Đây là hướng nghiên cứu rất có ích đối với việc tìm hiểu hệ thống các từ gần nghĩa, đồng nghĩa

- Nghĩa biểu niệm của từ là cái nghĩa khái quát ở mức cao hơn so với nghĩa biểu vật, là tập hợp các nét nghĩa – những dấu hiệu logich được con người nhận thức, phản ánh vào nghĩa của từ Như vậy, nghĩa biểu niệm là cái nghĩa được hình thành trong quá trình nhận thức về nghĩa chủng loại của sự vật Những nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm của một từ bao gồm nét nghĩa có tính chất khái quát chung cho nhiều

từ và nét nghĩa riêng cho từng từ cụ thể Dựa vào nét nghĩa chung để xếp các từ vào cũng một nhóm; dựa vào nét nghĩa riêng để xác định ý nghĩa của từng từ trong nhóm

Ví dụ: nét nghĩa (bộ phận cơ thể người) và (động vật), ta có thể xếp “tay, đầu, mình, tai, mũi…” và cùng nhóm Tuy nhiên, nét nghĩa riêng (có chức năng đỡ cơ thể khi đứng yên hay vận động dời chỗ) thì chỉ “chân” mới có

Trang 8

Mặt khác, các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm chung cho nhiều từ không chỉ

có ý nghĩa từ vựng mà cũng có tính ngữ pháp Từ đó, để xác định ý nghĩa biểu niệm thực có của từ, không thể không chú ý đến các giá trị ngữ pháp, đến hoạt động ngữ pháp của nó trong câu

Ở một phạm vi nghiên cứu hẹp hơn về nhóm từ vựng tiếng Việt, Dương Kỳ Đức đã phát triển một bước quan điểm của E.M Vereshchagin và V.G Kostomarov trong công trình “Trường nghĩa của một thực từ” của mình Xuất phát từ quan niệm cho nghĩa của một thực từ phản ánh sự cảm nhận về đối tượng hiện thực theo cách riêng của cộng đồng người, tức là phản ánh một phần văn hoá của cộng đồng đó, ông

phân nghĩa của một thực từ thành hai phần là phần nghĩa ngữ hiệu và phần hàm nghĩa Phần nghĩa ngữ hiệu là nghĩa của từ với tính cách một tín hiệu ngôn ngữ, nó

thể hiện khái niệm, tức là các đặc trưng chung của đối tượng được con người nhận

thức qua thực tiễn xã hội Phần hàm nghĩa là nghĩa của từ với tính cách một hàm tố văn hoá, nó chứa đựng động hình văn hoá, tức là cái cách riêng trong việc tạo ra đối

tượng, thao tác với nó và trong việc cảm nhận nó Hai phần nghĩa ngữ hiệu và văn

hàm (hàm nghĩa) hợp thành một chỉnh thể mà ông gọi là trường nghĩa của thực từ

Trường nghĩa này gồm tâm và biên Phần nghĩa ngữ hiệu là tâm Phần hàm nghĩa là biên Tâm ngữ hiệu lại gồm hai phần nhỏ là nghĩa ngữ hiệu thông tục và nghĩa ngữ hiệu khoa học (tiếp đó, phần nhỏ thứ nhất lại là tâm - tức là tâm trong tâm, phần nhỏ thứ hai là biên - tức là biên trong tâm) Biên hàm nghĩa cũng gồm hai phần nhỏ là hàm nghĩa đặc thù dân tộc và hàm nghĩa liên dân tộc (tương tự, phần nhỏ thứ nhất lại

là tâm - tức là tâm trong biên, phần nhỏ thứ hai lại là biên - tức là biên trong biên)

b Về ngôn ngữ văn hoá học

Ngôn ngữ văn hoá học là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu tổ chức cấu

trúc - hệ thống ngôn ngữ ở tất cả các bình diện và các đơn vị của ngôn ngữ để phản ánh những đặc trưng văn hoá của cộng đồng nói ngôn ngữ đó Khoa học này tìm hiểu mối quan hệ tương liên giữa các đặc trưng ngôn ngữ với các đặc trưng văn hoá dân tộc Theo đó, từ được coi là cái chứa đựng tri thức của một dân tộc Nghĩa của từ tích luỹ tri thức xã hội, tri thức cộng đồng, nhờ có từ mà các thành viên của một cộng đồng văn hoá dân tộc kế thừa được kinh nghiệm đã tích luỹ được từ trước anh ta Nghĩa của từ thường rộng hơn rất nhiều so với những điều được ghi trong từ điển, đó

là những thông tin về hiện thực ngoài ngôn ngữ, nhất là những cái nói về đặc điểm văn hoá của một cộng đồng người Do các thông tin bổ sung về hiện thực ngoài ngôn

ngữ thường gắn liền với văn hoá của một cộng đồng nên được gọi chung là thành tố văn hoá trong nghĩa của từ

Các đặc trưng văn hoá dân tộc được thể hiện qua nhiều phương diện, trong đó đáng quan tâm hơn cả, xét từ mục đích của luận án này, là các phương diện sau: ý nghĩa của từ ngữ, việc phạm trù hoá hiện thực và “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”, định danh ngôn ngữ, hàm nghĩa và sự chuyển nghĩa qua sự so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Anh

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một hình thức tồn tại của kinh nghiệm xã lịch sử của loài người nói chung, của từng dân tộc nói riêng Những kinh nghiệm xã

Trang 9

hội-hội - lịch sử đó được phản ánh và lưu giữ rất rõ trong ý nghĩa của từ ngữ ở các ngôn ngữ, nhất là trong ý nghĩa biểu trưng (tức là trong cách dùng biểu trưng biểu vật của từ)

1.1.3 Ngôn ngữ học tri nhận: Ngôn ngữ học tri nhận là khoa học ngôn ngữ về sự tri

nhận, tức là về quá trình nhận thức, gồm tổng thể các quá trình tâm lí (tinh thần, tư duy) phục vụ cho việc xử lí và chế biến thông tin Tri nhận là tất cả những quá trình trong đó những dữ liệu cảm tính được cải biến khi truyền vào nó dưới dạng những

biểu tượng tinh thần để có thể lưu lại trong trí nhớ của con người dưới dạng ý niệm

Ngôn ngữ học tri nhận thiết lập mối quan hệ giữa trí tuệ, tư duy của con người với ngôn ngữ tự nhiên mà con người sử dụng trong giao tiếp hàng ngày

Thế giới bao quanh loài người là sự vật khách quan chung cho cả loài người Nhưng mỗi tộc người lại tri nhận cái thế giới đó theo những cách khác nhau, tức là chia cắt hiện thực theo những cách khác nhau, thể hiện ở sự khác nhau trong việc

“phạm trù hoá hiện thực” và trong việc tạo ra “bức tranh ngôn ngữ về thế giới” Trong bức tranh này có phần hạt nhân chung cho cả loài người và có phần ngoại vi (biên) riêng của từng tộc người

Với những cách hiểu như trên, hiển nhiên là ngôn ngữ văn hoá học và ngôn ngữ học tri nhận là những cách tiếp cận hết sức hữu hiệu cho việc nghiên cứu các từ chỉ

bộ phận cơ thể người, vốn là những từ ngữ chứa đựng đậm đà những bản sắc của một tộc người trong văn hoá và trong cách tri nhận thế giới của tộc người đó Trên cơ sở

đó, định danh được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một trong những cách đó là: sự gán cho một kí hiệu ngôn ngữ một biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật, nhờ đó mà kí hiệu ngôn ngữ tạo ra những yếu tố nội dung của giao

tiếp ngôn ngữ Về sự chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng, chuyển nghĩa được hiểu là

một kiểu chuyển từ tên gọi có cấu trúc ngữ nghĩa này sang tên gọi có cấu trúc ngữ nghĩa khác

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI:

Cho đến nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về nhóm từ chỉ bộ phận

cơ thể Nhóm Trịnh Đức Hiển nghiên cứu chúng với tư cách là từ tố trong các từ ghép, Bùi Khắc Việt nghiên cứu nghĩa biểu trưng của chúng Nhóm Nguyễn Trọng Khánh tìm hiểu sự chuyển nghĩa của chúng trong tiếng Lào Cũng có tác giả nghiên cứu các thành ngữ có thành tố là các từ chỉ bộ phận cơ thể, như, Nguyễn Thị Thu khảo sát bản chất văn hoá trong thành ngữ tiếng Việt có từ chỉ tứ chi người, còn Nguyễn Văn Trào lại xem xét các thành ngữ biểu cảm trong tiếng Anh có chứa các từ chỉ bộ phận cơ thể người Nhóm Nguyễn Thị Hoài Nhân thì hạn chế ở các thành ngữ

có từ “ruka”, “hand”, “tay” trong ba thứ tiếng Nga, Anh, Việt Một số tác giả tìm hiểu

ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm các từ chỉ bộ phận cơ thể theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận (Lê Thị Kiều Vân), Trịnh Thị Thanh Huệ, Nguyễn Ngọc Vũ Người quan tâm nhiều đến nhóm từ này là Nguyễn Đức Tồn Ông tiếp cận đối tượng từ nghiên cứu đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt và người Nga thể hiện qua cách định danh, ngữ nghĩa, cách chuyển nghĩa, nghĩa biểu

Trang 10

trưng tâm lí -tình cảm, quan hệ đồng nghĩa giữa các từ của trường đó trong tiếng Việt

và tiếng Nga

1.3 HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA LUẬN ÁN

1.3.1 Tiếp cận từ lí thuyết nghĩa từ: Trong luận án này, chúng tôi đi theo hướng

hiểu nghĩa của từ thực từ một cách rộng vì các từ chỉ bộ phận cơ thể người đều là những thực từ, cụ thể hơn là những danh từ Khi nói đến ý nghĩa của từ theo quan điểm của lý thuyết trường nghĩa, chúng tôi đã nêu quan niệm rằng, các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm chung cho nhiều từ không chỉ có ý nghĩa từ vựng mà cũng có tính ngữ pháp Từ đó, để xác định ý nghĩa biểu niệm thực có của từ, không thể không chú ý đến các giá trị ngữ pháp, đến hoạt động ngữ pháp của nó trong câu Với quan niệm này, nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người sẽ được xét trong hoạt động hành chức của mình, gắn với những vai trò, chức năng ngữ pháp của cũng câu, những tình huống giao tiếp cụ thể

Mặt khác, nghĩa của từ (thực từ) trong một ngôn ngữ phản ánh ý thức xã hội của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ đó như tiếng mẹ đẻ, tức là nghĩa của từ (thực từ) phản ánh mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại Quan hệ này, nói

theo Phan Ngọc, đó chính là văn hoá, được biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng

của một cộng đồng người so với một cộng đồng người khác Nét khu biệt các kiểu

lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hoá khác nhau là độ khúc xạ Đứng từ góc độ văn hoá mà xét, nghĩa của mỗi từ (thực từ) là một phiến đoạn văn hoá, thể hiện văn hoá chung của cộng đồng loài người (khái niệm phổ quát

toàn nhân loại về một đối tượng trong hiện thực khách quan), văn hoá chung liên dân tộc và văn hoá riêng đặc thù của một cộng đồng người Nghĩa văn hoá chung liên dân tộc là sự khúc xạ của nghĩa văn hoá chung của cộng đồng loài người (tức là nghĩa khái niệm phổ quát toàn nhân loại) Còn nghĩa văn hoá riêng đặc thù của cộng đồng người, về phần nó, lại là một sự khúc xạ nữa

Nghĩa văn hoá đặc thù trong nghĩa của từ, theo Dương Kỳ Đức (1996), gồm: cách gọi tên sự vật, hiện tượng theo kiểu riêng của từng dân tộc, hay nói khác đi, cái

lí do, cái căn cứ định danh (motivation) (vấn đề này, khi được tiếp cận từ góc độ nghiên cứu đặc trưng văn hoá – dân tộc qua ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ, được gọi

là việc chọn đặc trưng đối tượng làm cơ sở cho tên gọi của nó); cách định danh thứ cấp (dựa vào một cách định danh khác đã có sẵn trước trong ngôn ngữ, trên cơ sở một quan hệ nào đó) (một số người coi đây là sự chuyển nghĩa của tên gọi và gọi là

sự định danh gián tiếp Đặc điểm của sự vật, hiện tượng (hình thức của nó, cách sử

dụng, thao tác với nó) cũng là một nội dung hàm chứa trong nghĩa của từ (thực từ) Như vậy, lí do, căn cứ định danh - cách định danh sơ cấp, cách định danh thứ cấp, đặc điểm của sự vật, hiện tượng (hình thức, cách sử dụng, thao tác, ), ý nghĩa, giá trị, tác dụng của chúng, cách cảm nhận chúng - đấy chính là một số nội dung của nghĩa văn hoá đặc thù dân tộc trong nghĩa của từ (thực từ)

1.3.2 Tiếp cận từ góc độ văn hoá: Từ vựng văn hoá là tổng thể các đơn vị từ vựng

cơ bản của một ngôn ngữ mà nghĩa và cấu trúc ngữ nghĩa của chúng phản ánh những nét độc đáo về văn hoá ngôn ngữ khi đối chiếu chúng với các kí hiệu từ vựng tương

Trang 11

ứng ở một ngôn ngữ khác Những sự vật, hiện tượng, đặc tính được phản ánh ấy, xét cho cùng lại là sản phẩm văn hoá vật thể, phi vật thể của một dân tộc cụ thể Một từ văn hoá bộc lộ rõ những nét nghĩa văn hoá - ngôn ngữ của nó không chỉ trong chức năng định danh sự vật, hiện tượng mà còn trong những chức năng khác: thông báo, nhận thức thế giới thông qua sự có mặt của nó trong các cấu trúc thành ngữ và tục ngữ, câu và thậm chí trong cả các văn bản ngôn ngữ, văn bản văn học như

ca dao, dân ca Do vậy thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca có vai trò rất quan trọng khi nghiên cứu ngôn ngữ văn hoá học

Luận án này dựa vào các khái niệm cơ bản sau đây: từ vựng văn hoá, hàm nghĩa, nghĩa biểu trưng và tiếp cận ngôn ngữ văn hoá học

1/ Trong luận án này chúng tôi coi các từ chỉ bộ phận cơ thể người là một bộ phận trong từ vựng văn hoá, được hiểu là tổng thể các đơn vị cơ bản của một ngôn ngữ phản ánh những nét độc đáo về văn hoá ngôn ngữ của một dân tộc so với các đơn vị tương ứng trong các ngôn ngữ của các dân tộc khác Những nét độc đáo này được thể hiện qua nghĩa và cấu trúc ngữ nghĩa của từ Từ vựng văn hoá (theo cách chia của Nguyễn Văn Chiến, như đã nói, gồm ba lớp lớn sau: 1) Lớp các từ biểu thị những sự vật, hiện tượng, khái niệm thuộc về thế giới tự nhiên xung quanh con người; 2) Lớp các từ biểu thị những cái thuộc về xã hội/tổ chức và cơ cấu xã hội mà con người “làm ra” và tuân thủ; 3) Lớp các từ biểu thị những cái có liên quan đến việc nhận thức chính bản thân con người và về con người Trong lớp thứ 3 này có một lớp gồm các từ biểu thị con người, gọi là lớp 3.1 Trong phân lớp 3.1 có nhiều nhóm, trong đó có nhóm 3.1.1 gồm các từ chỉ cơ thể con người Thuộc nhóm 3.1.1 này có các từ “đầu”, “mình”, “thân”, “tay”, “chân” sẽ được khảo sát trong luận án này

2/ Nghĩa của từ (thực từ) trong luận án này được hiểu theo một cách nhìn rộng theo quan điểm của Dương Kỳ Đức, tức là cái phản ánh mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại của cộng đồng người sử dụng một ngôn ngữ như

tiếng mẹ đẻ Đấy là phiến đoạn văn hoá, thể hiện một mảnh văn hoá của một cộng

đồng người, được khúc xạ qua nhiều cấp, từ văn hoá chung của cộng đồng loài người, qua văn hoá chung liên dân tộc đến văn hoá riêng đặc thù của một cộng đồng người Nghĩa của một thực từ là một chỉnh thể, làm thành một trường nghĩa của thực

từ đó, gồm phần nghĩa ngữ hiệu (thể hiện khái niệm) và phần hàm nghĩa (chứa đựng

động hình văn hoá, là cái cách riêng trong việc tạo ra đối tượng, thao tác với nó và

trong việc cảm nhận nó) Phần hàm nghĩa gồm hai phần là hàm nghĩa liên dân tộc và hàm nghĩa đặc thù dân tộc Phần nghĩa sau này gồm các nội dung chính sau đây:

cách định danh sơ cấp (lí do, căn cứ định danh), cách định danh thứ cấp/gián tiếp (hay còn gọi là sự chuyển nghĩa), đặc điểm của sự vật, hiện tượng (hình thức, cách sử dụng, thao tác ), ý nghĩa, giá trị, tác dụng của chúng, cách cảm nhận chúng, v.v 3/ Hàm nghĩa của một thực từ có khi được bộc lộ một cách độc lập, rõ ràng, có khi bộc lộ trong thế ràng buộc, tức là thực từ ấy khi đứng riêng rẽ thì không chỉ một nội dung hoàn chỉnh nào, nhưng nếu đi liền với một từ khác thì cả tổ hợp mới có một nghĩa nhất định

Trang 12

Chương 2 : KHẢO SÁT CÁC TỪ “ĐẦU”, “MÌNH/ THÂN”, “TAY”, “CHÂN” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG ANH 2.1 TỪ “đầu” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG

TIẾNG ANH

2.1.1 Trong tiếng Việt

2.1.1.1 Định danh và từ đồng nghĩa: Trong tiếng Việt, “đầu” được hiểu là “Phần

trên cùng của cơ thể con người hay phần trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ

óc và nhiều giác quan khác” Cũng để chỉ bộ phận cơ thể này, trong tiếng Việt còn có những từ khác như: “đầu lâu”, “sọ”, “sỏ”, “thủ”, “trốc”

2.1.1.2 Nghĩa tổ hợp: Từ “đầu” còn có thể kết hợp với những từ khác để tạo ra

những từ mới Với ý nghĩa “phần trên cùng của cơ thể con người”, “đầu” được kết hợp với “óc”, “não” và “sỏ” tạo thành “đầu óc, đầu não, đầu sỏ” “Đầu óc” là nói tới đầu về phương diện trí tuệ, nhận thức, tư tưởng: “đầu óc sáng láng” là thông minh;

“đầu óc con buôn” là có suy nghĩ theo hướng buôn bán kiếm lời; “đầu óc gia trưởng”

là có tư tưởng coi mình là người đứng đầu, quyết định tất cả, coi thường ý kiến người dưới “Đầu não” là đầu óc, nhưng được xem như là bộ phận lãnh đạo, chỉ huy cao nhất trong một tổ chức: “cơ quan đầu não”

2.1.1.3 Chuyển nghĩa: a Theo cách ẩn dụ: 1/ Chỉ phần trước nhất hoặc trên cùng

của một số vật 2/ Chỉ vật có hình dáng giống hoặc hao hao đầu người 3/ Chỉ một số thiết bị có hình dáng hoặc công dụng giống đầu người 4/ Chỉ điểm xuất phát, bắt đầu (trái với cuối) 5/ Chỉ vị trí hoặc thời điểm hoặc sự vật, hiện tượng trước hết 6/ Chỉ một trong hai chỗ hoặc hai phần tận cùng của sự vật b Theo cách hoán dụ: 1/ Chỉ phần có tóc trên đầu hoặc tóc nói chung 2/ Chỉ đơn vị tính toán 3/ Chỉ người, thứ nhất hoặc con vật đứng đầu, cầm đầu, phụ trách, lãnh đạo, chỉ huy, quan trọng nhất hoặc hoạt động kiểu như thế 4/ Chỉ suy nghĩ, nhận thức, tâm trí 5/ Chỉ tính cách con người, được coi là kết quả của một lối suy nghĩ, một cách nhận thức nào đó…

c Theo cách ẩn - hoán dụ: Chẳng hạn, “đầu bảng” lúc đầu là chỉ tên, họ tên đứng đầu trong một danh sách người thi đỗ Đó là ẩn dụ từ đầu người sang đầu bản danh sách Nhưng khi nói: “loại nhân sâm đen là đầu bảng các loại sâm”, “ngôi sao âm nhạc đầu bảng”, thì “đầu bảng” chuyển sang chỉ chất lượng, trình độ hạng cao nhất

2.1.1.4 Hàm nghĩa: Hàm nghĩa của một thực từ có khi được bộc lộ độc lập, rõ ràng,

có khi được bộc lộ trong thế ràng buộc Ngoài ra, xét từ góc độ đánh giá, cảm nhận của đa số người trong cộng đồng, hàm nghĩa được chia thành ba loại là: nghĩa tích cực, nghĩa tiêu cực và nghĩa trung hoà, tức là theo sắc thái ý nghĩa của chúng Đôi

khi có những tổ hợp chứa từ “đầu” có thể nhiều hàm nghĩa khác nhau (đa phong cách, nhiều sắc thái khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, đối tượng và ngữ cảnh sử dụng

2.1.2 Trong tiếng Anh

2.1.2.1 Định danh và tổ hợp: Tương ứng với từ “đầu” của tiếng Việt, trong tiếng

Anh có từ “head” Nó cũng được kết hợp với nhiều từ, yếu tố khác để tạo nên những

từ có các ý nghĩa khác nhau: headpage (trang đầu), headache (đau đầu, nhức đầu),

Trang 13

headgear (đồ đội đầu, mũ nón), headphones (loa ở đầu, tức là tai nghe), headmaster (hiệu trưởng), headwind (gió thổi từ phía đầu, tức là gió ngược, ngược gió), v.v

2.1.2.2 Chuyển nghĩa: Trong tiếng Anh, từ “head” cũng có những cách chuyển

nghĩa theo kiểu riêng của nó: a Theo cách ẩn dụ, từ “head” của tiếng Anh còn được

dùng để chỉ đỉnh của núi (mountain), đầu của đoàn người, đoàn xe (procession, column, line), của cầu (bridge), phố xá (street), trang sách (page) Với người Anh, hoa (flower), bắp cải (cabbage) cũng có đầu, một thiết bị thông minh cũng là head: đầu thu, đầu phát, đầu đọc, đầu từ (tiếng Việt vay mượn cách dùng nghĩa ẩn dụ này

của từ “head” trong tiếng Anh) b Theo cách hoán dụ, cũng giống như từ “đầu” trong tiếng Việt, từ “head” của Anh cũng để chỉ mạng sống của con người; chỉ trí não, năng lực tư duy, lí trí của con người

2.1.2.3 Hàm nghĩa: 1/ Đầu đuôi sự việc 2/ Trí óc, khả năng tư duy, suy nghĩ, lí trí

3/ Tầm hiểu biết, tri thức 4/ Cách ứng xử 5/ Bản thân một người 6/ Sinh mạng của con người 7/ Danh dự, thể diện con người 8/ Sự lãnh đạo 9/ Vị thế lãnh đạo 10/ Sức mạnh, khả năng…

2.2 TỪ “mình”, “thân” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG ANH

2.2.1 Trong tiếng Việt

2.2.1.1 Định danh và đồng nghĩa: Trong tiếng Việt, “mình” được hiểu là bộ phận

cơ thể người, động vật, không kể đầu, đuôi (động vật) và các chi: “đau mình”, “mình trần”, “con heo thon mình” Để chỉ bộ phận cơ thể này, tiếng Việt còn có các từ liên quan: “mình mẩy”, “thân”, “thân thể”, “thân hình”, “xác”, “thân xác”, “thể xác” Các

từ này thường chỉ dùng cho người, không cho con vật Còn có từ “cơ thể”, ngoài nghĩa chung là chỉ tập hợp thống nhất mọi bộ phận trong một sinh vật, còn có nghĩa hẹp chỉ cơ thể của người, tức là thân thể

2.2.1.2 Chuyển nghĩa: a Theo cách ẩn dụ, “mình” được dùng để chỉ bộ phận cơ bản

tạo ra hình dáng bên ngoài của một số vật, ví dụ: cây tre mỏng mình, chiếc thuyền

nằm phơi mình trên bãi cát Từ “thân” có nhiều trường hợp chuyển nghĩa ẩn dụ hơn

1/ Dùng để chỉ phần chính, phần lớn nhất, mang hoa lá trong cơ thể thực vật (thân cây tre, thân lúa) hoặc động vật (thân mềm)….2/ Chỉ phần giữa và lớn hơn cả, thường là nơi để chứa đựng hoặc mang nội dung chính: thân tàu, thân lò, thân bài, thân từ… b Theo cách hoán dụ, từ “mình” được mở rộng nghĩa, để chỉ: 1/ Cả cơ thể người nói chung, không phân biệt đầu, mình, chân tay 2/ Chỉ cái cá nhân của mỗi con người, còn từ “thân” được chuyển nghĩa để: 1/ Chỉ cơ thể con người nói chung, xét về mặt thể xác, thể lực.2/ Chỉ cái cá nhân, cái riêng tư của mỗi người

2.2.1.3 Hàm nghĩa: Các từ “mình” và “thân” trong tiếng Việt chỉ mang các hàm

nghĩa trung hoà “Mình” có nghĩa “sức khoẻ thể chất” của con người, có thể là (sức yếu, còm cõi): “mình hạc xác ve” (gày còm, thiếu sức sống) hoặc (sức chịu đựng cao): “mình đồng da sắt” “Thân” có một số nghĩa:1/ Tình cảnh, hoàn cảnh, vị thế của con người: “thân tàn ma dại, thân cô thế cô 2/ Giá trị vật chất và tinh thần của một con người: thân bại danh liệt… 3/ Cách ứng xử của con người: thân làm tội

đời…

Ngày đăng: 26/05/2016, 21:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w