Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
0,96 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH O O O LÊ THỊ THANH ĐIỆP NGHỆTHUẬTPHÊBÌNHTHƠCỦAXUÂNDIỆU LUẬN ÁN THẠC SĨ Ngành: Lý luận văn học Mã số: 5. 04. 01 Người hướng dẫn: PGS. TS. Phùng Quý Nhâm TP. Hồ Chí Minh 2001 MỤC LỤC MỤC LỤC 3 LỜI CẢM ƠN 6 LỜI NÓI ĐẦU 7 MỞ ĐẦU 8 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 8 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 8 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 10 3.1 Phương pháp hệ thống: 10 3.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp: 10 3.3 Phương pháp so sánh: 10 4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: 11 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN: 11 CHƯƠNG 1: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ PHÊBÌNH VĂN HỌC (ĐẶC BIỆT LÀ PHÊBÌNH THƠ) VÀ SỰ ĐỘC ĐÁO TRONG PHÊBÌNHTHƠCỦAXUÂNDIỆU 12 1.1 Những suy nghĩ về phêbình văn học: 12 1.1.1 Một số vấn đề về phêbình văn học: 12 1.1.1.1 Phêbình văn học: 12 1.1.1.2 Phương pháp phê bình: 12 1.1.2 Những suy nghĩ về việc phêbình thơ: 13 1.1.2.1 Suy nghĩ về chức năng của nhà phê bình: 13 1.1.2.2 Suy nghĩ về chức năng của việc phêbình thơ: 15 1.2 Sự độc đáo trong phêbìnhthơcủaXuân Diệu: 16 1.2.1 Độc đáo trong việc khám phá tư tưởng, phong cách nghệthuật mỗi nhà văn lớn: .16 1.2.1.1 Suy nghĩ về vấn đề tư tưởng, thế giới quan của nhà văn: 16 1.2.1.2 Quan niệm củaXuânDiệu về thơ, sáng tác thơ, phêbình thơ: 19 1.2.2 Sự chuyển biến trong nghệthuậtphêbìnhthơcủaXuân Diệu: 33 3 1.2.2.1 Với cả một kho tàng kinh nghiệm quá báu rút ra từ thực tiễn cuộc sống, từ vốn học thức uyên bác, XuânDiệu để lại các tác phẩm đi sâu vào nghề nghiệp làm thơ, có công rất lớn trong việc dìu dắt thế hệ trẻ. 34 1.2.2.2 Sự chuyển biến tích cực trong suy nghĩ về việc sáng tác, phêbìnhthơcủaXuân Diệu: 37 1.2.3 Những phát hiện mang tính khái quát củaXuânDiệu về tư tưởng phong cách các nhà thơ cổ điển Việt Nam: 38 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆTHUẬTPHÊBÌNHTHƠCỦAXUÂNDIỆU 53 2.1 Nghệthuật nghiên cứu phê bình: 53 2.1.1 Ngôn ngữ nghệthuật - một cách lý giải mới củaXuân Diệu: 56 2.1.1.1 Hành văn: 56 2.1.1.2 Âm thanh- nhạc điệu: 64 2.1.1.3 Sự tương xứng trong ngôn từ thơ: 67 2.1.1.4 Sự trong sáng của ngôn ngữ thơ: 69 2.1.2 Mối quan hệ giữa thơ với các yếu tố ngoài tác phẩm: 71 2.1.2.1 Mối quan hệ giữa hiện thực và nhà thơ: 71 2.1.2.2 Quan hệ giữa thơ và công chúng: 74 2.1.3 Phong cách tác giả : 76 2.2 Phong cách phêbìnhcủaXuân Diệu: 79 2.2.1 Thái độ làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ là điều kiện cho những sáng tạo mới mẻ, độc đáo: 79 2.2.2 Tấm lòng chân tình, thiện cảm, là cái "tâm " của một phong cách lao động chân chính: 81 2.3 Đánh giá một số mặt mạnh, yếu trong phêbìnhthơcủaXuân Diệu: 84 2.3.1 Những thành công trong phêbình văn học củaXuân Diệu: 84 2.3.1.1 Tính phổ cập (công chúng): 84 2.3.1.2 Những phát hiện mới mẻ - đặc sắc từ cá tính sáng tạo, ngòi bút linh hoạt, kiến thức uyên bác phù hợp với nhiều thiên hướng phêbình khác nhau: 89 4 2.3.2 Những hạn chế trong phêbình văn học củaXuân Diệu: 91 2.3.2.1 Văn phong phê bình: 92 2.3.2.2 Thiên kiến chủ quan cá nhân - dấu ấn khá rõ trong phêbìnhthơcủaXuân Diệu: 94 KẾT LUẬN 97 THƯ MỤC THAM KHẢO 100 5 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn: * Ban giám hiệu, phòng Khoa học - Công nghệ sau đại học và ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã có chủ trương khuyến khích giúp đỡ học viên nghiên cứu luận án. * Thầy Phùng Quý Nhâm đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em hoàn thành luận án. * Các thầy cô đã quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho em. 6 LỜI NÓI ĐẦU Nếu nói như Tố Hữu: "Các nhà thơ lớn đều vì cuộc đời mà sáng tạo cái gì Văn chương không bao giờ là cứu cánh của cuộc đời mà văn chương là phương tiện dầu tài năng có mấy, còn cứu cánh chính là con người, là làm thế nào cho cuộc đời tốt đẹp hơn " thì có lẽ XuânDiệu đã vì cuộc đời rất nhiều, ông không chỉ là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam mà ông còn là một nhà phêbình thơ, người đã có công lớn trong việc tìm hiểu gia tài văn học của cha ông. Và nếu sự sống còn của một nhà văn là ở tác phẩm thì XuânDiệu mãi mãi hiện diện giữa chúng ta, giữa cuộc đời như một bông hoa thắm tươi về sức sống, sức viết, về lòng yêu đời, yêu nghề! Tinh thần làm việc, kiến thức uyên bác củaXuânDiệu trên những trang viết là điều khiến chúng ta cần thiết phải suy nghĩ quan tâm và tìm hiểu dù biết chắc chắn việc tìm hiểu thế giới nghệthuậtcủa một nhà văn là không đơn giản, con đường tìm kiếm chân lý bao giờ cũng chông gai ghềnh thác. Song trong tình hình nghiên cứu văn học có phần chậm phát triển như hiện nay, nhìn lại những đóng góp củaXuânDiệu cả trong thơ lẫn trong lĩnh vực phêbìnhthơ chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng ông là một tài năng văn học phong phú không lặp lại, một nét độc đáo trong lĩnh vực phêbình nghiên cứu của văn học Việt Nam hiện đại. Tuy không đơn giản nhưng nếu có cách hiểu đúng những đóng góp củaXuânDiệu tức đã có lòng trân trọng và công tâm với tác giả, với Xuân Diệu, một trong những con chim đầu đàn của văn học Việt Nam. TP Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2001 Người viết Lê Thị Thanh Điệp 7 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - XuânDiệu là một tác giả lớn, có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Hơn nửa thế kỷ cầm bút ông đã để lại cho đời một di sản văn học đồ sộ với nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, phê bình, khảo cứu. Ở lĩnh vực nào, XuânDiệu cũng có những đóng góp đặc sắc. - Số lượng những công trình bài viết về thơXuânDiệu phong phú, đa dạng. Trong khi đó sự nghiệp phê bình, lý luận của ông chưa được tập trung nghiên cứu công phu, đầy đủ. Người ta thường đánh giá cao XuânDiệu với cương vị là nhà thơ hơn là nhà phê bình. - Với luận án này, người nghiên cứu mong góp phần tìm hiểu một vấn đề khoa học trên cơ sở hệ thống các ý kiến về vấn đề có liên quan của những người đi trước. Qua đó, chúng tôi cũng nêu một số suy nghĩ, nhận xét về vấn đề đã nêu ra như một đóng góp nhỏ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu nghệthuậtphêbìnhthơcủaXuân Diệu. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Hiện nay có hơn 150 công trình, bài viết nghiên cứu tìm hiểu XuânDiệu và tác phẩm (cả thơ, văn xuôi và phêbình ) của ông. Do ảnh hưởng củađiều kiện lịch sử, xã hội mỗi thời điểm với những nhận thức khác nhau, tác phẩm củaXuânDiệu nói chung, văn phêbìnhcủaXuânDiệu nói riêng, được nhìn nhận đánh giá theo một cách riêng, thậm chí với nhiều điểm khác biệt. Theo sự hiểu biết của cá nhân: NghệthuậtphêbìnhthơcủaXuânDiệu là một vấn đề tuy không mới nhưng từ trước đến nay, chưa có ai đề cập, lý giải ở dạng một chuyên luận riêng biệt. Vấn đề này chủ yếu được các nhà phêbình đánh giá, nhìn nhận một cách chung chung trong các bài phê bình, các bài viết được đăng trên các báo, các tạp chí văn học. Các ý kiến đó có thể được tóm tắt như sau: - Trong bài viết về những nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh, Tố Hữu viết: "Xuân Diệu không chỉ là hoàng tử củathơ ca, ông còn là nhà nghiên cứu văn học sâu sắc, nhà phêbình văn học tinh tế, nhà lý luận văn học đặc sắc." - Giáo sư Hà Minh Đức đánh giá rất cao những thành tựu phêbình văn học củaXuânDiệu qua bài viết "Anh đã sống hết mình cho cuộc sống và cho thơ" : "Xuân Diệu chú ý chủ yếu ở khâu cảm thụ và phêbình văn chương cổ qua những áng thơ hay của nhiều tác giả. Quả thật anh đã có nhiều khám phá tinh tế, mới lạ làm cho người đọc yêu thích, 8 kính trọng hơn tài năng của các nhà thơ cổ điển của dân tộc. " (74.48) - Tháng 12 năm 1985, khi XuânDiệu qua đời, trong bài viết "Một cây lớn nằm xuống, cả khoảng trời trống vắng", Hà Xuân Trường viết: "Chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình, đã có thể gọi XuânDiệu là một đại gia. Với một cái nhìn sắc sảo, vừa bao quát tỉ mỉ, với một phong cách hóm hỉnh và uyển chuyển kì lạ, làm chói ngời hơn nữa những tên tuổi lớn từ Nguyễn Dữ, Nguyễn Du đến Tú xương, Nguyễn Khuyến " (60.72) - Trong bài viết "Xuân Diệu và việc tìm hiểu gia tài văn học của ông cha ta" (1982), nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã đánh giá cao hai tập "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam", xem đó là một công trình nghiên cứu công phu, là cuốn sách phổ cập và với phẩm chất nghệ sĩ của mình, XuânDiệu là người có công đi đầu trong việc tìm kiêm gia tài văn học cổ điển: "Trong văn phêbình nghiên cứu, luôn luôn anh hiện ra như một diễn giả kỹ lưỡng, tỉ mỉ ( ) Đối diện với mỗi tác giả, tác phẩm cổ điển, anh chia xẻ với ta từng biến thái bé nhỏ xảy đến trong tâm trí. Đó là một lối viết muốn đào cùng tát cạn mọi hiện tượng, phanh phui bằng hết mọi bí mật trong sáng tác văn học." (51.66) - Nhận xét những ưu điểm, nhược điểm về văn phong phêbìnhcủaXuân Diệu, Mai Quốc Liên viết: "Nhiều chữ, nhiều câu của Nguyễn Du đã được XuânDiệu khảo chứng và bình luận, câu chữ nào XuânDiệu cũng làm rõ ra được một số khía cạnh thú vị ( ) XuânDiệu có cách viết thật thoải mái ( ) XuânDiệu đã để lộ ra quá nhiều nhiệt tình của mình ra ngoài lời, và do đó đôi khi anh nói nhiều quá, trong khi đáng lẽ anh nên thâm trầm hơn, ẩn kín hơn, anh chỉ cần gợi ra mà người ta hiểu, ít lời mà hàm súc sâu xa." (41.50) - Trên tạp chí diễn đàn Văn Nghệ Việt Nam tháng 4 năm 1999, Nguyễn Thanh Hà với bài viết "Xuân Diệu bàn về công chúng thơ" đã có ý kiến "Ông bàn về chất lượng thơ một cách kỹ càng, với một thái độ tinh thần trách nhiệm đến mức "tót vời" cũng không ngoài tâm tình là muốn sản phẩm thơcủa chúng ta được người đọc công nhận hơn nữa, mến yêu hơn nữa, có tác dụng cho bạn đọc đúng với cương vị là thơ." (31.3) - Gần đây nhất Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu các bài viết về lĩnh vực phêbìnhcủaXuân Diệu, tập hợp trong tập sách "Xuân Diệu - tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật", đã nhìn nhận XuânDiệu - như một tài năng phong phú và đa dạng "Xuân Diệu là người tài năng, cố vốn văn hóa sâu rộng, có sự thẩm bình rất tinh tế ( ) trong khi phêbình giới thiệu thơ có những lúc quá say sưa, XuânDiệu không tránh khỏi sự nhiều lời gượng ép, bạn bè trong giới đều thấy rõ nhược điểm này của ông, nhưng tất cả mọi người đều đánh giá cao tâm huyết và tài năng củaXuânDiệu trong lĩnh vực này." 9 (69.20-21) Ngoài ra, về vấn đề này, các nhà phêbình văn học Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đăng Mạnh, Lê Đình Kỵ, các nhà thơ Huy Cận, Chế Lan Viên, Vũ Quần Phương, Trần Đăng Khoa đã ít nhiều đề cập đến trong các bài viết về nhà thơ - nhà phêbìnhXuân Diệu. Xung quanh những đánh giá về việc phêbìnhthơcủaXuân Diệu, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều có nhận định chung: XuânDiệu là nhà phêbìnhthơ tài năng, có vốn hiểu biết rộng, thái độ làm việc kỹ lưỡng, tỷ mỷ dù còn những hạn chế nhất định. Tìm hiểu sự uyên bác, sâu sắc củaXuânDiệu trong lĩnh vực phêbình thơ, hướng nghiên cứu chính của chúng tôi là tiếp tục công việc của những người đi trước, tập hợp và phân tích những ý kiến đóng góp củaXuânDiệu đối với các sự kiện có tính chất tiêu biểu của nền văn học nước nhà để tìm hiểu những giá trị đóng góp của ông trong lĩnh vực này. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận án được giải quyết vấn đề theo những phương pháp sau : 3.1 Phương pháp hệ thống: - Đọc tài liệu phêbìnhthơcủaXuân Diệu, hệ thống các quan điểm về nghệthuật và tư tưởng phê bình, những quan niệm về thơ, về sáng tác thơcủa tác giả, khái quát thành đặc điểm chung trong nghệthuậtphêbình văn học (phê bình thơ) củaXuân Diệu. - Đọc các tài liệu viết về Xuân Diệu, hệ thống các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, lấy đó làm cơ sở để tìm hiểu, khám phá những giá trị mà XuânDiệu đã đạt được ở phạm vi đề tài khảo sát. 3.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích những ý kiến đánh giá củaXuân Diệu, nhận xét và tổng hợp tư tưởng của tác giả. Phân tích những ý kiến đánh giá về Xuân Diệu, nhận xét và tổng Hợp những đóng góp cũng như mặt hạn chế củaXuân Diệu. 3.3 Phương pháp so sánh: Dùng phương pháp so sánh đồng đại: so sánh với một số nhà phêbình văn học cùng thời (Hoài Thanh, Nguyễn Tuân, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Đăng Mạnh ). Qua đó thấy nét riêng biệt, đặc trưng trong phong cách phêbìnhcủaXuân Diệu. 10 [...]... nghĩ vê phêbình vãn học (Đặc biệt về việc phêbình thơ) và sự độc đáo trong phê bìnhthơcủaXuânDiệu ♦ Chương 2 : Đặc điểm nghệ thuậtphêbình thơ củaXuânDiệu 11 CHƯƠNG 1: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ PHÊBÌNH VĂN HỌC (ĐẶC BIỆT LÀ PHÊBÌNH THƠ) VÀ SỰ ĐỘC ĐÁO TRONG PHÊBÌNHTHƠCỦAXUÂNDIỆU 1.1 Những suy nghĩ về phêbình văn học: 1.1.1 Một số vấn đề về phêbình văn học: 1.1.1.1 Phêbình văn học: Phêbình văn... trước văn học nghệ thuật. ) Thực tế đã cho ta thấy, dù là sáng tác hay phê bình, người cầm bút phải luôn có khát vọng về cái đẹp, hướng đến cái đẹp đó mới là cảm quan nghệthuậtcủa một nghệ sĩ chân chính! 1.2.1.2 Quan niệm của XuânDiệu về thơ, sáng tác thơ, phêbình thơ: Với tài năng đa dạng, XuânDiệu là một nhà thơ làm công tác phêbình (thơ) đã đạt được nhiều thành tựu về lý luận phê bình, nghiên... núc của văn chương" và do có cách diễn đạt của nhà nghệ sĩ nên các tiểu luận và công trình lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học củaXuânDiệu có chỗ mạnh và nét đặc sắc riêng Một trong những nét đặc sắc đó là quan niệm của ông về giá trị củathơ 1.2.1.2.1 XuânDiệu quan niệm thế nào là thơ hay? Trong công việc làm thơ, XuânDiệu quan niệm thơ hay là "thứ thơ lớn" và thơ dở là "thứ thơ bé" Xuân Diệu. .. là nhà thơ tình số một của dân tộc Thơ tình XuânDiệu có một số bài hay đến độ toàn bích, nhiều câu thơ hay đã trở thành châm ngôn tình yêu Số này chiếm không ít trong "Thơ thơ " (1938) và "Gửi hương cho gió" (1945) Nhìn chung, sức hấp dẫn của hai tập thơ đã đưa XuânDiệu lên đỉnh cao của phong trào thơ mới là ở lòng yêu da diết của cuộc sống, ở sự chân thật của tình cảm và ở nghệthuật làm thơ vừa... trái tim, chỉ có những rung cảm bản chất của tâm hồn, mới mãi mãi là nguồn gốc của thơ! " (8.50) Đã từng là nhà thơ, XuânDiệu đặc biệt chú trọng đến yếu tố tình cảm trong thơ, tình cảm của nhà thơ, của người đọc thơ và của người bìnhthơ "Thơ hay rất ky cái người vô tâm!" (6.147) 1.2.1.2.1.2 Thơ hay ở chỗ biết bắt chi tiết phục tùng đại cục: XuânDiệu quan niệm: Thơ hay, hay ở ý tình, hay ở chữ, tiếng,... tưởng của một thi sĩ, với một nhà thơ từng rất nổi tiếng trước cách mạng, đó là một việc khó, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực phi thường của nhà thơ Cũng xuất phát từ những ý tưởng này, mà XuânDiệu - một nhà thơ tiêu biểu củathơ lãng mạn, nhà nghiên cứu phêbìnhthơ sắc sảo có nhiều đóng góp cho phong trào thơ mới, cho phêbình lý luận văn học đã nêu kinh nghiệm làm thơcủa mình trước các bạn làm thơ trẻ... các nghệthuật chi tiết mà XuânDiệu quan tâm như "sở trường" của ông trong thẩm định và phê bình, để thấy rõ những giá trị mà XuânDiệu đã đạt được 4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: XuânDiệu là một tài năng phong phú, tác phẩm của ông nói chung, phêbình nghiên cứu của ông nói riêng vẫn luôn đa dạng, mới mẻ với những ai thích tìm tòi, khám phá văn học Muốn tìm hiểu đầy đủ những giá trị đóng góp của XuânDiệu trong... nhiều phương pháp phê bình: 1.1.1.2.1 Tùy thuộc vào ý thức cá nhân, tồn tại các phương pháp phê bình: phương pháp xã hội học, phương pháp phêbình theo lối cảm thụ, phêbình theo phân tâm học, phêbình theo phương pháp duy vật, phương pháp duy tâm 1.1.1.2.2 Xét về mối quan hệ giữa các phương pháp phê bình, có phương pháp phêbình chung và phương pháp phêbình riêng: ♦ Phương pháp phêbình chung có quan... phát triển của nó, nghiên cứu những cây bút tiêu biểu xuất sắc của nền văn học ấy, của thời đại văn học ấy Vì vậy một người làm thơ cũng có thể đồng thời là một nhà phêbìnhthơ Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị vừa là những nhà thơ lớn, vừa là những nhà phêbìnhthơ rất hay Ở nước ta, các nhà thơ Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát đã có những ý kiến về thơ rất sâu sắc, cũng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên là nhà thơ ưu tú đồng... thắng, vì mục đích của chúng ta không phải là thắng cái gì cho mình, mà mục đích chung của mỗi chúng ta là làm cho sự lý luận, phêbình nghiên cứu của ta đi đến chân lý." (9.127) 1.1.2 Những suy nghĩ về việc phêbình thơ: 1.1.2.1 Suy nghĩ về chức năng của nhà phê bình: Mai-a-côp-xki đã từng nói : "Nhà thơ chính là người tự sáng tạo ra những luật thơ thì những nhà lý luận phêbìnhthơ không phải không . Những suy nghĩ vê phê bình vãn học (Đặc biệt về việc phê bình thơ) và sự độc đáo trong phê bình thơ của Xuân Diệu. ♦ Chương 2 : Đặc điểm nghệ thuật phê bình thơ của Xuân Diệu. 11 CHƯƠNG 1:. tưởng, thế giới quan của nhà văn: 16 1.2.1.2 Quan niệm của Xuân Diệu về thơ, sáng tác thơ, phê bình thơ: 19 1.2.2 Sự chuyển biến trong nghệ thuật phê bình thơ của Xuân Diệu: 33 3 1.2.2.1. VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC (ĐẶC BIỆT LÀ PHÊ BÌNH THƠ) VÀ SỰ ĐỘC ĐÁO TRONG PHÊ BÌNH THƠ CỦA XUÂN DIỆU 1.1 Những suy nghĩ về phê bình văn học: 1.1.1 Một số vấn đề về phê bình văn học: 1.1.1.1 Phê bình