5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
2.2 Phong cách phê bình của Xuân Diệu:
2.2.1 Thái độ làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ là điều kiện cho những sáng tạo mới mẻ, độc đáo: độc đáo:
"Xuân Diệu là một nhà văn nêu tấm gương cần mẫn sáng tác, say mê lao động nghệ thuật và không mệt mỏi suy nghĩ sáng tạo. Luôn đứng về dân tộc, về giai cấp công nhân, về nhân dân lao động, trở thành một trong những khuôn mặt văn hóa lớn của Việt Nam hiện nay".
Lời nhận xét của nhà thơ Hồng Trung Thơng trong bài viết Xuân Diệu một đời người, một đời thơ hồn tồn chính xác với q trình lao động câu chữ của Xuân Diệu.
Trong giai đoạn đầu (1945 - 1954) của "Một thời đại mới trong văn học" sau Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu và Hoài Thanh là hai cây bút phê bình nổi trội, có đóng góp khơng nhỏ cho sự nghiệp văn học, sự nghiệp cách mạng "Những bài viết của Xuân Diệu
góp phần khẳng định phương hướng đại chúng hóa, dân tộc hóa của kháng chiến"
(Nguyễn Đăng Mạnh).
Trong thời kỳ đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội "Xuân Diệu là người góp phần
cho hưởng thơ đi vào cuộc sống. Ông làm thơ, viết tiểu luận khẳng định mối quan hệ giữa thơ và cuộc sống" (Hà Minh Đức).
Đất nước hịa bình, thống nhất tiến lên xã hội chủ nghĩa, địi hỏi cuộc chuyển mình mạnh mẽ của sáng tác và phê bình văn học. Đội ngũ phê bình phát triển đơng chủ yếu đóng góp theo thiên hướng. Xn Diệu và Hoài Thanh là hai cây bút coi trọng phẩm chất thẩm mỹ của văn chương. Xuân Diệu đã nói rõ mục đích và phương pháp phê bình "Mình chỉ chú ý
những bài đặc sắc và tìm hết cái riêng độc đáo của mỗi nhà thơ qua những bài thơ hay. Mỗi người có một cách tìm tịi và đóng góp ". Nếu với thơ, Xuân Diệu biểu hiện tài năng
như bẩm sinh của người nghệ sĩ, thì ở các hoạt động khác cho thơ, ông là người lao động cật lực "làm thơ tuy vất vả nhưng có cảm xúc bù đắp suy nghĩ. Viết nghiên cứu dễ tổn thọ". Dấn thân vào "công việc dễ tổn thọ" này, Xuân Diệu đã đầu tư rất nhiều công sức, vạch ra kế hoạch làm việc có mục đích rất tập trung, không viết theo lối tài tử như Nguyễn Tuân, hoặc chỉ tập trung vào từng vấn đề như Chế Lan Viên, hoạt động nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu trải ra rất rộng, trên nhiều bình diện, nhiều lĩnh vực ; Xuân Diệu viết liên tục, đều đặn với một ý thức và định hướng rõ rệt "Anh trân trọng những nhà thơ cổ điển của dân
tộc và muốn khám phá ra cái thế giới riêng của mọi người. Anh viết Hồ Xuân Hương bà chúa thơ nôm, và từ cái đột phá điểm ấy Xuân Diệu mở ra với Nguyễn Du nhân dịp kỷ niệm 200 năm sinh, rồi Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà,
Nguyễn Trãi,..." (Hà Minh Đức) ở mỗi thế giới thơ, Xuân Diệu say sưa chiêm ngưỡng, tìm
tịi và khám phá và đã có những khám phá khá tinh tế, mới lạ làm cho người đọc yêu thích, kính trọng hơn tài năng của các nhà thơ cổ điển của dân tộc.
Hai tập "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam" là cơng trình nghiên cứu có giá trị. Những bài viết tập hợp ở đây thu góp cơng trình tác giả theo đuổi mấy chục năm trời - đó là những cơng trình nghiên cứu chững chạc kỹ lưỡng. Viết về bất cứ tác phẩm nào, nhà nghiên cứu Xuân Diệu cũng đối mặt với từng dòng, từng chữ, đọc đi đọc lại nhiều lần, sau khi tìm kiếm khá đầy đủ những tư liệu liên quan trực tiếp đến "đương sự", lại đọc rất kỹ những ý kiến trước mình đã viết về tác phẩm, tác giả đó, để thẩm định, kê cứu.
Đọc các hợp tuyển văn học. Khi cần, nghe thêm các chuyện "ngồi rìa" viết về Tú Xương, khơng qn viết về Nam Định, hồi đầu thế kỷ. Viết về Nguyễn Khuyến, dừng lại ở từng điển cố đứng đằng sau những câu thơ chữ Hán để bàn về sự sâu sắc của cụ Tam Nguyên khi sử dụng những điển cổ này v.v...
Tác phẩm càng lớn như trường hợp Kiều, thơ Hồ Xuân Hương - sự kiếm tìm tài liệu, kê cứu càng nhiều, càng lắm công phu. Thiết nghĩ, nhận xét của nhà nghiên cứu Vương Tú Nhàn đã khái quát được thái độ, phong cách làm việc của Xuân Diệu.
Phong cách làm việc nghiêm túc,, tỉ mỉ của Xuân Diệu thật đáng khâm phục.
Chỉ xét riêng hai tập "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam", chúng tôi nhận thấy ông thật dụng công trong việc tiến hành 47 lần so sánh (xin xem Bảng thống kê 2) cũng chỉ muốn
"đào cùng tát cạn" làm rõ ràng phân minh sáng sủa mọi vấn đề.
Viết về Nguyễn Du, không quên so sánh với các thi hào Trung Quốc : Khuất Nguyên, Đỗ Phủ. Viết về Tú Xương, không quên so sánh với các hơi văn Bắc Bộ, so sánh với Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ. Viết về Vị Hoàng Hoài Cổ - Tú Xương thì so sánh với Thăng Long hồi cổ - Bà Huyện Thanh Quan, bình Kiều thì khơng qn nhắc một số câu hay của Chinh phụ ngâm, chuyện Hoa Tiên, Nhị Độ Mai,... Nhắc đến cái sầu trong thơ Tản Đà thì liên hệ đến nhiều cung bậc khác nhau của cái sầu trong tuồng Đào Tấn, trong thơ Puskin, Lecmantôp, Khuất Nguyên, Thế Lữ, Lamactine, Satôbirăng, Huy Cận,. .. (sắp xếp theo trình tự so sánh của tác giả). Nghiên cứu cá tính Xn Hương thì đối chiếu với các nữ thi nhân Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan,, v.v... Đi vào lĩnh vực câu chữ, văn bản... liên hệ với nhiều ý kiến, nhiều trường hợp văn học sử gần xa để có một cái nhìn khống đạt, một cách hiểu sâu sắc đối với nhà thơ - Việc so sánh như thế, theo chúng tôi, không chỉ thể hiện Xuân Diệu là người có kiến thức uyên bác, vốn hiểu biết rộng mà đó cịn là thái độ lao động chuyên cần, bền bỉ của một người biết "mài sắt nên kim".
Đối với thơ ca hiện đại cũng thế, Xuân Diệu luôn quan tâm, gắn bó, say mê đóng góp cho thơ qua cơng việc của một diễn giả, những bài tiểu luận và phê bình thơ của Xuân Diệu từ những năm kháng chiến chống Pháp, những tổng kết về bài thơ trong các cuộc thi thơ của báo văn nghệ, các bài thơ cho các tuyển thơ hiện đại những ý kiến thấu đáo về tập thơ Từ ấy của Tố Hữu, về phong trào thơ mới lúc nào Xuân Diệu cũng luôn luôn nhiệt tâm xây dựng vun đắp cho phong trào thơ.
Khối lượng lớn những tác phẩm của ông trong lĩnh vực phê bình đã phần nào nói lên tâm sức của một nhà thơ, một nhà phê bình, một đời lao động cật lực. "Tay năng làm lụng,
mắt hay tìm kiếm".
Điều đáng quý ở Xuân Diệu là với phương châm sống, phương châm lao động "Dao có mài mới sắc", ơng ln đặt mình ở cái thế cịn phải vươn lên nữa, hồn thiện nữa, mới hiểu biết cái hay, cái đẹp của tác phẩm. "Vật lộn với hoàn cảnh, nghĩa là phải sống và chiến đấu thực sự, lại phải vật lộn với chất liệu nghệ thuật, với chủ nghĩa, với chính bản thân mình để chống lại sự lười nhác, dễ dãi, tạo lấy những vốn liếng mới, những khả năng mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội". Đó là tính tích cực của chủ
thể sáng tạo, đó cũng chính là tâm của một người lao động chân chính.
2.2.2 Tấm lịng chân tình, thiện cảm, là cái "tâm " của một phong cách lao động chân chính: chân chính:
Xn Diệu đã từng nói "Trong cái viết của tôi, tôi muốn đền đáp công ơn cuộc sống" (40.4).
Đúng như Hà Minh Đức nhận xét "ông đã sống hết mình cho cuộc sống và cho thơ" và có lẽ, nếu Xn Diệu khơng gắn bó với cuộc sống lớn của nhân dân, không hiểu những vấn đề nóng bỏng do cuộc sống đặt ra, khơng thiết tha với chân lý và lẽ phải thì chắc chắn ơng đã khơng để lại được một điều gì đáng chú ý. Với quan niệm, một tập thơ là một sản phẩm trong cuộc sống, nó mang máu thịt cụ thể, ưu khuyết cụ thể của một nhà thơ trong một chặng của đời mình (một tập thể là một cơ thể, một sinh vật, một tập thơ là một tác giả, con người. ...) người phê bình đi sâu hơn vào sự sáng tác thơ: khám phá, tìm hiểu tấm lòng người sáng tác, vạch ra chỗ mạnh, chỗ yếu của một đời thơ. Phê bình là sáng tác lại lần thứ hai, là công việc không đơn giản nên người phê bình "khơng được lấc cấc tự phụ". Ơng ln băn khoăn suy nghĩ về công việc phê bình thơ. Theo ơng, muốn phê bình văn học tốt, người phê bình phải xác định cho đúng giá trị thật của các hiện tượng văn học, phải công bằng trong nhận xét đánh giá. "Cái nguy hiểm của các nhà phê bình là dùng quá nhiều thước đo. Với
người này thì cái thước đo 100cm, với người khác thì cái thước đo chỉ cịn lại 70cm. Tơi nói thế cũng là nói để răn mình, vì tơi cũng là nhà phê bình".
Suy nghĩ của Xuân Diệu làm chúng ta liên tưởng đến câu nói của nhà văn R.M.Rilke
"Khơng có gì tai hại hơn cho thơ bằng sự phê bình chỉ trích. Chỉ có tình u nghệ thuật mới có thể thấu hiểu, gìn giữ và xét xử các tác phẩm một cách công bằng".
Về thành công của Xuân Diệu trong hai tập Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, trong bài viết "Xuân Diệu và việc tìm hiểu gia tài văn học của cha ơng", tác giả Vương Trí Nhàn viết
"người ta nhớ và thích văn nghiên cứu của Xuân Diệu, cái chính là do tác giả đã mang vào đây tất cả tâm huyết của một người sống chết với văn học, yêu vô cùng tiếng mẹ đẻ, yêu sự nghiệp của cha ơng. Nói theo "chữ" Xuân Diệu thường dùng, cái "tình u đầy rẫy" đó đã thấm vào văn anh, làm nên mạch đập run rẩy trong mỗi dòng chữ, làm nên sức cuốn hút của từng trang viết". (50 - 65).
Và cũng như chính Xuân Diệu thường tâm sự "Bước đầu viết ra ít nhiều suy nghĩ, nghiên cứu, xúc cảm về ba thi hào dân tộc: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, tôi tự biết mình có một u mến, một say sưa đầy rẫy. Cái yêu, cái say đó khơng phải là cảm tính xốc nổi, mà là một sự chiêm nghiệm ngẫm nghĩ có ý thức, như đối với Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương chẳng hạn, là một tấm tình đeo đuổi đã mười lăm, hai mươi năm" (7.32).
Đối với các nhà thơ cổ điển, Xuân Diệu đã có một sự trân trọng tuyệt đối sự tự hào vui sướng và một thái độ am hiểu, cảm thơng sâu sắc. Ơng nhiều lần khơng giấu giếm tình cảm này với lối nói bộc trực, trong tác phẩm qua các từ bảy tỏ cảm xúc : yêu mến, yêu kính, thán
phục, sung sướng, cảm động, mừng rỡ. Trên những trang viết, là thái độ chân thành và hết
mình. Ơng bàn về chất lượng thơ một cách kỹ càng, với một thái độ tinh thần trách nhiệm đến mức "tót vời", cũng khơng ngồi tâm tình là muốn sản phẩm thơ của chúng ta được người đọc công nhận hơn nữa, có tác dụng cho bạn đọc đúng với cương vị là thơ. "Việc nghiên cứu
không phải làm cho cá chết khô, bướm ép dẹp, chim nhồi rơm, mà là để đưa vào trong trái tìm người đọc cái kỳ diệu của chim hót, bướm bay, cá lội" (7.323).
Với lịng u lớn, say lớn, Xn Diệu ln có thái độ cảm thông, thấu hiểu "Tôi thấy
khen hay chê chưa quan trọng bằng cảm thông, thấu hiểu - Thấu hiểu tư tưởng lập trường đã đành, còn thấu hiểu phương pháp cấu tứ, tạo hình bút pháp, thói quen cá tính của một nhà thơ" (9.142).
Theo ơng, thơ hay rất kỵ cái người vô tâm (người "điếc mũi, nặng tai") và "đức tính
trước tiên của một lời phẩm bình là sự chính xác, sự xác đáng", người phê bình khơng ngại
là một thái độ cân nhắc, trân trọng, biết ơn và tự hào - là "lịng u lớn" ở Xn Diệu :
"Chúng ta ln đặt các tài văn cổ điển trong hoàn cảnh lịch sử của họ. Chúng ta cần phải thấy hết những khó khăn mà thời cũ chồng chất lên trí tuệ họ, trước khi hạ lời phê phán, ta cần phải tìm hiểu họ thật sâu sắc, thơng cảm với họ đến cao độ, bao giờ điều chủ yếu cũng vẫn là cho thấy hết các ưu điểm, cái tài lớn lao, cái phần tích cực của họ, cịn việc phân biệt những khuyết điểm của họ là để đề phòng sự lầm lẫn trong tư tưởng, để rút kinh nghiệm mà tránh, chứ không phải là việc chủ yếu. Đối với những Nguyễn Du, những Nguyễn Trãi, những Hồ Xuân Hương thái độ của ta không được là thái độ xá tội cho họ, mà phải là thái độ ghi công lớn, ghi công đầu, đối với thời đại họ, họ là những nhân tài tiến bộ, đẩy nền văn hóa dân tộc tiến lên" (7.320-321).
Văn chương là thế giới kỳ diệu của tâm linh, là nghệ thuật kỳ tài của giao cảm, khơng có một tâm thế thánh thiện thì nghe làm sao nổi nỗi niềm tri kỷ tri âm? Bằng "con mắt tinh", Xuân Diệu đã lắng vào những dòng thơ để hiểu tâm sự của nhà thơ "Đọc thơ và nhất là phê
bình thơ, khơng nên nặng về tỉa tót, như vậy sẽ đi đến tiểu xảo, mất cái chân chất, nó là một cái đỉnh mà những nhà thơ có trách nhiệm, những nhà văn, nhà phê bình văn học cần có con mắt tinh đời, tinh văn, tinh thơ để nếu chưa có đủ sức nhìn xa đặng chọn lọc được các tác phẩm hay liệt vào hạng cổ kim đơng tây, thì cũng đừng gieo rắc một sự thẩm mỹ kém, đừng làm cho lan tràn một sự quá dễ đến mức xô bồ" (8.51).
Công chúng là tổng bộ người đọc tác phẩm văn học, là lẽ sống của nhà văn từ xưa đến nay, nhà văn phục vụ nhân dân bằng tác phẩm của mình. Đó là mối quan tâm hàng đầu, là xuất phát điểm của Xuân Diệu khi đi vào sáng tác và nghiên cứu, phê bình giới thiệu thơ,... Xuân Diệu rất sung sướng khi có một cơng chúng rất tri âm tri kỷ đó là đại chúng nhân dân, khiến nhà thơ luôn cảm thấy cố gắng rất nhiều để khỏi phụ lòng những bạn đọc thân quen đó, bảo vệ giá trị của thơ "thơ chỉ sống thật sự khi đi vào thế giới tâm hồn của người đọc, khi
nó sinh sơi, nảy nở, vận chuyển phát triển trong đó. Trí nhớ của người đọc, là thước đo giá trị thơ - thơ chỉ có ý nghĩa cao quý đó khi được bảo vệ, sống và phát triển trong bảo tàng trái tim người đọc, từ đó, thơ trở thành bất tử". Xuân Diệu như một hiệp sĩ suốt đời
bảo vệ thơ, rong ruổi trên bước đường tìm kiếm chân lý. Ơng tâm sự "trên con đường tìm kiếm, học hỏi, khi tơi bị cái chân lý đánh ngã, cũng là lúc tôi thắng cái gì cho mình, mà mục đích chung của mỗi chúng ta là làm cho sự lý luận, phê bình, nghiên cứu của ta đi đến chân lý" (9.127). Vâng, đó là cảm nghĩ của một "tâm hồn lớn". Chúng ta hiểu tại sao lúc
nào Xuân Diệu cũng nhiệt tình đối với thế hệ làm thơ trẻ, tận tâm chỉ bảo cho họ những "kinh