Sự trong sáng của ngôn ngữ thơ:

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 66 - 68)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:

2.1 Nghệ thuật nghiên cứu phê bình:

2.1.1.4 Sự trong sáng của ngôn ngữ thơ:

Một đặc điểm nữa của ngôn ngữ thơ là sự trong sáng. Sự trong sáng của tiếng Việt trong thơ. Đã mấy trăm năm, những câu thơ "vừa ngọt ngào như mật, vừa ong như ánh sáng" của thi nhân làng Tiên Điền "Long lanh đáy nước in trời - Thành xây khói biếc, non

phơi bóng vàng", ln làm những đắm say những trái tim yêu thơ. Qua bản Chinh phụ ngâm,

Xuân Diệu đề cặp khá rõ ràng về sự trong sáng của ngôn ngữ thơ của Chinh Phụ ngâm thường biết chọn cách nói đơn giản nhất, một trật tự xi thuận dễ hiểu (...) bên cạnh trong sáng của ngữ nghĩa, lại có sự trong sáng của âm thanh, nhạc điệu, nhạc thơ. Sự trong sáng còn thể hiện ở phong cách, ở chữ tiếng, ở ngữ pháp, ở dạng văn, nhịp văn và nhạc văn nữa.

Với sự say sưa, nhiệt tình của người đi trước, Xuân Diệu đặc biệt lưu ý các bạn làm thơ trẻ phải chú ý rèn luyện sự trong sáng của Tiếng Việt trong thơ "Muốn làm được việc đó,

phải thường xun kiên trì học tập ngôn ngữ quần chúng, ngôn ngữ ca dao một cách sáng tạo (...) phải suy nghĩ thật chín, phải chiếm lĩnh được nội dung: điều gì nghĩ ngợi dược sáng rõ, thì diễn đạt được sáng rõ - Khơng cẩn thận, chỉ nhoáng một cái trở bàn tay thì lời rất trong đã hóa thành lời rất đục, thơ rất hay đã biến thành thơ rất dở" (8.24).

Tóm lại, ngơn ngữ là máu thịt của tác phẩm "Ngơn ngữ thơ được tổ chức ở trình độ cao

khi nó đạt đến sự trong sáng. Mức độ trong sáng của ngôn ngữ thơ ở mỗi tác phẩm đều tùy thuộc vào khả năng ngơn từ, trí thức sự cảm nhận và thái độ làm việc của mỗi nhà thơ

Dở dun với rượu khơn từ chén Trót nợ cũng thơ phải chuốt lời

(Nguyễn Công Trứ)

sự trong sáng trong thơ còn là kết quả của một cuộc lao động nghệ thuật gắt gao, là kết quả của một cuộc phấn đấu lao động, muốn thơ đạt đến sự trong sáng của ngôn ngữ thơ như truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, thơ Hồ Xuân Hương... là phải trải qua một quá trình lịch sử phấn đấu hàng thế kỷ" ... (8:7). Khơng có một nhà thơ nào khơng muốn để lại một ấn tượng

khó phai, để lại những tác phẩm vượt không gian, vượt thời gian "Mất tương xứng trong

toàn bài để làm giảm giá trị bài thơ, khiến cho nó khơng đủ gân cốt vượt thời gian".(8:137) Phấn đấu lao động thơ là phấn đấu lao động tư tưởng thơ và ngôn từ thơ- cũng

là một phạm trù làm nhà thơ trăn: trở "trên đời này khơng có sự giày vị nào ghê gớm hơn

sự giày vị của ngơn từ "(Xn Diệu).

Giống Xn Diệu, Hồi Thanh cũng là cây bút phê bình coi trong thiên hướng thẩm mỹ của văn chương, chú trọng bình giảng những áng văn thơ hay để tìm ra nét đẹp của văn chương, ở Hoài Thanh cũng có một thái độ yêu mến tha thiết với Nguyễn Du - một trái tim lớn, một nhà thơ thiên tài dân tộc. Mượn những lời thơ ưu ái của Tố Hữu đối với những tiếng thơ Nguyễn Du:

Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày

( Kính gởi cụ Nguyễn Du)

Hoài Thanh cũng đã bày tỏ tâm sự "Tố Hữu đã nói lên tất cả tấm lịng yêu quý và biết

ơn của chúng ta đối với nhà thơ cổ điển lớn nhất trong văn học Việt Nam". Cũng như Xn

Diệu, Hồi Thanh đã có nhận xét sắc sảo về áng thơ Kiều nghìn năm bất hủ "Chúng ta có thể

nói rất nhiều về cách dùng chữ, cách sáng tạo lại một hình ảnh, cách vận dụng nhịp điệu, âm thanh về những biến hoa trong cách hành văn (...) cũng có thể nói đến cách phối hợp bút pháp của văn hào, thi hào trung Quốc, những truyền thống của văn học cổ điển Việt Nam với cái khiếu văn cương hồn nhiên của quần chúng, cái phong phú, cá kiều diễm của ca dao, và nhiều nữa. Nhưng chỉ xin nói vấn tắt một điều là về lời, về chữ thì chưa có một nhà văn, nhà thơ nào sánh kịp Nguyễn Du trong lịch sử văn học Việt Nam. Không ở đâu, tiếng nói Việt

Nam lại dồi dào và chính xác, tinh vi, trong trẻo truyền đúng cái thần của sự vật, sự việc như ở đây" (63.116) Giống nhau ở cách nhận xét nhưng "con đường đi" để rút ra nhận

xét đó thì hồn tồn khác nhau. Hồi Thanh đã chẳng phân tích và bàn đến nhiều câu thơ là ví dụ điển hình minh hoa như Xn Diệu.

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)