Phong cách tác giả :

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 73 - 76)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:

2.1 Nghệ thuật nghiên cứu phê bình:

2.1.3 Phong cách tác giả :

Trong bốn thành tố tạo nên chu kỳ một quá trình sáng tác và thưởng thức văn học (thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc) thì nhà văn, với tư cách một chủ thể sáng tạo đóng vai trị quan trọng nhất. Những phẩm chất và năng lực đặc biệt kết hợp với một q trình lao động cơng phu tạo nên cá tính - phong cách của nhà văn. Phong cách (cá tính) tác giả được thể hiện ở tư tưởng, tình cảm, nhân cách.

Trong hai tập các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Xuân Diệu đã nói nhiều đến cá tính các nhà thơ, (47 lần, chiếm tỉ lệ 13,98%). Ở mỗi bài viết, ông đều khái quát được mối quan hệ giữa thời đại và nhà văn, khái quát một cách sâu sắc, tinh vi đặc điểm của từng phong cách tác gia cổ điển. Sinh thời, Xuân Diệu rất trân trọng và yêu mến Xuân Hương, đã ba lần ông

nhắc đến bản lĩnh "không đàn bà và rất đàn bà" của nữ sĩ họ Hồ. Thời đại đã ảnh hưởng lớn đến việc hình thành phong cách Xn Hương: cá tính Xn Hương là sản phẩm tất yếu của xã hội "không phải là cá tính do tự nhiên, do sinh lý mà do phản ảnh của xã hội vào một tâm

hồn đặc biệt - cá tính ấy mang dấu tích của một đời tình duyên ngang trái của một phụ nữ trong xã hội cũ" (6.431). Người đàn bà tài tình ấy là vợ của ơng Tổng Cóc góa vợ, là vợ lẽ của ơng Phủ. Đó là lý do tạo nên sức phản kháng, phong cách mạnh mẽ nơi con người Xuân Hương "Người ta ấn Xuân Hương vào những cửa đời ngang trái ấy như đã ấn bao nhiêu người phụ nữ khác trong chế độ cũ, chỉ tại vì Xn Hương cứng đầu q, khó tính q, bản lĩnh to như cái núi, không chịu nhẫn nhục, lại lấy thơ làm dùi nhọn dao sắc, lớn mồm kêu khắp cả nước và tận ngoài hai trăm năm" (6.338). Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo, lạ

kỳ, là "một kỳ nữ" có một khơng hai trong văn học Việt Nam. "Đặng Trần Cơn và Đồn Thị

Điểm nói cái khổ của người chinh phụ, Ơn Như Hầu nói cái chết mịn của người cung nữ. Cịn Hồ Xn Hương, thì Hồ Xn Hương khơng những than cho người đàn bà dưới chế độ phong kiến, mà bản thân mình là một người bị cái guồng xã hội ấy nó nghiến cuộc đời. Xn Hương khơng cách điệu hóa như các tác giả kia. Xuân Hương đã nói một cách trần trụi nhất, chân thật nhất, với cái sâu sắc của xúc cảm, với cái mạnh mẽ của sự phản kháng, Hồ Xuân Hương đã gắn chặt mình cùng với số phận của người đàn bà nói chung trong xã hội cũ"

(6.350). Cái cá tính ngang tàng, bướng bỉnh, mạnh mẽ "không đàn bà mà rất đàn bà" của "nhà thơ dịng Việt, bà Chúa thơ Nơm" muốn cắn xé, chống đối, đập phá cái xã hội phong kiên lỗi thời, đó là đặc điểm mà "các nhà thơ cổ điển trước và đương thời với bà chưa dễ bì

kịp" (6.430).

Ngược lại với Xuân Hương, Nguyễn Khuyến là một thâm nho hiền lành, nhã nhặn. Tha thiết yêu nước nhưng với bản lĩnh ơn hịa, nhút nhát, ơng khơng làm gì được để giúp cho nước, chỉ biết bộc bạch tâm sự qua những dòng thơ, tìm chén rượu để giải khuây. Xuân Diệu đã nhắc nhiều lần và rất đắc ý với hình ảnh Nguyễn Khuyến chụp hình với chén rượu hạt mít trên tay. Đó cũng chính là sự giản dị (như đàn bà, như trẻ con) mà đó cũng là "một thách

thức, một đắc ý, một sáng tạo" của Nguyễn Khuyến, là "một bản lĩnh rất phong phú, tưởng

như mềm mại mà lại cứng cáp, nếu có mềm cũng chỉ mềm như tơ lụa, thực chất là bền dai"

(7.350). Cuộc đời Nguyễn Khuyến sống và lớn lên chủ yếu ở nông thôn. Sau mười năm làm quan, lúc về hưu Nguyễn Khuyến lại được sống gần gũi với những người lao động chốn đồng chiêm quanh năm trũng nước, cuộc sống tuy nghèo nàn, vất vả nhưng mộc mạc tình cảm, sâu sắc ân tình. Ơng hồn tồn hiểu và thông cảm với người dân chốn quê là nhà thơ "dân tình" hơn hết và do đó Nguyễn Khuyến cũng có cái tính của quần chúng, nhẹ nhàng nhưng thẳng

thắn "nhà thơ có tính cách rất quần chúng" cho nên lúc tao nhã thì rất tao nhã, mà lúc nói thật thì cũng rất thẳng thật" (7.352).

Đề cao cá tính sáng tạo, ở mỗi nhà thơ, Xuân Diệu đều rút ra ở họ những tính cách rất riêng, điều này thể hiện cái "tâm" và năng khiếu phê bình của ơng.

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam, của thời đại phong kiến (...) nhưng ông cũng là người chịu những oan khiên thảm khốc do xã hội cũ gây nên cũng hiếm có trong lịch sử. Xuân Diệu cho rằng cái đặc biệt của Nguyễn Trãi chính là ơng đã để lại cho đời những câu thơ hay những câu thơ thần "những câu nói về chí khí, tâm huyết và những câu nói về tạo vật, thiên nhiên" (6.31) của một tâm

hồn lớn suốt đời sống trong sạch, suốt đời một lịng vì nước, vì dân. Đó là những câu thơ của một phong cách lớn, bản lĩnh cứng cỏi của con người vốn coi nhẹ công danh, đề cao khí tiết cứng cỏi của tùng, của cúc, của trúc, của mai "Dưới công danh, đeo khổ nhục - Trong dầu dãi

có phong lưu".

"Nhất sinh đề thủ bái mai hoa" - một tư chất tùng bách của Chu Thần Cao Bá Quát - nhà thơ của thách thức, của khí phách ngang tàng đối với quyền uy phong kiến. Thơ Cao Bá Quát là chí khí, là tâm huyết, chí khí là từ sức mạnh yêu mến bên trong, muốn tỏa tung ra, to lớn: chí khí ấy khơng thi thố được thì thành tâm huyết" (7.22). Gắn với thời đại, với điều kiện xã hội, Xuân Diệu đã giải thích đặc điểm tư chất con người trong thơ Cao Bá Quát "Thơ ông

Cao kết hợp sâu sắc xúc cảm và rất suy nghĩ, những suy nghĩ phải có trong xã hội áp bức suy tàn phong kiến. Từ đó thơ Chu Thần Cao có nhiều tứ hay, ý hay, hình tượng hay, trên một cơ sở tiến bộ tốt đẹp. Đó là cái mà xã hội cũ gọi là bướng hoặc là điên" (7.31). Thực ra đó chính

là phép biện chứng của tâm hồn, bản lĩnh mạnh mẽ, cá tính đặc biệt bị chèn ép, kìm hãm của xã hội!

"Nhà thơ phải có cá tính sáng tạo thơ, nó nằm trong quy luật biện chứng của đời sống, là cái chung phải thể hiện qua những cái riêng, riêng càng sâu thì chung càng phong phú. Ít nhất tâm hồn nhà thơ cũng được giàu có như giới tự nhiên : trăm hoa, trăm tình, trăm sắc, trăm hương (...) Người yêu thơ yêu những bài thơ và cuối càng đòi hỏi có những nhà thơ để u, họ địi hỏi những bài thơ có hương sắc tâm hồn riêng của những tác giả, có như vậy thơ mới làm cho người ta nhớ được". Là nhà thơ, nhà phê bình có cá

tính mạnh, Xn Diệu ln ý thức sự quan trọng của cá tính sáng tác trong sự tồn tại và phát triển của văn học do "những đòi hỏi khách quan trong sự sáng tác thơ, những người tiêu

thụ thơ, bạn đọc đều tự giác đòi hỏi hoặc khơng tự địi hỏi sự lọc lấy tính chất và cần phải có cá tính thơng qua một văn hồn, một trí tuệ " (8.39).

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)