5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
1.2 Sự độc đáo trong phê bình thơ của Xuân Diệu:
1.2.3 Những phát hiện mang tính khái quát của Xuân Diệu về tư tưởng phong cách
cách các nhà thơ cổ điển Việt Nam:
Xuân Diệu khơng phải là người duy nhất tìm hiểu về các nhà thơ cổ điển Việt Nam nhưng với họ, Xuân Diệu đã nghiên cứu với một thái độ tự hào, kính trọng "Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, ... cho chúng ta tự hào về dân tộc Việt Nam trong những tác phẩm của họ". Ông đã nói rõ mục đích và phương pháp của mình trong việc tìm hiểu gia tài
văn học cổ điển của cha ơng "Một điều cuối cùng tơi muốn nói đối với các tác giả ưu tú cổ
điển, cái học tập chính thức là thường thức tác phẩm. Nghiên cứu tiểu sử, lý lịch, hoàn cảnh, thời đại,... là để giúp cho việc yêu hiểu tác phẩm được sâu sắc, để rút cho được hết cái nhụy mật của thơ văn. Sở dĩ thành chuyện, là vì tác phẩm hay, cho nên người phê bình đi vịng quanh thế nào rồi cũng phải quay về trung tâm là tác phẩm, tức là hồn của tác giả, sự nghiệp đóng góp của tác giả, mổ xẻ rồi để mà khâu lại, phân tích là dể mà tổng hợp trở lại, một áng
thơ là một con cá lội, con bướm bay con chim hót, việc nghiên cứu khơng phải làm cho cá chết khô, bướm ép dẹp, chim nhồi rơm, mà là để đưa vào trong trái tim người đọc cái kỳ diệu của chim hót, bướm bay, cá lội!" (7.323)
Xuân Diệu với mục đích và phương pháp như thế, theo nhà phê bình Vương Trí Nhàn trong bài viết "Xuân Diệu và việc tìm hiểu gia tài văn học của ơng cha" thì "Xn Diệu đã
nhận lấy một cơng việc dũng cảm khi nhận lấy việc bình giải cắt nghĩa suy nghĩ thêm về thơ Nguyễn Trãi, Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Cao Bá Quát, thơ Tú Xương, thơ Nguyễn Khuyến, thơ Nguyễn Đình Chiểu. Nói về những cái tưởng như ai cũng biết rồi ai cũng nhiều lần nghe tới. Nói sao để có những phát hiện mới, cái đó thật khó." (51.63)
Và Xuân Diệu đã làm được việc đó với sự trăn trở, suy tư, nghiền ngẫm nhiều năm trời. Trong các tác giả thơ cổ điển, người đầu tiên mà Xuân Diệu viết, viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào, kính trọng là "nhà thơ hùng vĩ, nhà thơ nhân tình, nhà thơ trọn vẹn Nguyễn
Trãi". Xuất phát từ quan điểm thơ hay, coi trọng yếu tố tình cảm trong thơ, Xn Diệu đã bộc
lộ tình cảm "kính trọng nể phục thơ Nguyễn Trãi vì Nguyễn Trãi đã viết được những tiếng lịng của mình, đa dạng như sự sống, đa dạng như nước (...) và thơ Nguyễn Trãi, trong những hồn cảnh chua xót, trong những tình thế bì thảm, lại như tiếng thơng reo, trong tiếng thơng vi vu, có tất cả các trầm mặc của không gian xa rộng" (6.86).
Xuân Diệu đã dành lời khen cao nhất "Tiên sinh là một con người" cho nhà thơ "Dưới
công danh, đeo khổ nhục - trong dầu dãi có phong lưu", là "cái trái núi hùng đẹp hiên ngang in hình trên nền trời và ngang nhiên in bóng xuống lịng sơng" (6.74).
Cảm nhận được tất cả cái hùng khí của ngịi bút Nguyễn Trãi, được con người tình cảm trong Nguyễn Trãi "Thơ Nguyễn Trãi là loại thơ khó, một phần vì ngơn ngữ cổ, một phần vì
nội dung cao" (6.75). Thơ Nguyễn Trãi khó, nội dung thơ Nguyễn Trãi cao vì thơ Nguyễn
Trãi thiên chân "khơng lên lớp" và có tác dụng bồi dưỡng sâu xa làm cho chúng ta phong phú, bồi dưỡng cho chúng ta sâu hơn, cao hơn, bài học tinh vi hơn.
Thơ Nguyễn Trãi là đi "con đường ngắn nhất, con đường chân thật trái tim xúc động
đến trái tim, con đường trực giác,..." và " Ức Trai là người giàu tình cảm" nên dù đã mấy trăm năm. Nguyễn Trãi vẫn sống. "Chúng ta vẫn cịn nhiều tình cảm với Ức Trai, vẫn tìm thấy ở tác giả của Bình Ngơ Đại Cáo, Phú núi Chí Linh, Ức Trai thi tập, quốc âm thi tập cái thanh tao trong sạch, sự đồng cảm sâu sắc".
Theo Xuân Diệu, ở Nguyễn Trãi có một lẽ thường tình nhưng hiếm có: "Vĩ nhân
thơ cổ điển Việt Nam, và nhà thơ lớn. Khi làm thơ, Nguyễn Trãi vẫn vĩ nhân, và điều làm cho chúng ta nay rất mực cảm động, là đồng thời Nguyễn Trãi như một thường nhân, chúng ta "kính mà khơng "viễn chi" Nguyễn Trãi, những lúc chúng ta đau buồn, chúng ta có thể tìm an ủi trong thơ Nguyễn Trãi, chúng ta thấy ở Nguyễn Trãi một bậc thầy, và một người bạn, một người "anh tam" (6.76). Điều cốt yếu để Nguyễn Trãi sống mãi là vì Nguyễn Trãi vĩ đại, chân
thành, sâu sắc nhưng giản dị, gần gũi, Nguyễn Trãi có cái đẹp từ con người đến văn chương! Với Nguyễn Du, Xn Diệu có hướng tìm tịi và tiếp cận khác. Chúng ta biết Nguyễn Du lớn vì thơ Nguyễn Du lớn. Lớn vì nội dung và lớn vì nghệ thuật. Xn Diệu đã nói rất rõ cơng việc của mình khi bình Kiều, khi tìm hiểu Nguyễn Du là đi sâu vào tinh vi ngôn ngữ tinh tế của thơ để "nhận chân thêm về vần, về câu, về chữ, về tiếng của Nguyễn Du" (6.303) để phát hiện ra ý tưởng, tâm tình xã hội của nhà đại thi hào dân tộc. Đã nhiều người bình Kiều, vịnh Kiều, phân tích Nguyễn Du là "nhà thơ thiên tài của dân tộc" nhưng với con mắt thơ phong phú, năng lực cảm nhận tinh tế Xuân Diệu như hiểu rõ sự hiểu biết lòng người của Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều, nắm được sâu sắc những quy luật của trái tim con người và vì thế mà Nguyễn Du lớn. Từ ý tưởng "nhà thơ là kỹ sư linh hồn" của nhà cách mạng Stalin, Xuân Diệu đã vận dụng ý tưởng đó để khái quát tài năng của thiên tài làng Tiên Điền
"Nguyễn Du là kỹ sư lớn của tâm hồn".
Với thái độ làm việc nghiêm túc, Xuân Diệu đã đọc nhiều, đọc kỹ các tác phẩm cổ khác, tra cứu công phu tỉ mỉ hàng chục năm trời để rồi chứng minh cái độc đáo của Nguyễn Du "chỉ có Nguyễn Du trong truyện Kiều là mới đặt chữ "mình" một cách tập trung hơn cả,
một cách gay gắt điển hình, một cách da diết, u uất giận tức như chuông treo chỉ mành, đặt vào số phận của con người bị nghiền nát, vấn đề quyền sống của con người bị phủ nhận, vấn đề xã hội phong kiến giết người" (6.241). Nguyễn Du đau, đau cái chung của đời (như Khuất
Nguyên) "mang vấn đề của ngàn năm của triệu người nên cái đau khổ của ông là một cái đau khói lớn, có tính cách đại diện cho nhân loại". Và theo ông, ở những tâm hồn lớn thường
có những cái vượt bật đột ngột, có những cái lượng biến thành cái chất kỳ diệu. Cái chất kỳ diệu của Nguyễn Du, đó chính là tầm nhìn, là tư tưởng, là phong cách. Xuân Diệu đã dành cho tác giả Truyện Kiều, tác giả Văn tế thập loại chúng sinh, Văn chiêu hồn,... những nhận xét tinh tế đúc kết bằng tình cảm ngưỡng mộ chân thành nhất, trên những cơ sở khoa học vững vàng nhất "Ngôn Ngữ Việt Nam, thơ Việt Nam đã trải qua một quá trình lâu dài kể từ
Thiên nam ngữ lục hãy còn đầy lục cục, qua những năm tâm huyết của những người yêu, trọng, mê và viết quốc văn, qua một cái lò chung đúc quốc văn, qua một cái lò chung đúc ca dao với thơ cổ điển, mới đến một bước đột biến, một sự kết tinh là văn Truyện Kiều" (6.273).
cái nhìn hiện thực của Nguyễn Du nguồn gốc của hiện thực này chính là do chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Căn cứ vào mối quan hệ của thơ với cuộc sống, của nhà thơ với quần chúng (của người đọc thơ), Xuân Diệu khẳng định một tiêu điểm quan trọng để Nguyễn Du và thơ ông bất tử: "Nguyễn Du sống mãi vì Nguyễn Du rất quần chúng, trong cái hạn chế của thời đại
mình, với trái tim của thời đại, Nguyễn Du vượt lên với cái tầm lịch sử lồi người, từ một vị trí thơng cảm với quần chúng" (6.304) về điểm này, Xuân Diệu rất giống Hồi Thanh: "Mặc dầu khơng thấy có lối ra, Nguyễn Du vẫn khơng đến nỗi lạc đường trong tình cảm. Trước cuộc đấu tranh tàn khốc giữa một bên là những thế lực gian ác ngự trị trên cuộc đời cũ, một bên là hàng vạn con người cơ khổ, thái độ Nguyễn Du thường vẫn rõ ràng, tình cảm Nguyễn Du chân thành, sâu sắc" (62.107).
Chân thành, sâu sắc "trái tim lớn của Nguyễn Du, một tấm lịng chức được bấy nhiêu
tình thương nhân loại, tình thương ấy có xơ bồ, lẫn lộn như đối với vài loại kẻ thuộc giai cấp bên trên, nhưng phần lớn, căn bản là dành cho những người bị cực khổ, oan ức, đói rét, từ người bị bọn vua quan bắt lính, đến người mắc oan ở tù rục thân đến người hành khất "cũng một kiếp người từ người đẻ non đến em bé chết yểu, từ người dứt dậy rơi xuống giếng chết đến người bị cọp ăn,..."(6.201), thì thật phù hợp với Xn Diệu, Hồi Thanh đã giải thích tình
thương xơ bồ, lẫn lộn đó có nguồn gốc do hạn chế về hệ tư tưởng của Nguyễn Du bị bế tắc và khơng có lối ra trong cuộc đời "Nguyễn Du chỉ biết cuộc đời như Nguyễn Du hàng thấy và
cảm thấy là không thể chịu được nữa rồi. Nguyễn Du khơng thấy có cách nào thay đổi nó đi, ơng cũng khơng nghĩ đời là chuyện có thể thay đổi được. Do đó mà cả trong yêu ghét cũng có những khi Nguyễn Du lúng túng, phân vân" (63.107).
Còn với nữ sĩ họ Hồ, Xuân Diệu đã dành cho bà sự kính trọng và ngưỡng mộ tuyệt đối. Trong văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo. Dù với số lượng thơ ít ỏi cịn lại (khoảng 50 bài 8 hoặc 4 câu). Xuân Hương vẫn chiếm một vị trí thật đặc biệt, là nhà thơ cổ điển được nhắc tới nhiều lần, gây nhiều tranh luận nhất "Người đàn bà ấy đã cất
tiếng lên và tiếng của nàng, ai đã nghe thì khơng qn đựơc, không quên nổi" (Xuân Diệu).
Xuân Diệu đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và rất tâm đắc về tác phẩm Hồ Xuân Hương với phương châm "thơ Xuân Hương không cầu an, người nghiên cứu thơ Xuân Hương cũng
khơng thể cầu an". Lại cũng với tình cảm u người yêu nghề đến tha thiết, Xuân Diệu đã
dùng đến "linh cảm, linh khiếu thơ vượt qua vị trí của mình mà cảm thơng cho hết cái vị trí
của người khác" cần phải thông cảm và hiểu cho hết cái nội tâm của thơ Xuân Hương, muốn vậy, cần phải đặt thơ Xuân Hương vào hoàn cảnh lịch sử, hồn cảnh xã hội xưa, trong đó thơ Xn Hương đã sản sinh ra" (6.327). Xuân Hương, Bà chúa thơ nôm, cái danh được Xuân
Xuân Hương, là người của Xuân Hương trong đó Thơ Xuân Hương là hồn, là xác, là mắt nhìn, tay sờ, chân đi, là nụ cười, nước mắt của Xuân Hương. Là cá tính, là số phận của Xuân Hương". Ở mỗi thế giới thơ, Xuân Diệu đặc biệt coi trọng "bầu nhiệt huyết" mà nhà thơ đã
gởi gắm vào tác phẩm và vì vậy theo ơng, thơ Xn Hương hay vì Xn Hương đã đổ máu huyết của mình vào trong đó, cái giá trị đặc sắc của thơ Xuân Hương là "thứ thơ không chịu ở
trong cái khuôn khổ thông thường, một thứ thơ muốn lan thật sâu vào sự vật, vào những đáy rất kín thẳm của tâm tư, những đáy kín thẳm ấy khơng phải lạc lõng, cơ đơn cá nhân chủ nghĩa, mà trái lại được hàng vạn, hàng vạn người đồng tình, thơng cảm" đó là tư tưởng là phong cách, là bước đột phá của một nhà thơ nữ thế kỷ XIX.
Văn học là tiếng chim gọi đàn, là đồng thanh ứng. Xuân Diệu cho rằng nếu "cái hay
của Nguyễn Trãi tức là một tâm hồn cao cả mà ưu ái khổ đau" thì "cái phong phú của thơ Xn Hương chính là quằn quại, dằn vặt" (6.380). Và với quan niệm đánh giá thơ hay là thứ
thơ giản dị, chân thực, Xuân Diệu đã khái quát giá trị thơ Xuân Hương "Thơ Xuân Hương
Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất được tới cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng"
(6.389).
Như chính Xuân Diệu tâm sự, ông đã đọc đi đọc lại thơ Chu thần Cao Bá Quát không biết bao nhiêu lần với một thái độ trân trọng chi chút cái gia tài ấy, chịu khó nghiên cứu cơng phu và thành thơng cảm sâu sắc, xem rất kỹ, ngẫm nghĩ chiêm nghiệm, đặt mình trong hoàn cảnh, cảnh ngộ của bài thơ ngày xưa để mà thưởng thức, "bâng khuâng với bao kho tàng suy
nghĩ, chí khí và tâm huyết trong hồn thơ" để rồi kết luận, một lý do làm cho chất thơ Chu thần hay, cũng ở quan niệm đúng đắn của ơng về thơ "Thơ Cao có nhiều tứ hay, ý hay, hình
tượng hay trên một cơ sở tiến bộ, tốt đẹp". Qua bài "Tiểu kệ uống chè", Xuân Diệu đã chỉ rất
rõ tư tưởng Cao Bá Quát "Chè phải chân chính, cũng như thơ phải chân thật. Mà chọn bạn
cũng vậy, khơng nên chuộng khó, nghĩa là sắc thái bên ngoài".
Với quan niệm về thơ và phê bình thơ: "Bàn về thơ, tuy có phải chứ trọng về quy cách
nhưng làm thơ thì phải gốc ở tính tình"(7.33). Xn Diệu đánh giá thơ Cao Bá Quát hay bởi
thơ ông "rất mực phong phú" kết hợp sâu sắc cảm với suy nghĩ, rất xúc cảm và rất suy nghĩ" (7.34).
Thực tế cho thấy một điều chắc chắn rằng những người sáng tác mấy ai cũng có suy nghĩ riêng về thế nào là nhà văn, nhà thơ hay như Xuân Diệu? Miệt mài, dày công nghiền ngẫm "tất cả trong 25 năm trời" để viết về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, viết lên một suy nghĩ mang tính chất lý luận nhưng thật giản dị "nhà thơ nhà văn lớn của nhân loại khá nhiều, mỗi
hoa đặc biệt nhất như thuộc tính của văn tài ấy, không trộn lẫn được (7.348). Tản Đà quả là
một tài năng bởi thơ Tản Đà đã tồn tại được - tồn tại theo đúng nghĩa của nó "qua thời gian
hơn 60 năm". Tồn tại và bền bỉ như thế, theo Xuân Diệu, đơn giản chỉ vì thơ Tản Đà "xuất phát từ sự sống, từ cuộc đời, từ tấm lòng chân thực và đầm thắm'' của nhà thơ. Thơ Tản Đà
thể hiện nhiều cung bậc tình cảm khác nhau làm người ta "thổn thức trái tim" : tâm tình man mác, tiếng kêu tâm sự, cái sầu nhiều cung bậc, cái ngông đầy bản lĩnh... Tản Đà có ý thức về việc viết văn rất rõ, muốn lấy văn học từ nhiều khía cạnh của cuộc đời nên thơ Tản Đà đa dạng, phong phú - phong phú đa dạng như chính cuộc đời.
Nhận chân một con người đã khó, tìm hiểu cái tinh túy thuộc bản chất tâm hồn của một con người qua thơ văn lại càng khó. Với Tản Đà, Xuân Diệu đã làm công việc thứ hai và ông cho rằng Tản Đà là nhà thơ giữa hai thời kỳ thơ cũ và thơ mới là "Tác giả đã quá cố khó nhất
so với tám tác giả trước kia" (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát,
Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn) bởi "Văn tài của Tản Đà phát
tiết nhiều nhất trong thơ ơng nhưng bản lĩnh Tản Đà thì văn xi của ơng mới nói được hết". Đọc tác phẩm của Tản Đà khơng thể nhìn nhận, đánh giá bằng "đơi trịng thịt" phải "đào cùng tát cạn". Muốn sử dụng cho thật sâu sắc cái công cụ văn học để hiểu tâm hồn, tâm trạng một thời đại, hay là hẹp hơn: một thời kỳ, mà hiểu như vậy, tuy khơng thực dụng nhưng rất có lợi cho tâm trí ta để hoạt động theo nghĩa rộng, bởi một tâm trí uyên bác nhất định thấu tình đạt lý hơn một tâm trí nơng cạn hoặc dốt nát, cái hiện tượng Tản Đà là một hiện