Sự tương xứng trong ngôn từ thơ:

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 64 - 66)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:

2.1 Nghệ thuật nghiên cứu phê bình:

2.1.1.3 Sự tương xứng trong ngôn từ thơ:

Một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của ngơn ngữ thơ chính là tính tương xứng. Tính tương xứng trong ngơn ngữ thơ đảm bảo cho thơ có một vẻ đẹp đặc biệt. Đó là vẻ đẹp của sự hài hịa: hài hịa của những đường nét, góc cạnh và hài hòa của cái tổng thể thống nhất. Đây cũng là một đặc điểm mà Xuân Diệu dành nhiều thời gian và công sức để quan tâm. Trong một bài viết 20 trang về sự tương xứng của ngôn từ thơ, Xuân Diệu viết "Một phép tắc lớn trong nghệ thuật là sự hài hịa, có sự hài hòa của những cái tương phản"

(8.183) tr. 183. Sự tương xứng được hiểu theo nghĩa rộng: Khơng phải tính tương xứng chỉ bao gồm những cái tương phản, đối ứng hoặc cân đối với nhau mà nó cịn bao gồm cả những cái tồn tại trong thế bổ sung cho nhau. Liên hệ đến những câu thơ của Tố Hữu.

Người đi quấn áo chen chân Ồ sao như lại quen thân từ nào?

Những câu thơ trong bài Việt Bắc, những câu thơ trong bài Tiếng hát đi đày của Tố Hữu, những câu thơ điển hình cho nghệ thuật và tư tưởng của V.Huygơ:

... Hãy cịn đêm, nhưng bóng tối khơng thể trị vì: Bầu trời rạng lên một bầu trời tuyệt dịu

Anh kia nhuốm bạc trên cột buồm nghiêng khẽ; Thân tàu đen, mà buồm lại trắng phau...

Để chỉ ra đặc điểm của sự tương xứng hài hịa trong ngơn từ thơ...

Nghiên cứu tính tương xứng trong thơ, về mặt ngơn ngữ Xuân Diệu đứng từ nhiều góc độ khác nhau:

1) Xét về góc độ cái biểu hiện và cái được biểu hiện, tính tương xứng thể hiện ở âm thanh và ý nghĩa.

2) Xét về hệ thống cấu trúc, tính tương xứng được thể hiện ở từ ngữ, câu văn, đoạn văn...

3) Xét về vị trí và quan hệ giữa các yếu tố, nghiên cứu sự tương xứng mở rộng: tứ thơ, kết cấu...

Như ta biết, thơ ca truyền thống của ta vốn rất ưu tiên cho tính tương xứng. Tính chất này được coi như là vẻ đẹp rất cần thiết gần như không thể hiểu được trong thơ cổ truyền. Vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ và vững chãi mang đậm tính dân tộc. Nó gắn liền với quan hệ thẩm mỹ của dân tộc ta về cái đẹp nói chung và vẻ đẹp trong thơ ca nói riêng. Cho nên các bậc thầy về thơ ca như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến... thường vốn là những người rất tinh thạo trong việc sử dụng tính chất này.

Nhận xét về sự tương xứng trong thơ cổ điển, Xuân Diệu viết: "chính sự tương xứng cổ

điển, khi thành công, đã đưa chất lượng của sự diễn đạt lên đến đỉnh điểm cao nhất, và đúc tối đa cảm xúc cảm vào trong tối thiểu ngôn ngữ" (8.184). Phân tích một số câu thơ lục bát

(đặc biệt là những câu bát): "Bạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mây/ Gió cây trút lá, trăng

ngàn ngậm gương/ Dầu lià ngỏ ý, còn vương tơ lòng..." Xuân Diệu đã chỉ ra nét hay của tác

giả truyện Kiều: "Nguyễn Du có những câu lục bát thiên tài, mà hay nhất là những câu bát,

khó sử dụng sự tương xứng, hai đoạn tiểu đối bốn chữ tôn lẫn nhau lên, như khắc, như ấn vào sự tiếp nhận của người đọc" (8.184).

Có thể nói, Xuân Diệu có một thái độ làm việc đến mức" tót vời", để phân tích và nêu bật giá trị của sự tương xứng trong thơ, Xuân Diệu đã thật khéo léo đi từ thơ cổ đến ca dao, hị mái nhì, mái đẩy ở Bình Trị Thiên (tác giả cho rằng hị mái nhì, mái đẩy ở Bình Trị Thiên có những tương xứng đạt tới mức nghệ thuật cao) (8.194), rồi đến thơ hiện đại- thơ Tố Hữu. Đó ngồi sự nhiệt tình cịn là sự am hiểu sâu rộng hiếm có của một nhà thơ- một nhà phê bình.

Nếu trong thơ tình, Xn Diệu có những đoạn thơ, bài thơ rất tiêu biểu về sự tương xứng:

Bước đẹp em vừa ngự tới đây Chim hoa ríu rít liễu vui vầy Hãy làm dáng điệu xuân ôm ấp Ánh sáng ban từ một nét tay

Nhờ có cách sử dụng tương xứng về âm âm thanh sóng đồi trên hai dịng thơ một, nhà thơ đã thành công trong việc khắc họa những khoảnh khắc xốn xang của lòng người mỗi khi đứng trước người yêu; Ngoài việc sử dụng các từ ngữ có "màu sắc" việc sử dụng tính tương xứng cũng là một khía cạnh đáng để góp phần làm nên cái chát thơ riêng của Xuân Diệu thì trong phê bình, ơng đã vận dụng đến phép tương xứng trong ngôn từ thơ để giảng nghĩa những câu thơ đẹp nhất trong vườn thơ cổ điển, sự diễn đạt hàm súc sâu xa trong thơ hiện đại: mà tiêu biểu là những vần thơ thắm đượm ân tình của Tố Hữu "Hắt hiu, lau xám đậm đà

lòng son / Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhòa" .

Một yếu tố có sự tương xứng trong ngôn từ thơ là tứ thơ. Theo Xuân Diệu, cái khó nhất của một người làm thơ là tìm tứ cho một bài thơ. Tứ thơ không phải là ý thơ. "ý thơ chưa là

sự sống - ý là của chung mọi người. Tứ thơ là sự sống, là của riêng của mỗi thi sĩ "(8.103).

Tứ thơ, theo quan niệm của Xuân Diệu, là phạm trù quan trọng của ngôn ngữ thơ "Mỗi bài

thơ là một đơn vị sống, như một tế bào thì có cái vồ ngoài và một cái nhân ở trung tâm, tứ thơ nhân ờ trung tâm bài thơ, chi phối ra cả tồn bài" (8.105) và vì vậy Xn Diệu khẳng

định thường người ta làm thơ gặp phải bí là bí tứ chứ khơng phải bí ý hay bí lời!

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)