Tính phổ cập (công chúng):

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 81 - 86)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:

2.3.1.1Tính phổ cập (công chúng):

2.3 Đánh giá một số mặt mạnh, yếu trong phê bình thơ của Xuân Diệu:

2.3.1.1Tính phổ cập (công chúng):

Trong số những văn nghệ sĩ thành danh trước cách mạng, Xuân Diệu là người nói đến sự thay đổi, sự chuyển biến trong tâm hồn và tư tưởng một cách đầy đủ, kỹ lưỡng nhất. Trong tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi, viết tháng 8 năm 1957, Xn Diệu đã nói khá sâu sắc về mình và những bạn thơ cùng lứa với mình. Ơng là người sớm nhất, gắn tư cách công dân với người nghệ sĩ một cách trọn vẹn. Ngay trong quá trình vận động của cách mạng, nhà thơ mới tiêu biểu nhất cho cái tơi, cho tình u cá nhân lại chính là người sớm nhập vào cuộc cách mạng, vào đại chúng vào số đơng để trang trải lịng mình ở tư cách người công dân một nước độc lập và hướng tới một cái ta chung của cộng đồng là tổ quốc và nhân dân. Cũng như nhiều nhà thơ khác thuộc thế hệ cũ, Xuân Diệu lại bước vào một cuộc "nhận đường" mới. Nhận đường trở về với nhân dân, với tiếng lòng của nhân dân.

"Tôi ao ước muốn viết được nhiều tiểu luận, vì cơng chúng mới của ta, cần chiếm tính kho tàng văn hóa dân tộc, rất cần sự mơi giới của nhà văn". Phải chăng vì muốn thực

hiện điều đó mà trong các bài phê bình nghiên cứu ơng luôn tỏ ra là người kỹ lưỡng, tỉ mỉ? Nhận thấy mỗi cá nhân người đọc là then chốt, Xuân Diệu ln có ý thức. Trong sáng tác văn học nghệ thuật, người cầm bút không được phép vô ý tứ, khơng được có cái lối làm phiên phiến... Ơng ln có cách nói muốn viết "đào cùng tát cạn" "dị cho đến ngọn nguồn lạch

sơng" mọi hiện tượng phanh phui bằng hết mọi bí mật trong sáng tác văn học cũng để tác phẩm dễ đến và dễ được công chúng tiếp nhận "Trong sáng tác văn học, sợ nhất là cái lối

làm "phiên phiến" (....). Ta nên vì người đọc thơ mà xem lại việc sản xuất thơ của chúng ta, xem lại việc chúng ta bình luận thơ, đánh giá thơ. "Trăm năm tính cuộc vng trịn -Phải dị cho đến ngọn nguồn lạch sơng", nếu người viết khơng kính trọng người đọc thì người đọc

cũng sẽ coi thường lại người viết. Công chúng sẽ cho nó đáng nổi, đáng chìm một cách thông minh thỏa đáng" (8.201).

Nhà thơ Phạm Tiến Duật, trong bài viết "Nhà thơ Xuân Diệu" (1985) cũng đã nhận xét về tính hướng đến đại chúng - một đặc điểm phổ biến trong sáng tác, phê bình của Xuân Diệu

"Tất cả các tác phẩm của Xuân Diệu đều có một phong cách chung dầu đấy là văn hay là thơ, nghiên cứu hay dịch thuật, phong cách chung ấy là sự không nửa vời, là sự đi đến cùng của những thôi thúc, sự làm kỳ được của những mục tiêu - Anh đã khơng nói về vấn đề gì thì thơi, đã nói thì nói cho đến lọn nghĩa chữ, lật trái lật phải nói rồi nói nữa kỳ cho tới lúc ngơn ngữ đến được người nghe".

Xuân Diệu có một giọng điệu phê bình riêng độc đáo - một phong cách rất Xuân Diệu, không thể nhầm lẫn với bất cứ một phong cách phê bình nào.

Ngồi giá trị chất lượng của những khối lượng kiến thức đồ sộ, có lẽ ấn tượng mà Xuân Diệu để lại cho người đọc là phong cách ngơn ngữ trong phê bình của ơng. Đọc Xuân Diệu, người ta dễ dàng nhận thấy một văn phong hóm hỉnh, độc đáo, tự nhiên, với cách viết thật thoải mái, gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng.

Ta bắt gặp trong văn phê bình của Xn Diệu là một thế giới ngơn ngữ giàu hình tượng, những vấn đề hấp dẫn được diễn đạt bằng một giọng văn hấp dẫn, giản dị, giàu cảm xúc mang nhiều tính chất giảng giải. Đây là một ưu điểm giúp người đọc dễ tiếp nhận và nâng cao sự thưởng thức văn học của người đọc. Bộc trực, say sưa, muốn nói đủ, cho hết, ơng gây ấn tượng và cuốn hút người đọc bằng những khám phá bất ngờ, bằng những suy nghĩ tâm đắc, bằng lối hành văn sinh động bằng những liên tưởng độc đáo theo cách riêng của mình. Ví dụ, người đọc có thể hình dung ra phần nào đặc điểm thơ văn Tú Xương qua sự diễn tả mà chúng tôi cho rằng vô cùng lý thú của Xuân Diệu "Mối chữ sống cả lên như mấy máy như giải ra

nhu cọ mãi... Tú Xương thấy cái nhục, nỗi đau nhoi nhói mất nước". Thơ Tú Xương là tâm

huyết Tú Xương, Tú Xương đã "khạc cả tim phổi của mình vào văn". Hạn chế của Cung ốn ngâm là "những chữ Hán lổn nhổn nặng trình trịch". Đặc điểm của cái cười trong xã hội cũ - được Xuân Diệu diễn tả cũng rất hình ảnh "Những nhà trào phúng, vĩ đại không nhe răng ra mà cười, khơng chửi bằng lời nói, họ ném cả trái tim họ, ném cả cuộc đời của họ vào cuộc đời, cũng như những nhà trữ tình vĩ đại. Trong xã hội cũ, thơ của họ thật chất cũng là máu và nước mắt, mặc cáo áo trào phúng đó thơi" (6.349).

Tất cả câu, chữ của Xuân Diệu đều có hồn, đều rất sống "đều mấp máy, giải ra, cọ mãi...." tạo cho ta một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị rất quần chúng.

Một thành công nữa trong cách hành văn của Xuân Diệu là : Trong văn xuôi giàu chất thơ - Trong khảo cứu giàu chất thơ. Những câu văn phê bình của Xuân Diệu giàu nhạc điệu, mượt mà và rất thơ. Đây là một đoạn văn Xuân Diệu viết về đề tài mùa thu trong thơ Việt Nam "Trong những chục năm đầu của thế kỷ XX, ở nước Việt Nam thuộc địa, phong trào văn

học, lãng mạn nhóm lên và khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân thành hình là mở đầu ngay với một nỗi buồn man mác khó diễn tả, một nỗi hận sầu, bứt rứt, một sự không bằng lịng mình, khơng bằng lịng xã hội, một nỗi hiu hiu của tâm hồn, cái tâm trạng ấy, cái bệnh "thời đại ấy", mỗi lần gặp mùa thu đến lại quyện chặt vào với những gió thu, sương thu, trăng thu, chiều thu. ..." Vâng, một đoạn văn xuôi, giàu chất thơ, giàu nhạc điệu bởi thế đối xứng thật

cân, cách lập từ thu ở cuối đoạn gợi cảm giác êm nhẹ lẫn với nỗi buồn tê tái, triền miên. Và đây là một ví dụ nữa về giọng văn uyển chuyển mượt mà của Xuân Diệu "Cái tâm huyết trong đời Nguyễn Khuyến, tâm huyết bàng bạc trong thơ Nguyền Khuyến, kết đăng trong bài thơ nôm rất hay. Nghe cuốc kêu. Chúng ta tưởng nghe da diết ám ảnh, chì chiết một tiếng chim kêu có sắc đỏ, khóc nức nở, gào thảm thiết tiếng kêu có máu, tiếng huyết kêu mất nước, nhớ rừng! ". Hệ thống từ láy gợi cảm (bàng bạc da diết, ám ảnh, chì chiết, nức nở, thảm thiết)

làm cho đoạn văn giàu hình ảnh lời văn thanh thốt, có hồn!

Nếu trong "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió", Xuân Diệu đã tận dụng mọi khả năng âm thanh của tiếng Việt trong thơ, khai thác và sử dụng thành công đặc điểm của phép điệp và phép láy, sử dụng linh hoạt phong phú nhịp điệu vào câu thơ,... thực hiện chức năng liên kết tính nhạc trong thơ, thể hiện tinh vi thế giới cảm xúc sâu kín của một thi sĩ đầy tài hoa thì đặc điểm đó, một lần nữa, được thể hiện rõ trên những trang viết về các nhà thơ cổ điển Việt Nam.

Những trang văn phê bình của Xuân Diệu thật giản dị được viết một cách thoải mái, tuôn trào theo cảm xúc tự nhiên của tác giả, không bị quy định ràng buộc theo một quy cách nào, nhiều lúc trang bài cách viết của tác giả tạo một khơng khí giao tiếp sinh hoạt hơn một khơng khí văn chương - nghệ thuật (và đây cũng chính là mặt mạnh và mặt yếu của Xuân Diệu).

Những khẩu ngữ sinh hoạt hằng ngày được Xuân Diệu dùng "chêm" vào những câu chữ bóng bẩy, mượt mà thật tự nhiên, thật thoải mái. Về câu thơ "Trên mui lướt thướt áo là" ở đoạn Kiều trầm mình và vừa được vớt lên ở sơng Tiền Đường, có người viết thành "Trên mui lướt mướt áo là" (lướt mướt = ướt (át)), Xuân Diệu viết "Trời đất thiên địa quỷ thần ơi!

Không cần phải tả chân đến thế đâu!". Khơng giấu nổi cảm xúc của mình, viết về Xn

cười" một cách ngộ nghĩnh và thẳng thắn (3.56) "vỗ vào đùi đen đét mà khen là tài", "hoan hô sự thể hiện" (382), so sánh thơ Xuân Hương với thơ Êlixavêta Bagruana (Bungari)

"khối chí" khi nhận ra những nét tương đồng trong tâm lý người phụ nữ cách nhau hơn nửa

vòng trái đất Xuân Diệu đã "hạ" một câu thật thoải mái, tự nhiên "Cái bà thi sĩ nước Bungari này, nước đã bị phong kiến Thổ Nhĩ Kỳ đô hộ 500 năm, bà ấy táo gan thật, dám nói!...". Kính phục Hồ Xn Hương thì "nữ thi sĩ Hồ XuânHương tài giỏi vô cùng". Đồng

cảm, thấu hiểu Nguyễn Khuyến thì "Ơng cụ Nguyễn Khuyến nói thế, tơi cũng phải chảy

nước mắt ", "chúng ta quý mến ..." "chúng ta rất cảm thông...". Tính cách thẳng thắn, cao

thượng của con người Nguyễn Khuyến - Xuân Diệu dồn vào một từ "đếch" - tự nhiên, bình dị mà độc đáo.

"Nguyễn Khuyến đi xa hơn nữa, đã đảo ngược trở lại tất cả, từ con Mẹ Mốc điên, cặn bã của xã hội ấy bên rìa đường, đã phục hồi thành gương tiết trinh đáng cho đời này soi chung". Đắp tại ngoảnh mặt làm ngơ. Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây. Rằng khôn để bán dại này". Thoắt Mẹ Mốc đã thành chính mình, Nguyễn Khuyến! Người thì khen ơng này khơn thật, cắt mình ra khỏi dịng nước bẩn đục, kẻ thì chê ơng ấy dại quá, bỏ quan to cỗ lớn đi về chịu dưa khú, cà thâm! Ơng đếch vào! Ơng cài tai ngoảnh mặt khơng đếm xỉa"

(7.57).

Về nhà thơ Tú Xương - Khi Xuân Diệu nghe cái nghèo của nhà thơ đất Vị Xun: chỉ có một cái áo bơng để bận, bất kể mùa đông hay mùa hè, ông viết "Xoa xuýt thương nhà thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mãi... người ta thương xót có thể ứa nước mắt" (8.150); "cha chả là hay" là tình cảm vui

sướng cao độ khi Xuân Diệu thấy và hiểu được" ngôn từ thanh nhẹ, lời văn rất mới trong bài "Mừng mưa đêm xuân" mà Tú Xương dịch từ bài "Xuân dạ hỉ vũ" của thi thánh Đỗ Phủ ...

Một đặc điểm nữa trong phong cách phê bình thoải mái của Xuân Diệu là nhà thơ thường rất hay tự nhiên liên hệ đến những chuyện ngoài lề, chuyện đơng tây kim cổ, có thể dừng ngay vấn đề đang rất hấp dẫn lại để nói sang chuyện khác, say sưa kể chuyện nhà văn - nhà thơ, kể chuyện kháng chiến, chuyện bánh ướt quê mẹ, chuyện bà hàng trầu thương cô Kiều, chuyện ăn một con gà nhớ đến thành ngữ "phao câu đầu cánh", chuyện đi xe kéo cùng Nguyễn Công Hoan... Đặc điểm này đã cho người đọc một khơng khí thân mật dễ chịu. Đây là một thành công của Xuân Diệu và rất Xuân Diệu. Thành công này, ta không dễ tìm thấy được ở những cây bút vốn mục thước như Hoài Thanh, vốn tài tử như Nguyễn Tuân. "Cách

diễn đạt, đó cũng là cách biểu hiện của sự nhận thức đối tượng, chiều sâu của ý nghĩ và tình cảm - Xn Diệu có một cách viết thật thoải mái - Đọc anh, ta tưởng như đang cùng anh nói chuyện, khơng cố ý viết văn một cách khó khăn. Bao giờ Xuân Diệu cũng

nói được những điều mình nghĩ một cách dễ dàng, thơng suốt. Những bài viết cổ điển một cách quy phạm, bao giờ cũng có một bố cục rõ rệt một sự phát triển chủ đề thật cân đối (...) Mạch văn lôi cuốn, sôi nổi ồn ào, say sưa theo đuổi ý nghĩ của mình. Phát triển nó, nối liền một mạch, nói đến tận cùng của vấn đề" (Hồi Thanh). Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã rất trân trọng, ngưỡng mộ Xn Diệu cũng như tình cảm và sự đóng góp của ông

"Suốt nửa thế kỷ qua, hầu như ngày nào Xuân Diệu cũng viết, đến nay đã mấy ngàn trang sách, thế mà hầu như khơng có một dịng nào thờ ơ, khơng có một dịng nào lãnh đạm. Xuân Diệu khơng khi nào nói để mà nói, viết để mà viết. Trong ngôn ngữ của anh, khi cởi mở, khi cay nghiệt, lúc tỉnh táo, lúc mê say, luôn luôn đập một trái tim trung thực, luôn hồi hộp nỗi niềm khám phá (...) Thuật phê bình của Xuân Diệu là từ mắt xanh Xuân Diệu đã đành nhưng cũng đã nói thêm là anh đã học được lối nghĩ khúc chiết của phương Tây kết hợp với cách cảm thụ tinh vi của phương Đông. Và do vậy, giọng văn phê bình của anh vừa tỉnh táo, vừa đam mê" (59.44).

Xúc cảm, tạo khơng khí bình văn, giảng văn:

"Nhiệm vụ chính của bình luận, nhà phê bình khơng phải là lên lớp mà giúp cho bạn yêu thơ hiểu một thời đại, một nền thơ, một nhà thơ" là tâm niệm của Xuân Diệu, tâm

niệm của một nhà phê bình chân chính. Bằng linh cảm thơ, bằng trực giác nhiệm màu, với khát vọng vô tận về cái đẹp - cảm quan nghệ thuật của một nghệ sĩ chân chính, Xuân Diệu đã mang vào những trang phê bình nghiên cứu tất cả tâm huyết của một người sống chết với văn học, yêu vô cùng tiếng mẹ đẻ, yêu sự nghiệp của cha ơng. Chính tình u đầy rẫy đó đã thấm vào văn, làm nên mạch đập run rẩy trong mỗi dòng chữ, làm nên sức cuốn hút của từng trang viết . . . "Lòng Xuân Hương là lửa, tay Xuân Hương có điện nên các chữ đều sống cả lên". Khơng cứ nói về Xn Hương mà về bất cứ ai, Xuân Diệu cũng tìm bằng được cái lửa, cái điện của riêng người đó. Mà tìm ở đâu? Tìm ngay những vang hưởng tác phẩm gợi lên trong lịng mình" (50.65).

Nói như Nguyễn Đình Thi trong tạp chí văn nghệ số 5 năm 1959 "Văn học là một

sáng tạo kỳ diệu của loài người để nhận biết cuộc sống, để nhận biết và làm thay đổi con người" thì với việc phê bình, Xn Diệu đã có những sáng tạo kỳ diệu, ơng đã làm công tác

môi giới, làm cho quần chúng xích lại gần với thơ hơn - đặc biệt là thơ cổ điển, lắng nghe và hiểu thấu tâm sự của các thi nhân. Và như đã nói ở trên, với mạch văn ồn ào, sôi nổi, lối diễn đạt tự nhiên thoải mái, ở những bài viết của ông, ta hay gặp khơng khí bình văn, giảng văn giản dị, thân mật mang tính chất của trị chuyện, trao đổi, tâm tình (hơn là tranh luận, bới móc, bút chiến ...) tìm ra giá trị thực của tác phẩm.

Cuối cùng, xin nhắc lại một lần nữa lời nói Xuân Diệu - như một sự khái quát về thái độ lao động của Xuân Diệu - một thái độ đại diện cho đông đảo bạn đọc, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi khách quan đối với người cầm bút "Nghề rất quan trọng, kỹ xảo rất quan trọng,

cần phải học tập kỹ xảo nhưng với một điều kiện: Phải có cái hồn để sai khiến kỹ xảo"

(21.21).

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 81 - 86)