5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
2.1 Nghệ thuật nghiên cứu phê bình:
2.1.1.2 Âm thanh nhạc điệu:
Như ta biết qua hai tập "Thơ thơ" (1939) và "Gửi hương cho gió" (1945), Xuân Diệu đặc biệt nhạy cảm với khả năng phong phú của âm thanh tiếng Việt. Nhiều bài thơ của ơng có sức cuốn hút, hấp dẫn khơng những về đề tài mà cịn về nhạc điệu -âm thanh.Trong "Thơ thơ" và "Gởi hương cho gió", Xuân Diệu sử dụng nhịp điệu thơ tinh tế và luôn luôn độc đáo nhằm ám gợi tâm trạng và những biểu hiện tiếng lòng - nhạc điệu tâm hồn riêng của chúng mình. (Về âm thanh - nhạc điệu trong thơ ông chú ý thể hiện ở thể thơ, vần điệp từ láy, dấu thanh, dấu câu, nhịp...).
Để đạt được những thành tựu như thế, Xuân Diệu đã kế thừa, học tập những gì ở ca dao, ở thơ cổ điển, thơ Nguyễn Du, Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú xương, Chinh Phụ Ngâm?
Khi đọc thơ cổ điển, ngập lặn trong ngôn từ cổ điển, Xuân Diệu đã rất chú ý điên âm thanh nhịp điệu thơ "Nhạc điệu thơ là một thứ nhạc điệu nó khơng phải chỉ ở lỗ tai nghe, đúng hơn nó thơng qua lỗ tai nghe mà đến tâm hồn"(21.52). Chúng ta điều biết, Truyện Kiều
lớn khơng chỉ vì giá trị hiện thực và nhân đạo, Truyện Kiều lớn là vì giá trị nghệ thuật đặc sắc. Một trong những nét đặc sắc nhất của truyện kiều là tài sử dụng ngơn ngữ của Nguyễn Du. Vì lẽ này mà Xuân Diệu gọi "Nguyễn Dù là bậc thầy của ngôn ngữ". Truyện Kiều lớn hơn Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là vì "Ngồi những việc gạn lấy nét
chính, lọc lấy tính chất, tập trung vào tâm tình, tạo ra hình tượng, Nguyễn Du trong khỉ làm những câu thơ đã rất chú ý đến nhạc và đến điệu" (6.283) Đã có nhiều chuyên luận riêng khá
tỉ mỉ, chi tiết về ngôn ngữ truyện Kiều( Ngôn ngữ truyện Kiều - Phan Ngọc; Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện - Phạm Đan Quế...). Và với Xuân Diệu, những trang viết về truyện Kiều của ơng đã cung cấp cho ta những hình dung ban đầu về ngơn ngữ truyện Kiều, trong đó có 9 trang tác giả dành riêng nói về nhạc, điệu "Nguyễn Du đã dành rất nhiều cái phương
pháp cách điệu hóa, trang thơ có chất vũ khúc, múa và chất âm nhạc"(6.283). Phân tích
nhiều thí dụ, Xuân Diệu viết: "Văn Kiều thật là có nhịp điệu, tiết tấu không những người ta nghe thấy nhạc, mà cảm thấy vũ khúc ở trong:
"Ở trong dường có hương bay ít nhiều Hương thừa dường hãy ra vào đâu đây Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần.
Trong nghĩa gần, khơng có động tác gì là múa, nhưng ta có cảm giác vũ khúc, do vì nhịp điệu và tiết tấu rất rõ; mà nghĩ nghĩa xa, thì cũng có thể thấy nét múa của hương, nét đi của bóng hoa." (6.285) Hoặc truyện Kiều, có khơng ít câu lục bát ngắt bốn nhịp như:
Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân Đã tu tu trót qua thì thì thơi.
Xn Diệu cảm nhận được sự "ngắt nhịp tan nát" hay "nhịp điệu đay nghiến quá rõ ràng: "Làm cho cho mệt, cho mê - Làm cho đau đớn, ê chề cho coi"", về nhịp điệu trong văn
Kiều, Xuân Diệu cũng phân tích rất chi tiết dấu thanh (thanh bằng, trắc) làm cho ta thấy rõ sự sống động của "những câu thơ đầy tính nhạc hợp với nghỉã một cách rất tinh tế, hợp cả với
tâm lý".
Nàng rằng: "Trời thảm đất dày! Thân này đã bỏ những ngày ra đi! Thơi thì thơi có tiếc gì!
Sẵn dao tay áo tức thì giở ra. Sợ gan nát ngọc liều hoa
Mụ cịn trơng mặt nàng đã quá tay.
Tất cả mười tiếng cuối câu lục bát tạo hơi thở lên, đến cặp lục bát thứ mười một mới kết thúc bằng một dấu huyền hạ xuống, nhưng là hạ giọng xuống khóc ịa, nàng Kiều đã chết rồi:
Thương ôi, tài sắc bậc này
Một dao oan nghiệt, đứt dây phong trần! (6.287)
Thật tuyệt diệu, Xuân Diệu đã lắng sâu vào những dòng thơ để "nghe tiếng lòng", để hiểu tâm sự của nhà thơ- dù nhà thơ đó cách Xuân Diệu hàng trăm năm!
"Một ngơn ngữ bình dân, thơng dụng, chân thực, thực tế, có cái vị thơm, cái hương lành của nó, cái hương vị văn miền Nam". (6.232) Nhận xét về ưu điểm ngơn ngữ thơ của
Nguyễn Đình Chiểu, Theo Xuân Diệu, nét điển hình trong thơ của nhà thơ miền Nam là tính nhạc "những câu thơ giản dị, phân minh, rõ ràng sắc nét, có nhạc điệu, có tâm tình khiến ai
cũng thuộc (...) nhạc điệu chung của Lục Vân Tiên, trong những câu thơ được nhớ và thuộc nhất, là một nhạc điệu êm ả hiền hậu" (7.244), Xuân Diệu cảm nhận được hết các giai tầng
âm điệu của các thi nhân cổ. Nghe bằng đôi tai thẩm âm, Xuân Diệu thú nhận đã rất "yêu cái
nhạc điệu" trong hai câu thơ của Tam Nguyên Yên Đỗ. Cho nên say, say khướt cả ngày, Say mà chẳng biết rằng say, ngã đùng!
Xn Diệu u cái đặc tính thơ Nơm, u cái "gọn chắc, chính xác" "uyển chuyển mềm
mại"- nét phong cách riêng của Nguyễn Khuyến như Xuân Diệu đã khái quát "nhạc điệu thơ Nguyễn Khuyến cũng không trộn lẫn được. Trong những câu thành công nhất của ông, nhạc thơ thanh thoát, trong nhẹ". (...7.109). Theo dõi cặn kẽ từng câu thơ, từng bài thơ, từng tác
giả để rồi "có những liên tưởng, thú vị độc đáo" Bài ca "Vườn Bùi Chốn Cũ" có một nhạc điệu hạ giọng xuống - nhưng âm thanh của một ngọn đèn vặn thấp hoặc là như một ánh nắng chiều". Kính u vơ hạn các nhà thơ cổ điển, Xuân Diệu say sưa khám phá, từng thế giới thơ
và như chính ơng khẳng định một trong những lý do của tình u đó là "u mến tâm hồn Tú Xương bởi chỉ có Tú Xương mới có tài làm những câu thơ vặt vãnh thành những câu thơ hay, thành những câu thơ đáng mến, đáng yêu". Nhà bình thơ của chúng ta đã thốt lên một cách thích thú, sung sướng khi được đọc bài "Mừng mưa đêm xuân" của thánh thơ của Đỗ Phủ do Trần Tế Xương dịch:
Khen thay con tạo khéo chia mùa, Hoa sớm mưa xuân khéo hẹn hò. Đưa nhẹ một cơn bừng giấc thắm, Rơi ra từng sợi thấm cành khô. Đồng không lối tắt mây nghi ngút, Sông vắng thuyền ai lửa thập thò. Phơi phới thành xuân ban sáng dạo, Trồi sương nặng trĩu mặt hoa đưa.
"trước hết là khâm phục Đỗ Phủ, tiếp theo là khen Tú Xương, ngôn từ thanh nhẹ, lời văn rất mới (...) Chao ôi, không biết khen ai; khen cả hai tác giả!" (...7.184).
Nhạy cảm với âm thanh là một đặt tính thơ Tản Đà- thơ của con người "hai thế kỷ", Xuân Diệu chú tâm "Để ý tới các chi tiết, bởi anh xúc cảm - Bởi xúc cảm, nên nhà thơ Tản
Đà nhạy cảm với các âm thanh vì vậy mà thích diễn đạt bằng âm thanh...". Xuân Diệu khẳng
tàng trong tim gan người ta. Chính cái sầu trong thơ Tản Đà là đầu mối quỷ thuật chính yếu để dụ người ta, Tản Đà lại còn cái phép dùng âm điệu để làm cho nổi bật, để làm cho người ta thổn thức trái tim bằng cả hai thể văn vần và văn xuôi: "Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sâu. Mưa dâm lá rụng mà sâu, trăng trong gió mát càng sầu; một mình tịch mị mà sầu, đơng người cười nói mà cịn sầu; nằm vắt tay lên tra mà sầu, đem thơ văn ngâm vịnh mà càng sầu. Sầu khơng có mối, chém sao cho đứt; sầu khơng có khối, đập sao cho tan..."". (7.332-333)