5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
1.2 Sự độc đáo trong phê bình thơ của Xuân Diệu:
1.2.2.2 Sự chuyển biến tích cực trong suy nghĩ về việc sáng tác, phê bình thơ của
của Xuân Diệu:
Cách mạng tháng tám thành công, mở ra một thời đại mới trong văn học. Có thể nói, trong giai đoạn 1945 -1955 (giai đoạn của cuộc nhận đường thứ nhất trong văn học). Hoài Thanh và Xuân Diệu là hai cây bút chuyên bình thơ. Nếu Hồi Thanh với tiểu luận "Nói chuyện thơ kháng chiến" thì Xuân Diệu đặc biệt nổi bật với hàng loạt bài viết về thơ công nông binh.
Sống dồi dào, sáng tác dồi dào... Gặp bao nhiêu sóng gió, bao nhiêu khó khăn của những cuộc chiến tranh ác liệt và cuộc sống khắc khổ, Xuân Diệu vẫn đứng vững trên vị trí của một nhà thơ chân chính, một nhà phê bình chân chính.
Hồng Trung Thơng đặc biệt trân trọng bản lĩnh của nhà thơ Xuân Diệu "Từ nhà thơ
lãng mạn chủ nghĩa đến nhà thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa... nếu trước khi gặp cách mạng anh là nhà thơ yêu nước thiết tha cuộc sống và đầy tình nhân đạo nói chung (Phấn thơng vàng) nhưng chứa giác ngộ về đấu tranh giai cấp và hoạt động xã hội thì khi đến với cách mạng, anh lại trở thành một nhà thơ nhập cuộc, nhập cuộc với tất cả trí tuệ, tình cảm và tâm hồn của mình cho dân tộc, cho quần chúng lao động, cho phẩm giá con người..." (74.37).
Sau một loại sáng tác đầy hào hứng ca ngợi cách mạng tháng Tám và đất nước được giải phóng (Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1949), Dưới sao vàng (1949)), bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Xuân Diệu chừng như chững hẳn lại trong sáng tác. Ông quay ra cặm cụi tìm hiểu để học tập tiếng thơ chân chính đang bập bẹ trong ca dao, vè, thơ kháng chiến và cải cách của bộ đội, công nhân, nông dân... Trong xã hội chủ nghĩa, Xuân Diệu viết nhiều bài tiểu luận và phê bình để khẳng định cái mới trong văn học xã hội chủ nghĩa. "Nhưng không phải không chê trách bệnh sơ lược thường thấy trong một số tác
phẩm của nền văn học chúng ta gây tác hại là làm cho người đọc hiểu sai thực tế, tưởng cách mạng toàn là hồng, gây bệnh chủ quan và lý tưởng hóa" (74.38).
Như quan niệm của Hồi Thanh "Một lời bình có thể giúp nhiều cho sự hiểu biết về cuộc đời, về con người, văn thơ, hiểu biết bằng tri thức và cả bằng tấm lịng”, thì Xn Diệu quan niệm "nhiệm vụ chính của nhà bình luận, nhà phê bình khơng phải là lên lớp mà
giúp bạn yêu thơ hiểu một thời đại, một nền thơ, một nhà thơ" (8.26).
Nhà phê bình có trách nhiệm đưa tác phẩm văn học đến gần với người đọc và muốn người đọc hiểu đúng tác phẩm thì phê bình văn học phải chính xác vì vậy nhiệm vụ của người làm cơng tác phê bình rất quan trọng, góp phần khơng nhỏ trong việc thưởng thức văn chương. Nhà phê bình theo Xuân Diệu phải luôn ý thức rằng: "Một tác phẩm văn học là cái
gương, có những tác phẩm nêu gương mẫu để ta noi gương mà bắt chước và có những tác phẩm là cái gương phản ảnh, để ta nhìn vào mà hiểu thấu sâu sắc xã hội cũ, từ đó có thể xây dựng xã hội mới một cách sâu sắc hơn." (21.216)
"Muốn phê bình văn nghệ được tốt, phải có người phê bình tốt" (Trường Chinh) và đặc
biệt hai con người tài năng Hoài Thanh và Xuân Diệu đều gặp nhau ở tư tưởng "cho nên song song với sự cố gắng trau dồi năng khiếu thẩm mỹ, một điều hết sức quan trọng đối với người giảng dạy văn học cũng như đối với người sáng tác, phê bình văn học là phải khơng ngừng rộng mở tâm hồn mình đón lấy ánh sáng lớn của dân tộc và thời đại, không ngừng rèn luyện cho mình những tình cảm cách mạng chân thành, sâu sắc" (64.221). Cái
chính yếu là người cầm bút phải rèn lấy cho mình một tư tưởng nhân sinh, một tình cảm chân thành sâu sắc.