5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:
1.2 Sự độc đáo trong phê bình thơ của Xuân Diệu:
1.2.2 Sự chuyển biến trong nghệ thuật phê bình thơ của Xuân Diệu:
Trong văn học Việt Nam, Xuân Diệu là một hiện tượng độc đáo, một tài năng phong phú và đa dạng.
Trước cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu xuất hiện với tư cách "là một hoàng tử của thơ ca Việt Nam với "y phục tối tân", người có cơng rất lớn trong việc đổi mới và hiện đại hóa thi ca Việt Nam. Sau 1945, cùng với sự chuyển mình của đất nước, ngồi lĩnh vực làm thơ, Xn Diệu tìm tới lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học. Ơng liên tục, cần cù trình bày những quan niệm của mình về nghề nghiệp, ơng có ý thức chủ động và làm việc này rất sớm. Ngay từ năm 1947, trong những bài phê bình giới thiệu thơ ông đã bộc lộ những suy nghĩ của mình một cách sâu sắc và nghiêm túc. Từ tập tiểu luận đầu tiên Tiếng thơ (1951) cho đến tập tiểu luận cuối cùng, ra đời trước khi Xuân Diệu mất một năm, Công việc làm thơ (1984) đã giúp chúng ta thấy rõ và có hệ thống những quan niệm của Xuân Diệu về thơ ca.
Như ta biết, Xuân Diệu tác giả của "Thơ thơ " và "Gửi hương cho gió" rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống nhưng bị vỡ mộng trước thực tế - một xã hội thực dân tù túng và cay nghiệt nên cuối cùng cũng như một số nhà thơ cùng thời (Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, Huy Cận ...), Xuân Diệu cũng là một nhà thơ, là nghệ sĩ, một nghệ sĩ theo khuynh hướng lãng mạn, Xuân Diệu luôn chán nản, hồi nghi, cơ đơn trước cuộc sống hiện tại. Trong thơ Xuân Diệu rất phong phú cái từ đêm tối, tĩnh mịch, u uất, âm u, bế tắc, u buồn, cơ đơn, nặng
nề..., hình ảnh ly biệt, tuyệt vọng :
Anh chỉ là con chim bơ vơ
Lạnh lùng bay giữa gió sương mưa.
(Muộn màng)
Tơi là con nai bị chiều giăng lưới Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối.
(Khi chiều giăng lưới)
Nhưng với nhiệt tình sơi nổi của tuổi trẻ, với lịng u cuộc đời đến thiết tha, cách mạng đến, Xuân Diệu rất nhanh chóng nhận đường, tìm lại chính mình trong cuộc đời mới với thái độ cởi mở, hòa nhập. Với thái độ làm việc miệt mài, sáng tạo, đầy nhiệt tình, Xuân Diệu để lại nhiều cơng trình tim óc có ý nghĩa rất lớn cho việc bồi dưỡng thế hệ nhà thơ trẻ, nhiều khám phá mới lạ độc đáo trong việc bình thơ và nghiên cứu văn học. Say sưa tìm tịi,
say mê sáng tạo, ý thức rèn luyện cho mình một khiếu thẩm mỹ sành điệu và nhuần nhuyễn cũng khơng ngồi mục đích "Trong cái viết của tôi, tôi muốn đền đáp công ơn cuộc sống".
1.2.2.1 Với cả một kho tàng kinh nghiệm quá báu rút ra từ thực tiễn cuộc sống, từ vốn học thức uyên bác, Xuân Diệu để lại các tác phẩm đi sâu vào nghề nghiệp làm thơ, có cơng rất lớn trong việc dìu dắt thế hệ trẻ.
Trước cách mạng, Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới lấy "cảm xúc" làm tuyên ngôn sáng tác, luôn gắn thơ với những mộng tưởng, những giấc mơ đẹp, thoát ly hiện thực
Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây.
(Cảm xúc)
Buồn, tuyệt vọng, cô đơn, chán chường ...là tâm trạng chung của những nhà thơ lãng mạn bậc nhất trong xã hội phong kiến thực dân tầm thường, ngột ngạt:
Trời hỡi trời, hơm nay ta chán hết Những sắc màu hình ảnh của trần gian
(Chế Lan Viên )
Thì trong cuộc đời mới, Xuân Diệu say sưa bộc lộ tâm huyết của mình - quan niệm về nghĩa vụ của một nhà thơ chân chính với các bạn làm thơ trẻ "Là thi sĩ, là một cuộc đấu tranh (...) những nhà thơ có được một đóng góp gì của tâm hồn và tài năng mình vào cuộc sống. Đó là một hồi bão, một ý định rất tốt đẹp, đó là một cuộc xây dựng, đó cũng là một cuộc đấu tranh" (21.50) Kiến thức và đạo đức là bản lĩnh của người làm thơ. Xuân Diệu đặc
biệt chú trọng đến phẩm cách công dân của nhà thơ "Muốn làm một nhà văn tốt, trước hết
phải là một người cơng dân tốt. Nhà thơ muốn có bút lực tốt thành công cũng như một nài ngựa giỏi thì phải có những con ngựa thật khỏe thật mạnh thúc cho nó chạy thật giỏi, thật hăng mà tay cương phải thật vững vàng, đừng để xe sa xuống hố" (21.62). Muốn được như vậy phải rèn luyện "Dao có mài mới sắc" và rèn luyện thường xuyên "mài sắt nên
kim".
Để là một nhà thơ tốt, ngồi năng khiếu vốn có theo Xn Diệu, cảm xúc và sự rèn luyện là hai yếu tố có vai trị rất lớn trong việc phát triển năng lực của nhà thơ.
1.2.2.1.1 Tình cảm lớn:
Xn Diệu ln đề cao yếu tố cảm xúc của thơ "Cái chính yếu làm cho bài thơ hay,
trước hết là bản thân cái chất cảm xúc. Nghĩa là trước hết người làm thơ phải cảm xúc thật mạnh mẽ, phải có lịng u lớn, lòng ghét lớn, lòng say mê lớn, đồng thời có khả năng biểu hiện, diễn đạt và cố gắng đào sâu suy nghĩ để khám phá những khía cạnh đặc biệt, sáng tạo những tứ thơ mới." (21.5)
Người ta đọc thơ cũng để tìm sự đồng điệu, tìm tiếng nói tri kỷ, tri âm cái mà người ta đòi hỏi hơn cả ở thơ, ở nhà thơ, là dù nói đến người, đến vật đến việc cũng phải tràn trề tình cảm, người ta địi hỏi người thi sĩ phải nói bằng tất cả trái tim, linh hồn của mình, càng dạt dào càng hay. Văn thơ hay có tác dụng bồi dưỡng tình cảm đúng, tình cảm lớn cho nên điều quan trọng nhất là làm thơ thúc đẩy tự bên trong là nhu cầu của tâm hồn nên thái độ làm thơ phải là thái độ chân thành, chân thực và đó cũng chính là thái độ trong sáng tác nói chung.
Như Mác nói "Nghệ thuật là niềm vui lớn nhất mà con người có thể tự tạo" , Xuân Diệu cũng quan niệm chỉ thơ ca chân chính, gắn liền với cuộc sống, với mọi buồn, vui, sướng, khổ của nhân dân mới có thể có ích cho con người, một cục diện nữa của cuộc đấu tranh trong nội tâm của người thi sĩ là xác định thái độ làm thơ, là vấn đề "làm thơ để làm gì?
Làm thơ để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng." (8.36).
1.2.2.1.2 Lao động thơ - Lao động nghệ thuật, là một quá trình phấn đấu gian khổ một sự rèn luyện thường xuyên:
Tròn mười lăm năm lao động thơ trên tạp chí nghiên cứu văn học số 10 -1960, Xuân Diệu viết "Cùng với vấn đề tư tưởng, cịn có vấn đề biểu hiện lại sự sống. Người nghệ sĩ khơng được bỏ lìa việc tu dưỡng trong một ngày nào, đồng thời cần tu dưỡng cấc khả năng biểu hiện lại sự sống". Trong công việc làm thơ, Xuân Diệu đặc biệt lưu ý đến mối
quan hệ giữa thơ và cuộc sống, nhấn mạnh đến quy luật cuộc sống và quy luật tác phẩm trong thơ, một chân lý sáng tác quan trọng là phải đem được chất của cuộc sống vào thơ "Trong
việc tự đào tạo mình, các nhà văn chúng ta trước hết học ở đời sống ... Tìm hiểu cái quy luật vĩ đại của nó trong chúng ta là tiến lên xã hội chủ nghĩa, sự học tập chính trị, học tập quần chúng là vô tận. Văn học của chúng ta tò một loại phản ảnh của thực tế, chúng ta không nghĩ đến cái phương thức chật hẹp của một tấm gương. Văn học ta xuất phát từ thực tại và lại trở về tác động được thực tại" (8.35).
Nói thì dễ, nhưng làm thì khơng đơn giản như nói. Người thi sĩ phải đấu tranh, ln đấu tranh. "Làm thơ là một sướng vui đau khổ! Người thi sĩ phải luôn giữ cho được ở trong tâm trí mình các lý lẽ trái ngược nhau (...) Sự tốt ra của tồn tâm tồn ý, thật ra phải cần
nhiều thời gian, phải trải qua đấu tranh phải được thực tế của trường văn trận bút uốn nắn cho và quần chúng giáo dục" (21.45).
Càng về sau, Xuân Diệu càng có chuyển biến rõ trong quan điểm nghệ thuật. Trong một tác phẩm văn học, cái mà người ta yêu trước hết là cuộc sống - Chân lý cuối cùng và cao nhất của nghệ thuật là cuộc sống. Nghệ thuật không thể nào là thế giới riêng ở ngồi đời. Chúng ta nói lại mãi khơng hề chán, nhấn mạnh mãi vẫn cứ hay, về mối liên hệ sinh tử của văn học nghệ thuật đối với hiện thực xã hội và với quần chúng nhân dân. Nhà văn nghệ cần phải tắm mình trong cái nguồn hiện thực và quần chúng, luôn luôn nhắc nhở mình, và thỉnh thoảng lại kiểm tra mình về đường hướng đúng đắn hay chệch sai. Vâng, Xuân Diệu với ý thức công dân rất rõ của một nghệ sĩ chân chính, chúng ta sẽ khơng ngạc nhiên nếu như trước đây nhà thơ luôn bị bao phủ quẩn quanh của sự tuyệt vọng, nỗi cô đơn đến rợn ngợp :
Ta là một, là riêng là thứ nhất Khơng có chi bè bạn nổi cùng ta
(Hy Mã Lạp Sơn )
Thì bây giờ ơng ln ln khẳng định niềm vui sướng, tự hào được làm "một người thi
sĩ trong chế độ mới" sống và hịa mình bất tận vào cuộc sống , vào nhân dân: Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao.
Kế thừa, học hỏi và phát huy là một yêu cầu không thể thiếu được trong việc rèn luyện, trau dồi đạo đức và nghề nghiệp của nhà thơ nhất là với một dân tộc có nhiều thơ ca cổ điển có giá trị như ở nước ta "Các bạn làm thơ trẻ, muốn xứng đáng là một thi sĩ, cũng nên tinh
thông các phép làm thơ, từ cổ truyền đến hiện đại, nên thuộc thập bát ban võ nghệ của thơ rồi ứng dụng đến đâu, cái đó tùy, thậm chí hồn tồn vứt bỏ hết cũng được. Biết mà bỏ chứ khơng phải tại vì khơng biết mà bỏ. Vả điều này cũng hoàn toàn cần thiết cho cấc nhà nghiên cứu thơ, bình luận thơ." (8.188).
Say sưa truyền đạt kinh nghiệm của mình cho thế hệ sau nhưng có mâu thuẫn khơng khi có lúc chính Xn Diệu lại dứt khoát "Kinh nghiệm làm thơ là khơng có kinh nghiệm
nào hết, làm thơ cũng như u khơng có kinh nghiệm trong tình u, tình u ln là sự bắt đầu"? Cuộc sống vốn muôn màu, mn vẻ và tình cảm của con người với đối tượng,
cuộc sống lúc nào cũng không phải như nhau, có thể điều Xuân Diệu muốn nói, trong lĩnh vực sáng tác thơ ca vốn đặc thù nhà thơ không phải là những người thợ khéo tay, lành nghề. Điều chính yếu là nhà thơ phải dồi dào xúc cảm trước hiện thực cuộc sống "Cái phát nguyên của nghệ thuật là ở trong xã hội mà cái cứu cánh của nó cũng ở trong xã hội"
(72.57).
Tóm lại, Xuân Diệu dành rất nhiều thời gian, tâm trí, sức lực nói về văn, nghiệp vụ, cách viết, nghệ thuật viết, đi vào những công việc "bếp núc" của văn chương một cách chu đáo tỉ mỉ để truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ trẻ và hơn nữa đó là một thái độ nhiệt tình, lịng u nghề của một nghệ sĩ chân chính, giàu hiểu biết, giàu nhiệt huyết.