Mối quan hệ giữa hiện thực và nhà thơ:

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 68)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:

2.1 Nghệ thuật nghiên cứu phê bình:

2.1.2.1 Mối quan hệ giữa hiện thực và nhà thơ:

Theo sự thống kê của chúng tôi, trong hai tập các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Xuân Diệu tập trung khai thác sự ảnh hưởng của thời đại đối với nhà văn; mối quan hệ giữa hiện thực và nhà thơ nhiều nhất ở các nhà thơ Nguyễn Trãi (7 lần, chiếm tỷ lệ 2,08%), Nguyễn Du (6 lần,

chiếm tỷ lệ 1,78%), Hồ Xuân Hương (9 lần, chiếm tỷ lệ 2,67%), Tú Xương (4 lần, chiếm tỷ lệ 1,19%) Tản Đà (4 lần, chiếm tỷ lệ 1,19%), đây cũng chính là những tác giả chịu ảnh

hưởng nhiều của thời đại, thần văn và khí văn đều ảnh hưởng và thể hiện đặc điểm của hiện thực xã hội mà họ đã sống.

Như ta biết, nghệ thuật phản ánh hiện thực trên một phạm vi hết sức rộng lớn và đa dạng đồng thời chính hiện thực cũng tác dộng không nhỏ đến nhận thức, tư tưởng của người sáng tạo nghệ thuật. Trong khi nói chuyện "bếp núc" của văn chương, về mối quan hệ giữa thơ và hiện thực, Xuân Diệu viết: "thơ trước tiên là cuộc đời, là hiện thực (...) Thơ được sinh

ra do sự quyện se thực tại khách quan với tâm hồn, trí tuệ con người. Và trong thơ trữ tình, sự quyện se đó rất tập trung nâng lên cao độ (...) không xuất phát từ thực tại thì thơ chán phèo nhạt thếch, khơng có chất sống thì thơ vơ vẩn hố thành ma thơ". (8.33) Trong chuyên

luận Nhà văn tư tưởng và phong cách, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc nghiên cứu hiện thực khi tìm hiểu, phê bình, đánh giá một nhà văn: "Việc tìm hiểu

con đường nghệ thuật của nhà văn là cả một q trình ln đối chiếu việc hồn cảnh, xã hội, lích sử, những quan hệ xã hội văn hóa của nhà văn, hành trang cũng như tư tưởng chính trị xã hội, những quan điểm nghệ thuật của ông ta với việc phân tích và đánh giá những tác phẩm nghệ thuật của ơng ta".

Truyện Kiều là "tiếng khóc vĩ đại" của Nguyễn Du, khóc cho số phận con người trong xã hội phong kiến bất nhân, cay nghiệt. Có lẽ, nếu khơng có xã hội Việt Nam suy tàn thế kỷ XVIII - XIX, thì chắc hẳn Nguyễn Du đã không viết được truyện Kiều với "nỗi đau đứt ruột"

như vậy. Dó đó mà Xuân Diệu người đã dành nhiều thời gian,tâm sức để nghiên cứu Kiều, đã nêu bí quyết: cần "phải hiểu biết đầy đủ và sâu sắc" rằng: "Truyện Kiều thuộc vào loại các tác phẩm ưu việt của nhân loại làm ra trước khi có chủ nghĩa Mác Lênin và cách mạng vơ sản" Truyện Kiều ra đời trong hoàn cảnh khi chế độ phong kiến ở Trung Quốc, ở Việt Nam đã áp bức bóc lột người đến thậm tệ, và cứ kéo dài mãi, sự đình trệ sa lầy, đến cái việc chuyển sang chế độ tư sản cũng không chuyển nổi thì con người làm sao, lấy gì mà cười? Hoa có cười, cũng cười mỉa mai như Đơng Phương Sóc, cười cay đắng như Hồ Xn Hương mà thơi. Huống chi Nguyễn Du của ta lại sinh sống vào một thời đại chế độ phong kiến ở Việt Nam tan rã đến tột độ, vào thời Lê Mạc, vua Lê chứa Trịnh suy tàn, chúa Nguyễn chúa Trịnh thời ấy chia cắt sơn hà, mà đàng trong chúa Nguyễn cũng mục nát, vua Quang Trung đánh đuổi Tôn Sĩ Nghị, nhưng rồi nhà Tây Sơn cũng xuống dốc suy tàn, nhà Nguyễn lên, chế độ quân chủ chuyên chế càng hà nghiệt phản động. Nguyễn Du chứng kiến bao nhiêu cuộc binh lửa: kiêu binh nỗi loạn phá phách, Trịnh Nguyễn đem quân đánh nhau, quân xâm lược nhà Thanh kéo sang tàn hại nhân dân; Năm 1786 ( Khi Nguyễn Du hơn hai mươi tuổi) nước ta lại bị hạn hán mất mùa, chết hao cả dân số." (6.119). Điểm lại hoàn cảnh xã hội như thế, Xuân Diệu đã làm một lập luận chặt chẽ: Ra đời trong hồn cảnh xã hội đó nên tất yếu: "Truyện

Kiều là một đoạn trường tân thanh", một "tiếng kêu mới về nỗi đứt ruột", là một tiếng khóc vĩ

đại dưới các chế độ cũ, một bản cáo trạng, một sự phê bình và như thế, là có một giá trị lớn lao. Biết khóc, khóc to, khóc lớn là vạch ra những mâu thuẩn không giải quyết được của xã hội phong kến; khóc rung chuyển cả lịng người, khóc đến nỗi mây sầu gió thảm, trời đá cũng không thể đứng yên, là muốn đập vào cửa trời bắt phải trả lời về số phận con người "tại sao

khổ sở đến cùng cực như vậy (6.119). Trong hoàn cảnh ấy, tất nhiên "Tập thơ chữ Hán đựng đầy cái uất ức của Tố Như -Thơ trong này đê lại cảm giác chung của buổi chiều thu tê tái. Buổi chiều đó là xã hội phong kiến ở Việt Nam, ở Trung Quốc, phản ánh trong tâm hồn Nguyễn Du" (6.172).

Nói về sự ưu ái thanh bạch của Nguyễn Trãi trong "Quốc âm thi tập" Xuân Diệu không quên nhắc lại đặc điểm của xã hội Nguyễn Trãi sống để kết luận "Nguyễn Trãi tiên sinh có

nhu cầu trong sạch" là bởi vì "triều đình xung quanh tiên sinh càng đục thì tiên sinh càng phải trong, càng muốn trong, sự đời có muốn thế nào đi nữa". Con người lo đời ấy, ưu ái đó về cuối đời bị hãm vào cái cảnh phải chướng tai gai mắt nhìn bọn gian thần lũng đoạn chốn triều ca, vì vậy mà phải giấu tấm lịng son của mình sau một cái vỏ ngồi hờ hững: Dầu phải dầu chăng mặt thế - Đắp tai biếng mảnh sự vân vân" (6.28) Một đặc điểm chung trong "các tác phẩm sản sinh trong xã hội cũ là một xã hội đa ngang trái, làm sao mà không buồn? Trong xã hội phong kiến, Nguyễn Cơng Trứ nói: "Ngồi buồn mà trách ơng xanh. Khi vui

muốn khóc, buồn tênh lại cười" thì Nguyễn Du nói: "Vui mà vui gượng kẻo mà - Ai tri âm đó mặn mà với ai"; mãi về sau này, Đào Tấn cịn nói! "Nghiến răng cười, cười cũng khó khăn - Ơm lịng chịu, chịu càng vui sướng; về sau nữa, Phan Bội Châu cũng nói: Thầm rơi giọt lệ kìa ai đó- Ta hãy lên thành hỏi cột cờ"(7.84). Cái buồn đó, trong thơ chân tú tài chữ nho đã

biến thành tiếng cười quyết liệt, sâu cay, châm biếm đả kích những sấu xa kinh tởm, nhố nhăng của xã hội buổi giao thời. Thành phố Nam Định - quê hương Tú Xương- nơi diễn ra cuộc sống. . . với những đặc điểm của xã hội phong kiến già nua đang chuyển thành xã hội lai căng thực dân nữa phong kiến sớm và khá tập trung - "đập vào mắt Tú Xương, gây phản ứng

trong tâm trạng, từ đó phản ứng vào sáng tác của ông, tỏa ra hai tố chất, làm nên hai phương diện thơ Tú Xương: Trữ tình và trào phúng" (3.53). Tú Xương nối tiếp tiếng cười

trong ca dao, trong truyện dân gian mà trong thơ của rất nhiều nho sĩ mà người đại diện xuất sắc nhất là Nguyễn Công Trứ - "Tiếng cười ra nước mắt của Tú Xương điển hình nhất, sắc

nét nhất; Thứ nhất là do tài năng, thứ nhì là do thời đại. Thời đại Tú Xương vừa thiết lập ra Đế quốc thực dân và mới nảy mọc tư sản đã tạo bày la liệt là điển hình để cho Tú Xương chỉ giơ tay ra là bắt được" (6.162). Vâng chính xã hội có q nhiều điển hình về đạo đức bị suy

tàn, luân lý ngàn đời của dân tộc bị phá vỡ vì đồng tiền, vì lợi nhuận đã khiến "Tú Xương đã

có những thế văn đau đớn đến cố cùng bởi trời đất, ( xã hội) hãm người vào trong những bế tắc xót xa quá đỗi!".

Với bản tính mạnh mẽ, nữ sĩ Xuân Hương chế giễu, đả kích cả một xã hội phong kiến thời mình. Theo Xuân Diệu, "với giọng điệu dõng dạc, chủ động đàn chị, Xuân Hương cười

nhưng cái cười của Xuân Hương cùng một tính chất với cái cười của Tú Xương và còn ở trên bậc cao hơn, là một cái cười lớn lao". Đó là mặt tích cực của Xn Hương, điều này có thể

được giải thích : "Xã hội phong kiến Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII đã có cái nhu cầu cần

phải chuyển lên một chế độ khác tiến bộ hơn, nhưng trong thực tế, đã không chuyển lên được. Xã hội không tiến lên đựơc nhưng con người luôn luôn vẫn địi giải phóng ra khỏi hệ ý thức phong kiến, ra khỏi tập tục lễ giáo, đạo đức phong kiến chèn ép con người phải được sống tự do hơn, phóng khống hơn, ngấm ngầm yêu cầu mỗi con người phải được coi như một cá thể đáng quý trọng".(6.340) Hồ Xuân Hương đã sống trong một thời đại như thế và thơ của bà đã

mang rất sâu sắc dấu hiệu của thời đại bà. Vâng, Xuân Hương là một người có bản lĩnh mạnh mẽ, cái việc bà phải bị xã hội phong kiến coi là "đàn bà thấp kém", bị khinh là ''phu nhân rẻ

rúng" chỉ càng làm cho sự phản ứng của bà mạnh lên. Bà phản kháng, muốn đạp đổ cái xã hội phong kiến bất công, khắc nghiệt, giả dối, tan rữa mà mắt bà nhìn thấy hàng ngày. Vì vậy, kinh nghiệm đọc và hiểu thơ Xuân Hương là "cần phải đặt thơ Xuân Hương vào hoàn cảnh

cái nội tâm của Xuân Hương". Ngay chính bản thân Xuân Diệu cũng thế, nếu khơng có cách

mạng, có lẽ Xuân Diệu mãi sống trong tâm trạng "Ta bỏ đời mà đời cũng bỏ ta", khó có thể Xuân Diệu trở thành một nhà thơ của cách mạng, nhà phê bình chân chính của nhân dân!

Để kết luận cho phần này, chúng tôi xin mượn một ý kiến trong sách Lý luận văn học - nhà xuất bản Giáo dục 1999 về mối quan hệ giữa thơ - hiện thực - nhà thơ và công chúng

"Nghệ thuật phản ánh hiện thực trên một phạm vi hết sức rộng lớn và đa dạng nhưng hiện tượng ấy đều được xem xét trong mối quan hệ thẩm mỹ với con người". Đúng, thơ

khơng thể tồn tại nếu khơng có độc giả, khơng có cơng chúng.

2.1.2.2 Quan hệ giữa thơ và cơng chúng:

Có thể nói, "cơng việc làm thơ" là cuốn sách lớn về sự đúc kết mấy mươi năm kinh nghiệm sáng tác thơ và phê bình thơ của Xuân Diệu. Khi bàn về "Quy luật cuộc sống và quy luật tác phẩm trong thơ", Xuân Diệu viết : "Trong một tác phẩm văn học, cái mà người ta yêu

trước hết là cuộc sống. Chân lý cuối cùng và cao nhất của nghệ thuật là cuộc sống. Nghệ thuật khơng thể nào là yếu tố riêng ở ngồi đời. Chúng ta có thể nói lại mãi khơng hề chán, nhấn mạnh mãi vẫn cứ hay về mối liên hệ sinh tử của văn học nghệ thuật đối với hiện thực xã hội và với quần chúng nhân dân. Nhà văn nghệ cần phải tắm mình trong cái nguồn của hiện thực và quần chúng, ln ln nhắc nhở mình và thỉnh thoảng lại tự kiểm tra mình về đường hướng đúng đắn hay chệch sai" (8.31). Đi vào thế giới thơ cổ điển, Xuân Diệu thường chú ý

bàn về mối liên hệ sanh tử của thơ và quần chúng trên tinh thần: Thơ là tiếng nói tâm tình của quần chúng, thơ được quần chúng chọn lọc đánh giá và quần chúng sẽ học được nhiều điều qua thơ.

Thơ là tiếng nói tâm tình của quần chúng: Trân trọng Nguyễn Du - nhà nghệ sĩ mang trái tim lớn của thời đại, Xuân Diệu đã chỉ ra "cái lớn" của Nguyễn Du "Trong cái hạn chế

của thời đại mình, đã vượt lên nhìn cái tầm lịch sử lồi người, từ một vị trí thơng cảm với quần chúng" (6.304). Yêu mến, trân trọng Xuân Hương - Bà chúa thơ nôm, Xuân Diệu viết "Thơ Xuân Hương Việt Nam hơn cả vì đã thống nhất được tới cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng". Thơ Xuân Hương là tiếng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm

của mình, thơ Xuân Hương giàu cảm xúc, thơ Xuân Hương mạnh mẽ, thơ Xuân Hương là tiếng nói chung của tất cả mọi phụ nữ khổ đau đương thời. Thơ Xn Hương quần chúng vì thơ Xn Hương có "ý tình phổ biến của mọi người", "nội dung thơ Xuân Hương toát ra từ

cuộc sống bĩnh dân" hoàn toàn khác với nét tao nhã trong thơ Đồn Thị Điểm, khơng nặng về

tha thiết khóc than như Ngọc Hân công chúa, không cầu kỳ "làm thơ có con hầu đi theo" như Bà Huyện Thanh Quan. Trong thơ Bà chúa thơ Nơm có những đặc điểm mà thơ Đoàn Thị

Điểm, thơ Bà Huyện Thanh Quan, thơ Ngọc Hân cơng chúa khơng có được - đó cũng là đặc điểm khiến Xuân Diệu vơ cùng khối chí "bình dân chúng tơi được ăn nói thơ lỗ một chút như trong đời sống thường hàng ngày!....) giọng điệu thanh thốt, nơm na, bình dân, tự nhiên, lời cứ trong veo, không gọn, đọc cứ thoải mái, những câu đối nhau thì cân chỉnh già dặn đến ai cũng phải sợ, mà vẫn như lời nói thường" (6.392). Thơ Xuân Hương gần với công

chúng bởi thơ thật như chính cuộc đời "trong thơ Xn Hương có người, trong thơ có tiên và

trong thơ có quỹ'' (6.394).

Sự tồn tại của Tú Xương là vì văn học, vì các tác phẩm văn thơ hay tác động vào tình cảm của con người. Tú Xương có cách nói giống Xuân Hương - cách nói của quần chúng. Thơ của ông là "ngôn ngữ của mọi người cho nên nó đã thành như tục ngữ, tục ngữ thì ai

cũng nói, ai cũng nhớ và nó nói thật sắc nét, điển hình". Tú Xương ấp ủ mãi, vết thương mất

nước ở trong tâm hồn. Chửi cái nhố nhăng của cuộc đời tư sản hóa dưới ách thực dân đế quốc, than sự suy đồi, là muốn bảo vệ tinh thần dân tộc (...). Trên cơ sở một nền thơ hay, có một cái điệu âm hưởng của thời mình, Tú Xương để lại dấu ấn rất mực sâu sắc do Tú Xương bản lĩnh và quần chúng. Đặc biệt, chân tú tài chữ nho lại có cách ăn nói bình dân của quần chúng "chửi rất phàm, văn mánh khóe q, các cụ thâm nho khơng đồng tình với lối chửi ấy,

nhưng quần chúng thì ủng hộ" (7.176). Cơng chúng đóng vai trị quan trọng trong sự tồn tại

của tác phẩm, công chúng sẽ cho tác phẩm văn học nổi, chìm một cách phân minh "Lịch sử

văn học rất là khe khắt (...) quần chúng với thời gian, công chúng trải qua thời gian đánh giá được hết một cách rất thông minh, tinh xảo, khoái trá, rõ ràng". Đúng như vậy, tác phẩm Homerơ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du qua thời gian dài đằng đẵng 2900 năm, 500 năm, 200 năm, 100 năm đã tồn tại và bất hủ qua sự chọn lọc, tiếp nhận của quần chúng.

Cũng là vì thơ của quần chúng, thơ Đồ Chiểu gần như đã vượt qua sự thử thách của thời gian, đã tồn tại đúng nghĩa với thời gian hơn 60 năm. Có thể nói, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có mối quan hệ nhiều nhất với quần chúng, được quần chúng yêu mến, thông cảm và gần gũi "Hai yếu tố làm cho văn tài Nguyễn Đình Chiểu sáng mãi là tính cách quần chúng và

tính cách miền Nam." (7.239) Xuất phát từ đặc điểm tâm hồn "ưu ái kính mến đối với người lao động" của Đồ Chiểu mà tác phẩm Lục Vân Tiên đã và mãi mãi có giá trị. Lục Vân Tiên là

tính cách, là cuộc đời "là hơi thở của quần chúng miền Nam". Theo Xuân Diệu, "với những

đức tính gì q báu lắm, hợp với quần chúng lắm" (7.201) nên Lục Vân Tiên vẫn trẻ, vẫn sống và sẽ sống mãi với thời gian. Phân tích tỉ mỉ từ lời ăn tiếng nói, từ mẫu nhân vật điển hình, bút pháp... Xn Diệu ln nhấn mạnh: Lục Vân Tiên lớn, Lục Vân Tiên quý báu vì tác phẩm được quần chúng yêu thương "Trong tác phẩm hàng đầu của cụ Đồ Chiểu có tính cương trực ngay thẳng của quần chúng, có thái độ dứt khốt như thái độ của quần chúng (...)

quần chúng rất quý u vì thỏa mãn một địi hỏi, một khát khao của quần chúng về lý tưởng."

(7.203) Giá trị của Lục Vân Tiên có sức mạnh vượt thời gian khơng chỉ là những câu thơ về tà chính giản dị, phân minh, rõ ràng, sắc nét có tác dụng bồi dưỡng, giáo dục đạo đức thông qua những lời giáo huấn về luân thường đạo lý, về đạo làm người trong cuộc đời thường.

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 68)