Những phát hiện mới mẻ đặc sắc từ cá tính sáng tạo, ngòi bút linh hoạt, kiến

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 86 - 101)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN:

2.3 Đánh giá một số mặt mạnh, yếu trong phê bình thơ của Xuân Diệu:

2.3.1.2 Những phát hiện mới mẻ đặc sắc từ cá tính sáng tạo, ngòi bút linh hoạt, kiến

kiến thức uyên bác phù hợp với nhiều thiên hướng phê bình khác nhau:

Xuân Diệu là người đa tài. Ở ơng có sự kết hợp hài hịa ba lĩnh vực: sáng tác thơ, bình thơ và dịch thơ. Với vốn kiến thức văn học lớn (văn học trong và ngoài nước, ca dao lý luận văn học ...) ơng hồng của thơ tình Việt Nam hiện đại tỏ ra rất nhanh nhạy và đồng điệu với chất đa tình ở những hồn thơ cổ điển. Nhà thơ của tình yêu đã nhận biết sâu sắc hơn ai hết những rung động và biến thái dù là nhỏ nhất trong những dịng thơ trữ tình của các nhà thơ cổ điển (Ví dụ về cái đẹp trong thơ văn Ức Trai - Nguyễn Trãi, Xn Diệu viết "ít có nhà thơ nào hằng nói đến mặt trăng, có nhiều câu hay về mặt trăng như Ức Trai" vì "Ức Trai có cái đẹp thường trực ở trong tâm hồn, có cái đẹp là bản chất của tâm hồn, cho nên gặp cái đẹp trong vũ trụ thì tương ứng ngay, thốt ra thơ đẹp" (7.38-39). Do có khiến thức về lý luận và lịch sử văn học, có sự am hiểu thấu đáo hoạt động sáng tác kể cả những chuyện "bếp núc" của văn chương và do có một cách diễn đạt độc đáo của người nghệ sĩ nên các tiểu luận và cơng trình lý luận, phê bình nghiên cứu của Xuân Diệu có nhiều nét mạnh và những đặc sắc riêng. Không dừng lại ở một thiên hướng coi trọng phẩm chất thẩm mỹ của văn chương, không dừng lại ở một bút pháp - một phong cách nào. Có thể nói, cuộc đời cầm bút của ông luôn luôn là cuộc vật lộn căng thẳng với chính bản thân mình để vươn lên khơng ngừng cho ngang tầm cuộc sống và thời đại để phục vụ cuộc sống và thời đại. Ở Xuân Diệu, có sự kết hợp của nhiều thiên hướng phê bình: ngồi khuynh hướng coi trọng phẩm chất thẩm mỹ, ông cịn đi sâu vào khuynh hướng tìm tịi về tư tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật của nhà văn...

Xuân Diệu tài hoa, sắc sảo nhưng rất gần gũi quen thuộc. Các bài viết của ông thường đi từ chữ nghĩa đến cuộc sống và từ cuộc sống, chữ nghĩa lại trở nên phong phú hơn, giàu có hơn. Ông quan niệm: "Văn học là trường đời, đọc thơ văn hay, tự nhiên ta liên hệ với kinh

nghiệm bản thân đã thu lượm được, do đó mà những tác phẩm mới lộ ra cái sâu sắc"

(6.196).

Xuân Diệu hiểu kỹ càng, tinh tế từng tình ý, từng chi tiết ngôn ngữ trong văn thơ cổ bằng con mắt của nhà thơ tình hiện đại. Nguyễn Du và truyện Kiều là nơi thử thách của nhiều

cây bút phê bình. "Từ khi ra đời đến nay, đã có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá truyện

Kiều. Đến lượt mình Xn Diệu đã có một cách tiếp cận riêng để phát hiện được nhiều điều mới mẻ. Kết hợp sự suy nghĩ công phu với cách cảm nhận tinh tế của một nhà thơ, Xuân Diệu dã làm cho người đọc nhận thức được đầy đủ, sâu sắc hơn nhà thơ thiên tài của dân tộc ta. Chỉ riêng phần bàn về ngôn ngữ trong truyện Kiều cũng đã là một chuyên luận có nhiều phát hiện thú vị, tỏ rõ sự uyên bác của một người am hiểu và yêu quý ngôn ngữ dân tộc" (68.16).

Hầu hết những đồng nghiệp đều ghi nhận và trân trọng những đóng góp hàng đầu của Xuân Diệu cho sự phát triển của văn học. Có thể xem nhận định sau đây của nhà thơ Phạm Tiến Duật (1983) là một trong vô vàn những biểu dương Xuân Diệu về việc làm phong phú nền văn học dân tộc "Anh góp phần khơng nhỏ trong việc "chính thức rước lên đàn cao

vinh dự của những thiên tài loài người" những tên tuổi lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Với trường hợp Nguyễn Trãi, tôi phải ca ngợi anh bằng một lời nói đã được suy nghĩ kỹ càng, phải có một nhãn lực như anh mới có thể nhìn xun thủng tầng bụi dày đặc của 6 thế kỷ, với bao nhiêu từ cổ đã trở thành tối nghĩa, với bao nhiêu di sản phải sàng lọc, mới có thể tính ra được những câu vơ giá như vậy, chứ chưa nói đến việc cơng phu cẩn trọng bình giá. Anh đã mạnh dạn gọi Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm và công chúng đã đồng tình với anh (...) Xn Diệu khơng chỉ làm sống lại những tác phẩm của quá khứ, anh khơng nhìn những vĩ nhân của văn học ấy như thiên thần, mà nhìn họ như những người trần mắt thịt, và như vậy, đã làm họ cử động được"(23.3).

Sở dĩ Xuân Diệu đã phát hiện được những nét độc đáo, mới mẻ về các nhà thơ cổ điển Việt Nam là bởi ơng lấy chính mình ra để nhìn ngắm và đối chiếu với họ. Khi phân tích tác phẩm, ơng lại ln ln đặt mình vào địa vị người sáng tác để nói cho thấu đáo từ việc chọn một chữ dùng một câu đến ý tứ chung của tồn bài. "Ta phải đặt tâm trí mình vào thời đại,

các hoàn cảnh lịch sử cụ thể để mà thấu cảm với các nhân vật ngày xưa, không nên chẹt vào những câu văn cắt rời rất dễ lên tay xuống ngón để tố tụng" (6.327).

Một ưu điểm nữa của Xuân Diệu là khả năng đánh giá, khái quát vấn đề .Đề xướng ra danh hiệu "Bà chúa thơ nơm" nhằm khẳng định vị trí của nữ thi hào dân tộc Xuân Hương trong toàn bộ lịch sử thi ca Việt Nam là Xuân Diệu đã có ý nói mới, một phái hiện độc đáo, thú vị !

"Chữ "Nôm" được Xuân Diệu dùng với nghĩa nguyên chất, không pha một chút từ Hán -Việt nào thì Hồ Xuân Hương đúng là nhà thơ số một (khơng tiền khống hậu ) chiếm ngơi đầu bảng về phương diện tài nghệ độc đáo này. Từ ngữ "bà chúa" mà Xn

Diệu dùng cịn muốn nói về các khía cạnh tài nghề khác của bà như chữ dùng, vần, luật cấu tứ và cả hồn cốt trong thơ nữa"(35.86).

Ở Xuân Diệu "là cả một kho kinh nghiệm lớn, có ích lâu dài cho những ai muốn đi

vào cái nghề rất đỗi khó khăn này". "Chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia. Với một cái nhìn vừa sắc sảo, vừa bao quát, vừa tỉ mỉ, với một văn phong hóm hỉnh và uyển chuyển kỳ lạ, Xuân Diệu đã làm chói ngời hơn nữa những tên tuổi lớn, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đến Tú Xương, Nguyễn Khuyến (...) Các cơng trình nghiên cứu của Xn Diệu khơng chỉ có giá trị ở ma lực đặc biệt của ngôn ngữ và văn phong mà cịn có giá trị trước hết ở tính bao quát, và sự đạt tới chân lý trong nhiều tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm của Xuân Diệu đề cập tới những tác giả và tác phẩm rất lớn và rất khó đã từng gây nên các cuộc tranh luận dài trong quá khứ, chỉ đến khi Xuân Diệu thấu đáo bình giá thì mới coi là định hình" (49.148).

Tác phẩm của Xuân Diệu có giá trị lâu dài như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã đánh giá: "Trong hai tập Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, trên mọi trang sách, đối tượng

được bàn đến là các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Nhưng đằng sau đó, Xn Diệu cịn chạm đến vấn đề lớn hơn: thế nào là sáng tạo. Có phải sáng tạo thường cơng phu và kỳ lạ biết bao, bởi vì độc đáo thay nó cịn đây với thời gian, và người ta có thể bàn mãi không hết? về phương diện này, các nhà thơ cổ điển Việt Nam của Xuân Diệu có thể rất có ích với những ai muốn hiểu và cảm thấy còn phải đọc nhiều mới hiểu được như thế nào là thơ, là văn học." (50.66)

Các tác phẩm đi sâu vào nghề nghiệp thơ của Xuân Diệu với mong muốn có một nhận định đánh giá đúng về sáng tạo và thưởng thức thơ là cả một kho tàng "kinh nghiệm của

những tìm tịi, những vật vã, những đau khổ bản thân trong suốt cả thời tuổi trẻ" (21.194) của nhà thơ, là máu, là tâm huyết, là tri thức suốt đời phấn đấu khơng mệt mỏi vì nghệ thuật của một nghệ sỹ tài năng với phẩm chất rất nghệ sỹ, rất chân chính.

Có thể nói, sự thành công của Xuân Diệu là một hiện tượng phê bình hiếm có, là sự sáng tạo của tâm ý, là "kết tụ của cả một quá trình ưu tư - suy tư - nghệ thuật" (Phùng Quý Nhâm).

2.3.2 Những hạn chế trong phê bình văn học của Xn Diệu:

"Xn Diệu khơng chỉ là hồng tử của thơ ca, ơng cịn là nhà nghiên cứu văn học sâu sắc, nhà phê bình văn học tinh tế, nhà lý luận văn học đặc sắc" (Tố Hữu). "Anh đã

có nhiều khám phá tinh tế, mới lạ, làm cho người đọc yêu thích, kính trọng hơn tài năng cổ điển của dân tộc" (Hà Minh Đức)....

Xuân Diệu được đánh giá như vậy là do phong cách và bút pháp nghệ thuật đặc sắc mang dấu ấn tài năng và cá tính sáng tạo của ơng. Qua bút pháp của ông ta thấy nổi lên một Xuân Diệu đầy bản lĩnh nghệ thuật đáng được ca ngợi và trân trọng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vượt trội đó, Xn Diệu vẫn cịn những hạn chế mà có nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là "cố tật" của Xn Diệu, "nếu khơng thế thì đã khơng phải là Xuân Diệu". Có thể thấy những hạn chế đó là:

2.3.2.1 Văn phong phê bình:

Như trên đã nói, với "những trang văn xi giàu chất thơ, những trang khảo cứu đầy chất truyện", với lối diễn đạt hấp dẫn, tự nhiên, với giọng văn xuôi sôi nổi, ồn ào, những câu

văn giàu hình ảnh, nhạc điệu,... thì văn phong phê bình là một lợi thế đặc sắc của Xn Diệu nhưng đồng thời đó cũng chính là điểm yếu của ông.

Các bạn đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu văn học hay công chúng đều dễ dàng nhận thấy một nhược điểm trong văn phê bình của Xuân Diệu là: "Văn phong trong phê bình,

nghiên cứu của Xn Diệu ít khi mực thước, ơng thường để cho cảm xúc cuốn đi, say sưa theo đuổi những ý tưởng của mình" (68.16). Do chú ý đến tính phổ cập, muốn văn học đến

với cơng chúng nhanh nhất, dễ hiểu nhất, với một thái độ chân thành hết mình đi vào văn học cổ điển, ở ít nhiều trang viết, Xuân Diệu có cách nói tỉ mỉ, kỹ lưỡng và vì thế, trong một số trường hợp ơng đã để lộ q nhiều nhiệt tình, tỏ ra nói nhiều q, bình nhiều q (khơng tránh khỏi sự dài dịng khơng cần thiết). Về hai câu thơ: "Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc/ Nhà

ngặt, đèn xanh, con mắt xanh" của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu nhận xét thật chân thật hóm hỉnh

nhưng cũng thật dài dịng: "Đến đây tơi xin giới thiệu hai câu thơ điển hình nhà thơ đã thành

cơng đặc biệt với các bẻ gãy như thế:

Tuổi cao.......con mắt xanh

Năm 1957, khi Quốc âm Thi tập vừa được phát hiện trở lại, lại trở về với đời sống, với chúng ta, tôi cũng như nhiều người, đã vui sướng vô hạn. Và bản thân tôi đã hào hứng đem ngay thơ quần chúng, giới thiệu những bài, những câu hay nhất. Khi ấy, với thiện chí rõ rệt, nhưng rõ ràng là tùy tiện, muốn cho hai câu thơ đươc trên đây đọc êm tai, được thính giả nhanh chóng lĩnh hội và dễ thích ngay, tơi đã chữa đi, đọc thành: "Tuổi già tóc bạc, chịm râu bạc... " và tự đắc ý với sự "cải tiến" đó. Hai tuần sau tôi nằm chiêm bao thấy Ức Trai tiên sinh trong mộng

và Ức Trai bảo tôi: "Này đồng chí Xuân Diệu, ai cho đồng chí chữa thơ tơi? Tơi già bao giờ mà đồng chí bảo tơi là già ?. Đồng chí là một người cộng sản mà đồng chí chấp nhận sự già của tâm trí à?. Tơi nhiều tuổi thì tuổi tơi nó chất lên nó cao chứ tơi khơng già!” Ức Trai nói tới đó thì tơi chợt tỉnh dậy và nghĩ tiếp: Lại cịn sự dốt nát mà tùy tiện của mình nữa, dám đổi cái râu bạc thành "chòm râu bạc" "(6.62).

Và đây là cách bình của Hồi Thanh, rõ ràng, hàm súc và dư ba hơn: "Nhạc điệu

và hình ảnh trong mỗi câu đều một khác, nhưng tất cả đều sinh động đều có hồn. Trong câu nào cũng rất rõ một dáng đứng, một bước đi và cả một cách nhìn, một nét mặt. Cảnh trí nơi lui về : "Chân mềm ngại bước dặm mây xanh - Quê cũ tìm về vì cảnh cũ thanh - Hương cách gác vân thu lạnh lạnh - Thuyền về bãi tuyết nguyệt chênh chênh" (Bài 158). Trong khung cảnh đẹp như tranh ấy là một ông già: Tuổi cao, tóc bạc, chịm râu bạc - Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh.." (Bài 99). Đầu bạc nhưng mắt vẫn xanh, vẫn nhìn rõ việc hay, việc tốt..." (63.42)

So sánh Xuân Diệu với Hoài Thanh, chúng tơi khơng ngồi mục đích như chính Xn Diệu đã từng nói về mục đích so sánh của mình khi ơng đánh giá các thi nhân cổ điển:

"không phải để nâng ai, hạ ai vì cùng nằm chung trong vốn quý văn học của dân tộc, mà sự so sánh làm sáng thêm cả hai sự nghiệp" (6.16).

Trên đây là một điển hình trong nhiều trường hợp như vậy về cách hành văn của Xuân Diệu.

Trong khi phê bình giới thiệu thơ, có những lúc q say sưa, Xn Diệu khơng tránh khỏi sự nhiều lời, để tình ý tn trào lộn xộn và trùng lặp như chính ơng đã thú nhận trong bài viết tìm hiểu nhà thơ Đào Tấn: "Tơi có những xúc cảm và suy nghĩ còn lộn xộn nhưng rất

dào dạt" (7.246).

Một hạn chế nữa của Xuân Diệu là nhà thơ nhiều lúc diễn đạt quá tự nhiên, không giấu nổi cảm xúc dạt dào, văn phong mang sắc thái sinh hoạt với số lượng lớn khẩu ngữ (Trời

đất thiên địa ơi, trời ơi, cha mẹ ơi...).

Phong cách phê bình của Xuân Diệu như tác giả "Bước đầu đến với văn học" nhận xét, mặt hạn chế lớn nhất là "Đó là một lối viết muốn đào cùng tát cạn mọi hiện tượng, phanh

phui bằng hết mọi bí mật trong sáng tác văn học. Trong khơng ít trường hợp, người đọc cảm thấy người nghiên cứu đây là một người lắm lời và có phần tán ra quá rộng, không tuân theo một quy luật trong giao tiếp, một quy luật mà chắc tác giả biết rất rõ: cần gợi nhiều hơn nói; cần ngắn gọn, hàm súc " (50.67).

Nhiều lần Xuân Diệu khẳng định chắc chắn rằng: nhờ hàm súc dư ba mà “văn Kiều vừa

ngọt ngào như mật vừa óng như ánh sáng" (8.5); nhờ hàm súc dư ba mà "trong truyện Kiều, những đoạn bạc bẽo nhất cũng cứ ngọt xớt, cứ hay" (6.144).

Xuân Diệu là nhiệt tình, là giàu cảm xúc. Và vì vậy bên cạnh những đóng góp khơng thể phủ nhận được, chúng ta cũng có thể thơng cảm với những hạn chế của ông như nhận xét của Vũ Ngọc Phan, tác giả Nhà văn hiện đại: "Có lẽ Xuân Diệu đã chú trọng về ý nghĩ, về

tình cảm thái q nên khơng nghĩ đến sự lựa lời. Lời chẳng qua chỉ là những dấu hiệu để ghi ý nghĩ và tình cảm vậy. Cứ gì lời thanh, lời thơ, lời nào phơ diễn được hết tình, hết ý đều có thể dùng được cả".

2.3.2.2 Thiên kiến chủ quan cá nhân - dấu ấn khá rõ trong phê bình thơ của Xuân Diệu:

Xuân Diệu là một người tài năng và tâm huyết có vốn văn hóa sâu rộng, có sự thẩm bình rất tinh tế. Một người thẩm bình thơ có "đơi mắt xanh" chân tình và đầy nhiệt huyết như Xn Diệu khơng phải là nhiều trong giới phê bình văn học. Cố gắng hết mình, nhiệt tình hết mình, ơng ln mong đóng góp một cái gì đó cho con người, cho cuộc sống "trong cái viết

của tôi, tôi muốn đền đáp cơng ơn cuộc sống" .Và vì do q nhiều nhiệt tình mà ở một số

trường hợp Xuân Diệu đã không dấu nổi cảm xúc cá nhân để suy nghĩ cảm hứng tuôn trào theo xúc cảm chủ quan.

Trong bài phê bình tập thơ "Ánh sáng vào phù sa" của Chế Lan Viên Xuân Diệu đã

Một phần của tài liệu nghệ thuật phê bình thơ của xuân diệu (Trang 86 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)