1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRẠNG THÁI TƯƠNG TƯ TRONG THƠ CỦA XUÂN DIỆU VÀ NGUYỄN BÍNH

48 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 371,27 KB

Nội dung

nghĩa được tình yêu!" Xuân Diệu cũng như những cung bậc của tình yêu, đặcbiệt là trạng thái tương tư.. Nỗi nhớ tương tư đã đi vào câu hát,những khúc ca dao và đến phong trào Thơ mới 1932

Trang 1

TRẠNG THÁI TƯƠNG TƯ TRONG THƠ CỦA

XUÂN DIỆU VÀ NGUYỄN BÍNH

I Lời nói đầu

Ca dao Việt Nam có câu :

"Hôm qua anh đến chơi nhà

Thấy mẹ nằm võng thấy cha nằm giường

Thấy em nằm đất anh thương "

Tình thương yêu thế là nảy nở Thật đơn giản và hồn nhiên Nhưng chắchẳn chúng ta cũng không lạ gì câu thơ của Xuân Diệu :

" Núi cao chót vót chon von

Anh xây xây mãi chưa tròn tình yêu ".

(Là)

Phải thừa nhận một điều rằng tình yêu là vấn đề muôn thuở "Làm sao cắt

Trang 2

nghĩa được tình yêu!" (Xuân Diệu) cũng như những cung bậc của tình yêu, đặc

biệt là trạng thái tương tư

Mã Giang Lân định nghĩa: "Tương tư là nhớ nhau Trai gái nhớ nhau" Mà

cái nỗi nhớ ấy có khi e ấp, kín đáo, có khi da diết, nồng nàn, khi thì dâng tràomãnh liệt đôi lúc nó cũng kèm theo những nỗi muộn phiền, xót xa , hờntrách

Thơ ca là nơi thể hiện cảm xúc con người Chính vì thế mà thi nhân đem nỗilòng của mình vào mà tỏ bày, gửi gắm Nỗi nhớ tương tư đã đi vào câu hát,những khúc ca dao và đến phong trào Thơ mới 1932 - 1945, một thời kỳ vàngson rực rỡ của Văn học Việt Nam với sự "giải phóng" của cảm xúc, cái tôi cánhân và tinh thần thời đại, thì cái nỗi nhớ ấy có dịp được thể hiện, phô bày,giải phóng các cung bậc của mình Khi nhắc đến "tương tư", ta không thể nàokhông nhắc đến nhà thơ “chân quê” - Nguyễn Bính và “Ông hoàng thơ tình”Xuân Diệu Hai nhà thơ tiêu biểu với hai phong cách riêng nhưng có một nétchung là những vần thơ "tương tư" gây xao động tâm hồn của nhiều thế hệ.Sau đây là bài báo cáo so sánh trạng thái tương tư của Nguyễn Bính và XuânDiệu Mở đầu xin được giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng táccủa hai nhà thơ

1 Xuân Diệu

a Tiểu sử

Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu (1916 - 1985 ) quê quán ởBình Định Cha là Ngô Xuân Thọ (quê ở Hà Tĩnh) , đỗ tú tài kép Hán Học làmnghề dạy học, mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp

Trang 3

Thuở nhỏ Xuân Diệu học chữ Nho, Quốc ngữ và cả tiếng Pháp với cha Từ

1935 – 1936, ông bắt đầu làm thơ Khi vào học tú tài phần hai ở trường trunghọc Khải Định Huế, Xuân Diệu đã gặp Huy Cận học sau ông hai lớp, và haibạn thơ đã kết nghĩa với nhau một tình bạn bền bỉ suốt 50 năm

Bài thơ đầu tiên của nhà thơ "Với bàn tay ấy" được đăng ở báo Phong Hóa Năm 1938 , “Thơ thơ” ra đời với tựa của Thế Lữ Từ 1938 - 1940 ,

Xuân Diệu cùng Huy Cận ở gác nhà số 40 Hàng Than Xuân Diệu đi dạytrường tư kiếm sống, sau vào Nam Bộ làm việc ở "Sở Đoan" Mỹ Tho, TiềnGiang

Năm 1943, Xuân Diệu về sống với Huy Cận tại Hà Nội, bằng số tiềnlương của Huy Cận Đôi bạn Huy Xuân đã có lúc (1939) bằng tiền giành dụm

của mình tự đứng ra xuất bản tập “Thơ thơ” (in lần thứ hai) với tên "Nhà xuất

bản Huy Xuân" Hai ông cùng hoạt động văn học và tham gia Mặt trận ViệtMinh hồi bí mật

Sau cách mạng tháng tám, Xuân Diệu sáng tác và cho đăng nhiều bài thơphục vụ cách mạng Từ 1946 – 1960, Xuân Diệu là đại biểu quốc hội khóa I

Khi nhóm “Nhân văn - giai phẩm” đi theo đường lối chống Đảng , chốngChủ nghĩa xã hội trong văn nghệ, Xuân Diệu đã viết một loạt bài tiểu luận ứng

chiến in thành tập "Những bước đường tư tưởng của tôi (1958)".

Xuân Diệu đã nhiều lần thăm Liên Xô và dịch nhiều trường ca , nhiều bàithơ của các nhà thơ nổi tiếng (Ê-xê-nhin, thơ Puskin, ), đồng thời giới thiệu

và dịch thơ ba nhà thơ lớn Hung-ga-ri, những nhà thơ Bun-ga-ri, Cu Ba , dựhội nghị trù bị các nhà văn Á Châu ở Niu - đê - li (1958) và thăm Ấn Độ hai

Trang 4

tháng, giới thiệu và dịch thơ của Ta-go Ông đã tham gia vào nhiều hoạt độngchính trị quan trọng và cũng là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn Lâm nghệ thuậtCộng Hòa Dân Chủ Đức.

b Sự nghiệp sáng tác

Thơ: Thơ thơ (1938, 1939, 1968, 1970), Gửi hương cho gió (1945, 1967), Ngọn Quốc kỳ (1945, 1961), Hội nghị non sông (1946), Dưới sao vàng (1949), Sáng(1953), Mẹ con (1954), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt(1970),Hồn tôi đôi cánh (1976),Thanh ca (1982).

Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), Trường ca (1945, bút ký), Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký), Việt Nam nghìn dặm (1946, bút ký), Việt Nam trở dạ (1948, bút ký), Ký sự thăm nước Hung (1956, bút ký),Triều lên (1958, bút ký).

Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951, 1954), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký), Ba thi hào dân tộc (1959)

Dịch thơ: Thi hào Nadim Hitmet (1962), V.I Lênin (1967), Vây giữa tình yêu (1968), Việt Nam hồn tôi (1974), Những nhà thơ Bungari (1978, 1985), Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982)

2 Nguyễn Bính

a Tiểu sử

Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, sau đổi thành NguyễnBính Thuyết Nhà thơ sinh vào năm 1918 quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Trang 5

Sớm mồ côi mẹ Thuở nhỏ học ở nhà với cha là ông đồ Nguyễn Đạo Bình, saukhi cha chết được cậu ruột là ông đồ Bùi Trình Khiêm đem về nuôi dạy Vì giađình túng thiếu nên năm 1932 Nguyễn Bính phải theo người anh cả rời quê ra

Hà Nội kiếm sống và bắt đầu nổi tiếng với bài thơ “Cô hái mơ” (1937), được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn với tập thơ “Tâm hồn tôi” (1940).

Năm 1943, Nguyễn Bính vào Nam bộ và năm 1944 được giải nhất văn học

Nam Xuyên ở Sài Gòn với truyện thơ “Cây đàn tỳ bà”.

Trong cách mạng tháng Tám và suốt cuộc kháng chiến chống thực dânPháp, Nguyễn Bính hoạt động ở Nam Bộ Nhà thơ hăng hái tham gia mọi côngtác và được giao giữ những trách nhiệm trọng yếu: phụ trách Hội Văn nghệCứu quốc tỉnh Rạch Giá, phó chủ nhiệm tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Rạch Giá, saulàm ở Ban văn nghệ thuộc phòng tuyên huấn Quân khu Tám Tháng 11-1954,Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1956 làmchủ bút tuần báo Trăm hoa Đầu năm 1964, ông về công tác ở Ty văn hóa Nam

Hà (cũ) Nhà thơ mất đột ngột vào đêm 30 tết năm Ất Tỵ (tức ngày20-1-1966) khi đến thăm nhà một người bạn ở xã Hòa Lý (nay là xã NguyênLý), huyện Lý Nhân, Hà Nam

Năm 2000, Nguyễn Bính được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về vănhọc và nghệ thuật

b Sự nghiệp sáng tác:

Các tập thơ: Lỡ bước sang ngang (1940), Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Một nghìn cửa sổ (1941), Người con gái ở lầu hoa (1942), Mười hai bến nước (1942), Mây Tần (1942), Tỳ bà truyện (1944), Đồng Tháp Mười (1955), Gửi người vợ miền Nam (1955), Trông bóng cờ bay

Trang 6

(1957, truyện thơ), Nước giếng thơi (1957, thơ tuyển), Tiếng trống đêm xuân (1958, truyện thơ), Tình nghĩa đôi ta (1960), Đêm sao sáng (1962)…Ngoài ra ông còn viết truyện: Ngậm miệng (1940),Sang máu (1947) và kịch thơ: Bóng giai nhân (1942-cùng với Yến Loan), Nguyễn Trãi (1943), kịch bản chèo: Cô Son (1961), Người lái đò sông Vị (1964) và lý luận sáng tác: Cách làm thơ lục bát (1955)…

II So sánh trạng thái tương tư trong thơ Xuân Diệu và Nguyễn Bính

1 Trạng thái tương tư trong thơ Xuân Diệu.

Xuân Diệu từng viết rằng:

“Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào”

(Bài thơ tuổi nhỏ)

Tương tư không phải là vấn đề của một người, một lớp người, mà là củatất cả những ai đã biết yêu Người yêu thơ Xuân Diệu vì cái hay của thơ màtrong cái hay ấy có cái đồng cảm xúc đối với mình và cái ý thơ lạ lạ:

“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.”

(Nhị hồ)

Trang 7

Các trạng thái tương tư trong thơ Xuân Diệu lại phong phú và độc đáo,

nó mang nét rất riêng của nhà thơ mà Hoài Thanh trong “Thi nhân ViệtNam” nhận xét rằng: “Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân vàchúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thứcphương xa ấy Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tìnhđồng hương vẫn nặng” Không chỉ tình đồng hương, mà ở tình yêu, ở cáibệnh tương tư, ta và Xuân Diệu cũng có đôi sự tương đồng

a Nhớ nhung

“Em ôm bó mạ xuống đồng Miệng ca, tay cấy mà lòng nhớ ai”.

(Ca dao)

Người con gái trong ca dao xưa nhớ người yêu chỉ để trong lòng, một nỗi

nhớ dịu dàng và kín đáo Nhưng người con gái trong “Đơn sơ” của Xuân Diệu

cũng nhớ mà nhớ một cách vừa hồn nhiên vừa sôi nỗi; thẳng thắng, vô tư màbộc bạch nỗi nhớ của mình:

“Em nói trong thư mấy bữa rày

Sao mà bươm bướm cứ đùa bay

Em buồn, em nhớ, chao! Em nhớ!

Trang 8

Em gọi thầm anh suốt cả ngày”.

Người con gái trong thơ thấy bươm bướm đùa bay rồi nhớ người yêu?

Nhưng chàng trai trong “Ngẩn ngơ” thì lại biết trước rằng mình sẽ nhớ nhung

mỗi khi gió lạnh:

“Gió lạnh rồi đây! Sắp nhớ nhung!

Sương the lảng đảng bạc cây tùng,

Từng nhà mở cửa tương tư nắng,

Sắp sửa hồn ta để lạnh lùng!”

Nỗi nhớ mong có dịp được khơi dậy để rồi mong nhớ, “từng nhà mở cửa”

vì tương tư nắng, và ánh nắng ấy ắt hẳn sẽ làm ấm lòng “từng nhà” để đáp trả nỗi tương tư Nhưng còn “ta”, người mà “ta” tương tư vẫn biền biệt, thế nên chàng trai biết trước mình “sắp nhớ nhung” và rồi cũng sắp cảm thấy lạnh

lùng Biết trước kết quả rồi mà vẫn nhớ Mà càng nhớ thì nỗi nhớ lại càng tăng

Trong “Tương tư chiều”, nỗi nhớ lại càng thiết tha, day dứt:

“Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm

Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em”

Nhưng rồi thì sao?

“Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều

Trang 9

Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh”

Nỗi nhớ không có người giải tỏa, không có người đáp trả, vì thế mà nócàng trào dâng mãnh liệt:

“Anh nhớ tiếng Anh nhớ hình Anh nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!

Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi

Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời,

Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm”

Tất cả nỗi nhớ lần lượt hiện ra dồn dập, chàng trai nhớ người yêu, xong lạinhớ tới mình trong những ngày tháng đã qua, nhớ và hoài vọng: một đôi môi,

một đôi mắt “đang nhìn anh đăm đắm”.

Trong tình yêu, nỗi nhớ như một sợi dây nối liền hiện thời và dĩvãng.Trong những giây phút tương tư, chàng trai nhớ người yêu và mặc dùkhông biết người yêu có nhớ hay không, những ngày đã trôi qua đậm đà kỉniệm:

“Em có nhớ một buổi chiều yên tịnh

Chúng ta chìm trong một biển ái ân

Chúng ta say trong chén rượu tuyệt trần

Trang 10

Mà tình ái rót đầy dâng bạn mới”

(Kỉ niệm)

Những gì thuộc về quá khứ thường được người ta nhớ nhung, lưu luyến.Chính vì thế, những phút giây bên nhau đã trở thành những giây phút hết sứctươi đẹp, ngọt ngào:

“Thiêng liêng quá, những chiều không dám nói

Những tay e, những đầu gượng cúi mau

Chim giữa nắng sao mà kêu đến chói!

Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau!”

(Xuân đầu)

b Trông chờ, mong đợi

Nỗi nhớ tương tư có khi dồn dập, dâng trào, có khi dịu dàng, sâu lắng Bảnthể con người có bao nhiêu điều chưa thể khám phá thì bản chất của nỗi tương

tư cũng có bấy nhiêu trạng thái khác nhau Có những trạng thái thổ lộ rõ rabên ngoài qua ánh mắt, hành động, nhưng cũng có những trạng thái tiềm tàng,

ẩn nấp trong lòng và nó cũng nhẹ nhàng, ý tứ Người ta tương tư, người ta chờđợi; và chỉ đơn giản là chờ đợi:

“Thiếu nữ bâng khuâng đợi một người

Trang 11

Chưa từng hẹn đến giữa xuân tươi Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy Thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười”

(Nụ cười xuân)

Chỉ một hành động chờ đợi cũng đủ để nói lên nỗi nhớ: nhớ thì mới mongđợi, ngóng trông:

“Em ở bên mình ta ngó say,

Song le bên ấy với bên này

Cũng xa như ngững bờ xa cách

Không có thuyền qua, không cánh bay”

(Bên ấy bên này)

Nỗi nhớ mênh mông không bến bờ Nhưng bờ xa cách vẫn tồn tại, vẫncách ngăn “bên ấy” với “bên này”, không phải là “Thôn Đông” với “ThônĐoài” của Nguyễn Bính, mà là hai bờ xa cách của tâm hồn Người tương tưđơn phương mà trông ngóng

c Tình si

Có gì khó chịu bằng nỗi tương tư? Có gì làm con người ta “si” bằng nỗi

Trang 12

tương tư? Tương tư mà không được giải tỏa, thì nó càng ray rứt, càng mênhmông, càng dằn vặt kẻ si tình; Xuân Diệu thở than nỗi lòng thay cho nhữngngười đã từng yêu, từng nhung nhớ, một trạng thái mãnh liệt nhất của tươngtư:

“Ôi! Tình si

Không có một giờ yên ổn!”

(Thở than)

Phải! Ca dao Việt Nam đã hơn một lần nói về trạng thái ấy:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”

Thì bây giờ, Xuân Diệu, ông hoàng thơ tình, nhà thơ trẻ tuổi nhạy cảm và

đa tình lại khẳng định cái “khổ sở” của nỗi tương tư, nó dằn vặt, ám ảnh người

si tình “không có một giờ yên ổn!”

d Tương tư nhưng cũng suy ngẫm và phân tích nỗi tương tư

Không phải hễ ai đã yêu, đã sa vào khoảng mênh mông tưởng nhớ thì cũng

“bay bổng”, “ngẩn ngẩn ngơ ngơ” Khi tương tư, con người ta có nhu cầuđược giải đáp và người ta cũng hay suy ngẫm, cảm nhận về trạng thái của

mình Vì thế, chàng trai trong “Kỉ niệm” thắc mắc:

“Sao ngắn ngủi là những giờ họp mặt!

Trang 13

Sao vội vàng là những phút trao yêu!

Vừa nắng mai sao đã đến sương chiều

Em hờ hững, để cho lòng anh lạnh”

Có phải chăng một trong những nguyên nhân gây ra “tương tư” là tình yêuđơn phương?

e Bơ vơ, tình đơn phương

“Tôi là một kẻ bơ vơ

Yêu những ái tình quạnh quẽ”

(Thở than)

Đó không phải là lời than của một mình Xuân Diệu Đó là lời than của những

kẻ thầm ôm một mối tình đơn phương:

“Tôi tìm em, em tìm ai?

Để đôi khi tiếng thở dài hòa chung

Gần nhau mà chẳng yêu cùng

Đơn phương tôi cứ thủy chung một mình”

(Đơn phương-Phạm Đức)

Trang 14

Xưa nay, nếu hễ ai yêu mà cũng đến đươc với nhau thì hẳn tình yêu cũng

chẳng còn là vấn đề muôn thuở “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở ”(Hồ

Dzếnh)-câu thơ ấy cũng không hẳn là không có nguyên do

Nhưng có ai không xót xa khi tình tan vỡ? Có ai không đau lòng khi thầm

ôm một mối tương tư?

“Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên

Tôi đã đày thân giữa xứ phiền

Không thể vô tình qua trước cửa

Biết rằng gặp gỡ, đã vô duyên”

(Vì sao)

Nỗi thắc mắc ấy làm cho người đọc xót xa Có biết bao tình cảm được cho

đi mà người cho không hề được nhận lại! Nhưng không thể trách ai ở đây cả.Tình yêu cần được tự do Yêu là làm cho người mình yêu được hạnh phúc Đómới là tình yêu lý tưởng Nhưng kẻ si tình đâu dễ dàng thoát khỏi nỗi tương tư,

dẫu “Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên”, nhưng có mấy ai ngăn được dòng cảm

xúc Mỗi người đều có một trái tim

f Mơ tưởng

Dường như khi tương tư, khi không còn gì để nhớ nữa thì người ta sẽ

mơ, sẽ tưởng tượng ra những điều hạnh phúc khác để thỏa lòng mong nhớ.Nàng Kiều ngày xưa cũng “nhớ ít tưởng nhiều” chàng Kim Trọng, và đến

Trang 15

Xuân Diệu, nhà thơ đã hóa thân vào những nhân vật tình sử:

“Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng

Trong cung nhớ nàng Dương Quý Phi”

(Nhị hồ)

g Buồn, sầu, u uất, khắc khoải

“Mây vẩn từng không, chim bay đi

Khí trời u uất hận chia ly

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

(Đây mùa thu tới)

Đoạn thơ vừa hiện đại vừa mang sắc thái cổ Ta tưởng như người chinh phụđang nhớ chồng Cái buồn ấy lặng lẽ và trầm lắng Nó mang theo một nỗi khắckhoải mong chờ Và nó khác với nỗi buồn xót xa, dịu vợi:

“Mùa cúc năm nay sắc đã già

Ai tìm ta hộ dáng thu qua?

Những buồn xưa cũ, nay đâu mất?

Trang 16

Ôi! Phượng bao giờ lại nở hoa!”

(Ngẩn ngơ)

Một nỗi buồn thật khó mà giải thích Nhưng nó dễ đi vào lòng người như

một cung trầm Nỗi buồn mà gợi một cái gì đó rất xa xăm “Những buồn xưa

cũ nay đâu mất?”, quả là một câu thơ tuyệt diệu!

Bên cạnh đó, có một nỗi buồn dịu dàng:

“Nhị hồ để bốc niềm cô tịch

Không khóc, nhưng mà buồn hiu hiu….”

(Nhị hồ)

h Xót xa, nghi ngờ, trách móc, tiếc nuối

“Tương tư chiều” có những câu thơ vừa xót xa, vừa nuối tiếc:

“ Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em!

Thôi hết rồi gió gác với trăng thềm

Với sương lá rụng trên đầu gần gũi

Thôi đã hết hờn ghen và giận tủi

( Được giận hờn nhau! Sung sướng bao nhiêu! )

Trang 17

Hay hai câu thơ trong bài thơ “Xuân đầu” mang một sự nuối tiếc tột cùng:

“ Trời ơi, trời ơi, đâu rồi tuổi nhỏ?

Hôm xưa đâu rồi, trời ơi! trời ơi!”

Tương tư vì lỡ duyên là thế Còn thương nhớ là còn xót xa Và khi xót xangười ta thường trách móc, nhưng Xuân Diệu có lúc trách móc rất nhẹ nhàng,sâu kín:

“ Một tối bầu trời đắm sắc mây

Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy

Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ

Nghiêng xuống làn rêu, một tối đầy”

(Với bàn tay ấy)

Tình cảm càng sâu đậm, người ta càng hay nghi ngờ Người con gái trong

“Đơn sơ” nghi ngờ và thốt lên một cách não nuột:

“ Mùa xuân khó chịu quá đi thôi!

Cảnh đẹp làm em thấy lẻ loi

Chim hót xui em nghe quạnh quẽ

Trang 18

Hay là anh đã bỏ em rồi? ”

i Chơi vơi

Đây là trạng thái tương tư đặc biệt nhất mà Xuân Diệu diễn tả rất thànhcông với hai câu thơ chỉ toàn thanh bằng:

“ Sương nương theo trăng ngừng lưng trời

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”

“ Sương nương theo trăng ngừng lưng trời

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”

(Nhị hồ)

Tất cả mọi cảm xúc như được liên kết bằng những sợi tơ, cái này cùng vớicái kia bay lên và lơ lửng, thế rồi lại cùng nâng lòng thành trạng thái chơi vơi

Trang 19

Không định nghĩa được tương tư một cách chính xác nhất, ta chỉ có thể biết,cảm nhận và trải qua nó Cũng như tình yêu, không ai cắt nghĩa được:

“ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhẹ nhẹ gió hiu hiu ”

(Vì sao)

2 Trạng thái tương tư trong thơ Nguyễn Bính.

Khi nhắc đến Nguyễn Bính, người ta nghĩ ngay đến bài Tương tư Nhưngnhà thơ không chỉ viết một bài về tương tư Đọc thơ Nguyễn Bính, người takhông thể làm ngơ trước những cảm xúc chân thành, những câu thơ dễ đi vàolòng người Mỗi nhà thơ có những trạng thái tương tư riêng Nhưng ở XuânDiệu và Nguyễn Bính, cái chung và cái riêng đã hòa vào vườn thơ Việt Namnhững thanh điệu, màu sắc, cung bậc khác nhau mà người đọc không dễ gìquên được Trong thơ Nguyễn Bính, ta bắt gặp: “Thôn Đoài ngồi nhớ thônĐông”

a Nhớ nhung

“ Tôi lạnh đầu sông giá ngọn nguồn Nhớ nhà thì ít nhớ em luôn”

Trang 20

( Một trời quan tái)

Nỗi nhớ được kể một cách chân thật, rõ ràng Nhưng cũng ở bài thơ ấy,đoạn cuối nỗi nhớ tê tái hơn:

“ Chiều nay, thương nhớ nhất chiều nay

Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy

Tôi uống cả em và uống cả

Một trời quan tái mấy cho say!”

(Một trời quan tái)

Nhưng có lẽ nỗi nhớ trong “Tương tư” là kín đáo và ý nhị hơn cả Từ cái

chuyện thôn Đoài nhớ thôn Đông mà bắc sang nỗi nhớ của con người:

“ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người”

Nhưng tương tư không chỉ là nhớ người yêu Vì nhớ người yêu thì sẽ nhớtới những gì liên quan đến người yêu đó Nguyễn Bính nhớ về quá khứ:

“Cái ngày cô chưa có chồng

Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa”

Trang 21

(Qua nhà)

Hay cô hàng xóm đã làm say lòng chàng trai:

“Chả bao giờ thấy nàng cười

Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên.

Mắt nàng đăm đắm trông lên, Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi.”

(Người hàng xóm)

Trong những vần thơ hồi tưởng về quá khứ, những hình ảnh gợi nhớ ngườiyêu sẽ hiện ra:

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.

Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ,

Mẹ bảo Thôn Đoài hát tối nay.”

Trang 22

Nhớ mong, trông chờ là hai trạng thái thường gặp trong tương tư Có khi đó là

sự đợi chờ chứa chan hi vọng, nhưng cũng có lúc là sự đợi chờ trong tuyệtvọng Nhưng trước hết nó vẫn là một sự mong chờ gặp mặt đối phương:

“Anh ạ ! Mùa xuân đã cạn ngày, Bao giờ em mới gặp anh đây?

Bao giờ hội Đặng đi qua ngõ,

Trang 23

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.

Nỗi sầu bệnh ấy làm cho chàng trai thao thức:

“Tương tư thức mấy đêm rồi, Biết cho ai, hỏi ai người biết cho”

(Tương tư)

Mà cái bệnh tương tư nhuốm vào thì phải chịu sầu ngao ngán Trong “Qua

nhà”, chàng trai ngao ngán đến nỗi:

“Từ ngày cô đi lấy chồng Gớm sao có một quãng đồng mà xa

Bờ rào cây bưởi không hoa Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo

Cảnh vật cũng bị cái bệnh tương tư làm cho thê lương, quạnh quẽ Trong

“Người hàng xóm”, nỗi sầu ấy dâng cao đến tột cùng khi biết người mình yêu

đã chết:

“Bên hiên vẫn vắng bóng nàng, Rưng rưng tôi gục xuống bàn rưng rưng.”

…“Đêm qua nàng đã chết rồi,

Trang 24

Nghẹn ngào tôi khóc quả tôi yêu nàng.”

d Suy ngẫm

Có đôi lúc người ta cũng giật mình khi biết mình đã yêu Nguyễn Bính đã

để cho ta thấy cái tâm trạng của kẻ tương tư khi bắt đầu một mối tình

“Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi, Tôi buồn tự hỏi hay tôi yêu nàng?

Không, từ ân ái nhỡ nhàng,

Tình tôi than lạnh, tro tàn làm sao!”

Chàng trai thấy bồi hồi, biết mình đã yêu và quan tâm tới “nàng” nhưng

vẫn suy tư để xác định lại tình cảm của mình Nhưng rồi cuối cùng, chàngcũng đã thừa nhận điều đó Mặc dù cái kết quả thật chua xót, phũ phàng:

Ngày đăng: 10/05/2016, 11:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w