Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng bên cạnh những chủ trương, đường lối xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam vừa mang tính dân tộc, vừa hiện đại, mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Một trong những quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa trong thời kì đổi mới thì quan điểm: “ Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” là quan điểm quan trọng và tạo nền tảng giữ vững những giá trị văn hóa của dân tộc lâu đời.
Trang 1I VÀI VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm về văn hóa
Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo
nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương
mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng.”
Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”
Trong quan niệm của C.Mác, văn hóa là cái phản ánh tính đặc thù của hoạt động con người và sự tồn tại, vận động, phát triển cùng với tính đặc thù như vậy của con người trong thế giới Văn hóa chỉ xuất hiện khi con người ý thức rõ ràng về đời sống xã hội của
họ, về hoạt động tự do, hoạt động lao động sáng tạo để không những cải tạo và biến đổi tự nhiên vì sự tồn tại, phát triển của chính mình, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn của
chính mình, mà còn để “làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và của ý thức của mình.”
1.2 Khái niệm về dân tộc
Dân tộc là sản phẩm của một quá trình lâu dài của xã hội loài người Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất:
Trang 2+ Theo nghĩa rộng, khái niệm dân tộc dùng để chỉ những cộng đồng người có bốn đặc trưng: cồng đồng về ngôn ngữ; cộng đồng về lãnh thổ; cộng đồng về kinh tế; cộng đồng
về văn hóa, về tâm lý, tính cách
Theo nghĩa này, những cộng đồng người được gọi là “dân tộc” là kết quả của sự phát
triển hết sức lâu dài của các cộng đồng người trong lịch sử nhân loại: từ cộng đồng thị tộc, bộ lạc đến cộng đồng bộ tộc và phát triển lên hình thức tổ chức cộng đồng được gọi là dân tộc Đồng thời, sự hình thành dân tộc theo nghĩa này thường gắn với hình thức tổ
chức nhà nước vì thế cũng còn thường được gọi là “quốc gia – dân tộc” Ví dụ nói: “các quốc gia dân tộc châu Âu”…) Trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin,
khái niệm dân tộc thường được sử dụng theo nghĩa này
+ Theo nghĩa hẹp, khái niệm dân tộc dùng để chỉ các tộc người: tức là dùng để chỉ các cộng đồng người có chung một số đặc điểm nào đó về kinh tế, tập quán sinh hoạt văn hoá, Ví dụ khi nói: dân tộc Kinh, Thái, Tày, Nùng, với tư cách là các cộng đồng dân tộc anh em tự nguyện gắn kết nhau lại thành cộng đồng dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh dựng nước và cứu nước
Nghiên cứu khái niệm và các đặc trưng của dân tộc cần thấy rằng: khái niệm dân tộc
và khái niệm quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau Bởi vì, dân tộc ra đời trong một quốc gia nhất định, thông thường thì những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia – chúng bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau
Trong thực tiễn, ta nên xem trọng những nhân tố dân tộc tồn tại lâu dài trong một cộng đồng quốc gia gồm nhiều dân tộc Nhân tố dân tộc đó được biểu hiện nổi bật nhất trong văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tâm lý và tình cảm; chúng hoà quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất trong đa dạng về bản sắc dân tộc; là căn cứ chủ yếu để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác Điều đó đòi hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa trong khi hoạch định và thực hiện mọi chính sách chung của quốc gia, cần chú ý đến tính đặc thù của cộng đồng gồm nhiều dân tộc, hơn nữa, cần có những chính sách riêng đáp ứng những đòi hỏi chính đáng mang tính đặc thù của từng dân tộc
Trang 3II NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG
2.1 Tính đa dạng trong văn hóa Việt Nam
2.1.1 Đa dạng về không gian
Văn hóa vùng bao gồm những nét đặc trưng, những sắc thái riêng mà các vùng khác không có hoặc có mà không có điển hình , tiêu biểu
Dựa vào điều kiện tự nhiên và xã hội ,các trung tâm kinh tế, chính trị, của cả vùng so với lân cận để phân chia các vùng văn hóa Theo Trần Quốc Vượng -1997 lãnh thổ Việt Nam có thể phân thành 6 vùng văn hóa:
* Vùng văn hóa Tây Bắc:
- Khu vực có hệ thống núi non trùng điệp, đây còn là “miền đất của những núi cao và Tây Nguyên” (Lê Bá Thảo)
- Có 20 tộc người cư trú –Thái, Mường là chủ yếu
- Có chữ viết cổ
- Các tác phẩm tiêu biểu: Tiễn dặm người yêu (Thái), Tiếng hát làm dâu (H’mông), Vườn hoa núi Cối (Mường)…
- Nghệ thuật múa của từng dân tộc: múa xòe (Thái), múa bông (Mường),…
* Vùng văn hóa Việt Bắc:
- Núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng
- Dân tộc Tày, Nùng là chủ yếu
- Văn hóa tinh thần rất đa dạng: múa lân , múa sư tử, hát Sli (Tày); hát Lượn (Nùng), Về các trò chơi dân gian: dựng nêu, ném còn, đua ngựa, bắn nỏ, nhằm mục đích giải trí và rèn luyện thể chất
* Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ:
- Là khu vực của hệ thống ba con sông lớn bao gồm: châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình
và sông Mã
- Là con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây-Đông và Bắc-Nam
- Nhiều di tích nổi tiếng: khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn,
Trang 4- Là”nơi phát sinh nền văn hóa bác học”(GS Đinh Gia Khánh)
- Quê hương của nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long- Hà Nội
* Vùng văn hóa Trung Bộ:
- Dãy đất hẹp, chạy dài từ ven biển ở Quảng Bình tới Bình Thuận
- Khí hậu khắc nghiệt , khô cằn
- Cư dân thạo nghề đi biển cho nên đặc trưng và điển hình nhất cho tín ngưỡng dân gian ở vùng ven biển miền Trung là tập tục thờ cá Ông (cá voi)
- Là nơi có “báu vật nhân văn sống”- cái tên được UNESCoO gọi những nghệ nhân dân gian, những người nắm giữ và phổ biến ở trình độ cao những giá trị, kỹ năng, bí quyết văn hóa nghệ thuật dân gian,
- Có nhiều di tích lịch sử bậc nhất Việt Nam Trong đó có ba quần thể di tích được UNESCO công nhận Di sản văn hoa thế giới: di tích cố đô Huế ( Thừa Thiên Huế), Đô thị
cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
* Vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên:
- Nằm trên sườn Đông của dãy Trường Sơn
- Hơn 20 tộc người cùng cư trú rất lâu đời
- UNESCO đã công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”
- Sử thi Tây Nguyên là kho tàng văn hoá vô giá và là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân ở Tây Nguyên
* Vùng văn hóa Nam Bộ:
- Có hai hệ thống sông lớn: sông Đồng Nai và sông Cửu Long
- Khí hậu hai mùa :mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-tháng 4 năm sau
- Là nơi ra đời của đờn ca tài tử, vọng cổ,
- Đa tôn giáo và tín ngưỡng
2.1.2 Đa dạng về thời gian
Với một lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam là quốc gia từng gánh chịu đô hộ hơn 1000 năm của giặc Tàu, từng đối đầu với hai cường quốc hàng đầu
Trang 5thế giới là Pháp và Mĩ hòa cùng một sự đa dạng về dân tộc nên trải qua những giai đoạn khác nhau nền văn hóa Việt cũng có những bước chuyển mình và thay đổi mạnh mẽ, qua
đó cũng xuất hiện những nền văn hóa nổi bật, đáng ghi nhận gồm 3 lớp văn hóa:
* Lớp văn hóa bản địa:
Hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc
Giai đoạn văn hóa tiền sử có các nền văn hóa tiêu biểu là: văn hóa Hòa Bình (12.000 -10.000 TCN), văn hóa Bắc Sơn ( -10.000 - 8.000 TCN), văn hóa Sơn Vi (20.000 - 12.000 TCN)
Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc gồm các nền văn hóa tiêu biểu là: văn hóa Đông Sơn( 700 TCN-100 ), văn hóa Sa Huỳnh ( 1000 TCN- 200), văn hóa Đồng Nai ( 1000 TCN- 0)
* Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực:
Hình thành qua hai giai đoạn: văn hóa thời kì bị Bắc thuộc và lúc thống nhất
Giai đoạn văn hóa thời kì bị Bắc thuộc gồm: văn hóa châu thổ Bắc Bộ, văn hóa Chăm Pa, văn hóa Óc Eo
Giai đoạn văn hóa lúc thống nhất qua các triều đại: Lý, Trần, Hậu Lê và các đời đầu thời Nguyễn thể hiện ở các nền văn hóa dân gian khi văn hóa Chăm Pa trở thành văn hóa của một tộc người, văn hóa chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Cùng văn hóa chữ Nôm phát triển mạnh, chế độ thi cử thịnh vượng
* Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và văn hóa hiện đại
Giai đoạn văn hóa thời kì Pháp thuộc ( 1858 - 1945): Việt Nam được du nhập các hệ tư tưởng mới như bình đẳng, bác ái, dân chủ tư sản , một số công trình kiến trúc, giao thông vận tải được xây dựng , mang kiểu kiến trúc Pháp, bên cạnh được tiếp thu những thành tựu cũng như nền giáo dục Pháp như chữ viết, văn học, nghệ thuật thì văn hóa Việt bị lai căn, mất dần bản sắc dân tộc và tồn tại nhiều hủ tục
Trang 6Giai đoạn văn hóa hiện đại từ 1945 đến nay: sau cách mạng tháng 8, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ tư tưởng Mác Lê chủ đạo văn hóa Việt được phát triển toàn diện, vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa tiếp thu những thành tựu của văn hóa nhân loại Bên cạnh đó, có sự giao lưu với văn hóa các nước trên khu vực và các chính sách bảo vệ, phát triển nền văn hóa dân gian
2.1.3 Đa dạng về dân tộc
Đất nước ta có 54 dân tộc khác nhau cùng chung sống trê một phạm vi lãnh thổ và mỗi dân tộc có chữ viết và tín ngưỡng – tôn giáo riêng mang nhiều đặc sắc văn hóa đa dạng
* Đa dạng về chữ viết
- Về mặt ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ đã chia các dân tộc Việt Nam ra 8 nhóm ngôn ngữ của họ:
+ Nhóm Mường – Việt: gồm người Việt, người Mường, người Chức, người Thổ… + Nhóm Tày – Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào…
+ Nhóm Dao - Hmông: gồm người Hmông, Dao, A Thẻn…
+ Nhóm Tạng – Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ…
+ Nhóm Môn – Khmer: gồm ngươi Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ Mú,
Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun…
+ Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái…
+ Nhóm Mã Lai Đa – Đa Đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru… + Nhóm hỗn hợp Đông Nam Á: gồm Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao…
- Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ Việt – Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức caut người Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời cũng là ngôn ngữ hành chính chung cảu 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng Mặc dù là ngôn ngữ chung của người Việt nhưng nó có sự khác biệt về mặc ngữ âm
Trang 7và từ vựng ở các vùng miền dẫn đến phương ngữ tiếng Việt được phân chia làm nhiều vùng phương ngữ khác nhau từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam
- Về nguồn gốc tiếng Việt được xem là có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt từ vựng kêt hợp với ngôn ngữ Tày – Thái về mặc thanh điệu Trong quá trình phát triển tiếng Việt đã tiếp thu và đồng hóa được nhiều từ Hán được xem là từ Hán – Việt, ngoài ra tiếng Việt còn tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay
- Về chữ viết, theo một số các công trình nghiên cứu khảo cổ, từ thời Hùng Vương người Việt đã có chữ viết riêng gọi là chữ “Khoa Đẩu”mà người Trung Quốc miêu tả lag giống bầy nòng nọc đang bơi Đến thời Bắc thuộc, chưc Hán là chữ viết chính thức ở Việt Nam Sau khi dành độc lập từ thế kỷ 10, với ý thức dân tộc cũng như các từ vựng không
có trong chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm dùng song hành với chữ Hán Chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 12 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ thứ 18 Tuy nhiên chữ Nôm chỉ được dùng trong lĩnh vực văn chương, còn hành chính thiwf vẫn dùng chữ Hán
- Từ thế kỷ 17, khi các nhà truyền giáo phương Tây vào Việt Nam truyền đạo Công giáo đã dựa trên ký tự Latinh để chuyển âm tiếng Việt sang chữ Latinh và đây là cơ sở cho sự ra đời của chữ quốc ngữ hiện nay của Việt Nam
- Mặc dù chữ quốc ngữ có từ thế kỷ ở thế kỷ 17 nhưng mãi đến thế kỷ 20 khi người Pháp đô hộ hoàn toàn Việt Nam thì họ cho phổ biến chữ quốc ngữlàm thành một công cu giao tiếp thuận lợi trong cộng đồng người Việt Nam
- Ngoài chữ quốc ngữ là chữ viết chung của người Việt Nam và dân tộc Việt thì các dân tộc khác vẫn sử dụng song hành chữ viết của dâ tộc mình như: Khmer ở Nam Bộ, chữ viết của người Chăm, chữ Thái của người Thái ở vùng Tây Bắc, chữ Hmông của người Hmông ở Tây Nguyên
Theo thống kê hiện nay có 26 trong tổng số 54 dân tộc thiểu số tại Việt Nam có chữ viết riêng của mình ngoài chữ quốc ngữ
Từ ngôn ngữ đa dạng các dân tộc trong cộng đồng văn hóa Việt Nam đã sáng tạo ra
Trang 8nhiều mảng: văn học , kiến trúc, mỹ thuật, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc,… Trong đó tiểu biểu như: quần thể di tích cố đô Huế, Phố Cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long,
* Đa dạng về tín ngưỡng – tôn giáo:
- Như các dân tộc khác trên thế giới, từ xa xưa các dân tộc trên Đất nước Việt Nam
đã có tục thờ thần linh Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là các hiện tượng tự nhiên và xã hội chưa thể giải thích được trong thời đó Ngày nay nhờ những công trình nghiên cứu, những công trình văn hóa, những lễ hội truyền thống
và những phong tực đang và đã hiện hữu trong xã hội giúp ta biết nhiều hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của dân tộc Việt Nam nói chungvà tín ngưỡng của họ nói riêng
- Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều thần, nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa,…những vị thần gắn với những ước mơ thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp Đi sâu vào cuộc sống hằng ngày họ thờ thần nông và thần trông coi công việc đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với hy vọng lúa ngô lúc nào cũng được mùa bội thu Ngoài ra người Việt còn thờ Thành Hoàng, các vị anh hừng dân tộc, các vị thần trong đạo mẫu Họ là các vị thần có công lớn với đất nước, với làng xã, đan chúng thờ phụng các vị thần này để tở lòng biết ơn và cầu mong được những cái phúc mà các vị thần này phù hộ Cũng như người Việt người Hoa thờ Quan Công, người Chăm thờ bà Bonagar
- Thờ cúng tổ tiên cũng và cúng giổ người đã mất là một tục lệ lâu đời cảu người Việt
và một số dân tộc khác Họ tin rằng linh hồn cảu tổ tiên cũng bên cạnh con cháu và phù
hộ cho họ Chính vì vậy gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ được đặt ở nơi trang trọng nhất nhà để những nén nhan theo gió quyện phả rộng khắp nhà thể hiện sự ấm cúng, yên bình, sự đoàn viên của một gia đình
- Các tôn giáo ở Việt Nam gồm: phật giáo đại thừa, khổng giáo và đạo giáo Ngoài ra vẫn có một số tôn giáo khác như: công giáo Rôma, cao đài, hòa hảo, tin lành, hồi giáo,…
Trang 9- Với sự biến động về lịch sử dân tộc Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷ bắc thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Trung Hoa Với ba hệ tư tưởng tam giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là đạo giáo, nho giáo, phật giáo
Sự đa dạng về tín ngưỡng- tôn giáo trong cộng đồng Văn Hóa Việt Namđã sáng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao thuuọc nhiều lĩnh vực: phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực, võ thuật… tạo ra được nét riêng biệt cho nước ta so với khác nước khác đa dạng trong một khối hoàn chỉnh và nhất quán trong cả 54 dân tộc Việt Nam
2.2 Tính thống nhất trong văn hóa Việt Nam
2.2.1 Thống nhất về không gian
Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc,dân cư đã tạo ra những vùng văn hóa có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam.Từ cái nôi của nền văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến sắc thái các văn hóa các dân tộc tại miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc Tuy nhiên, các vùng văn hóa đa dạng này lại thống nhất với nhau bởi con người sống thành một cộng đồng lớn, và 54 dân tộc cùng chung một Tổ Quốc, đồng thời có những hoạt động văn hóa tập thể dựa trên hệ thống các giá trị và chuẩn mực chung đặc biệt thông qua các tour du lịch và hoạt động quảng bá hình ảnh về từng vùng, miền, địa phương để toàn thể dân tộc và bạn bè đều biết đến
2.2.2 Thống nhất về thời gian
Với một lịch sử và sự phát triển mạnh mẽ nhưng văn hóa Việt Nam vẫn có sự thống nhất Trong quá trình ấy, có những khía cạnh văn hóa mất đi nhưng cũng có các khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào Các nền văn hóa phát triển một cách độc lập nhưng có sự kế thừa, phát triển hài hòa với nhau tạo nên một bản sắc dân tộc độc đáo Suốt giai đoạn phát triển có những khía cạnh văn hóa bị suy tàn và mất dần chỗ đứng trong xã hội ngày càng hiện đại nhưng nó vẫn mang giá trị lịch sử to lớn mà ngày nay cần được giữ gìn Chính sự nung nấu từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nền văn hóa Việt ngày nay là nền văn hóa hiện
Trang 10đại nhưng vẫn có sự dung hòa, kế thừa các nền văn hóa cổ
2.2.3 Thống nhất về dân tộc
Việt Nam có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc lại phong phú, đa dạng trên tất
cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc anh em có những phong tốt đẹp
từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý ngĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng – tôn giáo, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của từng tôn giáo một giúp cho con người chúng ta xích lại gần hơn mở rộng lòng vị tha bác ái trong lòng của mỗi cá nhân ra, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thông đến hiện đại của văn học, nghệ thuật
2.3 Tính thống nhất trong đa dạng giữa các dân tộc
Tính thống nhất trong đa dạng các dân tộc thể hiện ở các mặt:
- Về không gian: thống nhất trong khuôn khổ lãnh thổ Việt Nam.
- Về thời gian: tiến trình lịch sử đem đến một kết quả thống nhất duy nhất là nền văn hóa
hiện tại Trong suốt chiều dài lịch sử đó, những cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập chống giặc ngoại xâm, tinh thần đoàn kết dân tộc nổi lên như là một thứ vũ khí sắc bén nhất là động lực chủ yếu để chiến thắng những kẻ thù tàn bạo và hiếu chiến
- Về các mặt văn hóa chủ yếu gồm:
Phong tục tập quán:
Ẩm thực Việt ngày càng phong phú và đa dạng
Trang phục ở mỗi thời kì đều có những nét riêng biệt
Nhà ở: người Việt xưa gắn liền với môi trường song nước
Các phong tục: hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã
Tín ngưỡng và tôn giáo:
Tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng sung bái tự nhiên
Tín ngưỡng sung bái con người