1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp Đề tài chi phí chất lượng Cost of Quality - COQ

54 940 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 2,46 MB

Nội dung

Bài báo nói về cuộc nghiên cứu được thực hiện ở Malaysia, nghiên cứu này cố gắng tìm ra những khó khăn trong việc thực thi COQ trong các tổ chức sản xuất ở Malaysia. Phương pháp điều tra theo bảng câu hỏi được sử dụng để tìm những khó khăn này cũng như lợi ích đạt được sau khi tiến hành COQ. Cuộc điều tra tiến hành liên quan đến 33 tổ chức (hay 39.3%) trong tổng số 84 tổ chức áp dụng COQ. Việc thiếu hợp tác giữa các phòng ban và khó khăn trong việc lấy dữ liệu là hai thách thức lớn nhất mà 33 tổ chức phải đối mặt khi áp dụng COQ. Tuy nhiên, vẫn có những lợi ích đạt được sau khi áp dụng COQ trong những tổ chức này. Lợi ích đạt được là cải thiện chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ và giảm tỉ lệ hư hỏng.

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG COST OF QUALITY (COQ)

Tp HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

III. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU COQ CHO MỘT TỔ CHỨC, 21CÔNG TY CỤ THỂ TỪ 1 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG 3 HƯỚNG

NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐỀ XUẤT

Trang 3

I 5 BÀI BÁO VỀ COQ

1 5 BÀI BÁO ĐÃ CHỌN:

- The Implementation of Cost of Quality (COQ) Reporting System in MalaysianManufacturing companies: Difficulties encountered and benefits acquired – Tạp chí:International Journal of Bussiness and social science – Vol 2, No 6, April 2011

- A Review of Research on Cost of Quality Models and Best Practices – Tạp chí:International Journal of Quality & Reliability Management – Vol 23, No 4, 2006

- A Research on the Impact of Cost of Quality Models and Reporting System onManaging Cost of Quality – DOI: 10.7763/IPEDR 2013 V59.11

- Investigating the relationship between quality and cost of quality in a wholesalecompany - Tạp chí ASEAN Engineering Journal Vol.1 No.1 July 2011

- Cost Of Quality Models And Their Implementation In Manufacturing Firms – Bài báokhoa học trên International Journal for Quality research – UDK - 005.642.3:338.3

2 TÓM TẮT BÀI BÁO

2.1 Bài báo số 1 - Báo cáo việc thực hiện hệ thống COQ trong trong các công ty sản xuất ở Malaysia: khó khăn và lợi ích đạt được - Tạp chí quốc tế chuyên đề kinh doanh và khoa học xã hội - Vol 2 Số 6; 04/ 2011.

Tóm tắt bài báo

Bài báo nói về cuộc nghiên cứu được thực hiện ở Malaysia, nghiên cứu này cố gắng tìm

ra những khó khăn trong việc thực thi COQ trong các tổ chức sản xuất ở Malaysia.Phương pháp điều tra theo bảng câu hỏi được sử dụng để tìm những khó khăn này cũngnhư lợi ích đạt được sau khi tiến hành COQ Cuộc điều tra tiến hành liên quan đến 33 tổchức (hay 39.3%) trong tổng số 84 tổ chức áp dụng COQ Việc thiếu hợp tác giữa cácphòng ban và khó khăn trong việc lấy dữ liệu là hai thách thức lớn nhất mà 33 tổ chứcphải đối mặt khi áp dụng COQ Tuy nhiên, vẫn có những lợi ích đạt được sau khi áp dụngCOQ trong những tổ chức này Lợi ích đạt được là cải thiện chất lượng của sản phẩm/dịch vụ và giảm tỉ lệ hư hỏng

Khái quát bài báo

Dựa vào các nghiên cứu của nhà nghiên cứu Setijono and Dahlgaard(2008), COQ giúpnhận ra khu vực tiềm năng cho việc cải tiến, COQ cũng được xem là chỉ số hiệu quả choviệc tiết kiệm chi phí(Arvaiova et al, 2009) Bài báo đưa ra ý kiến về việc không chấpnhận COQ và lý do thông thường nhất là thiếu sự nhận thức và hiểu nguyên tắc COQ

Trang 4

(Arvaiova et al, 2009; Sower at al, 2007 và Wheldon và Ross, 1998) Những lý do kháccho việc không chấp nhận COQ là thiếu sự hỗ trợ quản lý và ý thức hệ thống kế toán hiệntại trong tổ chức là chưa đầy đủ (Arvaiova et al, 2009) Trong những lý do đề cập bêntrên, việc thực thi COQ không phải là một quá trình dễ dàng ở tổ chức mà có nhiểu khókhăn khi thực thi Thiếu các nghiên cứu để tìm ra các khó khăn trong việc thực thi COQ ở

tổ chức, đặc biệt ở các nước đang phát triển Vì vậy nghiên cứu này hướng đến việc tìm racác khó khăn cũng như lợi ích đạt được khi áp dụng COQ trong các tổ chức sản xuất ởMalaysia Bằng cách nhận diện khó khăn, những người áp dụng có thể lập kế hoạch tốthơn để vượt qua những khó khăn chính và thu được những lợi ích khi áp dụng COQ Nó

sẽ hỗ trợ các tổ chức ở Malaysia đặc biệt là các phòng ban sản xuất để cải tiến phươngthức tiết kiệm chi phí, giữ lợi thế cạnh tranh với các quốc gia láng giềng Châu Á

Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

Từ đó đưa ra 2 mục tiêu chính của nghiên cứu là: Xác định những khó khăn trong khi ápdụng COQ trong các tổ chức sản xuất ở Malaysia và những lợi ích đạt được trong các tổchức sản xuất ở Malaysia khi áp dụng COQ

Phương pháp nghiên cứu được đề cập ở đây là: Một cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi đượcdùng để thu thập thông tin liên quan Nhật báo Quốc tế về kinh doanh và khoa học xã hội

- Vol 2 Số 6; 04/2011 Bảng câu hỏi, triển khai bởi Arvaiova, M.,Aspinwall, M.E vàWalker S.D (2009) được sửa đổi để phù hợp Malaysia Bảng câu hỏi được gửi qua emailđến các cấp của 200 công ty sản xuất Các hồi đáp được giữ lại cho các bộ phận cấp cao,nhà quản lý chất lượng, kỹ sư kiểm soát chất lượng hoặc nhân viên chịu trách nhiệm quản

lý chất lượng Mười nhà thực tập quản lý chất lượng từ các bộ phận sản xuất tham gia vàonghiên cứu Tỉ lệ hồi đáp là 18%, sau 6 tuần (thậm chí là sau khi thực hiện các cuộc gọitheo sát) Để tăng tỉ lệ hồi đáp, thêm 48 câu hỏi được đưa ra liên quan đến những ngườitham gia vào chương trình đào tạo hướng dẫn bởi FMM 84 hồi đáp nhận được, trong 248câu hỏi đưa ra Tỉ lệ hồi đáp cuối cùng là 33.9%

Kết quả của nghiên cứu

Và cuối cùng bài báo đưa ra kết quả điều tra thông qua những hồi đáp từ các tổ chức đãđược đưa vào cuộc điều tra Các hồi đáp này sẽ được phân tích, diễn giải để xác định

Trang 5

- Khó khăn trong việc áp dụng COQ

 Văn hóa công ty và thái độ nhân viên hướng về hệ thống COQ không được truyềntải đến toàn công ty

 Thiếu thông tin và trách nhiệm dẫn đến khó khăn trong việc thu thập dữ liệu COQ

 Những khó khăn trong hệ thống kế toán hiện tại không cho phép tìm ra những dữliệu khác nhau từ các phòng ban khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá

dữ liệu COQ

Việc thiếu hợp tác giữa các phòng ban và khó khăn trong việc lấy dữ liệu là hai thách thứclớn nhất mà 33 tổ chức phải đối mặt khi áp dụng COQ

- Đề xuất một số giải pháp giải quyết khó khăn

 Cam kết của quản lý có thâm niên là cần cho thành công của COQ và phải trật tựtrước khi việc áp dụng được bắt đầu

 Sử dụng hệ thống hiện tại thay vì cố gắng phát minh ra một phương pháp mới choviệc thu thập dữ liệu COQ

 Liên kết COQ với những phương pháp đo khác để có sự thích hợp và có tác động

 Tiếp tục cải tiến hệ thống COQ

- Lợi ích khi áp dụng COQ:

Căn cứ vào gái trị và hạng, hệ thống COQ có tác động cao nhất lên cải tiến sản phẩm/dịch vụ và tỉ lệ hư hỏng (1.64)

Trang 6

2.2 Bài báo số 2 - Khảo sát các mô hình chi phí chất lượng và cái nhìn từ công nghiệp thực tế - Tạp chí quốc tế về quản lý chất lượng và sự đáng tin cậy - Vol 23, số

4, 2006.

Tóm tắt bài báo

Bài báo cáo này nghiên cứu thực hành chi phí chất lượng trong bốn công ty đa quốc giathành công Cả bốn công ty này dùng phương pháp chất lượng có hệ thống; tuy nhiên,COQ chỉ được áp dụng trong một công ty Cho nên có những tranh luận rằng COQ khôngđược sử dụng trong hầu hết các chương trình quản lý chất lượng Báo cáo thảo luận và sosánh các chương trình chất lượng của bốn công ty và giải thích các lợi ích của việc ápdụng COQ trong từng trường hợp Khảo sát cho thấy phương pháp thực hiện phổ biếnnhất là mô hình phòng ngừa – thẩm định – hư hỏng(PAF) Việc phân tích nhìn từ cáccông ty có áp dụng thực tế, không chỉ hữu ích cho giảng dạy mà còn trong công nghiệp

Mô hình COQ được chọn phải phù hợp với tình hình, môi trường, mục đích và nhu cầucủa các công ty, từ đó mở ra một cơ hội trở thành hệ thống thành công trong chương trìnhquản lý chất lượng

Khái quát bài báo

Theo một vài nghiên cứu về chi phí chất lượng đã được tiến hành, Plunkett và Dale(1987) đã tóm tắt thông tin công bố về đo lường, thu thập và sử dụng chi phí chất lượng

có liên quan Williams et al (1999) khảo sát các nghiên cứu liên quan đến lịch sử pháttriển của chi phí chất lượng, các ý kiến khác nhau về định nghĩa COQ, việc thu thập và sửdụng dữ liệu COQ, và quan điểm của các khái niệm COQ trong nghiên cứu kế toán Shah

Trang 7

khác nhau Các tác giả kết luận rằng các khái niệm về báo cáo dữ liệu chi phí chất lượngkhông được chấp nhận rộng rãi bởi các công ty trong bất kỳ bộ phận nào của công ty trênthế giới Họ tập trung vào việc thu thập và đo lường kinh nghiệm COQ và cũng chỉ ra sựthiếu hụt của các cuộc điều tra chi phí chất lượng.

Porter và Rayner (1992) thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện hơn về các nghiên cứuđược công bố và trình bày một báo cáo chi tiết của các mô hình chi phí chất lượng, tậptrung lại chủ yếu vào các loại PAF và giới hạn của nó Tuy nhiên, sự chú ý được rút ra vớicác phương pháp khác như kế hoạch của Juran hoặc mô hình chi phí quá trình, và việc sửdụng các mô hình đó sẽ tích hợp cả các chi phí và lợi ích của cải tiến chất lượng

Tóm lại, việc phân loại mô hình COQ theo khái niệm PAF thành bốn nhóm nhỏ: PAFhoặc mô hình Crosby, các mô hình chi phí cơ hội, mô hình chi phí quá trình và mô hìnhABC (hoạt động dựa trên chi phí)

Tiếp đến, bài báo phân tích khái quát sáng kiến trong COQ cho bốn công ty: công tytruyền thông(sản phẩm phức tạp, độ khuyết tật trên 1 đơn vị cao), công ty về điện tử, công

ty về lĩnh vực không gian và công ty sản xuất sản phẩm gia dụng Từ đó, họ so sánh chiếnlược chất lượng và đưa ra kết quả cuối cùng để so sánh

Mục tiêu và phương pháp luận

Phương pháp luận mà bài báo đề cập: Bốn công ty đã được chọn để tham gia vào nghiêncứu Mục đích chính của việc lựa chọn là nhận diện những tổ chức áp dụng tốt cácchương trình chất lượng trong những lĩnh vực công nghiệp khác nhau Nghiên cứu nàygiữ bí mật tên công ty và chỉ gọi là công ty A, B, C,D Buổi họp thống nhất thang điểmchuẩn đã diễn ra tại McGill University Chương trình quản lý chất lượng tại 4 công tyđược miêu tả bởi những đại diện công ty Những tổ chức cũng tận dụng cơ hội này như là

1 cơ hội để thu thập những thông tin mới trong thực tế tại những công ty khác và so sánhvới nhau về kinh nghiệm, nỗ lực và sự thành công

Sau khi thu thập dữ liệu, bài báo đưa ra sự so sánh về chất lượng và nỗ lực COQ thực hiệnbới các công ty này trong thực tế Từ đó đưa ra các chiến lược chất lượng, chi phí chấtlượng cụ thể cho từng trường hợp của công ty đã tham gia nghiên cứu

Mục tiêu được đặt ra khá rõ ràng là phân tích thông tin liên quan đến thực tế của các công

ty thành công trong khu vực trong việc quản lý chất lượng Đặc biệt là điều tra xem các

Trang 8

công ty này có thu thập, đánh giá và quản lý chi phí chất lượng, chi phí nào không đượctính và phương thức COQ nào được áp dụng.

Mặc dù chất lượng hiện nay được coi là một yếu tố thành công quan trọng để đạt đượckhả năng cạnh tranh, cách tiếp cận COQ là không hoàn toàn đánh giá cao bởi các tổ chức,

và chỉ có một thiểu số trong số họ sử dụng phương pháp chi phí chất lượng chính thức.Bốn công ty đã tham gia nghiên cứu về chi phí chất lượng có sáng kiến chất lượng hệthống, và đã thành công trong việc cải thiện chất lượng và giảm chi phí không cần thiết.Tuy nhiên, công ty duy nhất đo lường chi phí của chất lượng và sử dụng một mô hìnhCOQ chính thức là Công ty A Công ty D là tại thời điểm bắt đầu sử dụng công cụ đolường chất lượng này cũng; Tuy nhiên, nó là sự khởi đầu của con đường này Mặt khác,Công ty B và Công ty C tập trung nỗ lực của họvề cải thiện chất lượng liên tục Họ đolường, giám sát và làm việc chủ yếu với chi phí không phù hợp, và không chính thức baogồm chi phí phù hợp trong phân tích của họ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty B, C và D thiết lập một hệ thống chi phí chất lượngchính thức phù hợp tương thích với nhu cầu và tình hình của mỗi công ty

Kết quả của nghiên cứu

Kết quả là sự thỏa mãn với những nỗ lực chất lượng của công ty mình Các sáng kiến chấtlượng của công ty A, B, và C là rất phức tạp và chuyên sâu Dù họ sử dụng một phươngpháp COQ chính thức hay họ chỉ nhằm mục đích giảm chi phí chất lượng kém, các công

ty có được kết quả tuyệt vời từ các chương trình chất lượng của họ Cả ba công ty đề cậpđến một sự hài lòng với những nỗ lực cao về chất lượng của họ trong nghiên cứu này Cáccông ty nên chọn một mô hình COQ phù hợp với tình hình của công ty và thực hiện cácphương pháp chi phí chất lượng để nâng cao hiệu quả của các sáng kiến chất lượng của

họ Giám sát chi phí chất lượng sẽ cho phép họ xác định tốt hơn các khu vực mục tiêugiảm chi phí và nâng cao chất lượng

2.3 Bài báo số 3 - Nghiên cứu các mô hình chi phí chất lượng và hệ thống báo cáo quản lý chi phí chất lượng - DOI: 10.7763/IPEDR 2013 V59.11.

Tóm tắt bài báo

Một trong những yếu tố làm thỏa mãn khách hàng chính là chất lượng, vì vậy hầu hết các

tổ chức đã dành nhiều sự quan tâm tới chất lượng và tiêu tốn nhiều tiền để đạt được một mức chất lượng thích hợp cho sản phẩm và dịch vụ của họ Tuy nhiên đạt được chất lượng với một mức chi phí hợp lý lại là vấn đề không đơn giản Vấn đề của nhà quản lý làlàm sao xác định được chi phí nào là chi phí chất lượng, khu vực nào cần cải tiến để giảm chi phí? Đề tài nghiên cứu trình bày việc phân loại chi phí chất lượng dựa trên mô hình chi phí chất lượng (PAF, PCM, Chi phí cơ hội, Crosby, ABC); trình bày về các phần tử chi phí , ma trận COQ, Báo cáo COQ và kiểm soát COQ

Khái quát bài báo

Để một tổ chức tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay thì phải đảm bảothỏa mãn khách hàng, khi thỏa mãn khách hàng tức khắc sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận.Một trong những yếu tố làm thỏa mãn khách hàng chính là chất lượng, vì vậy hầu hết các

Trang 9

mức chất lượng thích hợp cho sản phẩm và dịch vụ của họ Công ty cũng dành sự quantâm đặc biệt tới chi phí vì một mức chi phí hợp lí và chấp nhận được có thể là một vũ khícạnh tranh đối với công ty Nếu một tổ chức không quan tâm tới chất lượng thì họ phảiđối mặt với các chi phi trực tiếp và chi phí gián tiếp là kết quả của việc sản xuất lại do sảnphẩm/dịch vụ lỗi và mất khách hàng Vì vậy các công ty luôn cố gắng để giảm những chiphí này nhưng việc giảm chi phí sẽ không thể thực hiện nếu công ty không nhận ra và đolường, quản lý hợp lý, như Dane giải thích “ để quản lý được phải điều khiển được, đểđiều khiển được phải đo lường được, để đo lường được phải định nghĩa được, để địnhnghĩa được phải xác định được số lượng”.

Chi phí chất lượng bao gồm : COC (Cost of conformance) và CONC (Cost of conformance) Trong đó, COC liên quan tới phí được trả cho việc ngăn ngừa chất lượngkém và CONC là chi phí do chất lượng kém Trong bài nghiên cứu, trình bày một vài môhình mà trong đó sẽ xác định chi phí nào là chi phí chất lượng và phân loại chúng thànhCOC và CONC, sau đó sử dụng thông tin này để tính toán trong các ma trận và sau cùngtrình bày với nhà quản lý dưới dạng các báo cáo COQ để xem xét và điều khiển chúng.Nghiên cứu này cố gắng trình bày đóng góp của các mô hình COQ và hệ thống báo cáotrong việc quản lý chi phí chất lượng và tại sao vài tổ chức không thành công khi ứngdụng các phương pháp liên quan

non-Bài báo này đưa ra 5 mô hình chi phí chất lượng Khía cạnh nhận dạng chi phí chất lượng

là vấn đề cốt lõi của quản lý COQ Rất nhiều hướng để xác định các phần tử chi phí chấtlượng được đề nghị bởi các nhà nghiên cứu (Hollocker, 1986; Asher, 1987; Gibson et al,.1991; Dahlgaard et al., 1992; More, 1993), trong cách này có 5 mô hình: Prevention-Appraisal-Failure (PAF), Model, Crossby’s Model, The Process Cost Model (PCM),Opportunity or Intangible Cost Model và ABC model

Kết luận của nghiên cứu

Tóm lại trong thị trường ngày nay, các tổ chức đạt được lợi thế canh tranh khi họ cungcấp các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng cao hơn và giá thấp hơn Để đạt được điềunày, tổ chức cần đầu tư trong quản lý COQ để điều khiển giá và toàn bộ chi phí bằng cáchquan tâm tới mức chất lượng của sản phẩm dịch vụ Để quản lý COQ, cả ngành côngnghiệp sản xuất và dịch vụ nên nhận dạng các phần tử chi phí và tổ chức hệ thống đolường COQ để xác định các chi phí chất lượng thông qua ma trận global và ma trận chitiết và cũng xây dựng hệ thống báo cáo để điều khiển chi phí chất lượng Mô hình phổbiến là PAF nhưng lựa chọn mô hình COQ phải phù hợp với hoàn cảnh, mục đích và nhucầu của công ty Tổ chức thành công phải điều chỉnh nhiều lĩnh vực, tham khảo ý kiếnnhiều chuyên gia và sử dụng nhiều phương pháp hiệu quả để xác định đầu tư và pháttriền, thêm vào đó, văn hóa tổ chức có thể đóng góp quan trọng vào quá trình ứng dụngquản lý COQ vào tổ chức

2.4 Bài báo số 4 - Điều tra mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí trong công ty bán

sỉ - Tạp chíASEAN Engineering, Vol.1, số 1, 07/2011

Tóm tắt bài báo

Trang 10

Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu các biến ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí chất lượng.

Mô hình Ngăn ngừa – Thẩm định – Hư hòng (PAF) được dùng để đánh giá chi phí chấtlượng (COQ) và xác định mức chất lượng để tối thiểu hóa tổng COQ Mô hình PAF tậptrung vào ba đầu vào hoạt động chính; nguyên vật liệu, máy móc và nhân công Nghiêncứu sẽ đưa ra khái niệm về COQ và tổng quan về chất lượng cho các nhà nghiên cứu vànhà quản lý thực hành Kết quả chỉ ra rằng chất lượng tăng khi chi phí hư hỏng giảm dotăng chi phí thẩm định và chi phí ngăn ngừa Nghiên cứu sẽ đưa ra các gợi ý cho nhà đầu

tư trong công tác thẩm định và ngăn ngừa cho nguyên vật liệu, máy móc và nhân công đểtối thiểu hóa tổng COQ và đạt mức chất lượng hài lòng

Khái quát bài báo

Ngày nay các công ty tìm kiếm cả những lý thuyết và bằng chứng thực tiễn về COQ và ứng dụng hệ thống COQ

COQ chia thành 4 loại:

- Chi phí ngăn ngừa: mục đích ngăn ngừa các hư hỏng trong tương lai

- Chi phí thẩm định: đo lường và đánh giá quá trình

- Chi phí hư hỏng bên trong: xảy ra trước khi vận chuyển hàng hóa

- Chi phí hư hỏng bên ngoài: xảy ra sau khi công ty cung cấp sản phầm đến khách hàng

Có giả thiết cho rằng chất lượng và chi phí hư hỏng tỉ lệ nghịch nhau nhưng cũng có giả thiết chất lượng và chi phí thẩm định cộng với chi phí ngăn ngừa là liên quan trực tiếp vớinhau

Mô hình PDF được dùng để phân tích:

Mô hình PDF gồm 3 đường: chí phí hư hỏng, chi phí thẩm định và chi phí ngăn ngừa, và chi phí chất lượng Khi chi phí sản phẩm được đáp ứng, chi phí hư hỏng đạt 0 Ở đây tìm kiếm điểm cân bằng mà tại đó COQ là nhỏ

Trang 11

Bài nghiên cứu này xác định sự tác động của sự thay đổi COQ đến chất lượng trên dữ liệuthật của công ty bán sỉ hoa ở Mỹ trong 24 tháng Dữ liệu được sử dụng để triển khai môhình PAF, nhận diện khoản đầu tư đúng vào hoạt động ngăn ngừa và thẩm định

Nghiên cứu COQ và mức chất lượng căn cứ trên 4 phạm vi: nguyên vật liệu, máy móc,nhân công và công ty liên quan

Dữ liệu được thu thập trong 24 tháng từ công ty bán sỉ hoa ở Miami, Nam Florida, với 27nhân viên và doanh thu hàng năm khoảng 1.2 triệu USD, hoa được nhập từ Thái Lan,Châu Âu và Nam Mỹ để phân phối cho nước Mỹ

Để tăng giá trị sản phẩm và dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng, công ty cần có hệ thốngCOQ Để lập các khoản COQ, họ triển khai dự tính các COQ Dữ liệu bao gồm 4 loại chiphí trong COQ, tổng doanh thu và thông tin chất lượng cho máy móc, nguyên vật liệu,nhân công và công ty

Để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, bảng câu hỏi được thiết lập để thu thập thái

độ khách hàng cùng với sự hài lòng, không hài lòng khi khách hàng tiếp xúc với nhânviên Những người được hỏi hiểu rõ mục đích và quá trình khảo sát

Để xác định mối quan hệ giữa COQ và nhân tố COQ và chất lượng, phần mềm Miniatabđược áp dụng

Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

- Kiểm tra mối quan hệ giữa COQ và mức chất lượng nguyên vật liệu, máy móc đầuvào, nhân công và công ty

- Dùng mô hình PAF đánh giá COQ

- Xác định giá trị tốt nhất cho COQ

Bài nghiên cứu cố gắng giải đáp các câu hỏi:

- Có mối quan hệ nghịch giữa chi phí thẩm định cộng chi phí ngăn ngừa và chi phí

hư hỏng cho nguyên vật liệu, máy móc, nhân công và công ty?

- Có mối quan hệ thuận giữa chi phí thẩm định cộng chi phí ngăn ngừa và mức chấtlượng cho nguyên vật liệu, máy móc, nhân công và công ty?

- Có mối quan hệ nghịch giữa chi phí hư hỏng và mức chất lượng cho nguyên vậtliệu, máy móc, nhân công và công ty?

- Công ty nên đầu tư bao nhiêu vào hoạt động thẩm định và ngăn ngừa cho nguyênvật liệu, máy móc, nhân công?

Phương pháp nghiên cứu là sử dụng mô hình PAF vì:

- Dễ hiểu

- Việc áp dụng mô hình này vào các công ty khác nhau là dễ dàng

- Dữ liệu cần cho mô hình này không phức tạp

Trang 12

Kết quả của bào báo

Tóm lại, với nghiên cứu này, ta có kết quả như bên dưới

- Có mối quan hệ nghịch giữa chi phí thẩm định cộng chi phí ngăn ngừa và chi phí

hư hỏng cho nguyên vật liệu, máy móc, nhân công và công ty

- Có mối quan hệ thuận giữa chi phí thẩm định cộng chi phí ngăn ngừa và mức chấtlượng cho nguyên vật liệu, máy móc, nhân công và công ty

- Có mối quan hệ nghịch giữa chi phí hư hỏng và mức chất lượng cho nguyên vậtliệu, máy móc, nhân công và công ty

- Công ty nên đầu tư 0.4USD, 0.25USD, 0.22USD (trên 1 sản phẩm với giá trị là1,000USD) cho nguyên vật liệu, máy móc và nhân công Tất cả sẽ làm tối thiểu

Trang 13

2.5 Bài báo số 5 Nghiên cứu mô hình COQ và ứng dụng trong công ty sản xuất Bài báo khoa học trên tạp chí International cho nghiên cứu chất lượng – UDK - 005.642.3:338.3

-Tóm tắt bài báo

Để cải tiến chất lượng, các công ty cần phải kết hợp cả chi phí và chất lượng đạt được vìmục tiêu của cải tiến là không chỉ làm hài lòng yêu cầu khách hàng mà còn phải đạt đượcchi phí thấp nhất, khả thi và hợp lý Chính vì điều đó mà đo lường và báo cáo COQ cầnđược xem xét

COQ thường được hiểu bao gồm:

- Chi phí phù hợp: chi phí ngăn ngừa cho sản phẩm kém chất lượng

- Chi phí không phù hợp: chi phí cho sản phẩm kém do sản phẩm hay dịch vụ

Bài nghiên cứu này nghiên cứu về COQ và xem lại các mô hình COQ đang có, tiêu chuẩn

đo lường trong mô hình COQ và sau cùng là ứng dụng mô hình COQ trong thực tiễn,nhấn mạnh vào các công ty sản xuất

Khái quát bài báo

Các mô hình COQ ứng với các phân loại chi phí

Mô hình Phân loại chi phí/ hoạt động

P-A-F Ngăn ngừa + thẩm định + hư hỏng

Crosby Ngăn ngừa + thẩm định + hư hỏng + cơ hội

Cơ hội hay mô hình chi

phí thấy được Phù hợp + không phù hợpPhù hợp + không phù hợp + cơ hội

Thấy được + không thấy đượcP-A-F (chi phí hư hỏng bao gồm chi phí cơ hội)Chi phí quá trình Phù hợp + không phù hợp

ABC Giá trị thêm vào + giá trị không thêm vào

Tìm ra các tiêu chuẩn đo lường trong mô hình COQ

Ứng dụng mô hình COQ trong các công ty sản xuất

Các mô hình COQ:

- P-AF:

Chi phí hư hỏng phân thành 2 loại: chi phí hư hỏng bên trong và bên ngoài

COQ gồm 4 loại: chi phí ngăn ngừa + chi phí thẩm định + chi phí hư hỏng bên trong + chiphí hư hỏng bên ngoài

Trang 14

Điểm mấu chốt của mô hình là đầu tư vào hoạt động ngăn ngừa và thẩm định sẽ làm giảmchi phí hư hỏng và đầu tư vào hoạt động ngăn ngừa sẽ làm giảm chi phí thẩm định Mục tiêu của hệ thống COQ là làm tối thiểu hóa COQ

Hầu hết công ty áp dụng mô hình này

- Crosby

COQ gồm chi phí phù hợp (chi phí liên quan làm đúng việc, đúng lúc) và không phù hợp (chi phí lãng phí khi không hoàn thành tốt công việc) = chi phí ngăn ngừa + chi phí thẩm định + chi phí hư hỏng + chi phí cơ hội

- Chi phí thấy được

Nhấn mạnh vào vai trò của chi phí không thấy được và chi phí này chỉ ước tính được như lợi nhuận không kiếm được do mất khách hàng và giảm lợi nhuận (thuộc chi phí không phù hợp)

- Chi phí quá trình

Đề cập tầm quan trọng của đo lường chi phí quá trính và chủ sở hữu

Chi phí quá trinh = chi phí phù hợp (chi phí thật sự khi cung cấp sản phẩm hay dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn yêu cầu) + chi phí không phù hợp (chi phí hư hỏng kết hợp với quá trình không vận hành đúng chuẩn)

Tiêu chuẩn đo lường trong mô hình COQ

Tiêu chuẩn đo lường chi tiết Tiêu chuẩn đo lường toàn cầu

Chi phí tài sản và nguyên vật liệu

Chi phí ngăn ngừa lao động

Chi phí thẩm định lao động

Chi phí lỗi trên 100 sản phẩm

Chi phí vận chuyển trễ

Phần trăm doanh thu lặp lại

Số cuộc gọi không phù hợp

QOQf = chi phí hư hỏng bên ngoài/tổng chiphí chất lượng

Áp dụng các mô hình COQ trong các công ty sản xuất

Trang 15

Thực tế nhiều công ty không áp dụng COQ, nhiều ví dụ cho thấy cải tiến chất lượng vàquy trình đo lường chi phí đem đến cho các công ty áp dụng COQ sự giảm đáng kể.

Trong nghiên cứu các công ty sản xuất ở Úc: trong 136 công ty phản hồi, chỉ có 35 công

ty (25.7%) áp dụng các dạng COQ Trong các công ty còn lại, 37 công ty (27.2%) có ýđịnh áp dụng COQ và hơn 64 công ty (47.1%) không có ý định áp dụng COQ

Trong nghiên cứu các công ty sản xuất ở miền Bắc nước Anh, chỉ có 7 công ty (35%) làkhông cố gắng kiểm soát chi phí Chỉ có chi phí hư hỏng hay chi phí thấy được là đượcghi lại và tất cả là ước tính

Năm 1995, nghiên cứu tương tự cho 250 công ty sản xuất với số lượng nhân viên tối thiểu

là 50 Tình hình có cải thiện hơn, 86% trả lời rằng họ không dùng tiêu chuẩn BS 6143, tuynhiên 78% có thể cung cấp thông tin về COQ nhận được 59% trình bày thông tin COQtrong các cuộc họp quản lý

Gần đây, trong công ty dây cáp, nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ quan trọng giữachất lượng và chi phí thẩm định, ngăn ngừa – quan hệ nghịch giữa chi phí ngăn ngừa, chiphí thẩm định và chi phí hư hỏng; có mối quan hệ trực tiếp giữa chi phí ngăn ngừa, chiphí thẩm định và chất lượng; quan hệ nghịch giữa chi phí hư hỏng và chất lượng

Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu

- Đưa ra quy trình nghiên cứu về chủ đề COQ

- Xem xét các mô hình COQ hiện tại

- Các thông số trong mô hình COQ

- Ứng dụng mô hình COQ trong các công ty, nhấn mạnh vào công ty sản xuất

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập thông tin về COQ từ các công ty sản xuất để tìm hiểu có bao nhiêu công ty quantâm đến COQ, áp dụng mô hình COQ và có ý định áp dụng mô hình COQ

Kết luận

COQ rất quan trọng trong việc cải tiến chất lượng

Mô hình P-A-F thường được áp dụng nhưng nó có giới hạn do TQM đòi hỏi tiếp cận quá trình

Hệ thống COQ nên tìm ra các tiêu chuẩn đo lường chi tiết và toàn cầu

Mô hình ABC có thể áp dụng tuy nhiên ứng dụng lại giới hạn

3 Tổng hợp và liên hệ giữa các bài báo

3.1 Tổng hợp các bài báo cáo

Nhìn chung, các nghiên cứu về chi phí chất lượng mới được chấp nhận và đề xuất tronghai thập kỉ gần đây Trước đó, hầu như các nghiên cứu về nó chỉ được các tác giả thu

Trang 16

thập, đề cập nhưng chưa được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong công ty và từng bộ phận

- Mô hình chi phí theo quá trình

- Mô hình chi phí cơ hội

- Mô hình chi phí chất lượng theo ABC (hoạt động dựa trên chi phí)

Trong đó, mô hình chi phí chất lượng theo ABC cho ra kết quả chính xác nhất Vì theophương án này, các chi phí được tính toán bằng tiền cụ thể, rất trực quan và dễ dàng theodõi, tính toán đối với những chi phí chất lượng

3.2 Một số kết quả đạt được trong bài báo

Trong các bài báo trên cũng đã đề cập đến một số công ty đã áp dụng tính toán COQ vàotrong hoạt động sản xuất của mình Từ đó, họ đã cải thiện được một số vấn đề, giảm đượcchi phí cho hoạt động sản xuất của mình, nó cũng giúp cho việc xác định phần nào có thểquy cho chất lượng, phần nào không – đây là một công việc cực kỳ khó khăn khi thựchiện

Theo các bài báo, việc áp dụng COQ phải được xác định cụ thể, rõ ràng: mục đích thựchiện COQ, mục tiêu và chiến lược phải được xác định rõ ngay từ đầu – điểm mấu chốt hếtsức quan trọng và phải thực sự có kiến thức, hiểu rõ về COQ Bên cạnh đó, việc áp dụngCOQ phải phù hợp với hoàn cảnh , không thể áp dụng chung một phương pháp cụ thể chonhiều ngành, công ty, phòng ban

Nhìn chung, các công ty chấp nhận chi phí chất lượng, thực hiện cải tiến chi phí chấtlượng đều mang lại một kết quả khả quan hơn nhưng để áp dụng vào thực tế không phải

dễ dàng, chúng ta cần một khoảng thời gian nữa để có thể chấp nhận chi phí chất lượng và

áp dụng nó thực sự rộng rãi, hiệu quả

Trang 17

II. 3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ COQ

1 Nghiên cứu tìm hiểu mô hình quản lý chi phí chất lượng tại công ty thang máy PACIFICELEVATOR tại Việt Nam.

1.1 Lý do hình thành đề tài

Khoa học quản lý trên thế giới ngày càng phát triển và đạt đến một tầm cao mới mà ở đó,gần như mọi hoạt động đều được quản lý bằng phương pháp định lượng, trong đó có cảchi phí chất lượng đều được quản lý theo các mô hình khách nhau Tuy nhiên, tại ViệtNam, vấn đề quản lý chất lượng và chi phí chất lượng một cách chuyên nghiệp và hiệuquả lại không được nhiều công ty thực hiện Nghiên cứu tìm hiểu mô hình quản lý chi phíchất lượng tại công ty PACIFICELEVATOR – Việt Nam được thực hiện nhằm khám pháthêm về hiện trạng chất lượng, các mô hình quản lý chất lượng đang được áp dụng tạicông ty, qua đó đánh giá hiệu quả quản lý chất lượng và đề ra một số giải pháp nhằm hỗtrợ công ty

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu sau:

- Tìm hiểu hiện trạng chất lượng tại công ty PACIFICELEVATOR – sản xuất thangmáy

- Xác định mô hình quản lý chất lượng, cách xác định chi phí chất lượng của công tyđang áp dụng (nếu có)

- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi phí chất lượng của công ty Từ đó đề ramột số giải pháp nhằm hỗ trợ công ty trong việc quản lý chất lượng và chi phí chấtlượng hiệu quả hơn (nếu có)

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại công ty PACIFICELEVATOR – Việt Nam, thời gian từ01.02.2014 – 01.04.2014 Nghiên cứu tập trung xác định chi phí thực tế tại các phòngban, bộ phận trong công ty sản xuất này Dựa vào các số liệu thu thập, tính toán chi phíchất lượng và đề ra mục tiêu và phương pháp cải tiến COQ cho phù hợp với công tyPACIFIC ELEVATOR

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân sự cấp cao, quản lý bộ phận chất lượng, sản xuất, kếtoán trong công ty PACIFIC ELEVATOR, các tài liệu thứ cấp, ghi chép của công ty

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với hai phương pháp cơ bản:

Nghiên cứu thứ cấp: thu thập thông tin, thông tin kế toán ghi chép, các tài liệu và báo cáochất lượng, chi phí từ công ty nhằm tổng hợp và phân tích các kết quả liên quan đến môhình quản lý chất lượng của công ty

Trang 18

Nghiên cứu định tính: dùng phỏng vấn trực tiếp các quản lý cấp cao , phụ trách bộ phậnsản xuất, chất lượng, kế toán nhằm tìm hiểu sâu về quy trình, phương pháp quản lý – chiphí chất lượng của công ty, đánh giá hiệu quả quản lý chất lượng của công ty.

2 Nghiên cứu về sự chấp nhận COQ của công ty viễn thông FPT và khó khăn, lợi ích đạt được khi áp dụng COQ vào thực tế công ty

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đạt được và phân tích thông tin liên quan đến thực tếcủa các công ty thành công trong khu vực trong việc quản lý chất lượng Đặc biệt là điềutra xem các công ty này có thu thập, đánh giá và quản lý chi phí chất lượng, chi phí nàokhông được tính và phương thức COQ nào được áp dụng

- Tìm ra những khó khăn và lợi ích đạt được trong quá trình áp dụng COQ trong công tyviễn thông FPT

2.4 Phương pháp nghiên cứu

- Áp dụng Benchmarking Session Khái quát sáng kiến trong COQ của công ty viễn thông

A trong bài báo, chiến lược chất lượng và kết quả cuối cùng khi thực hiện COQ

- Phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu tài liệu xác định:

+ Sự am hiểu về COQ của cán bộ cấp cao

+ Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào tới áp dụng quản lý COQ

+ Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh Ngoài ra còn sử dụngmột số phương pháp khác như phương pháp quan sát, mô tả các hoạt động thực tế củacông ty, hay khảo sát, lắng nghe các ý kiến của khách hàng, nhân viên công ty thông quabảng câu hỏi để xác định các vấn đề liên quan COQ

Trang 19

3 Nghiên cứu chi phí chất lượng khi xảy ra sự cố đường truyền internet của FPT tại khu công nghiệp Nhơn Trạch III – Đồng Nai.

3.1 Lý do hình thành đề tài

Tại Việt Nam hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về viễn thông Đểcông ty viễn thông tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay thì phải đảm bảothỏa mãn khách hàng Khi thỏa mãn khách hàng tức khắc sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận.Một trong những yếu tố làm thỏa mãn khách hàng chính là chất lượng, vì vậy hầu hết các

tổ chức đã dành nhiều sự quan tâm tới chất lượng và tiêu tốn nhiều tiền để đạt được mộtmức chất lượng thích hợp cho sản phẩm và dịch vụ của họ Doanh nghiệp cũng dành sựquan tâm đặc biệt tới chi phí vì một mức chi phí hợp lí và chấp nhận được có thể là một

vũ khí cạnh tranh đối với công ty Nếu một tổ chức không quan tâm tới chất lượng thì họphải đối mặt với các chi phi trực tiếp và chi phí gián tiếp là kết quả của việc sản xuất lại

do sản phẩm/dịch vụ lỗi và mất khách hàng Cụ thể hơn là vấn đề cung cấp dịch vụinternet cho khách hàng, nhà cung cấp nên đưa ra thêm phương án dự phòng để khi xảy ra

sự cố đối với đường truyền thứ nhất(đứt cáp, mất tín hiệu…) thì có sẵn một đường truyềnthứ 2 để đáp ứng nhu cầu hoạt động của khách hàng nhằm giảm chi phí thiệt hại chokhách hàng cũng như cho bản thân công ty, từ đó mang lại sự thỏa mãn hơn nữa từ phíakhách hàng Tuy nhiên, cần phải cân nhắc vấn đề chi phí đầu từ để xây dựng đườngtruyền thứ 2 với chi phí thiệt hại thực tế đối với công ty và khách hàng khi xảy ra sự cố.Nghiên cứu được thực hiện đối với công ty cung cấp dịch vụ internet FPT

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá tác động của COQ, cụ thể hơn là chi phíkhông phù hợp – chi phí hư hỏng bên ngoài và bên trong đối với cung cấp dịch vụinternet khi xảy ra sự cố đường truyền ở khu công nghiệp Nhơn Trạch III – Đồng Nai, từ

đó đưa ra các phương án, giải pháp ngăn ngừa khắc phục với chi phí hợp lý và đảm bảochất lượng

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Các vấn đề liên quan cần tìm hiểu thông tin để thực hiện tính toán COQ: Bộ phận chămsóc khách hàng, phòng kỹ thuật đường truyền internet, bộ phận thi công đường truyền, bộphận đầu tư và phát triển hạ tầng của FPT

3.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định lượng

- Thành lập ban đảm bảo chất lượng dịch vụ internet FPT

- Thu thập dữ liệu:

+ Dữ liệu thứ cấp: các chi phí thiệt hại khi xảy ra sự cố đường truyền (đứt cáp, giánđoạn tín hiệu), chi phí thuê hạ tầng các đối thủ cạnh tranh, các phản ảnh, than phiền củakhách hàng về dịch vụ internet, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp NhơnTrạch III

Trang 20

+ Dữ liệu sơ cấp: lập bảng câu hỏi với nội dung như: xem xét nhu cầu internet,đánh giá, phê bình chất lượng dịch vụ internet FPT cũng như độ ổn định của dịch vụ trongkhu vực Công Nghiệp Nhơn Trạch III.

+ Phân tích các dữ liệu có được và xây dựng các biểu đồ, bảng phân tích từ đó rút

ra được sự ổn định hiện tại của dịch vụ internet trong khu công nghiệp, chi phí thiệt hại vàchi phí đầu tư thêm, từ đó cân đối, đưa ra phương hướng khắc phục, xây dựng và pháttriển dịch vụ trong khu công nghiệp này

Trang 21

III ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU COQ CHO MỘT TỔ CHỨC,

CÔNG TY CỤ THỂ TỪ 1 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG 3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐỀ XUẤT

Qua những phương pháp nghiên cứu trong 3 hướng nghiên cứu đã đề xuất , nhóm sẽ chọnphương pháp nghiên cứu tiếp cận chia nhỏ từng công việc cụ thể và tính toán COQ chotừng công việc đó

Chi phí chất lượng là chi phí tổng hợp của từng thành phần chi phí chia nhỏ ở trên Điềunày được áp dụng cho công ty thang máy Pacific Elevator với bộ phận phòng kĩ thuật nhàmáy sản xuất

Chức năng của phòng kĩ thuật nhà máy sản xuất là thiết kế nên những bản vẽ kĩ thuật mô

tả theo những đặc tính của khách hàng yêu cầu để thực hiện chế tạo thành những sảnphẩm mang lại cho khách hàng Qui trình thực hiện tuân theo một quá trình được chuẩnhóa

Nhận đặc tính kĩ thuật sơ bộ

Ra đặc tính kĩ thuật để sản xuất

Thiết kế

Ban hành bản vẽ kĩ thuật

Làm biên bản kiểm xuất hàng

Kiểm tra xuất hàng

Trang 22

Phương pháp áp dụng để tính toán chi phí COQ ở đây là trên phương pháp Chi phí dựatrên hoạt động (ABC: Activity Based Cost) Phương pháp COQ được chia làm 2 dạngchính đó chính là Activity Oriented và Process Oriented Trong bài này chỉ đề cập và ứngdụng cho phương pháp Activity Oriented (định hướng hoạt động)

Chi phí Chất lượng được phân ra thành những loại sau:

 Chi phí ngăn ngừa

 Chi phí thẩm định

 Chi phí hư hỏng bên trong

 Chi phí hư hỏng bên ngoài

Chi phí tiến hành ước tính cho hoạt động ở đây được chia ra làm 2 loại

 Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm lương nhân viên trực tiếp thực hiện ra nhữngsản phẩm phụ vụ cho quá trình của phòng kĩ thuật Chi phí cho nhân viên được tínhtheo số giờ lao động

 Chi phí sản xuất chung : Bao gồm những chi phí văn phòng phẩm , chi phí hoạt động , chi phí tiện ích gồm điện thoại , internet …

Còn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không được thể hiện, bởi vì các chi phí nguyên vậtliệu chủ yếu là văn phòng phẩm, được phân bổ vào từng công trình dưới dạng chi phí sảnxuất chung, mang tính phân bổ

Theo quá trình được mô tả như trên, chi phí sản xuất chung được phân bổ theo số lượngsản phẩm được làm trong kỳ

Chi phí chất lượng

Quá trình nhận đặc tính kĩ thuật sơ bộ: người nhân viên trong bộ phận phải tiến hành

hoàn chỉnh hồ sơ thông qua những yêu cầu khách hàng và trình độ kĩ thuật của nhà máy.Nếu trong quá trình này chưa được thông qua,hay gặp trục trặc phải bắt đầu lại từ khâunày, thì người nhân viên tiến hành điều chỉnh đặc tính Trong quá trình này có một phầncủa chi phí thẩm định, chi phí ngăn ngừa

Thẩm định: Xem xét yêu cầu khách hàng có quá so với trình độ sản xuất, hay những yêucầu khác so với những gì được thực hiện từ trước tới nay Nếu có sai sót, hay yêu cầukhách hàng cần phải điều chỉnh thì phải điều chỉnh ngay

Ngăn ngừa: Tiến hành rà soát trước yêu cầu của khách, để hạn chế những yêu cầu kháchhàng cần xem xét lại thì ngăn ngừa phải ngưng trệ hay làm lại cho những khâu sau

Chi phí chất lượng cho quá trình điều chỉnh:

Chi phí lao động đơn vị là chi phí lao động của nhân viên trực tiếp làm việc này

Quá trình thiết lập ra đặc tính kĩ thuật để sản xuất: Quá trình này hình thảnh chuẩn

đặc tính cho sản xuất, tất cả các yếu tố kĩ thuật, bản vẽ kĩ thuật đều được dựa trên nhữngthông số đã được cho trong đó Tương tự như quá trình trên,quá trình này cũng có thể

Trang 23

phát sinh chi phí, vì trong quá trình gia công , thiết kế sản phẩm có thể phát sinh nhữngxác nhận lại với bộ phận bán hàng , do phải thay đổi một vài đặc tính lại cho phù hợp Nếu trong quá trình này có sai sót , hay phải tiến hành làm lại thì quá trình phải được thựchiện lại từ đầu giai đoạn này , nghĩa là chi phí nhân công bị mất đi , nên chi phí chấtlượng cho giai đoạn này

Quá trình Thiết kế Quá trình này người nhân viên kĩ thuật sẽ thực hiện thiết kế sản

phẩm trên máy vi tính, và thực hiện tính toán kết cấu, tính chất cho từng chi tiết cấu thànhsản phẩm Giai đoạn này là giai đoạn cần nhiều thời gian để thực hiện, thường thì số giờcông lao động sẽ được qui định trên sự phức tạp của sản phẩm Chi phí chất lượng phátsinh khi một sản phẩm bị thiết kế lỗi Chi phí chất lượng phát sinh khi có 2 loại hư hỏng

Hư hỏng bên trong: Phát hiện ngay trong quá trình thiết kế , kiểm tra tại bộ phận , kịp thờithực hiện lại và sửa chữa

Hư hỏng bên ngoài: Là những hư hỏng do bộ phận khác báo về , phải tiến hành làm lại

Quá trình Ban hành bản vẽ kĩ thuật Quá trình này người trưởng phòng kĩ thuật sẽ

kiểm tra bản vẽ thiết kế và ban hành , vậy chi phí cho quá trình này bao gồm chi phí chokiểm tra , và chi phí văn phòng phẩm phân bổ Chi phí chất lượng là chi phí ngăn ngừa,thẩm định

Ngăn ngừa: Ngăn những thiết kế sai đưa vào sản xuất

Chi phí thẩm định: Kiểm tra thiết kế đạt tiêu chuẩn để sản xuất

Chi phí VPP là chi chí văn phòng phẩm phân bổ cho từng công trình

Nếu quá trình diễn ra trơn tru, không cần sửa chữa ta sử dụng Chi phí số 4 , nếu quá trình

có sai sót, phải thực hiện toàn bộ sử dụng Chi phí số 04’

Chi phí phân bổ thể hiện ở các chi phí văn phòng phẩm cho công trình này

Quá trình làm biên bản xuất hàng: Trong quá trình này, người nhân viên phải làm

những biểu mẫu kiểm tra, packing list dựa trên các dự toán và các đặc tính kĩ thuật chotừng công trình Vậy chi phí gồm có chi phí lao động và chi phí sản xuất chung phân bổ Nếu quá trình trên gặp trục trặc thì quá trình làm dự toán vật tư và đóng hàng cũng bị ảnhhưởng, nghĩa là phải thực hiện lại Chi phí ngăn ngừa được phát sinh nhằm mục đích làmcho khâu sau không bị nhầm lẫn do có những bản kê đóng hàng chắp vá, tận dụng không

rõ ràng, gây nhầm lẫn

Trang 24

Quá trình kiểm tra xuất hàng: Trong giai đoạn này, người nhân viên phòng kĩ thuật sẽ

thực hiện kiểm tra sản phẩm đàu ra để tiến hành xuất đi, chi phí cho giai đoạn này đượctính bằng chi phí lao động cho nhân viên đó Chi phí chất lượng mang hình thái kiểm địnhphát sinh

Áp dụng vào thực tế như sau:

Chi phí này được áp dụng theo quá trình và xác định chi phí theo ABC, khi một khâu nàotrong quá trình gặp trục trặc thì có thể quá trình bắt đầu lại từ khâu đó và chi phí tính lũy

kế cho đến khâu cuối cùng Có thể chi phí sản xuất chung bổ cho việc thực hiện lại là ít,tuy nhiên vẫn tính vào chi phí

Chi phí nhân công đơn vị được tính trên số tiền công cho 1 giờ lao động của nhân viên Được tính dựa trên lương nhân viên và số giờ làm việc trong kì

Chi phí nhân công đơn vị =

Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí điện, chi phí văn phòng phẩm cho hoạt động tạo

ra bản vẽ kĩ thuật Chi phí sản xuất chung này được ước lượng bằng một con số cho một công trình chuẩn trong một kì nào đó

Chi phí chung phân bổ

Giả sửchi phí hàng tháng vừa qua ( 04 / 2014 ) của nhà máy công ty thì sàn lượng là 24sản phẩm

Tiền điện hàng tháng: 14,26 triệu ( phòng kĩ thuật tiêu thụ khoảng 1/6 công suất )

Tiền chi phí tiện ích ( internet , nước , điện thoại … ) : 5.28 triệu

Tiền chi phí văn phòng phẩm : 2.6 tr

Vậy chi phí chung phân bổ = Tiền điện + Chi phí tiện ích = 39.536 / 1h (K)

Chi phí văn phòng phẩm phân bổ cho từng công trình = 108.333 / 1 sản phẩm (Z)Tiền lương nhân viên

Nhân viên có 5 người: với mức lương

Nhân viên thiết kế: A có chi phí lao động đơn vịA = 40.000 / 1 h

B có chi phí lao động đơn vị B = 35.000 / 1 h

Nhân viên đặc tính kĩ thuật: C có chi phí lao động đơn vị C = 45.000 / 1h

Nhân viên kiểm tra: D, có chi phí lao động đơn vị D = 30.000 / 1h

Trưởng phòng kĩ thuật H, có chi phí lao động đơn vị H = 100.000 / 1h

Ước tính chi phí cho từng công việc như sau:

Trang 25

= (C+K)*h = (C+K)*h’

Vận dụng theo một vài tình huống thực tế tại công ty hay gặp:

 Quá trình thự hiện trơn tru , không có tình trạng phải thiết kế lại, làm lại, hay sửalại

Trang 26

Quá trình 6: 2 h

 Quá trình trơn tru ngay từ đầu do sai hỏng chưa bị phát hiện , nhưng sai hỏng lại bịphát hiện từ bộ phận bên ngoài ,nguyên nhân do việc hiểu sai yêu cầu khách hàng ,hay khách hàng có nguyện vọng thay đổi ,nhưng nhân viên C quên đi , dẫn đếnviệc quá trình thực hiện lại từ đầu

Chi phí chất lượng COQ = 2*(Chi phí số 01 + Chi phí 02) + Chi phí 03 + Chi phí 04 + Chi phí 04’ + Chi phí 05 + Chi phí 06 = 1.086.657 VNĐ

Quá trình 1: 0,5h ( hết 1h để thực hiện mới , nhưng chỉ 0,5 để sửa lỗi )

Tuy nhiên hạn chế của phương pháp tính trên là:

 Chưa thể ước lượng được các chi phí nhân viên không hài lòng, chi phí trách nhiệmcủa từng thành viên , chi phí thời gian qui định …

 Phương pháp tính chi phí và phân bổ chi phí theo ABC đòi hỏi mức phân bổ, hay chiphí thường ổn định , không vượt ra ngoài giới hạn phân bổ nhiều

 Tuy nhiên nhược điểm của ABC ứng dụng ở đây thì số cơ sở phân bổ

 Các chi phí hầu như là chi phí nhân công, tuy nhiên phải điều chỉnh thường xuyên nếutrong trường hợp có sự thay đổi nhân sự thường xuyên

Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm chi phí chất lượng COQ cho Phòng kĩ thuật nhà máy sản xuất

 Nên chú trọng đầu tư vào con người nhiều hơn, vì chi phí chất lượng nhỏ nhất khi các nhân viên làm đúng ngay từ lần đầu , xuyên suốt quá trình không xảy ra sai sót Và những chi phí khó đo được như chi phí tinh thần của nhân viên cũng được giảm bớt nếu nhân viên hài lòng với công việc hơn

 Nâng cao việc đào tạo , huấn luyện nhân viên , nếu họ có kiến thức tốt sẽ không để xảy ra tình trạng sai hỏng nhiều

 Xây dựng một hệ thống quản lí bằng thông tin điện tử , hạn chế những thông tin để cho nhân viên phải nhập bằng tay nhiều lần gây nhầm lẫn thông tin kĩ thuật Đồng thời thuận tiện cho mọi người có thể tiếp cận thông tin dễ dàng , đỡ gây mất thời gian xem và kiểm soát theo hồ sơ

 Kết hợp với bộ phận sale để làm cho đặc tính kĩ thuật hoàn chỉnh ngay từ lần đầu tiên ,tránh phải liên lạc nhiều , làm mất chi phí

Ngày đăng: 30/05/2014, 09:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng II cho thấy sự so sánh về chất lượng các sáng kiến và nỗ lực COQ thực hiện bởi bốn công ty - Luận văn tốt nghiệp Đề tài chi phí chất lượng Cost of Quality - COQ
ng II cho thấy sự so sánh về chất lượng các sáng kiến và nỗ lực COQ thực hiện bởi bốn công ty (Trang 41)
Hình 1-Phân loại chi phí chất lượng PAF Bảng 1-Mô tả tóm tắt đặc điểm của từng loại và phần tử của chúng/ - Luận văn tốt nghiệp Đề tài chi phí chất lượng Cost of Quality - COQ
Hình 1 Phân loại chi phí chất lượng PAF Bảng 1-Mô tả tóm tắt đặc điểm của từng loại và phần tử của chúng/ (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w