Cành mai giúp cho ta có nhiều cảm nhận:

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 10 học kì 1 (Trang 48 - 53)

+ Cành mai đã phủ nhận cái quy luật vận động và biến đổi ở bốn câu thơ đầu. Dù cho xuân sắp đi qua, muôn loài hoa đã lìa cành nhưng vẫn còn cành mai hoa nở trắng trong đêm.

+ Cành mai còn mang ý nghĩa tượng trưng. Nó thể hiện sức sống mãnh liệt của vạn vật và con người. Nó vượt lên tất cả sự sống, chết, thịnh, suy. Đó là quy luật của sự bất biến. Có điều phải hiểu đây là sự bất biến về tư tưởng, tình cảm, ý chí (bất biến bên trong) chứ không phải là sự bất biến về hình thức con người. Cành mai là sự biểu hiện tính bất biến trong tinh thần nhà thơ.

=> Cành mai còn là hình tượng nghệ thuật đẹp không phải cái đẹp của bức tranh tứ quý, tùng,trúc,cúc,mai đẻ diễn tả sự thanh cao, quý phái mà là cái đẹp của tinh thần lạc quan, mạnh mẽ và kiên định trước những biến đổi của trời đất và thời cuộc. Điều này gúp chung ta hiểu con người thời Lý, thời kỳ phật giáo thịnh đạt. Dù xuất giá tu hành nhưng họ không

quay lưng lại cuộc đời vẫn đầy bản lĩnh và ý chí tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

HỨNG TRỞ VỀ- Nguyễn Trung Ngạn (Quy hứng)

H.động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV: Cho HS đọc tiểu dẫn và văn bản(SGK)

GV:Nỗi nhớ quê hương ở hai câu thơ đầu có gì đặc sắc ?

GVH: Những nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hao dân tộc của bài thơ qua hình tượng thơ độc đáo?

1. Tiểu dẫn

- Giới thiệu về Nguyễn Ngọc Ngạn(SGK) - Giải nghĩa chú thích (SGK)

2. Tìm hiểu bài

a. Hai câu đầu:

Nỗi nhớ rất cụ thể, dân giã làm nổi lên gốc gác đồng quê, nghề trồng dâu nuôi tằm nghề trồng lúa và sinh hoạt đạm bạc “ cua béo ghê”. Đời thường hiện lên trong cảm xúc nhà thơ. Cái cốt lõi của cảm xúc ấy là lòng yêu quê hương xứ sở. Cách nói mộc mạc dễ làm rung động lòng người.

=> Tình yêu quê hương không phải bằng cảm xúc hô to gọi giật mà bằng những hình ảnh gợi nhớ. Đó là dâu tằm, là hương htơm đồng lúa , là cua cá trên đồng, dẻo thơm ngọt ngào trong bữa cơm quê.

b. Hai câu cuối

Nét thứ hai là cảm xúc bắt nguồn từ nhận thức, của lý trí. Dẫu rằng nghèo khó vẫn là quê hương hơn danh vọng ở nơi phồn hoa đô hội. Tiếng gọi trở về tha thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa quê. Rõ ràng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ quy hứng.

- Bài thơ giúp ta rút ra nhận xét: không cái gì bằng quê hương xứ sở của mình. Bài thơ giúp ta thêm yêu, thêm quý nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành.

TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

44 --- Lý Bạch

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Hiểu được tình cảm chân thành của Lí Bạch với bạn.

- Nắm được đặc trưng phong cách thơ Lí Bạch ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm.

II. Phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế bài học

III. Cách thức tiến hành:

Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc hiểu, gợi tìm với các hình thức trao đổi thảo luận nhóm.

IV.Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới 3. Tiến hành bài dạy

H.động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV: Cho H/S đọc phần tiểu dẫn và rút ra các ý chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS đọc diễn cảm bài thơ GV: Xác định chủ đề bài thơ?

GV: Cảnh đưa tiễn bạn diễn ra ở không gian, thời gian và địa điểm như thế nào ? Em có suy nghĩ gì về không gian, thời gian địa điểm ấy với người đi và người ở ?

I. Tiểu dẫn

+ Lí Bạch sinh 701 và mất 762 (thọ 61 tuổi). Quê ở Lũng Tây nay thuộc tỉnh Cam Túc. Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Thơ Lí Bạch hào phóng. Ông còn để lại 1000 bài thơ. Người ta gọi ông là tiên thơ.

+ Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú với chủ đề chính là: ∗ Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả

∗ Khát vọng giải phóng cá nhân ∗ Bất bình với hiện thực tầm thường ∗ Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt

+ Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng nhưng rất tự nhiên, tinh tế, giản dị, thơ Lí Bạch kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp.

II. Đọc hiểu bài thơ

1. Chủ đề

- Bài thơ miêu tả không gian, thời gian và địa điểm đưa tiễn bạn đồng thời thể hiện tình cảm của nhà thơ với bạn của mình.

2. Hai câu đầu: Không - thời gian đưa tiễn bạn

- Giữa tháng ba (mùa xuân) ở phía Tây lầu Hoàng Hạc - Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ chọn phía tây lầu Hoàng Hạc để tiễn bạn. Theo quan niệm người Á Đông phía tây là cõi Phật, cõi tiên. Đặc biệt ở Trung Quốc, phía tây là vùng đất hoang sơ, nhiều núi cao, bí hiểm. Ngày xưa chỉ dành riêng cho ẩn sĩ đến tu hành. Nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao trong sạch. Theo huyền thoại, lầu Hoàng Lạc là nơi Phí Văn Vi tu luyện thành tiên rồi cưỡi Hạc vàng bay đi:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ

Hạc vàng đi mất từ xưa

GV: Hai tiếng “Cố nhân” gợi cho em suy nghĩ gì ?Trong bản dịch thơ ở hai câu đầu, người dịch chưa lột tả được điều gì ?

Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.

Đến một nơi thoát tục để đưa tiễn một người bạn tri âm trở về cuộc đời trần tục. Buổi tiễn đưa vô cùng sâu sắc.

- Hai tiếng “Cố nhân” ở đầu câu dịch là bạn, đúng mà chưa hết nghĩa. Bởi lẽ “Cố nhân” là người bạn gắn bó, thân thiết từ xưa, cho dù thời gian có thể điểm tô trên mái tóc. Buổi chia tay nhờ có hai tiếng “cố nhân” ấy mà đắm chim trong sự thiết tha quyến luyến. Lại nữa, Lí Bạch không sử dụng cách viết thường tình. Phút biệt không có những li rượu tiễn nhau, không dòng nước mắt, không lời nói tạ từ. Chỉ có lầu hạc, chỉ có dòng sông với bầu trời, cảnh buồn nhưng nó đã thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ với bạn.

- Thời gian:

GV: Thời gian trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì ?

GV: Nỗi lòng Lí bạch được thể hiện như thế nào qua hình ảnh cánh buồm?

GVH: Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối bài?

đang rẽ sóng, lướt trên những làn hoa khói . Hình ảnh ấy gợi lên không khí mơ hồ lãng đãng của thơ Đường. Từ “hoa” còn chỉ thời gian, tháng ba có tiết xuân. Hơn nữa Mạnh Hạo Nhiên xuôi dòng đến Dương Châu nơi phồn hoa đô hội. Một từ mà nói được nhiều đến thế . Mới thấy cái hay của thơ Đường ở “ý tại ngôn ngoại “.

=> Nghệ thuật của bài thơ là thể hiện sự đồng nhất giữa con người và cảnh vật.

3. Hai câu cuối: Nỗi lòng của Lí Bạch

- Cánh buồm cô đơn diễn tả nhiều nghĩa. Một là chỉ Mạnh Hạo Nghiên ra di một mình trong cô đơn. Hai là diễn tả chính nỗi lòng cô đơn của nhà thơ. Thơ Đường hay ở chỗ đó. Nói bạn cô dơn nhưng chính là biểu hiện mình trong cô đơn. Hiểu theo cách nào cũng là gợi lên một kiếp người cô đơn giữa dòng sông. Nó nhỏ bé và đơn chiếc. Bạn đi đã để lại nỗi nhớ thương vô hạn.

- Câu thơ chỉ gợi mà không tả: Trước mặt nhà thơ, con sông như cao dần lên hoà nhập vào với trời xanh. Ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước cõi không vô tận đã che khuất người bạn cảnh vật hiện ra trước mắt nhà thơ theo dòng tâm trạng.

( Ghi nhớ: SGK)

4. Dặn dò: Soạn bài : Thực hành các biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ 5. Rút kinh nghiệm - bổ sung

THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45---

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

- Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

- Có kĩ năng phân tích giá trị sử dụng hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. II. Phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo và và bản thiết kế

III. Cách thức tiến hành:

Tiến hành tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc, trả lời câu hỏi và thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới 3. Tiến hành bài dạy

H.động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV: Thế nào lafBP ẩn dụ ? GV: Gọi HS đọc những VD trong SGK trang 135.

GVH: Những từ thuyền, bến, cây đa , con đò không chỉ là thuyền, bến mà còn mang nội dung ý nghĩa khác. Nội dung ý nghĩa ấy là gì ?

I. Ẩn dụ:

1. Đọc những câu ca dao

(1). Thuyền là ẩn dụ để chỉ người con trai trong xã hội cũ. Người con trai trong xã hội cũ có quyền lấy năm thê bảy thiếp cũng như chiếc thuyền đi hết bến này, bến khác. - Bến nước cố định được lấy làm ẩn dụ để chỉ tấm lòng thuỷ chung son sắt của người con gái.

GVH: Thuyền và bến câu 1 với cây đa bến cũ con đò ở câu 2 có gì khác nhau? GVH: Anh (chị) tìm thêm ví dụ cho phép ẩn dụ. GV: Thế nào là BP hoán dụ? GVH: Cụm từ “Đầu xanh, má hồng” Nguyễn Du muốn ám chỉ ai ?

GVH: “Áo nâu, áo xanh” chỉ ai ?

GVH: Viết đoạn văn có biện pháp ẩn dụ và hoán dụ.

nhưng phải xa nhau.

- Thuyền và con đò về bản chất đều là dụng cụ chuyên chở trên sông .

- Bến và bến cũ đều là địa điểm cố định.

Song chúng khác nhau thuyền và bến ở câu 1 chỉ hai đối tượng. Đó là chàng trai và cô gái. Còn bến và đò ở câu 2 lại là con người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện nào đó phải xa nhau.

2. Tìm và phân tích phép ẩn dụ

(1). Lửa lựu :chỉ hoa lựu đỏ chói như lửa.

(2). Làm thành người: con người mới sống độc lập tự do, biết làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ cuộc đời mình.

(3). Hót: ca ngợi mua xuân đất nước, ca ngợi cuộc đời mới với sức sống đang trỗi dậy.

Từng giọt long lanh rơi:ẩn dụ:ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc dời, cái đẹp của cuộc sống.

(4). Thác: là ẩn dụ chỉ những gian khổ trong cuộc sống mà con người phải đối mặt . Thuyền ta cũng la ẩn dụ chỉ cuộc sống con người đang vươt qua những gian khổ, khó khăn thênh thang mà bước tới.

(5). Phù du: là hình ảnh dược lấy làm ẩn dụ để chỉ kiếp sống trôi nổi, phù phiếm, sớm nở tối tàn của con người. Phù sa: là hình ảnh đựoc lấy làm ẩn dụ để chỉ cuộc sống mới, cuộc sống màu mỡ đầy triển vọng tốt đẹp của con người.

3. Tìm thêm ẩn dụ trong ca dao, tục ngữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Hoán dụ

1.Đọc những câu sau và trả lời các câu hỏi.

(1). Sử dụng những từ đầu xanh, má hồng, Nguyễn Du muốn ám chỉ Thuý Kiều ( lấy tên đối tượng này để gọi một đối tượng khác dựa vào sự tiếp cận: đầu xanh, má hồng chỉ tuổi trẻ.)

(2). Chỉ ngươì nông dân (áo nâu) và đội ngũ công nhân Việt Nam (áo xanh) trong xã hội ta ( dựa vào sự tiếp cận: họ thường hay mặc mầu áo đó).

2. Phân biệt hai biện pháp tu từ

- Thôn Đoài Thôn Đông là hoán dụ để chỉ hai người trong cuộc tình “Cau thôn Đoài và Trầu thôn nào”lại là ẩn dụ trong cách nói lấp lửng của tình yêu lưá đôi. “Em nhớ ai” - Cơn bão số một đã đi qua sóng đã yên biển đã lặng. Nhưng cơn bão trong cuộc sống hàng ngày thì vẫn còn tiếp diễn . Đây là cảnh người mẹ mất con, vợ mất chồng gia đình tan nát những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác nhìn quanh

+ Sóng và biển: Hình ảnh được lấy làm hoán dụ để chỉ cuộc sống đã trở lại bình yên sau cơn bão.

+ Cơn bão ẩn dụ chỉ sự tàn phá, mất mát, đau đớn hàng ngày.

+ Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác: Hoán dụ chỉ những đứa trẻ chưa đủ nhận thức thấy được mất mất,đau thương.

4. Dặn dò: Soạn bài Cảm xúc mùa thu ( Đỗ Phủ ) 5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:

CẢM XÚC MÙA THU(Thu hứng) (Thu hứng)

47--- Đỗ Phủ

I. Mục tiêu bài học

-Hiểu được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là tâm trạng buồn lo của con người cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận Đỗ Phủ

- Hiểu thêm đặc điểm của thơ Đường luật

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 10 học kì 1 (Trang 48 - 53)