Phương tiện thực hiện.

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 10 học kì 1 (Trang 43 - 45)

-SGK, SGV và thiết kế bài học .

III. Cách thức tiến hành:

Tổ chức tiết học theo hướng kết hợp các hình thức đọc sáng tạo và trao đổi, thảo luận.

IV . Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới . 3. Tiến hành bài dạy

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

dẫn

GVH: Tiểu dẫn SGK giới thiệu nội dung gì ?

GV: Gọi H/S đọc văn bản - Giải nghĩa các từ khó GVH: Hai câu thơ đầu thể hiện nội dung gì ?

"Hồ Tây …giấy tàn".

GHV: Vì sao Nguyễn Du đồng cảm với số phận Tiểu Thanh (câu hỏi 1).

GVH: Nguyễn Du đã cảm nhận như thế nào về con ngừời tài hoa ?

"Son phấn….

còn vương "

- Giới thiệu sơ qua về Nguyễn Du và nàng Tiểu Thanh

+ Nguyễn Du (1765- 1820) là đại thi hào của dân tộc Việt Nam , ngoài những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán. "Độc Tiểu Thanh kí" là một trong những bài thơ chữ Hán nổi tiếng của ông. Nguyễn Du rất quan tâm tới số phận bất hạnh của những người phụ nữ có tài hoa nhan sắc .

+ Tiểu Thanh người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, nàng thông minh và nhiều tài nghệ. Năm 16 tuổi nàng làm vợ lẽ một người ở Hàng Châu , tỉnh Chiết Giang nàng họ Phùng và lấy chồng tên là Phùng. Vợ cả ghen bắt ở riêng biệt trên một ngọn núi Cô Sơn thuộc địa phận Hàng Châu. Tiểu Thanh buồn khổ làm nhiều thơ, nàng chết lúc mười tám tuổi. Tập thơ, từ nàng để lại bị người vợ cả đem đốt. Trước khi chết , nàng lấy hai tờ giấy gói mấy vật trang sức gửi tặng một cô gái . Đó là bản thảo thơ ,từ còn lại của nàng . Đây cũng là phần dư. Nguyên Du đã đọc phần dư ấy để viết bài thơ này.

2.Đọc hiểu văn bản:

1. Hai câu đầu

- Hai câu thơ đầu mang đến cho người đọc cảm giác hẫng hụt , mất mát. Tây Hồ vẫn còn đó nhưng vườn hoa thì không. Cảnh đẹp mất rồi chỉ còn lại sự hoang tàn. Kí của Tiểu Thanh còn đó nhưng đâu có phải vẹn nguyên Nó chỉ còn sót lại vài bài gọi là phần dư. Có chăng chỉ còn lại hai tâm hồn ,một Tiểu Thanh , một Nguyễn Du. Tâm hồn Tiểu Thanh chỉ còn ghi lại trên trang giấy dù chỉ ít ỏi. Nguyễn Du khóc,viếng nàng "Thổn thức "bên cửa sổ.

- Bởi Nguyễn Du nhận ra Tiểu Thanh là con người có tài, có sắc nhưng bị vùi dập, chết oan ức. Cái chết của nàng là bằng chứng xót xa cho kiếp con người "Hồng nhan bạc phận ".Nguyễn Du đã từng thương xót, chia sẽ nỗi lòng mình với biết bao người con gái như vậy.Từ Đạm Tiên đến nàng Kiều , từ người đàn bà gẩy đàn ở Long Thành cho đến Tiểu Thanh đều là kiếp người ấy .

2. Bốn câu thơ tiếp theo

- Nguyễn Du cảm nhận về cuộc đời Tiểu Thanh:

+ Son phấn là sắc đẹp ,văn chương là hồn. Nguyễn Du lại chạm vào nỗi đau muôn thuở của cuộc đời. Nỗi đau ấy ,oan ức dường ấy không thể hỏi và trông cậy vào đâu. Ngay đến cả lực lượng thần uy tối cao là ông trời cũng không hỏi được

Nỗ ihờn kim cổ trời khôn hỏi

- Nỗi oán hận xưa nay đến trời cung không có câu trả lời. Vì thế trời cũng không thể hỏi chỉ còn biết cam chịu mà thôi,

Nguyễn Du bất lực lại quay về với Tiểu Thanh với chính mình: Cái án phong lưu khách tự mang

- Phong lưu, phong vận, phong nhã đều chỉ người tài hoa, nhan sắc.Nguyễn Du như muốn nói cùng Tiểu Thanh nàng có tài, có nhan sắc như thế lại bị nỗi oan kỳ lạ ấy, thế thì nàng giống ta rồi. Nhưng ai là người giải đáp vì sao những người tài hoa nhan sắc lại phải chịu nỗi đau oan ức kỳ lạ ở trên đời?

GVH: Hai câu kết, nhà thơ thể hiện nội dung gì ?

GV: Hãy rút ra chủ đề bài thơ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Du cũng không tìm được câu trả lời.”Đau đời có cứu được đời đâu”(Huy Cận).

3. Hai câu kết

Nguyễn Du như hỏi Tiểu Thanh. Hôm nay ta khóc nàng vậy 300 năm sau ai là nguời khóc ta.

- Nguyễn Du hỏi Tiểu Thanh cũng như hỏi mình. Có cái gì xót xa đến rưng rưng.

Xuân Diệu cho đó là Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya Hai câu cuối đã khép lại nhưng tấm lòng đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh cứ sống mãi trong trái tim bạn đọc.

Năm 1965, Việt Nam long trọng kỷ niệm hai trăm năm ngày sinh của Nguyễn Du. Cũng những ngày này, hội đồng hoà bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hoá thế giới.

=> Bài thơ là tiếng khóc thương cho những kiếp tài hoa bất hạnh

( Ghi nhớ : Sách giáo khoa )

4. Củng cố, dặn dò: Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 5. Rút kinh nghiệm bổ sung:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT ( tiếp theo)

42---

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 10 học kì 1 (Trang 43 - 45)