MẪU TRẢ LỜI
( Chọn và điền tên phương án trả lời đúng nhất, bằng chữ IN HOA vào ô tương ứng )
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0 11 12 13 14 15 16Trả lời D A C B D C D B C C C B B D A D Trả lời D A C B D C D B C C C B B D A D
Câu 1: Nội dung yêu nước của văn học giai đoạn nào mang âm hưởng bi tráng?
a. Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. b. Từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII. c. Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. d. Nửa cuối thế kỷ XIX.
Câu 2: Việc coi trọng mục đích giáo huấn thể hiện đặc điểm gì của văn học trung đại?
a. Tính quy phạm.
b. Khuynh hướng trang nhã. c. Sự phá vỡ tính quy phạm. d. Xu hướng bình dị.
Câu 3: Hai câu thơ cuối của bài “Tỏ lòng”(Phạm Ngũ Lão) thể hiện phẩm chất gì của nhân vật trữ
tình?
a. Dũng và tài. b. Tâm và trí. c. Chí và tâm. d. Nhân và nghĩa.
Câu 4: Hoàn chỉnh nhận định dang dở sau với ý sâu sắc nhất: “ Độc Tiểu Thanh ký là tiếng khóc…”
a. Cho cuộc đời tài sắc - bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. b. Cho những kiếp tài hoa bạc mệnh.
c. Cho cuộc đời, số phận của Tố Như. d. Cho cả Tiểu Thanh lẫn tác giả.
Câu 5: Sắc màu nào không xuất hiện trong bài “Cảnh ngày hè”( Nguyễn Trãi)?
a. Lục (xanh) b. Hồng. c. Đỏ. d. Vàng.
Câu 6: Trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký”, câu thơ nào sau đây nói về cuộc đời của Tiểu Thanh lẫn
của tác giả?
a. Chi phấn hữu thần liên tử hậu. b. Văn chương vô mệnh lụy phần dư. c. Cổ kim hận sự thiên nan vấn. d. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Câu 7: Nghệ thuật hoán dụ được sử dụng trong ngữ liệu nào sau đây?
a. Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang.(Xuân Diệu) b. Voi uống nước, nước sông phải cạn. ( Nguyễn Trãi) c. Thuyền ơi có nhớ bến chăng (Ca dao)
d. Một tay lái chiếc đò ngang.( Tố Hữu)
Câu 8: Ngữ liệu nào sau đây mang dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?
a. Ước gì sông rộng một gang / Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. (Ca dao) b. Em ơi buồn làm chi / Anh đưa em về sông Đuống.(Hoàng Cầm)
c. Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.(Ca dao) d. Gió đưa cây cải về trời / Rau răm ở lại chịu lời đắng cay. (Ca dao)
Câu 9: Hình ảnh “mùa xuân” trong câu thơ nào không phải là hình ảnh tưởng tượng?
a. Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng ?( Phan Bội Châu) b. Trên giàn thiên lí bóng xuân sang.( Hàn Mặc Tử )
c. Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân. (Nguyễn Du) d. Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi. (Xuân Diệu)
Câu 10: Trong truyện “Tấm Cám”, mụ ghì ghẻ đã từng ví Tấm với cái gì?
a. Mảnh vải. b. Mảnh sành. c. Mảnh chĩnh. d. Mảnh chai.
Câu 11: Giai đoạn văn học nào phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại và được mệnh danh là giai
đoạn cổ điển?
a. Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. b. Từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII. c. Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. d. Nửa cuối thế kỷ XIX.
Câu 12: Câu thơ: “ Khôn mà hiểm độc là khôn dại / Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” của Nguyễn Bỉnh
Khiêm giúp ta hiểu thêm gì về quan niệm dại - khôn của tác giả? a. Cái dại cái khôn trong cuộc đời là không thể lường hết được. b. Quan niệm dại khôn xuất phát từ một triết lý sâu sắc về nhân sinh. c. Quan niệm dại khôn xuất phát từ lối sống cao ngạo khác đời của tác giả. d. Cái dại, cái khôn biến đổi qua lại trong cuộc sống.
Câu 13: Câu thơ nào sau đây có nghệ thuật thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình tương tự câu thơ
“Cô phàm viễn ảnh bích không tận”?
a. Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. (Nguyễn Du) b. Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.( Nguyễn Du) c. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả. (Huy Cận)
d. Con thuyền buộc chặt mối tình nhà. (Đỗ Phủ)
Câu 14: Trong bài kệ “Cáo bệnh, bảo mọi người” của Mãn Giác Thiền sư, câu thơ nào thể hiện sự giác
ngộ và có thể vượt khỏi quy luật hóa sinh cuộc đời của bậc tu hành? a. Xuân đi, trăm hoa rụng.
b. Xuân đến, trăm hoa nở.
c. Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu. d. Đêm qua, sân trước một cành mai.
Câu 15: Về phương diện thể loại, bài thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất sự Việt hóa thơ Đường (Trung
Quốc)?
a. Cảnh ngày hè.(Nguyễn Trãi) b. Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) c. Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) d. Độc Tiểu Thanh ký ( Nguyễn Du)
Câu 16: Truyện “Tam đại con gà” cười điều gì ở anh học trò ?
a. Sự dốt nát.
c. Sự luống cuống khi chủ nhà hỏi. d. Sự giấu dốt.
II.TỰ LUẬN: ( 75 phút, 6 điểm )
Đề: Truyền thuyết “An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy” kết thúc bằng hình ảnh “Vua
cầm sừng tê giác bảy tấc, rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển”. Em hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện gặp gỡ giữa rùa vàng và An Dương Vương dưới thủy cung.
( Học sinh chép đề và làm bài tự luận trên giấy riêng)
--- HẾT --- ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (2007 – 2008) MÔN : NGỮ VĂN 10 A. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 11 12 13 14 15 16 Trả lời D A C B D C D B C C C B B D A D B. Tự luận
I.Yêu cầu chung:
- Từ việc nắm vững nội dung truyền thuyết An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy, học sinh tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện về cuộc gặp gỡ hai nhân vật sao cho phù hợp với nội dung của truyền thuyết này.
- Bài làm thuộc kiểu bài tự sự. Do đó, yêu cầu học sinh biết vận dụng những thao tác, kỹ năng cần thiết, như: sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm; các kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng; chọn lọc các sự việc, chi tiết tiêu biểu…
II.Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể tưởng tượng và kể theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:
a. Về nội dung:
- Câu chuyện kể phải có nội dung xoay quanh một trong các vấn đề chính của truyền
thuyết: xây dựng bảo vệ đất nước, tình cảm gia đình, quan hệ giữa tình riêng với nhiệm vụ
chung, những oan tình, công lao – tội trạng của các nhân vật…Đồng thời phải có cách giải
quyết thấu đáo, hợp lý, hợp tình các vấn đề mà người kể đặt ra
b. Về nghệ thuật:
- Tính cách nhân vật phải nhất quán với truyền thuyết. - Sử dụng được các yếu tố thần kỳ.
- Cách kể truyện tự nhiên, lôi cuốn…
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 5-6: Đáp ứng được những yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 3-4: Có đặt ra vấn đề nội dung trong cuộc gặp gỡ giữa 2 nhân vật, song giải quyết còn lúng túng, thiếu tự nhiên. Một vài chi tiết còn thừa. Có sử dụng nhưng chưa thành thục các yếu tố miêu tả, biểu cảm,liên tưởng, tưởng tượng…
- Điểm 2-3: Câu chuyện nặng tính tường thuật. Lúng túng trong việc đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Cách kể chưa tự nhiên, nhiều chỗ thiếu logic, nhiều chi tiết thừa.
- Điểm 1-2: Nội dung câu chuyện lệch lạc so với tác phẩm, hoặc lúng túng trong việc đặt ra vấn đề và không giải quyết vấn đề. Câu chuyện sơ sài, không liền mạch với tác phẩm.Trí tưởng tượng còn hạn chế. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU VĂN BẢN THUYẾT MINH
51---- ---
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo và và bản thiết kế
III. Cách thức tiến hành:
Tiến hành tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc, trả lời câu hỏi và thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới 3. Tiến hành bài dạy
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV: Cho H/S đọc SGK
GVH: Thế nào là văn bản thuyết minh ? Theo em có mấy kiểu thuyết minh ?
GV: Cho H/S đọc hai văn bản SGK, có thể phân nhóm để đọc.
GVH: Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản?
GVH: Tìm các ý chính để tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản?
GVH: Anh (chị) phân tích cách sắp xếp các ý trong từng
I. Khái niệm:
1. Thế nào là văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh là văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự việc, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người.
- Có nhiều loại văn bản thuyết minh. Có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp. Có loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng.
2. Kết cấu của văn bản thuyết minh
* Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân các ý chính là: + Giới thiệu sơ qua làng Đồng Vân, Xã Đồng Tháp, Huyện Đan Phượng, Tỉnh Hà Tây.
+ Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày rằm tháng giêng.
+ Luật lệ và hình thức thi.
+ Nội dung hội thi ( diễn bíên cuộc thi) + Đánh giá kết quả.
+ Ý nghĩa hội thi thổi cơm ở Đồng Văn * Văn bản Bưởi Phúc Trạch ý chính là:
+ Trên đất nước ta có nhiều loại Bưởi nổi tiếng: Đoan Hùng (Phú Thọ), Mê Linh ( Vĩnh Phúc), Long Thành (Đồng Nai), Phúc Trạch (Hà Tĩnh).
+ Miêu tả quả bưởi Phúc Thạch (hình thể màu sắc bên ngoài ,mùi thơm của vỏ, vỏ mỏng).
+ Miêu tả hiện trạng (màu hồng đào, múi thì màu hồng khuyến rũ, tép bưởi,vị không cay, không chua, không ngọt đậm mà ngọt thanh)
+ Ở Hà Tĩnh người ta biếu người ốm bằng bưởi.
+Thời kỳ chống Pháp, Mỹ thương binh mới được ưu tiên... + ...
văn bản? Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy?
GVH: Từ cách trả lời trên đây, hãy nêu thế nào là kết cấu của vb thuyết minh ?
GVH: Nếu phải thuyết minh bài “tỏ lòng” của Phạm Ngũ lão thì chọn hình thức kết cấu nào?
GVH: Nếu phải thuyết minh một di tích một thắng cảnh của đất nước thì anh (chị) giới thiệu nội dung nào, sắp xếp ra sao?
* Văn bản một: Các ý đã được sắp xếp theo trình tự thời gian, giới thiệu hội thi và thi một công việc cụ thể nên người trình bày phải theo thời gian. Sự việc. ấy được diễn ra từ lúc nào. người giới thiệu đã theo quá trình vận động của cuộc thi mà lần lượt tả, trình bày .
* Văn bản hai: Là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau. + Lúc đầu gới thiệu quả bưởi Phúc Thạch theo trình tự từ hình dáng bên ngoài đến chất lượng bên trong
+ Sau đó giơí thiệu giá trị sử dụng bưởi Phúc Trạch.
• Người ốm.
• Thương bệnh binh. • Bộ đội qua làng.
• Sang cả Hồng Kông , Pari
Phần này theo trật tự logic. => Kết cấu của văn bản thuyết minh là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh và phù hợp với mối quan hệ bên trong và bên ngoài với nhận thức bên ngoài với nhận thức con người.
=>(Ghi nhớ trong SGK.)
II. Luyện tập
Bài 1:Thuyết minh bài Thuật hoài:
Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp :
- Giới thiệu Phạm Ngũ Lão là một vị tướng, môn khách , cũng là con rể Trần Quốc Tuấn. Đã từng đánh đông ,dẹp bắc. - Ca ngợi sức mạnh của quân dân đời Trần trong đó có Phạm Ngũ Lão .
- Phạm Ngũ Lão còn băn khoăn vì nợ công danh.
- So sánh với Gia Cát Lượng thì thấy xấu hổ vì mình chưa làm được là bao để đáp đền nợ nước.
Bài 2:Gợi ý học sinh làm. III. Củng cố
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài đọc thêm Thơ hai-cu 5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
52 ---
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Biết vận dụng kiến thức đã học để lập dàn ý về văn thuyết minh và đề tài gần gũi, quen thuộc
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo và và bản thiết kế
III. Cách thức tiến hành:
Tiến hành tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc, trả lời câu hỏi và thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
2. Giới thiệu bài mới 3. Tiến hành bài dạy
H.động của GV và HS Nội dung cần đạt
GV: Cho HS nhắc lại bố cục ba phần của một bài văn, nêu nhiệm vụ từng phần.
GVH: Bố cục ba phần của một bài văn có phù hợp với văn bản thuyết minh không ? vì sao ?
GVH: So sánh phần mở bài và kết bài của văn tự sự thì văn bản thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào ?
GVH: Các trình tự sắp xếp ý cho phần thân bài kể đưới đây có phù hợp với yêu cầu của bài thuyết minh không ?
GVH: Muốn giới thiệu về một danh nhân, một tác phẩm, tác giả tiêu biểu ta cần lần lượt làm những công việc gì ?