MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU 6CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TP ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 1997-2007 1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 91.1. Vị trí địa lý 91.2. Địa hình 91.3. Khí hậu thuỷ văn 101.4. Tài nguyên thiên nhiên 101.4.1. Tài nguyên nước 101.4.2. Tài nguyên đất 101.4.3. Tài nguyên rừng 111.4.4. Tài nguyên biển và ven biển 111.4.5. Tài nguyên du lịch và di sản văn hoá 121.5. Tài nguyên nhân văn 121.6. Dân số và nguồn nhân lực 121.7. Đánh giá việc huy động các nguồn lực 142. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 1997-2007 ..142.1. Tăng trưởng kinh tế 142.2. Cơ cấu kinh tế 172.3. Hiện trạng phát triển các ngành và các lĩnh vực 182.3.1. Công nghiệp - xây dựng 182.3.2. Dịch vụ 202.3.3. Nông nghiệp 242.4. Hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại 262.5. Thu chi ngân sách 272.6. Đầu tư phát triển 302.7. Kết cấu hạ tầng 312.8. Khoa học và công nghệ 332.9. Các vấn đề xã hội, môi trường và phát triển bền vững 352.9.1. Giáo dục và đào tạo 352.9.2. Lĩnh vực y tế 362.9.3. Văn hoá, thể dục - thể thao 382.9.4. Thu nhập và đời sống dân cư 392.9.5. Bình đẳng giới, đảm bảo quyền lợi phụ nữ và trẻ em 402.9.6. Môi trường và phát triển bền vững 402.10. Quốc phòng - an ninh 453. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ, NHỮNG THÁCH THỨC MỚI 473.1. Lợi thế 473.2. Những thành tựu chủ yếu 483.3. Hạn chế513.4. Thách thức mới 54CHƯƠNG 2. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TP. ĐÀ NẴNG 1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ 551.1. Xu hướng hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế 551.2. Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới 572. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001-2010 583. BỐI CẢNH KHU VỰC VÀ VÙNG LÂN CẬN 58CHƯƠNG 3. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHUNG 602. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2006-2010 602.1. Mục tiêu tổng quát 612.2. Một số chỉ tiêu cụ thể thời kỳ 2006-2010 đã được Thành ủy thông qua 622.3. Phương hướng điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010 632.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 632.3.2 Phát triển các ngành và lĩnh vực 66- Dịch vụ 66- Công nghiệp - xây dựng 67- Thuỷ sản-nông-lâm 67- Lĩnh vực xã hội 673. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2010-2020 683.1. Mục tiêu tổng quát 683.2. Mục tiêu cụ thể 683.2.1. Về kinh tế 683.2.2. Về xã hội 683.2.3. Về môi trường 693.3. Các phương án phát triển 693.3.1. Phương án I 693.3.2. Phương án II 713.3.3. Phương án III 733.4. Những nhiệm vụ trọng tâm và tập trung phát triển các khâu đột phá trong nền kinh tế thànhn phố753.4.1. Tiếp tục xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của vùng, là 1 trong 3 trung tâm kinh tế biển của cả nước.............................................753.4.2 Phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng mang tầm khu vực của Đà Nẵng.........753.4.3 Phát triển Đà Nẵng thành trung tâm khoa học công nghệ cao, trung tâm giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm khám chữa bệnh và dịch vụ y tế...........763.4.4 Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm dịch vụ thuơng mại, du lịch lớn của Việt Nam....................................................................................763.5. Phát triển các ngành và lĩnh vực 773.5.1. Ngành dịch vụ 77 3.5.2. Công nghiệp và xây dựng 843.5.2.1. Công nghiệp 803.5.2.2. Xây dựng 893.5.3. Nông nghiệp 903.5.4. Phát triển kết cấu hạ tầng 933.5.5. Phát triển các vấn đề xã hội 99 3.5.5.1 Dân số, lao động và việc làm993.5.5.2. Giáo dục - đào tạo 1003.5.5.3. Y tế 1013.5.5.4 Văn hoá thông tin, thể thao 1033.5.5.5. Các vấn đề xã hội khác 1043.5.6. Phát triển khoa học - công nghệ 1053.5.7. An ninh - quốc phòng 1063.6. Phát triển không gian lãnh thổ 1063.6.1. Hướng phân bố công nghiệp 1063.6.2. Hướng phân bố nông - lâm - ngư nghiệp 1083.6.3. Tổ chức lãnh thổ ngành du lịch 1083.7. Bảo vệ môi trường 1093.7.1. Mục tiêu tổng quát 1093.7.2. Dự báo các tác động môi trường trong thời kỳ quy hoạch1093.8. Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên110CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN1. GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ 1111.1. Nhu cầu vốn đầu tư 1111.2. Các giải pháp huy động vốn đầu tư 1112. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ1142.1. Phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực1142.2. Phát triển các loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cao 1153. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 1164. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG 1185. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG VÙNG 1196. TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1197. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ 1208. XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG - THÀNH PHỐ MÔI TRƯỜNG1209. GIẢI PHÁP KHAI THÁC TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG - TÂY12110. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ121PHỤ LỤC1: HIỆN TRẠNG KT-XH TP. ĐÀ NẴNG 1996-1-2007125PHỤ LỤC2: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2007-2020 127TÀI LIỆU THAM KHẢO138
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
BÁO CÁO QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐẾN NĂM 2020
ĐÀ NẴNG, THÁNG 5 NĂM 2008
Trang 2MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TP ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 1997-2007 1 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 9
1.1 Vị trí địa lý 9
1.2 Địa hình 9
1.3 Khí hậu thuỷ văn 10
1.4 Tài nguyên thiên nhiên 10
1.4.1 Tài nguyên nước 10
1.4.2 Tài nguyên đất 10
1.4.3 Tài nguyên rừng 11
1.4.4 Tài nguyên biển và ven biển 11
1.4.5 Tài nguyên du lịch và di sản văn hoá 12
1.5 Tài nguyên nhân văn 12
1.6 Dân số và nguồn nhân lực 12
1.7 Đánh giá việc huy động các nguồn lực 14
2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 1997-2007
14 2.1 Tăng trưởng kinh tế 14
2.2 Cơ cấu kinh tế 17
2.3 Hiện trạng phát triển các ngành và các lĩnh vực 18
2.3.1 Công nghiệp - xây dựng 18
2.3.2 Dịch vụ 20
2.3.3 Nông nghiệp 24
2.4 Hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại 26
2.5 Thu chi ngân sách 27
2.6 Đầu tư phát triển 30
2.7 Kết cấu hạ tầng 31
2.8 Khoa học và công nghệ 33
2.9 Các vấn đề xã hội, môi trường và phát triển bền vững 35
2.9.1 Giáo dục và đào tạo 35
2.9.2 Lĩnh vực y tế 36
2.9.3 Văn hoá, thể dục - thể thao 38
2.9.4 Thu nhập và đời sống dân cư 39
2.9.5 Bình đẳng giới, đảm bảo quyền lợi phụ nữ và trẻ em 40
Trang 32.9.6 Môi trường và phát triển bền vững 40
2.10 Quốc phòng - an ninh 45
3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ, NHỮNG THÁCH THỨC MỚI .47
3.1 Lợi thế 47
3.2 Những thành tựu chủ yếu .48
3.3 Hạn chế 51
3.4 Thách thức mới 54
CHƯƠNG 2 DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TP ĐÀ NẴNG 1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ 55
1.1 Xu hướng hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế 55
1.2 Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới 57
2 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001-2010 58
3 BỐI CẢNH KHU VỰC VÀ VÙNG LÂN CẬN 58
CHƯƠNG 3 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHUNG 60
2 ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2006-2010 60
2.1 Mục tiêu tổng quát 61
2.2 Một số chỉ tiêu cụ thể thời kỳ 2006-2010 đã được Thành ủy thông qua 62 2.3 Phương hướng điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010 63
2.3.1 Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 63
2.3.2 Phát triển các ngành và lĩnh vực 66
- Dịch vụ 66
- Công nghiệp - xây dựng 67
- Thuỷ sản-nông-lâm 67
- Lĩnh vực xã hội 67
3 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2010-2020 68
3.1 Mục tiêu tổng quát 68
3.2 Mục tiêu cụ thể 68
3.2.1 Về kinh tế 68
3.2.2 Về xã hội 68
3.2.3 Về môi trường 69
3.3 Các phương án phát triển 69
3.3.1 Phương án I 69
3.3.2 Phương án II 71
Trang 43.3.3 Phương án III 73
3.4 Những nhiệm vụ trọng tâm và tập trung phát triển các khâu đột phá trong nền kinh tế thànhn phố 75
3.4.1 Tiếp tục xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của vùng, là 1 trong 3 trung tâm kinh tế biển của cả nước 75
3.4.2 Phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng mang tầm khu vực của Đà Nẵng 75
3.4.3 Phát triển Đà Nẵng thành trung tâm khoa học công nghệ cao, trung tâm giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm khám chữa bệnh và dịch vụ y tế 76
3.4.4 Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm dịch vụ thuơng mại, du lịch lớn của Việt Nam 76
3.5 Phát triển các ngành và lĩnh vực 77
3.5.1 Ngành dịch vụ 77
3.5.2 Công nghiệp và xây dựng 84
3.5.2.1 Công nghiệp 80
3.5.2.2 Xây dựng 89
3.5.3 Nông nghiệp 90
3.5.4 Phát triển kết cấu hạ tầng 93
3.5.5 Phát triển các vấn đề xã hội 99
3.5.5.1 Dân số, lao động và việc làm 99
3.5.5.2 Giáo dục - đào tạo 100
3.5.5.3 Y tế 101
3.5.5.4 Văn hoá thông tin, thể thao 103
3.5.5.5 Các vấn đề xã hội khác 104
3.5.6 Phát triển khoa học - công nghệ 105
3.5.7 An ninh - quốc phòng 106
3.6 Phát triển không gian lãnh thổ 106
3.6.1 Hướng phân bố công nghiệp 106
3.6.2 Hướng phân bố nông - lâm - ngư nghiệp 108
3.6.3 Tổ chức lãnh thổ ngành du lịch 108
3.7 Bảo vệ môi trường 109
3.7.1 Mục tiêu tổng quát 109
3.7.2 Dự báo các tác động môi trường trong thời kỳ quy hoạch 109
3.8 Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên 110
CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1 GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ 111
1.1 Nhu cầu vốn đầu tư 111
1.2 Các giải pháp huy động vốn đầu tư 111
2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ 114 2.1 Phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực 114
Trang 52.2 Phát triển các loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cao 115
3 GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 116
4 GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG 118
5 TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG VÙNG 119
6 TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 119
7 XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ 120
8 XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG - THÀNH PHỐ MÔI TRƯỜNG 120
9 GIẢI PHÁP KHAI THÁC TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG - TÂY 121 10 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121
PHỤ LỤC1: HIỆN TRẠNG KT-XH TP ĐÀ NẴNG 1996-1-2007 125
PHỤ LỤC2: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2007-2020 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
Trang 6MỞ ĐẦU
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đếnnăm 2010 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 113/2001/QĐ-TTg ngày 30/7/2001 Qua hơn 7 năm triển khai thực hiện quy hoạch, thành phố
Đà Nẵng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Đến nay, những địnhhướng, mục tiêu phát triển và hầu hết các dự án đầu tư của thành phố đã đượctriển khai thực hiện Những định hướng phát triển và mục tiêu quy hoạch đếnnăm 2010 cũng được cụ thể hoá và cơ bản phù hợp với mục tiêu Nghị quyếtđại hội Đảng bộ thành phố Đà nẵng khoá XIX và kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội 5 năm 2006-2010 của thành phố
Những thành tựu đã đạt được là rất quan trọng, nhưng quá trình pháttriển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng cũng còn nhiều hạn chế và tháchthức, đó là: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chủ yếu phát triển theo chiềurộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng tăng trưởng kinh tế cònthấp, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động có kỹnăng chuyên sâu, một số vấn đề xã hội vẫn còn khá bức xúc Những tháchthức đó đòi hỏi thành phố Đà Nẵng cần xây dựng những định hướng và giảipháp phát triển kinh tế xã hội nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh và bềnvững, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế
Trong bối cảnh nước ta vừa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO), cơ hội phát triển là rất lớn, nhưng cũng có nhiều thách thức do sựcạnh tranh gay gắt hơn, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu cao hơn Để đáp ứng yêucầu khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh vàbền vững, ngày 07/9/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2006/NĐ-
CP về công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
1 Mục tiêu xây dựng quy hoạch
Mục tiêu xây dựng quy hoạch đến năm 2020 là:
Trang 7Đánh giá, xem xét quá trình huy động các nguồn lực nội sinh và ngoạisinh của thành phố trong thời gian gần đây để điều chỉnh quy hoạch đến năm
2010 và xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phốđến năm 2020, làm cơ sở cho các địa phương, ngành, lĩnh vực xây dựng quyhoạch, kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm
2 Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu được xác định ở trên, dự án gồm các chương sau:
Chương 1: Phân tích đánh giá các nguồn lực và thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng thời kỳ 1997-2007
Mục tiêu của chương 1 nhằm:
- Phân tích, đánh giá những lợi thế, hạn chế về vị trí địa lý, điều kiện tựnhiên, tài nguyên nhân văn, dân số và nguồn nhân lực ảnh hưởng đến phát triểnkinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng
- Phân tích đánh giá thực trạng kinh tế xã hội
- Phân tích đánh giá những mặt làm được, những tồn tại, nguyên nhân
Chương 2: Phân tích các yếu tố trong và ngoài nước tác động đến
phát triển kinh tế - xã hội thành phố
- Các xu thế vận động của thế giới ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xãhội thành phố Đà Nẵng
- Chủ chương của Đảng và Nhà nước, của thành phố về vai trò của thànhphố Đà Nẵng trong tương lai
- Những thách thức đặt ra đối với thành phố Đà Nẵng trong tương lai
Chương 3: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020
Trên cơ sở phân tích đánh giá của chương 1 và chương 2; chương 3nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau:
- Quan điểm, mục tiêu phát triển thành phố
- Xây dựng các phương án phát triển
- Xây dựng định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020
Chương 4: Các giải pháp thực hiện
Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong quyhoạch, bao gồm: các giải pháp về vốn, các giải pháp về khoa học công nghệ,nguồn nhân lực, cơ chế chính sách phát triển, các giải pháp để thành phố đạttiêu chuẩn thành phố hiện đại
3 Những căn cứ chủ yếu để xây dựng quy hoạch
Dự án xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵngđến năm 2020 được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:
Trang 8- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
- Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triểnthành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về pháttriển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ vàDuyên hải Trung Bộ đến năm 2010
- Nghị quyết số 09/NQ/TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị lần thứ tư Banchấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm2020
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/9/2006 về lập, phêduyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX
- Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 15/5/2007 của Thành Uỷ
Đà Nẵng về thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm2010
- Căn cứ tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới củathành phố Đà Nẵng
- Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
- Các dự án quy hoạch ngành đã được phê duyệt
- Các định chế, lộ trình hội nhập của Tổ chức Thương mại thế giới WTO
và CEPT/AFTA, ASEAN…
Trang 9Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 765km về phía Bắc
và cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối với vùng TâyNguyên qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nướcLào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước Đông Bắc Á thông quahành lang kinh tế Đông - Tây Bên cạnh đó có các tuyến giao thông quan trọngnhư Quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc - ASEAN đi qua,cảng biển và sân bay quốc tế, tạo ưu thế về vị trí địa lý kinh kế của Đà Nẵngtrong tổng thể kinh tế của cả nước, xứng đáng là thành phố hạt nhân của vùngkinh tế trọng điểm miền Trung Ngoài ra Đà Nẵng còn nằm gần năm di sảnthiên nhiên, văn hoá thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa MỹSơn, Phong Nha, Nhã nhạc cung đình Huế
Các trung tâm kinh tế phát triển của các nước Đông Nam Á và TháiBình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000 km tính từ thành phố ĐàNẵng, rất thuận tiện trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thànhphố
1.2 Địa hình
Địa hình thành phố vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốctập trung ở phía Tây và Tây Bắc nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồithấp xen kẽ những đồng bằng hẹp
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễmmặn, lại là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân
sự và các khu chức năng của thành phố có dân cư đông đúc Đất để bố trí các
cơ sở công nghiệp và các công trình kinh tế - xã hội khác đã gần tới hạn và vấn
đề cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ đang có nhiều hạn chế
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phần lớn ở độ cao 700 - 1.500m, độdốc lớn (>40o), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môitrường sinh thái của thành phố Việc xây dựng có những thuận lợi về nền móng
Trang 10công trình, song vẫn cần đầu tư lớn trong xử lý mặt bằng - xây dựng cơ sở hạtầng Do đó cần tính toán thật hiệu quả trong bố trí phát triển các cơ sở mới.
1.3 Khí hậu thuỷ văn
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt
độ cao và ít biến động Khí hậu thành phố mang đặc thù của khí hậu nơichuyển tiếp giữa hai miền: miền Bắc và miền Nam nhưng nổi trội là khí hậunhiệt đới của miền Nam Đà Nẵng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 8 đếntháng 12) và mùa khô (tháng 1 đến tháng 7) Mùa mưa trùng với mùa bão lớnnên thường có lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng; ngược lại mùa hè ít mưa, nềnnhiệt cao gây hạn, một số cửa sông bị nước mặn xâm nhập, gây ảnh hưởngkhông tốt đến phát triển kinh tế và đời sống dân cư thành phố
1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Thành phố Đà Nẵng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đadạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố
1.4.1 Tài nguyên nước
Nguồn nước cung cấp cho thành phố Đà Nẵng chủ yếu từ các sông Cu
Đê, Cẩm Lệ, Vĩnh Điện, tuy nhiên nguồn nước này bị hạn chế do ảnh hưởngcủa thuỷ triều (vào mùa khô, tháng 5 và 6) Các tháng khác nhìn chung đápứng được yêu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân Nước ngầmcủa vùng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nướcngầm tệp đá vôi Hòa Hải - Hòa Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 50-60m; khuHòa Khánh có nguồn nước ở độ sâu 30-90m
1.4.2 Tài nguyên đất
Diện tích toàn thành phố Đà Nẵng là 1.256,54km2 (năm 2006) tính cảdiện tích huyện đảo Hoàng Sa với các loại đất: cồn cát, đất ven biển, đất mặn,đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng,đất thung lũng và đất xói mòn trơ sỏi đá Quan trọng là đất phù sa thích hợpvới sản xuất nông nghiệp và đất đỏ vàng thích hợp với trồng cây công nghiệpdài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và bố trí các cơ sở hạ tầng
nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Đất chưa
sử dụng, sông, núi Toàn thành phố 125.644,5 9.226,6 61.023,4 38.531,6 5 598,4 6.808,2
Trang 11-Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường
Năm 2006, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn thành phố là9.235,6ha, chiếm tỷ trọng 7,35% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó tập trungchủ yếu tại huyện Hoà Vang với 6.517,6ha, các quận Liên Chiểu 693,2ha, Cẩm
Lệ 832,6ha và Ngũ Hành Sơn 1.125,1ha, còn lại các quận khác đất nôngnghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể
Đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiêncủa thành phố với 60.989,8ha (48,5%) và cũng tập trung lớn nhất tại huyệnHoà Vang với 53.352ha (chiếm 87,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp)
Đất chuyên dùng sử dụng vào các mục đích công nghiệp, xây dựng, thuỷlợi, kho bãi, quân sự chiếm 42.909,4ha (34,1%) Đất ở chiếm 4,4% tổng diệntích đất tự nhiên với 5.561,4ha Hiện tại diện tích đất chưa sử dụng của thànhphố là 6.958,3ha, chiếm 5,5% tổng diện tích
Công tác qui hoạch sử dụng đất được chú trọng, thành phố hiện đã hoànthành việc tổng kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 vàbáo cáo điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010
1.4.3 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp thành phố đến năm 2006 là 60.988,7ha, chiếmdiện tích lớn nhất (48,5%) trong tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Diệntích rừng đặc dụng: 36.658,4ha; rừng phòng hộ: 9.823,7ha; rừng sản xuất:14.506,6ha Đất rừng tự nhiên tập trung chủ yếu phía tây huyện Hoà Vang, một số
ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà Tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2007 là 42,7%,phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụnghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch, nhất làkhu vực Sơn Trà, Hải Vân và Bà Nà - nơi hội tụ các thảm thực vật Bắc Nam
1.4.4 Tài nguyên biển và ven biển
Đà Nẵng có bờ biển dài 92km, có vịnh nước sâu với các cửa biển Tiên
Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200m, tạo thành vành đai nướcnông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu vớinước ngoài Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Non Nước, Mỹ Khê, ThanhKhê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho pháttriển du lịch và nghỉ dưỡng
Trang 12Khả năng phát triển kinh tế thuỷ hải sản của thành phố lớn, vùng biển
Đà Nẵng có trữ lượng hải sản lớn, khả năng hàng năm khai thác trung bìnhhàng năm đạt trên 40 nghìn tấn Thành phố có hơn 670ha mặt nước có khảnăng nuôi trồng thuỷ sản, có điều kiện tốt để phát triển xây dựng vùng nuôi cánước ngọt tại các xã thuộc huyện Hoà Vang
1.4.5 Tài nguyên du lịch và di sản văn hoá
Thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm du lịch của cả nước,
có tiềm năng du lịch phong phú gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhânvăn Đà Nẵng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như đèo Hải Vân, Nam Ô, XuânThiều, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà Núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, các bãi tắm Mỹ Khê,Non Nước, được tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp và hấpdẫn nhất hành tinh, Bảo tàng Chàm gắn kết với các di sản văn hoá thế giới như:Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cố đô Huế và các thành phố duyên hảimiền Trung Rất thuận tiện cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: dulịch nghỉ mát, tham quan, nghiên cứu, văn hoá
1.5 Tài nguyên nhân văn
Thành phố Đà Nẵng là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, đồng thờicũng là nơi có nhiều di tích văn hoá của các dân tộc do nhiều thế hệ để lại, tiêubiểu là các di tích lịch sử của dân tộc Chăm, các lễ hội văn hóa của đồng bào dântộc Cơ Tu… Những nét đặc trưng về văn hoá của các dân tộc đã để lại trên địabàn thành phố nhiều luồng văn hoá đặc sắc có sức thu hút khách du lịch trong vàngoài nước đến thăm quan, tạo cơ hội để thành phố phát triển kinh tế theo hướng
đa dạng
1.6 Dân số và nguồn nhân lực
Dân số trung bình của Đà Nẵng năm 1997 là 672,5 nghìn người, đến năm
2007 là 806,7 nghìn người, tăng thêm 134,4 nghìn người trong giai đoạn
1997-2007 (tương đương với dân số một quận) và đạt tốc độ tăng dân số bình quân1,9%/năm, giai đoạn 2001-2005 là 1,7%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước(1,3%)
Tốc độ đô thị hoá nhanh nên tỷ lệ tăng dân số cao và mật độ dân số cũngtăng theo, từ 535 người/km2/1997 lên 631 người/km2/2006 (mật độ dân số toànmiền Trung đạt 203 người/km2 và cả nước là 256 người/km2) Dân số phân bốkhông đều giữa các quận, huyện; quận tập trung đông dân cư gồm quận HảiChâu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và đặc biệt là quận Thanh Khê có mật độ dânsố/km2 cao nhất thành phố Các quận, huyện ngoại thành do điều kiện địa hình,
vị trí địa lý không thuận lợi nên dân cư khá thưa thớt, năm 2006 mật độ dân sốhai quận, huyện ngoại thành chỉ đạt 150 người/km2, thấp hơn rất nhiều so vớicác quận nội thành
Trang 13Dân số khu vực nội thành năm 2006 là 687 nghìn người, chiếm 86,7%tổng dân số toàn thành phố, tăng bình quân 3,5%/năm trong giai đoạn 2001-
2005 và 2,8% thời kỳ 1997-2006 Tỷ lệ này cao hơn so với bình quân cả nước
Lực lượng lao động xã hội năm 2006 của thành phố là 387,3 nghìnngười, chiếm 48,4% dân số, trong đó số lao động có việc làm là 368,2 nghìnngười (chiếm 95,1% lực lượng lao động), tăng 112,4 nghìn người so với năm
2000 và 147,1 nghìn so với năm 1997 Trình độ học vấn và trình độ kỹ thuậtnguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng tương đối cao so với trung bình chungcủa cả nước Theo số liệu năm 2006, toàn thành phố có hơn 62 nghìn lao động
có trình độ đại học, cao đẳng (chiếm 16%), lao động có trình độ trung học đạt8,5% và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao nhất với 21,2% tổng số laođộng
Bảng 2: So sánh lực lượng lao động theo trình độ văn hoá phổ thông
Nguồn: Thống kê lao động việc làm 2005
Thời kỳ 1997-2007, Thành phố đã giải quyết việc làm mới cho 24,2 vạnlao động, đạt bình quân 2,2 vạn lao động/năm (vượt so với kế hoạch đề ra 1,8-2vạn lao động) Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố đã giảm từ5,42% năm 1997 ước còn 5,02% vào năm 2007, và được đánh giá là ổn định,hợp lý đối với một đô thị đang trên đà phát triển Công tác giải quyết việc làmđược phối hợp chặt chẽ với đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho người laođộng Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 21,6% năm 1997 lên 24,4% năm
2000 và 45,7% năm 2007, tăng hơn 2 lần so với năm 1997 Tỷ lệ lao động cótay nghề, kỹ thuật tăng tương ứng từ 13,3% lên 15,4% và 28,3%
Thành phố đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hoá, xuất hiện và phát triển các ngành công nghiệp gia công, chế biến ởdạng thô, cơ khí lắp ráp… yêu cầu đòi hỏi lực lượng lao động phần lớn là lớptrẻ, có sức khoẻ Song, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và trình độ nguồn nhân
lực được nâng lên và cao hơn so với tỷ lệ bình quân của khu vực cũng như cảnước (cao gấp 2,9 lần khu vực Nam Trung bộ và 2,6 lần cả nước)
Trang 141.7 Đánh giá việc huy động các nguồn lực
Qua phân tích, đánh giá việc huy động các nguồn lực của thành phố Đànẵng, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Điều kiện tài nguyên khoáng sản của thành phố Đà Nẵng không nhiều,song thành phố đã huy động hiệu quả các nguồn tài nguyên vào quá trình sảnxuất như: nguồn tài nguyên đá vôi phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, tàinguyên nước phát triển thuỷ điện
- Đất đai của thành phố không nhiều song có cả đồng bằng, vùng núi,vùng ven biển nên đã tận dụng điều kiện địa hình đa dạng để “lấn biển, nối dàidòng sông” phát triển đa ngành nghề như: Hạ tầng giao thông, dịch cụ, trồngtrọt, chăn nuôi, du lịch, thuỷ sản v.v và đặc biệt trong thời gian qua thành phố
đã sử dụng chính sách khai thác quỹ đất để phục vụ phát triển cơ sở hạ tầngKT-XH
- Kinh tế biển đang trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọncủa thành phố Đà Nẵng
- Là trung tâm của khu vực, có nhiều trường Đại học và Cao đẳng,Trung học dạy nghề
- Nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, tay nghềcủa thành phố tăng cao qua các năm, chất lượng trình độ lao động cao nhấtvùng Tuy nhiên vẫn còn những yếu kém nhất định, đặc biệt là lực lượng laođộng có kỹ năng, trình độ cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra củatình hình mới
2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 1997-2007
2.1 Tăng trưởng kinh tế
Ngày 1/1/1997 thành phố Đà Nẵng được tách từ tỉnh Quảng Nam - ĐàNẵng và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết kỳ họpthứ 10, Quốc hội khoá IX ngày 6/11/1996 và bắt đầu thời kỳ phát triển mới Từnăm 1997 đến cuối năm 2005, Đà Nẵng có 5 quận và 2 huyện với diện tích tựnhiên là 1.256,54km2 Đến nay, sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới và thànhlập thêm quận Cẩm Lệ, dân số thành phố vào khoảng 806,7 ngàn người (năm2007) Qua hơn 10 năm thành lập, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ
và sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ nhân dân toàn thành phố, Đà Nẵng đã đạtđược nhiều thành tựu đáng kể trong tăng trưởng kinh tế:
Giai đoạn 1997-2000: Năm 1997, năm đầu tiên trở thành đơn vị trực
thuộc trung ương, kinh tế thành phố tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP khá, ởmức 12,7% (1996: 12%) Tuy nhiên, cuối năm 1997, cuộc khủng hoảng tàichính, tiền tệ xảy ra trong khu vực đã tác động xấu đến kinh tế nước ta; bên cạnh
đó là trận lũ gây thiệt hại nặng nề vào năm 1999 nên t
Trang 15ốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố giảm mạnh trong năm 1998 (tăng8,8%) và tăng chậm trong 2 năm 1999-2000 (9,5%; 9,9%) Kết quả cả giai đoạn1997-2000, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP, giá so sánh 1994) chỉđạt bình quân 10,2%/năm, trong đó: thủy sản - nông - lâm tăng 3,1%, côngnghiệp - xây dựng tăng 15,4% và dịch vụ tăng 8,1% với tỷ trọng ngành côngnghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 35,2% năm 1997 lên 41,3% vào năm
2000 GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt trên 430 USD/người, tăng gấp1,45 lần so với năm 1997 (300 USD/người) Giá trị sản xuất công nghiệp - xâydựng tăng bình quân 17,7%/năm; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bìnhquân 8,5/năm
Giai đoạn 2001-2005: Từ năm 2001, thành phố từng bước phát huy các
nhân tố của cơ chế mới, huy động các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển sảnxuất, vượt qua những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, khắc phục hậu quảthiên tai… đưa kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại với tốc độ tăng GDP đạt trên12%, trong 2 năm liên tiếp (2001: 12,2%; 2002: 12,6%)
Năm 2003, với vị thế mới là đô thị loại I theo Quyết định TTg ngày 15/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp theo đó là Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thànhphố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa”, thành phố đã triểnkhai xây dựng và thực hiện các chương trình hành động theo Nghị quyết 33-NQ/TW, thành phố Đà Nẵng đã đẩy mạnh vai trò là thành phố động lực lan tỏatrong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, từng bước hoàn thiện môi trường đầu
145/2003/QĐ-tư, môi trường sản xuất kinh doanh theo hướng mở và nâng cao năng lực cạnhtranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy, mặc dù dịch SARS, dịchcúm gia cầm bùng phát, giá các vật tư, nguyên, nhiên liệu thiết yếu như xăngdầu, sắt, thép biến động tăng, ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, xuất khẩu và
du lịch… nhưng kinh tế thành phố vẫn tiếp tục tăng trưởng liên tục trên 2 con
số, năm sau cao hơn năm trước (2003: 12,62%; 2004: 13,2%; 2005: 13,8%)
Kết quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của thành phố đều đạt vàvượt kế hoạch đã đề ra trong giai đoạn 2001-2005 Tốc độ tăng trưởng kinh tếđạt bình quân 12,9%/năm, tăng 2,7% so với thời kỳ 1997-2000 Trong đó: côngnghiệp - xây dựng tăng 18,9%, thủy sản - nông - lâm tăng 6,2% và dịch vụ tăng8,3%
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19%/năm, trong đó: côngnghiệp trung ương tăng 31,7%, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 18,2% vàcông nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14%; giá trị sản xuất thuỷ sản -nông - lâm tăng 5,9%/năm và giá trị sản xuất dịch vụ tăng 11,4%/năm Tổngmức bán buôn luôn chiếm tỷ trọng lớn (65-75%); kim ngạch xuất khẩu hànghoá và dịch vụ tăng bình quân 15,7%/năm
Trang 16Năm 2006, thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng lớn, biến
động tăng giá cả nguyên, nhiên vật liệu, dịch bệnh tiếp tục xảy ra và hai cơnbão (Chanchu và đặc biệt là bão số 6 Xangsane) gây thiệt hại nghiêm trọng vềngười và của, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân Nhịp độtăng GDP năm 2006 chỉ đạt 11,2%
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), mở ra nhiều cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất chocác nhà đầu tư, các doanh nghiệp và UBND thành phố đã tập trung lãnh đạo,chỉ đạo khắc phục hậu quả của các cơn bão, chủ động nắm bắt cơ hội, đề ra cácgiải pháp, chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội, đưa kinh tế thành phố tăng trở lại ở mức 13%
Xét cả giai đoạn 1997-2007, kinh tế Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởngbình quân 11,6%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 15,3%/năm; dịch
vụ tăng 9,9%/năm và thủy sản - nông - lâm tăng 3,2%/năm
Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên rõ rệt, năm sau cao hơnnăm trước GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 1997 là 4,77triệu đồng/người, năm 2000 là 6,91 triệu đồng, năm 2005 là 15,0 triệu đồng(khoảng 1.010 USD/người), tăng gấp 2,2 lần so với năm 2000 và năm 2007 là18,84 triệu đồng (tăng gấp 3,9 lần so với năm 1997)
Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế thành phố giai đoạn 1997-2007
Tốc độ tăng bq/năm (%)
01-05 97-07
1 Dân số trung bình 10 3 ng 657,3 672,5 716,3 781,0 792,9 806,7 1,7 1,9 2.GDP(giá SS1994) Tỷ đg 2.298,0 2.589,8 3.390,2 6.214,3 6.776,2 7.658,9 12,9 11,6 Trong đó:
- Tsản - nông - lâm “ 244,9 252,2 276,3 373,5 333,6 346,8 6,2 3,2
- Công nghiệp - XD “ 760,9 928,1 1.347,9 3.207,4 3.248,4 3.657,2 18,9 15,3
- Dịch vụ “ 1.292,1 1.409,6 1.766,0 2.633,4 3.194,2 3.654,9 8,3 9,9 3.GDP/người(GTT) 10 6 đg 4,27 4,77 6,91 14,97 16,23 18,84 16,7 14,4
Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Đà Nẵng, Niên giám thống kê thành phố
2.2 Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1997-2007 có sự chuyển dịch đáng kể theohướng giảm tỷ trọng ngành thủy sản - nông - lâm, tăng tỷ trọng ngành côngnghiệp - xây dựng và dịch vụ Năm 1997, ngành thủy sản - nông - lâm chiếm9,7% trong GDP, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 35,2% và ngành dịch
vụ có tỷ trọng lớn nhất với 55,1% Đến năm 2007 tỷ trọng các ngành trongGDP lần lượt là: công nghiệp - xây dựng 46,9%, dịch vụ 49,1% và thủy sản -nông - lâm 4,1%
Trang 17Bảng 4: Cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng
Đơn vị: %
Công nghiệp - xây dựng 35,2 41,3 50,2 46,9
Nguồn: QH tổng thể phát triển KT-XH ĐN 2001-2010 số liệu thống kê ĐN 2006-2007
Cơ cấu kinh tế thành phố đang có xu hướng chuyển dịch tích cực phù hợp
với định hướng, yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH thành phố, phù hợp với Nghị
quyết của Thành uỷ và Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010
đã được Chính phủ phê duyệt là “Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp”
Trong từng ngành kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển,
cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng kinh doanh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu
nội tại của nền kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu
Bảng 5: So sánh cơ cấu kinh tế năm 2007 (%)
Cần Thơ
2006 Ư2007
- Công nghiệp - xây dựng 41,56 46,1 46,9 49,8 46,4 37,5 44,00
Thời kỳ đầu, lúc thành phố vừa chia tách trở thành đơn vị hành chính trực
thuộc trung ương, kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò quan trọng, với tỷ trọng
trong tổng GDP tăng từ 47,2% năm 1997 lên 54,9% năm 2000 và đạt cao nhất
năm 2003 (58,5%) Từ năm 2004, tỷ trọng của khu vực kinh tế quốc doanh bắt
đầu có xu hướng giảm còn khoảng 55% vào các năm 2004-2007, đạt kết quả này
chính là việc đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá các doanh
nghiệp Nhà nước Khu vực kinh tế dân doanh có xu hướng tăng dần, tỷ trọng của
khu vực này tăng từ 31-32% vào cuối những năm 90 lên trên 36% trong các năm
2004-2007 và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển và chiếm khoảng 7-8%
GDP, song là khu vực luôn giữ mức tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng
trưởng kinh tế thành phố, mở rộng thị trường xuất khẩu và trong nước, thúc đẩy
các hoạt động dịch vụ phát triển, tăng thu ngân sách, tiếp cận và đổi mới công
nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch tích cực, song chưa tạo ra tiền đề cho
tăng tốc Nhận định này dựa trên số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng công nghiệp
và xây dựng liên tục tăng từ 35,2% lên 46,9%, trong khi tỷ trọng dịch vụ lại
giảm từ 55,1% xuống 49,1% Đây là dấu hiệu chưa hợp lý, chất lượng ngành
Trang 18dịch vụ phát triển chậm, chưa đáp ứng nhu cầu hội nhập Đặc biệt là vai trò củathành phố Đà Nẵng là động lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung(NQ33), nhưng cũng chưa phát huy được hiệu quả
2.3 Hiện trạng phát triển các ngành và các lĩnh vực
2.3.1 Công nghiệp - xây dựng
Giai đoạn 1997-2007, tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp - xây dựngđạt bình quân 15,3%/năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDPtoàn thành phố Năm 1997 ngành công nghiệp - xây dựng đạt 928,1 tỷ đồng(giá so sánh 1994), đến năm 2000 là 1.347,9 tỷ đồng, tăng gấp 1,45 lần năm
1997 và năm 2007 là 3.657,2 tỷ đồng, tăng gấp 3,94 lần
Công nghiệp: Là một trong những ngành chủ lực của thành phố và luôn
có giá trị sản xuất tăng cao hàng năm Trong đó ngành công nghiệp chế biến
chiếm tỷ trọng cao trên 90% giá trị sản xuất toàn ngành Trong thời kỳ đổi mới
các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng rất nhanh, nhất là khối dân doanh Ngànhcông nghiệp cũng là ngành tiên phong trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, giảithể và cổ phần hóa Chính vì vậy mà trong giai đoạn 1997-2007 công nghiệpnhà nước do địa phương quản lý giảm dần cả về quy mô và cơ cấu trong gía trịsản xuất, đó là điểm mới và dám đổi mới ở Đà Nẵng Tuy vậy, công nghiệpthành phố cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảngtài chính, tiền tệ khu vực, thế giới vào giữa năm 1997 và của thiên tai, dịchbệnh Trước tình hình đó, đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XVII
đã đánh giá tình hình, đề ra những mục tiêu quan trọng phải phấn đấu để giữvững ổn định và phát triển công nghiệp nói riêng cũng như kinh tế của thànhphố nói chung Công nghiệp thành phố đã từng bước khắc phục những khókhăn trước mắt và của thời kỳ đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, đạtnhiều thành quả đáng kích lệ
Giai đoạn 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19%/năm Tổnggiai đoạn 1997-2007, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,3% với giá trị sảnxuất năm 2007 ước đạt 9.717,1 tỷ đồng, tăng gấp 4,9 lần so với năm 1997 Gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng côngnghiệp - xây dựng trong GDP
Bảng 6: GTSX công nghiệp giai đoạn 1997-2007 (giá CĐ 1994)
Đơn vị: Tỷ đồng
97-07 (%) GTSX công nghiệp 1.683,5 1.959,6 3.367,8 8.030,2 9.717,1 17,3
Trong đó:
- Công nghiệp trung ương 440,3 585,4 1.094,4 4.337,8 5.303,0 25,4
- Công nghiệp địa phương 977,1 1.020,2 1.537,6 2.276,0 2.772,0 9,9
- CN có VĐT nước ngoài 266,1 354,1 735,8 1.416,5 1.642,1 18,0
Trang 19Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng10 năm 1996-2006
Trong đó: Tỷ trọng công nghiệp trung ương tăng nhanh từ 29,9% năm
1997 lên 54,6% vào năm 2007, đạt tốc độ tăng bình quân 25,4%/năm; côngnghiệp địa phương tăng 9,9%/năm, trong đó tỷ trọng khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh giảm nhẹ, chủ yếu ở khối hợp tác xã và hộ cá thể, riêng khu vựcdoanh nghiệp tư nhân và các công ty (TNHH, Cổ phần…) có xu hướng tăng,tuy chưa nhanh và mạnh Công nghiệp có vốn ĐTNN tăng 18%/năm và chiếm
tỷ trọng bình quân ở mức 18-19%
Về nội bộ ngành: công nghiệp khai thác tăng nhẹ từ 0,4% năm 1997 lên0,6% năm 2000 và trên 1,2% vào năm 2007; công nghiệp chế biến tăng từ92,5% lên 94,4% và 95,6%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện - nướcgiảm từ 7,1% xuống còn 5% và 3,2%
Trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến cũng có sự biến đổi Các phânngành đang có xu hướng giảm tỷ trọng là công nghiệp chế biến thực phẩm - đồuống; chế biến gỗ - lâm sản; công nghiệp da giày và công nghiệp sản xuất sảnphẩm từ khoáng phi kim loại Phân ngành hóa chất - cao su nhựa tăng giảmkhông đều (tăng nhanh trong năm 2002, 2003 nhưng sang năm 2004 bắt đầugiảm nhẹ) Các phân ngành có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu giátrị sản xuất công nghiệp là ngành may mặc, ngành cơ khí - luyện kim và sảnxuất máy móc- thiết bị điện - điện tử Tỷ trọng của phân ngành sản xuấtgiường, tủ, bàn, ghế (chủ yếu là các sản phẩm bằng gỗ để xuất khẩu) và cácngành công nghiệp khác (chủ yếu là sản xuất đồ chơi, nến cao cấp…) cũng có
xu hướng tăng dần
Sản phẩm chủ lực hiện nay của ngành công nghiệp thành phố là: thuỷsản đông lạnh, dệt - may mặc, lốp ôtô, ximăng, da giày Bên cạnh đó một sốsản phẩm khác tuy còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn nhưng có nhiều tiềm năngphát triển thành các sản phẩm công nghiệp chủ lực như: thiết bị điện, điện tử,linh kiện điện tử - tin học, cơ khí, kim khí, đóng tàu, sản xuất lắp ráp ôtô, xemáy; đồ uống (bia các loại, các sản phẩm từ sữa); sợi các loại Thị trườngxuất khẩu các sản phẩm công nghiệp không ngừng mở rộng, cơ cấu mặt hàngngày càng phong phú đa dạng, tập trung vào các mặt hàng như: thuỷ sản, dệtmay, giày, đồ chơi trẻ em, nến cao cấp, dăm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ Kimngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tăng liên tục qua các năm, năm 2007đạt 300 triệu USD, chiếm 64,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá toànthành phố, tăng gấp 8,6 lần so với năm 1997 (35,14 triệu USD)
Tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp thời kỳ 1997- 2007 đạt trên18.157 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn của các thành phần kinh tế cũng có sựchuyển dịch đáng kể và theo hướng tăng dần khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.Tuy chưa tương xứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa song ngànhcông nghiệp đã cố gắng từng bước đổi mới thiết bị công nghệ, nâng dần tỷ
Trang 20trọng thiết bị hiện đại bình quân từ 4% năm 1997 lên 39% năm 2004 và 50%năm 2006 (so với khu vực Đông Nam Á), trong đó một số ngành có chỉ số trình
độ công nghệ đạt khá như: dược, thiết bị y tế (đạt 0,76); bia, rượu, nước giảikhát (đạt 0,72); nhựa, cao su (đạt 0,7), Chế biến thực phẩm (0,68); Dệt - Maymặc (0,66); Điện - Điện tử (0,65); Cơ khí chế tạo (0,63); Vật liệu xây dựng(0,62); Chế biến thức ăn gia súc (0,61)… Tỷ lệ lao động làm việc trên thiết bị
tự động hoá, cơ khí khoảng 39% Nhiều sản phẩm được công nhận là hàng ViệtNam chất lượng cao, đoạt giải Sao vàng đất Việt, Cúp vì sự phát triển cộngđồng, đoạt các huy chương trong nước và quốc tế
Nhiều khu công nghiệp, nhiều dự án công nghiệp lớn đã và đang đượcđầu tư Năm 1996 thành phố chỉ có 2 khu công nghiệp (KCN) thì đến naythành phố đã đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh 5 KCN lớn và 1 cụm côngnghiệp nhỏ, tổng diện tích 1.400 ha Trên địa bàn thành phố đã có nhiều doanhnghiệp, dự án công nghiệp có giá trị sản xuất và sản lượng lớn như: Công tyDệt may Hoà Thọ, Dệt may 29/3, Vinatex Đà Nẵng, Công ty Cao su Đà Nẵng,Công ty Thuỷ sản thương mại Thuận Phước, dự án Công ty Mabuchi (Nhật),
dự án Đóng tàu Vinashin, Dây chuyền tôn mạ kẽm, tôn mạ màu của Công tyCông nghiệp tàu thủy miền Trung, Dây cáp điện Tân Cường Thành, Điện tửViệt Hoa
2.3.2 Dịch vụ
Thành phố Đà Nẵng có ưu thế vượt trội hơn các tỉnh trong Vùng kinh tếtrọng điểm Miền trung, nên hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ quan trọng đềuđóng cơ quan tại Đà Nẵng để cung ứng dịch vụ không chỉ cho Đà Nẵng mà cảvùng Lợi thế về sân bay, cảng biển, đường sắt làm cho thành phố Đà Nẵngchiếm ưu thế rất lớn về vận tải, các hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch, Hệthống tài chính trên địa bàn đa dạng là nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho cácthành phần kinh tế Thành phố là trung tâm phân phối về thương mại của cảkhu vực, kể cả các hoạt động về tư vấn, hoạt động khoa học kỹ thuật Nhìnchung với nhiều ưu thế của mình thành phố Đà Nẵng đã thực hiện tốt vai tròcung ứng các loại dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế
Các ngành dịch vụ của thành phố ngày càng phát triển đa dạng, đónggóp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của thành phố và từng bước đáp ứng nhucầu hội nhập kinh tế quốc tế Tỷ lệ đóng góp của các ngành dịch vụ trong GDPcủa thành phố luôn đạt xấp xỉ 45% trở lên với tốc độ tăng trưởng GDP dịch vụbình quân giai đoạn 1997-2007 là 9,9%/năm Tốc độ tăng giá trị sản xuất dịch
vụ bình quân thời kỳ 1997-2007 đạt 11,37%/năm, giai đoạn kế hoạch
2001-2005 là 11,42% (kế hoạch đề ra: 12-13%)
Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn thành phố thuộc khối dịch
vụ cho thấy, ngành thương mại chiếm tỷ trọng 31,1% năm 1997, tăng lên36,7% năm 2000 và giảm còn 27% năm 2007 Theo thứ tự mốc thời gian trên,
Trang 21lĩnh vực du lịch, khách sạn nhà hàng là: 13,2% - 12,3% và 26,7%; lĩnh vực vậntải, kho bãi, thông tin liên lạc là: 13,6% - 13,9% và 11,7%.
Bảng 7: Cơ cấu ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 10 năm thành tựu
Thương mại là lĩnh vực có bước phát triển nhanh và khá toàn diện Tỷ
trọng GDP thương mại luôn chiếm trên 25% tổng GDP khối dịch vụ Hoạtđộng nội thương sôi nổi, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng từ 2.634 tỷđồng năm 1997 lên 13.800 tỷ đồng năm 2007, tăng gấp 5,2 lần và tăng bìnhquân 16,1%/năm, bước đầu đảm nhận được vai trò trung tâm phát luồng bánbuôn cho các tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên Mạng lưới kinhdoanh được phân bố đều và rộng rãi Một số trung tâm thương mại - siêu thịđược hình thành như: siêu thị Bài Thơ, Intimex, Nhật Linh, siêu thị ánh sángThư Dung, trung tâm buôn bán Metro, Hoàng Anh Plaza, Siêu thị Big C, cửahàng tự chọn Bảo Trâm…; hệ thống chợ được quy hoạch lại và xây dựng mớiđáp ứng ngày càng cao nhu cầu mua sắm của nhân dân như chợ đầu mối nôngsản Hoà Cường, chợ Đống Đa, chợ Hoà Khánh, chợ Tuý Loan …
Thành phố đã đầu tư Cổng Giao tiếp thương mại điện tử (DanangBusiness Gateway) để giới thiệu hàng hoá, trao đổi, thông tin… cho doanhnghiệp trong và ngoài nước Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng Website, muabán qua mạng ngày càng tăng lên
Văn minh thương mại ngày càng được cải tiến và lớn mạnh theo xuhướng toàn cầu: chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng ngàycàng tăng, giá cả trong nước biến động theo giá thị trường thế giới Các ngànhhàng kinh doanh có điều kiện đã được quy hoạch có hệ thống: xăng dầu, gas
Hệ thống phân phối theo “chuỗi” từng bước hình thành và phát triểnmạng lưới bán hàng, khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏtrở thành hệ thống có quy mô lớn hơn như: Công ty Trung Nguyên với hệ thốngcửa hàng G7 Mart, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam với hệ thống siêu thịVinatex…
Hoạt động xuất khẩu khởi sắc, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
và dịch vụ bình quân giai đoạn 1997-2007 đạt 18%/năm với kim ngạch xuất khẩubình quân đầu người năm 2005 đạt 622 USD, gấp 1,7 lần so với cả nước (370
Trang 22USD)1 và năm 2007 đạt 938 USD, tăng gấp 2,5 lần so với năm 1997 Kim ngạch
xuất khẩu tuy còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng của thành phố, song chất
lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên Một số mặt hàng xuất khẩu tăngkhá, nhất là các mặt hàng chủ lực như: hải sản đông lạnh, sản phẩm may mặc,xăm lốp ôtô, giày da, đồ chơi trẻ em v.v ; tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến,giảm tỷ trọng các sản phẩm thô Đến nay các sản phẩm công nghiệp của thànhphố đã có mặt tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Cơ cấu thịtrường tương đối ổn định, khu vực châu âu (EU) chiếm tỷ trọng 28,2%; Mỹ:24,8%, Nhật Bản: 16,8% và các thị trường khác: 30,2% Các doanh nghiệp thuộctất cả các thành phần kinh tế đều chú trọng việc tìm kiếm thị trường mới, thực
hiện phương châm “đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, là cơ sở để phòng ngừa
rủi ro ở các thị trường truyền thống; nhiều thị trường mới được mở rộng như:Dominica, Togo, Congo, Gana, Sirya, Ruanda, các nước SNG và các nước Đông
Á khác
Giai đoạn 1996-2000, thành phố chỉ xuất khẩu hàng hoá nhưng đến năm
2001 đã bắt đầu xuất khẩu các loại hình dịch vụ và không ngừng phát triển đadạng về ngành nghề, lĩnh vực, góp phần tạo ra sự năng động của thị trườngthành phố Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ liên tục tăng, năm sau cao hơn nămtrước; năm 2001, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 7,6 triệu USD, chiếm 2,8% tổngkim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thì năm 2007 ước đạt 295 triệu USD, chiếm39%, đạt tốc độ tăng bình quân 84,1%/năm
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu thành phố Đà Nẵng
(Triệu USD)
Cả nước (Tỷ USD)
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển Đà Nẵng
Tổng kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng qua các năm, tăng từ 200,4
triệu USD năm 1997 lên 470 triệu USD năm 2007 (gấp 2,4 lần), đạt tốc độ tăngtrưởng bình quân 6,3%/năm Cơ cấu nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trang 23xuất (chiếm trên dưới 80%)
Hoạt động của các lĩnh vực: du lịch, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính - viễn thông, vận tải, dịch vụ tư vấn đều có bước phát triển khá với
tỷ trọng đóng góp của các ngành này trong tổng GDP dịch vụ luôn đạt trên11%, trong đó: tỷ trọng ngành du lịch ổn định ở mức 11,5-13% trong giai đoạn1997-2004, năm 2005 đạt 23,9% và năm 2006 là 26,8%; tỷ trọng ngành vậntải, bưu chính viễn thông luôn đạt trên 11% Ngành du lịch được tập trung đầu
tư và phát triển nhanh, hướng đến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiềuloại hình du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng phục vụ được nâng cao Tổngdoanh thu du lịch giai đoạn 1997-2007 đạt trên 3.100 tỷ đồng, tăng bình quân17,5%/năm Tổng lượng khách du lịch đạt trên 5,8 triệu lượt khách, tăng bìnhquân 9,1%/năm Kết quả này tuy chưa đạt được kỳ vọng, chưa phát huy đúngmức các giá trị tiềm năng vốn có của thành phố Tuy nhiên những kết quả đãđạt được trong phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố 10 năm qua đãgóp phần tạo nên nền tảng cho sự phát triển của ngành du lịch trong nhữngnăm tới Nhiều dự án du lịch, các khách sạn, nhà hàng lớn và cao cấp được đưavào khai thác, góp phần tạo sức hấp dẫn mới để thu hút du khách như: Bảotàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa, Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Làng nghềtruyền thống điêu khắc đá Non Nước, đường du lịch ven biển Nguyễn TấtThành, Sơn Trà - Điện Ngọc, các dự án du lịch tại bán đảo Sơn Trà và venbiển, khách sạn Furama, Bến Thành - Non Nước, Bamboogreen, Golden Sea,Minh Toàn, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, Suối Lương, Biển Đông, SandyBeach
Dịch vụ vận tải: hiện nay dịch vụ vận tải đã tương đối đáp ứng được nhu
cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân thành phố Tốc độ tăng khối lượngluân chuyển hàng hoá bình quân giai đoạn 1997-2007 đạt 12%/năm, khối lượngluân chuyển hành khách đạt 3,5%/năm và khối lượng hàng hoá qua cảng bìnhquân đạt 10,7%/năm Thành phố đã hoàn thành việc di dời bến xe Trung tâm vàtừng bước đưa vào khai thác và phát triển các dịch vụ vận tải công cộng như: xebus, taxi Trật tự vận tải được duy trì và bảo đảm
Dịch vụ bưu chính viễn thông: thành phố Đà Nẵng là một trong ba đầu
mối mạng bưu chính, viễn thông quốc gia, nơi tập trung mạng lưới, thiết bị bưuchính, viễn thông tại miền Trung, điểm trung chuyển lưu lượng viễn thông liêntỉnh và quốc tế Điều này tạo cho thành phố Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng bưuchính, viễn thông khá hoàn thiện, thúc đẩy phát triển thị trường bưu chính, viễnthông đa dạng, phong phú về dịch vụ Là một trong những ngành phát triểnnhanh trong các năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của ngànhdịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn thành phốgiai đoạn 2001-2005 là 46,6% Tốc độ tăng doanh thu bình quân giai đoạn1997-2007 đạt 28,3%/năm Về bưu chính có 80 bưu cục với 266 điểm phục vụ
Trang 24trên toàn địa bàn thành phố Mạng lưới viễn thông ngày càng phát triển hiệnđại, thị trường được mở rộng và sôi nổi với sự tham gia của nhiều doanhnghiệp, không ngừng gia tăng mức độ cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ
và hạ giá cước… đem lại nhiều lợi ích, nhiều giá trị gia tăng hơn cho ngườitiêu dùng Số máy điện thoại cố định trên toàn thành phố tăng từ 31,5 ngànmáy năm 1997 lên 201,8 ngàn máy năm 2007, tăng gấp 6,4 lần, đạt tốc độ tăngbình quân 20,7%/năm Mật độ điện thoại cố định /100 dân tăng từ 4,7 máy/100dân năm 1997 lên 25,2 máy/100 dân năm 2007
Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán: đều phát triển và
có những thay đổi cơ bản về chất, góp phần làm cho các yếu tố của kinh tế thịtrường ngày càng phát triển Việc áp dụng các luật thuế mới, hình thành cácquỹ hỗ trợ đầu tư và mở rộng các dịch vụ ngân hàng, huy động tiết kiệm đãtừng bước phát huy tác dụng Hoạt động ngân hàng có bước đổi mới quantrọng về môi trường pháp lý theo hướng cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế
Cơ chế tín dụng ngày càng thông thoáng, bảo đảm bình đẳng giữa các thànhphần kinh tế, làm cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tăng trưởng khá vàtăng bình quân 41,5%/năm (giai đoạn 2001-2005) Hình thức rút tiền qua máy
tự động bước đầu được phổ biến Mạng lưới ngân hàng không ngừng lớn mạnh
cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho phát triển kinh tế
-xã hội (năm 2001 chỉ có 10 đơn vị chi nhánh cấp I, đến nay có trên 24 đơn vịcấp I được đưa vào hoạt động) Hầu hết các chi nhánh ngân hàng, bảo hiểm,công ty thuê mua tài chính đang hoạt động trong nước, kể cả các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài đều đã có mặt tại thành phố với các dịch vụ cho vayđầu tư, huy động vốn được đẩy mạnh; dịch vụ cho vay có xu hướng tăng đốivới khu vực ngoài quốc doanh; giảm thanh toán bằng tiền mặt, tăng thanh toánqua các tiện ích Các dịch vụ như: ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu, kiềuhối, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh mở L/C… cũng từng bướcphát triển
2.3.3 Nông nghiệp (Nông, lâm nghiệp và Thủy sản)
Ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực, phù hợp địnhhướng (NQ33) phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường Tăng dần tỷ trọngngành thủy sản, giảm tỷ trọng lâm nghiệp và giữ ổn định tỷ trọng nông nghiệp,đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xuất khẩu Tốc độ tăng giá trị sảnxuất ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 1997-2007 đạt 4,9%/năm và trongthời kỳ 2001-2005, tăng bình quân 5,9%/năm Cơ cấu ngành nông nghiệpchuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu GDP, năm 1997 GDPngành nông nghiệp chiếm 9,7% tổng GDP toàn thành phố, đến năm 2000 giảmxuống còn 7,9% và 3,9% năm 2007 Cơ cấu nội bộ ngành cũng đã chuyển dịchđáng kể theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố:
tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng từ 42,8% năm 1997 lên 63,5%năm 2007, tốc độ tăng bình quân đạt 10%/năm
Trang 25Đà Nẵng có bờ biển dài 92 km, có vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu200m từ Đà nẵng trải ra 125 km tạo thành vành đai nước nông rộng lớn, do đóngành thuỷ sản được xác định là mũi đột phá trong sản xuất Thuỷ sản nông lâm.Phát triển và khai thác hải sản theo hướng vươn khơi, thành lập các đội tàu đánhbắt xa bờ Việc cải hoán và đóng mới tàu thuyền công suất lớn tăng lên đáng kể.Tuy nhiên trong thời gian qua thành phố đã phải gánh chịu nhiều cơn bão lớn,đặc biệt là bão Chanchu và Xangsane đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cácngư dân trên địa bàn Tốc độ tăng sản lượng hải sản khai thác bình quân giaiđoạn 1997-2007 đạt 6,7%/năm Nhiều công trình, kết cấu hạ tầng, dịch vụ đượcđầu tư nâng cấp và xây dựng mới đã đảm bảo phục vụ tốt cho nghề cá của thànhphố và khu vực Hoạt động nuôi trồng thủy sản khá, từng bước hình thành cácvùng nuôi cá bán thâm canh và thâm canh; đồng thời đa dạng nhiều đối tượngnuôi có hiệu quả kinh tế cao như cá rôphi đơn tính, cá lóc bông, cá rô đồng, cáchình, baba, ếch Tốc độ tăng sản lượng nuôi trồng đạt bình quân 12%/nămtrong giai đoạn 1997-2007.
Sản phẩm nông nghiệp chính của thành phố là lúa với diện tích gieotrồng chiếm trên 55% tổng diện tích đất nông nghiệp Cơ cấu cây trồng thờigian qua đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng diện tích cây thực phẩm, đặcbiệt là rau các loại Năm 1997 chỉ có 5,5% diện tích trồng cây thực phẩm, đếnnăm 2007 đạt 13,7%, đạt tốc độ tăng bình quân 3,1%/năm trong khi tổng diệntích đất gieo trồng toàn thành phố giảm bình quân 5,6%/năm do quá trình đôthị hoá Sản xuất nông nghiệp đã từng bước phát triển theo hướng tập trung,chuyên môn hoá cao, đã và đang hình thành các vùng chuyên canh lúa giống,chất lượng cao Nhiều tiến bộ khoa học đã được áp dụng thành công, kỹ thuậtcanh tác ngày càng hoàn thiện, chú trọng đến hiệu quả sản xuất Năng suất lúatăng từ 4,2 tấn/ha năm 1997 lên 6,75 tấn/ha năm 2007, tăng bình quân4,2%/năm; năng suất rau cũng tăng tương ứng từ 11,3 tấn/ha lên 14,5 tấn/ha
Ngành lâm nghiệp đã thực hiện đóng cửa rừng, tập trung khoanh nuôichăm sóc tái sinh rừng tự nhiên Tăng cường quản lý, kiểm tra, truy quét cácđối tượng khai thác rừng trái phép, bảo vệ tài nguyên rừng và đẩy mạnh phòngchống cháy rừng Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, trọng tâm là rừng phòng hộ,rừng đầu nguồn, nâng độ che phủ và bảo vệ cảnh quan phục vụ phát triển dulịch sinh thái Bên cạnh đó thành phố còn tập trung trồng rừng kinh tế, đẩymạnh khuyến lâm, phát triển kinh tế vườn đồi và các mô hình nông lâm kếthợp Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia chế biến lâm sản xuất khẩu
từ gỗ rừng trồng, đảm bảo thu nhập cho lao động nghề rừng, ổn định cuộc sốngcho đồng bào dân tộc ở các xã Hoà Bắc, Hoà Phú huyện Hoà Vang
Ngoài ra thành phố đã thực hiện nhiều chương trình mục tiêu phục vụphát triển nông thôn như: Chương trình 5 triệu ha rừng, Chương trình Nướcsạch - Vệ sinh môi trường nông thôn, Định canh định cư, Chương trình Hỗ trợ
Trang 26phát triển nông thôn miền núi Các chương trình đã hỗ trợ cho nhiều hộ đồngbào dân tộc, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn có việc làm, ổn định và nângcao đời sống, xoá đói giảm nghèo và hạn chế phá rừng.
2.4 Hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại
Đến nay thành phố đã có quan hệ đối ngoại với hơn 100 quốc gia vàvùng lãnh thổ trên thế giới Số lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng không ngừngtăng lên Trong 10 năm, thành phố đã đón tiếp gần 1000 đoàn khách quốc tếđến thăm, làm việc, tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh với gần 10.000 lượtngười Ngoài ra, thành phố cũng đã cử gần 200 đoàn với 6.000 lượt người đinước ngoài để thực hiện xúc tiến đầu tư, kinh doanh và học tập Thành phố đã
tổ chức tốt các hoạt động chào mừng 30 năm Hiệp ước hữu nghị và lễ kỷ niệm
45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Lào, mừng 17 năm Quốc khánhLiên bang Nga; tổ chức tốt các diễn đàn PEMSEA nhằm phát triển bền vữngvùng bờ, Hội nghị Thượng đỉnh tham tán thương mại Mỹ của các quốc giaASEAN Đặc biệt, sự kiện Tuần lễ Hành lang Kinh tế Đông - Tây tạo cơ hội đểtăng cường các hợp tác, quảng bá, khẳng định vị trí, vai trò của thành phố trongkhu vực và thế giới Văn phòng đại diện của thành phố tại Tokyo hoạt độnghiệu quả và đã hướng dẫn 35 đoàn khách Nhật Bản đến tìm hiểu môi trườngđầu tư, góp phần thu hút 91 triệu USD vốn FDI từ Nhật Bản Vị thế, hình ảnhcủa Đà Nẵng trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định
Lũy kế đến tháng 4/2008, thành phố có 126 dự án có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), tổng vốn đầu tư đăng ký 1.993,2 triệu USD Các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào ngân sách thànhphố, trong 10 năm qua đạt khoảng 120 triệu USD, bình quân 12 triệuUSD/năm; góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 31.000 lao động, chiếm21% tổng số lao động được giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố
Trong đó một số dự án lớn đã và đang hoàn thành việc đầu tư xây dựng,đưa vào sản xuất kinh doanh có đóng góp lớn cho tăng trưởng phát triển củathành phố như: khu du lịch Furama, Bia Foster’s, Công ty nước giải khát CocaCola, công ty Sản xuất đồ chơi Keyhinge Toys, Điện tử Việt Hoa, công ty Sảnxuất và Lắp ráp động cơ điện Mabuchi, siêu thị Metro Ngoài ra thành phố đã
ký thoả thuận một số dự án đầu tư có giá trị lớn hàng tỷ USD và Đà Nẵngsớm là thành viên của “Câu lạc bộ các Tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư nướcngoài trên 1 tỷ USD”
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đã khôngngừng phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI chiếm
từ 18 - 19% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn thành phố Kim ngạchxuất khẩu hàng năm của doanh nghiệp FDI chiếm bình quân 21-22% so với tổngkim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố Nộp ngân sách chiếm tỉ lệ 10%-12%tổng thu ngân sách của thành phố Dự án FDI góp phần đổi mới công nghệ, phát
Trang 27triển thị trường, đổi mới sản phẩm, phát triển các ngành công nghiệp chế biến,nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, tạo ra nhữngsản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Mặt hàng chủyếu: Điện tử, giày, hàng dệt may, đồ chơi trẻ em, thuỷ - hải sản, giỏ lưới, đèncầy, găng tay và sản phẩm bảo hộ lao động, bia, nước giải khát, hàng dệt kim,thiết bị điện, máy biến thế, mô tơ các loại, đệm phân giải vi sinh…
Từ khi thành phố trực thuộc Trung ương đến nay, các dự án ODA thànhphố quản lý trên địa bàn đã và đang triển khai được 22 dự án với tổng vốn đầu
tư là 346 triệu USD, trong đó vốn ODA là 257 triệu USD, vốn đối ứng là 89,4triệu USD Trong năm 2007, tổng nguồn vốn ODA huy động tăng 2,3 lần so vớigiai đoạn từ năm 1997-2006 Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục huy độngnguồn viện trợ ODA cho các dự án lớn như: dự án xây dựng cảng tổng hợp LiênChiểu (300 triệu USD), dự án cải thiện vệ sinh môi trường (120 triệu USD), dự
án Cấp nước sử dụng nước sông Cu Đê (76 triệu USD) và các một số dự ánnâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông công cộng thành phố Tổng nguồn vốnODA ước tính huy động tài trợ cho các dự án trên khoảng 750 triệu USD
Nguồn vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ NGO năm 2007 đạt
137 tỷ đồng, tăng gấp 8,7 lần so với năm 1997 Thành phố đã huy động vốnNGO cho một số dự án đầu tư lớn như: Bệnh viện Mắt, Viện Anh ngữ đại học
Đà Nẵng, Khu điều trị 7 tầng bệnh viện Đà Nẵng
2.5 Thu chi ngân sách
Công tác thu, chi ngân sách đã được được thành phố lãnh đạo, chỉ đạo vàđiều hành chặt chẽ; khai thác tốt các nguồn thu ngoài thuế; nguồn thu từ cácthành phần kinh tế tăng nhanh Thu chi ngân sách trên địa bàn thành phố hàngnăm đều đạt và vượt chỉ tiêu; đảm bảo tự cân đối ngân sách và đóng góp nghĩa
vụ với Nhà nước
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố giai đoạn
1997-2006 là 31.138,9 tỷ đồng với tốc độ tăng thu khá cao, đạt bình quân 21%/năm
và năm 2007 là 6.409,5 tỷ đồng, đáp ứng tương đối kịp thời các nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội của thành phố Trong đó thu phát sinh kinh tế 10 năm là27.304,4 tỷ đồng, bình quân chiếm 38,8% GDP thành phố, đạt tốc độ tăng thubình quân 17,8 %/năm
Trong đó:
- Thu từ thuế, phí là nguồn thu chính của ngân sách thành phố với tổngthu trong 10 năm đạt 9.168,9 tỷ đồng, tăng bình quân 12,8%/năm và chiếm29,4% tổng thu ngân sách; thu thuế xuất nhập khẩu là 8.762,1 tỷ đồng, tăngbình quân 14,1%/ năm, chiếm tỷ trọng 28,1%
- Thu từ nguồn lực tài sản công (chủ yếu từ quỹ đất, quỹ nhà công sản)đạt 7.212,3 tỷ đồng, tăng trưởng khá nhanh (46,3%/năm), chiếm 23,2% tổngthu ngân sách và trở thành nguồn lực đầu tư xây dựng chủ yếu của thành phố
Trang 28Bảng 9: Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 1996 1997 2000 2006 2007 Tổng
97-2006
Tỷ trọng (%)
Tỷ trọng /GDP (%)
B/q 97- 06 (%)
1 Tổng sản phẩm quốc nội
trên địa bàn (GDP, giá thực tế) 2.804,9 3.208,8 4.946,9 13.441,5 15.201,8 70.4024,1
2 Thu NSNN trên địa bàn 964,7 1.164,4 1.659,4 6.489,8 6.409,5 31.138,9 100,0 44,2 21,0
Tr.đó: Thu phát sinh kinh tế 976,3 1.153,5 1.447,0 5.024,0 5.545,5 27.304,4 87,7 38,8 17,8
- Chi đầu tư phát triển 128,3 173,2 397,2 2.637,3 4.160,7 13.650,2 63,6 19,4 35,3
- Chi thường xuyên 214,7 254,1 360,2 1.142,8 1.423,9 5.309,5 24,8 7,5 18,2
Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng
Công tác quản lý điều hành thu ngân sách, nhất là các loại thuế trongnước, xuất nhập khẩu có nhiều đổi mới từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện;các khoản thu ngoài thuế đã đóng góp một phần tương đối lớn cho ngân sáchnhư: thu cấp quyền sử dụng đất, thu tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, cáckhoản thu trên đã được tập trung cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển Đà Nẵng
Tổng chi ngân sách địa phương 10 năm là 21.451,8 tỷ đồng, tăng bình
quân 29,6%/năm Cơ cấu chi ngân sách được chuyển đổi theo hướng tích cực,
cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Nguồn
vốn được ưu tiên tập trung cho đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên chi xây dựng
hệ thống hạ tầng cơ sở và chi hoạt động thường xuyên, trong đó:
Trang 29- Chi đầu tư phát triển là 13.650,2 tỷ đồng, chiếm 63,6% tổng chi ngânsách với tốc độ tăng bình quân đạt 35,3%/năm Từ đó hệ thống hạ tầng cơ sởđược đầu tư mạnh mẽ, nhiều dự án công trình quan trọng của thành phố đượchoàn thành đưa vào sử dụng tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội vàtạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
- Chi thường xuyên là 5.309,5 tỷ đồng, chiếm 24,7% tổng chi, tăng bìnhquân 18,2%/năm Các khoản chi thường xuyên được tập trung góp phần pháttriển các lĩnh vực: sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa thông tin, thể dục thể thao,khoa học công nghệ, môi trường, chính sách đảm bảo xã hội, giảm nghèo, anninh quốc phòng và được cải thiện đáng kể, có mức tăng chi hợp lý hằngnăm, đảm bảo được kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, chính sách và chế độ củanhà nước
Cơ cấu chi ngân sách được chuyển đổi theo hướng tích cực, cơ bản đápứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Nguồn vốn được ưutiên tập trung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng, các lĩnhvực khoa học công nghệ, môi trường, y tế giáo dục, chính sách xã hội, văn hoáthông tin, thể dục thể thao, an ninh quốc phòng Bên cạnh đó công tác giámsát chi ngân sách được tăng cường nhằm sử dụng ngân sách ngày càng hiệuquả, góp phần vào sự thành công kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thànhphố
Nhận xét, đánh giá chung về kết quả đạt được:
Thu ngân sách thành phố đã đảm bảo được tốc độ tăng thu khá cao, đápứng tương ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố.Thu từ thuế và phí vẫn là nguồn chính của ngân sách nhưng tỷ trọng còn thấp(29,4%) Thu từ nguồn lực tài sản công tăng khá nhanh (46,3%) và trở thànhnguồn lực đầu tư xây dựng chủ yếu của thành phố
Mười năm qua, tình hình thu chi ngân sách của thành phố ổn định,nguồn lực tài chính ngày càng được củng cố và tăng cường Tuy nhiên, quy môngân sách thành phố còn thấp, nguồn thu ngân sách còn hạn chế, nhiều yếu tốnội tại quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững chưa được quan tâm nhưsức cạnh tranh và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh còn thấp, đầu tư phântán, nhiều tiềm năng trong nhân dân chưa được khai thác tốt do vậy để có đủnguồn đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố đã có nhiều nổ lực trong việc thuhút ngoại lực và tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương góp phần vào sự thành
công của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố những năm qua
2.6 Đầu tư phát triển
Tổng vốn đầu tư phát triển trong 11 năm 1997-2007 huy động đạt hơn53,1 ngàn tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 22,2%/năm, trong đónguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng tăng từ 1,1ngàn tỷ đồng năm 1997 lên 8,0 ngàn tỷ đồng vào năm 2007, tăng gấp 7,3 lần,
Trang 30đưa tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản từ ngân sách đạt 37,6 ngàn tỷ đồng,tăng bình quân 23,1%/năm và chiếm 70,7% tổng vốn đầu tư phát triển trên địabàn thành phố Việc sử dụng vốn đầu tư phát triển hiệu quả đã đẩy nhanh tốc
độ đô thị hóa, và chỉnh trang đô thị xanh, sạch, đẹp, cơ sở hạ tầng kinh tế xãhội được phát triển và ngày càng hoàn thiện
Bảng 11: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 1996 1997 2000 2006 2007 Tổng
97-2007
Tỷ trọng (%)
B/q 97-07 Vốn đầu tư PT trên địa
tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 20,2%/năm Tỷ trọng vốn đầu tư phát triểntrong lĩnh vực dịch vụ tăng tương ứng từ 41,6% năm 1997 lên 63,4% vào năm
2007 với tổng vốn đạt trên 33 ngàn tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân31,9%/năm
Xét theo nguồn vốn, nguồn vốn đầu tư trong nước giai đoạn 1997-2007đạt gần 47,7 ngàn tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm vàchiếm trên 90% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Vốn ngoài nướcđạt trên 5,3 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 10,8%/năm và chiếm 10% tổng vốn
Bên cạnh việc sử dụng vốn ngân sách, thành phố còn phát huy mọinguồn lực khác cho đầu tư phát triển Phương châm “Nhà nước và nhân dâncùng làm” được toàn thể nhân dân đồng tình và ủng hộ, sẵn sàng hy sinh mộtphần đất, tường rào, cổng ngõ để góp vốn chỉnh trang đô thị Những năm quanhân dân thành phố đã đóng góp (đất đai, vật kiến trúc) đạt trên 150 tỷ đồng,chiếm hơn 15-20% tổng vốn đầu tư thực hiện công trình
Thành phố Đà Nẵng đã chú trọng và tích cực huy động, tranh thủ vốn đầu
tư phát triển từ các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển
Trang 31chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi Chính phủ(NGO) Năm 1997, thành phố mới chỉ có 43 dự án FDI, tổng vốn đầu tư khoảng427,4 triệu USD, tính đến tháng 04/2008 có 126 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký
1.993,2 triệu USD, gấp 2,9 lần về số dự án và 4,7 lần về tổng vốn đầu tư
Khắc phục tình trạng trì trệ, phát huy hiệu quả thu hút đầu tư của các khu
công nghiệp, thành phố đã thực hiện một số cơ chế chính sách: một là, chuyển đổi chủ đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước sang đơn vị sự nghiệp kinh tế; hai là,
ngân sách thành phố đầu tư kinh phí giải phóng mặt bằng, bảo lãnh tiền vay và
trả lãi vay đầu tư; ba là, UBND thành phố quyết định giá cho thuê đất trong khu công nghiệp; bốn là, thực hiện mở rộng khung ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất
và các loại thuế; năm là, thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư để thực hiện "một
cửa" trong giải quyết các thủ tục đầu tư v.v Kết quả là hoạt động của các khu
công nghiệp đã thu hút được nhiều dự án và đang được mở rộng diện tích
2.7 Kết cấu hạ tầng
+ Hạ tầng giao thông: Thành phố Đà Nẵng có hệ thống kết cấu hạ tầnggiao thông đồng bộ: đường bộ, đường hàng không, đường sắt và đường thủy(sông, biển)
- Đường bộ: Sau ngày giải phóng Đà Nẵng mới chỉ có 100 km đườngnhựa và thâm nhập nhựa đến nay tổng chiều dài đường bộ thành phố đã tănghơn 10 lần với khoảng 1.200 km, trong đó các tuyến đường chính trong đô thị
và đường quốc lộ chiếm gần 50% tổng chiều dài đường bộ Hơn 62 km đườngquốc lộ và 268 km đường đô thị được nâng cấp; 35 cầu được cải tạo và xâydựng mới Hệ thống giao thông nội thị và giao thông nông thôn được kết nốitương đối đồng bộ, đặc biệt thành phố đã nhựa hoá và bê tông hoá trên 90% hệthống giao thông nông thôn, tạo điều kiện cho các khu vực nông thôn, miền núiphát triển
Với chủ trương "tạo vốn phát triển từ quỹ đất", những năm qua thànhphố đã triển khai xây dựng nhiều công trình quy mô lớn như: Công trình đườngTrần Hưng Đạo, đường 2/9, đường Cách mạng tháng 8, đường Nguyễn TriPhương, đường Nguyễn Tất Thành, đường 3-2, đường Nguyễn Văn Linh,đường Phạm Văn Đồng, đường Sơn Trà-Điện Ngọc
Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đã xây dựng được
cầu sông Hàn và nhiều tuyến đường như: Nguyễn Thị Minh Khai, Đống Đa, Lê
Độ, Trần Cao Vân, Lê Duẩn… sửa chữa, nâng cấp và làm mới hàng trăm kmkiệt, hẻm nội thị và đường giao thông tại các quận, huyện; hàng ngàn m2 vỉa hè,kiệt, hẻm được bê tông hoá; mương rãnh thoát nước được khơi thông, xây dựngmới
- Sân bay: trên địa bàn thành phố có sân bay quốc tế Đà Nẵng và sân bayNước Mặn (sân bay quân sự, hiện tại đã chuyển mục đích sử dụng thành khudịch vụ và phát triển đô thị) Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng là một trong
Trang 32ba cảng hàng không của Việt Nam có cửa khẩu quốc tế, có qui mô lớn thứ basau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay quốc tế Nội Bài Sân bay quốc tế
Đà Nẵng nằm tại quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 5 km Đây
là điểm nối chuyến quan trọng từ Hà Nội đi các tỉnh Tây Nguyên Sân bay cóhai đường băng, có khả năng cho hạ cách các loại máy bay hiện đại như B747,B767, A320, có khả năng tiếp nhận 400.000 tấn hàng hóa và 2.5 triệu hànhkhách Hàng tuần, tại sân bay Đà Nẵng có khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6chuyến bay quốc tế đến Hồng Kông, Thái Lan và Singapore
- Đường sắt: đường sắt thống nhất Hà Nội - Hồ chí Minh đi gần songsong với quốc lộ 1A với chiều dài 42km qua địa phận thành phố từ ga Lăng Côđến huyện Hoà Vang Ga Đà Nẵng là một trong các ga chính của cả nước vớichức năng: ga hàng, hành khách, tác nghiệp kỹ thuật, đưa đón khách, ga kỹthuật lập tàu và hàng hoá trên địa bàn thành phố Do hiện nay ga Đà Nẵng là gacụt, nhà ga chính nằm trong trung tâm thành phố do đó tuyến đường sắt giaocắt rất nhiều với các đường phố ảnh hưởng đến không gian quy hoạch củathành phố Theo quy hoạch của thành phố và Bộ Giao thông Vận tải, nhà gachính sẽ dời ra phía Tây Bắc thành phố, đồng thời di dời tuyến đường sắt raphía Tây thành phố nối vào hầm đường sắt qua Hải Vân
- Cảng biển: Hiện tại trên địa bàn thành phố có 6 cảng lớn nhỏ, bao gồmCảng tổng hợp quốc gia, cảng tổng hợp của địa phương, các ngành, các cảngchuyên dụng Cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn là 2 cảng tổng hợp quốc gia,cảng Nguyễn Văn Trỗi là cảng tổng hợp của địa phương ngành; cảng Mỹ Khê,Nại Hiên, Hải Vân, Liên Chiểu là các cảng chuyên dụng
+ Hạ tầng cung cấp điện, nước:
- Hệ thống cung cấp điện: Đà Nẵng được cấp điện từ nguồn lưới điệnquốc gia với các cấp điện áp 500 kV, 220 kV, 110 kV thông qua trạm biến ápnguồn Đà Nẵng 500/220/35 kV - 450 MVA Ngoài ra còn có 60 tổ máy phátđiện Diezel độc lập cấp điện cho phụ tải là tài sản của cả ngành điện và kháchhàng
- Hiện trạng lưới điện: Hệ thống lưới điện trên địa bàn Đà Nẵng gồm cáccấp điện áp 500kV, 220kV, 110kV, 35kV, 22kV, 15kV, 6kV Trên lưới trungthế có lắp 32 cụm tụ bù với tổng dung lượng là 18.466,5kVAR Trong đó trênđịa phận Đà Nẵng đường dây 500kV có chiều dài 37,4km; đường dây 220kV
có chiều dài 38,1km; đường dây 110kV có chiều dài 76,1km; đường dây trungthế có cấp điện áp từ 6kV đến 35kV có chiều dài tổng cộng 671,2km, trong đó
có 34,63km Cáp ngầm; đường dây 0,4kV có chiều dài tổng là 613,1km và121.698 công tơ đo đếm điện năng các loại
Bảng 12: Hiện trạng các trạm biến áp như bảng sau
Trang 33T lượng
(trạm)
suất đặt (MVA)
Pmax (MW)
cấp cho lưới phân phối 4 96,3
35/15; 35-22/6,3;
35/6; 15/6; 35/22-15
50.2 (01 dự phòng)
5 Trạm phân phối các loại 1.492 510,243 35-22/0,4;
22/0,4;15-22/0,4;6-22/0,4.
- Hệ thống cấp nước: thành phố Đà Nẵng có 4 nhà máy sản xuất nước lànhà máy nước Cầu Đỏ, Sân Bay, Sơn Trà và Hải Vân với tổng công suất thiết kế là90.000m3/ngđ, đang khai thác 105 000m3/ngày x đêm Nguồn nước lấy từ sôngCầu Đỏ, các suối tại Sơn Trà và Hải Vân Mạng lưới đường ống chuyển tải vàphân phối khoảng 200km đường ống cấp I (Φ300-Φ900), 500km đường ống cấp
II (Φ150-Φ200) và khoảng 1.500km đường ống cấp III (< Φ100) Mạng lưới cấpnước mới chỉ phủ kín các quận Hải châu, Thanh Khê, Sơn Trà Các quận NgũHành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, huyện Hoà Vang mới chỉ có đường ống dọc theocác trục chính
2.8 Khoa học và công nghệ
- Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ từng bước góp phần vàoviệc xây dựng các luận cứ khoa học và thực tiễn để nâng cao năng lực quản lý,xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, với 140 đề tài, dự án cấpthành phố được triển khai thực hiện, nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứngdụng vào quản lý, sản xuất và đời sống
Các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã đề xuất cácluận cứ khoa học và luận cứ kinh tế xã hội để đề ra các chủ trương chính sáchphát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý và đã có sựđóng góp vào việc bảo tồn, phát triển văn hoá, xã hội của thành phố
Các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã góp phần đẩy nhanh quátrình ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tế, đặc biệt là đề tàithuộc các lĩnh vực cơ khí, xây dựng, y tế, bảo vệ môi trường, công nghệ thôngtin, tự động hoá, công nghệ sinh học…
- Hoạt động chuyển giao công nghệ có sự phát triển cả về lượng cũng như
về chất Theo số liệu điều tra năm 2005-2006, năng lực và trình độ công nghệ cónhững chuyển biến đáng khích lệ So với mức chuẩn thực trạng công nghệ tiêntiến ở Việt Nam, trong 15 ngành thì thành phố có 3 ngành đạt mức trung bình
Trang 34tiên tiến (Chế biến thuỷ sản; bia, rượi, nước giải khát; Dược-Thiết bị y tế ), 10ngành đạt mức trung bình và 2 ngành ở mức lạc hậu So với mức chuẩn thựctrạng công nghệ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới có 9 ngànhđạt mức trung bình và 6 ngành ở mức lạc hậu
- Việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ đã có những chuyển biến bướcđầu Theo điều tra năm 2002 thì trình độ công nghệ các doanh nghiệp tại thànhphố lạc hậu từ 3-5 thế hệ, Nhưng từ năm 2002-2005, trình độ công nghệ cónhững chuyển biến đáng khích lệ Một số ngành đạt xấp xỉ trình độ công nghệtiên tiến trong nước (sản xuất xăm lốp ô tô, chế biến thuỷ sản, sản xuất dượcphẩm), các ngành khác đạt trình độ trung bình
- Tiềm lực khoa học và công nghệ của thành phố có sự chuyển biếntích cực Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tăng về số lượng; theo số liệu điềutra mới nhất trên địa bàn thành phố có khoảng 1.700 cán bộ có trình độ trên đạihọc, trong đó có 222 cán bộ có học vị tiến sĩ Nhiều tổ chức khoa học và côngnghệ ra đời đã có những đóng góp nhất định vào tiến trình phát triển kinh tế - xãhội của thành phố Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ tăng dần hàngnăm Tổng đầu tư từ ngân sách trong giai đoạn 2001-2005 cho khoa học côngnghệ là 26.016 triệu đồng (không kể kinh phí đầu tư cho Trung tâm Công nghệphần mềm cơ sở II)
- Triển khai thực hiện: Dự án quản lý tổng hợp vùng bờ Đà Nẵng; Đề ánứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của thành phố đến năm 2005 và2010; Đề án đổi mới thiết bị công nghệ các doanh nghiệp Nhà nước thành phố;
Đề án xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn thànhphố
- Về lĩnh vực công nghệ thông tin, trong thời gian qua, việc ứng dụngcông nghệ thông tin tại các Sở, ban, ngành, quận, huyện trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng đã có nhiều chuyển biến tích cực Hầu hết các cơ quan thuộc thànhphố, các quận, huyện và các doanh nghiệp đều đã được trang bị máy vi tính vàứng dụng vào các hoạt động tác nghiệp hàng ngày Hệ thống mạng giữa các cơquan hành chính và mạng Internet về cơ bản đã được kết nối, hỗ trợ rất nhiềucho công tác chỉ đạo cũng như việc điều hành tác nghiệp của lãnh đạo thànhphố cũng như các Sở, ban, ngành, quận, huyện, góp phần tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước Thành phố Đà Nẵngđược đánh giá là địa phương đầu tiên thực hiện phổ cập tin học trong các cơquan quản lý hành chính đầu tiên trong cả nước với 1.612 cán bộ, công chức,tham dự các lớp đào tạo về kỹ năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tinvào công việc hàng ngày Hiện nay, Đà Nẵng đã có trang thông tin điện tử gồm
cả phiên bản tiếng Anh và tiếng Nhật, đáp ứng nhu cầu thông tin về chủtrương, chính sách mới, các hoạt động đối ngoại, đầu tư, các thông tin về sựphát triển của thành phố cho người dân và doanh nghiệp trong và ngoài nước
Trang 35Trung tâm Công nghệ phần mềm thiết lập mối quan hệ với các trung tâm, côngviên phần mềm, nhiều đơn vị công ty trong nước và một số tập đoàn CNTT nổitiếng như Microsoft, Intel, Cisco v.v nhằm hỗ trợ chuyên môn, học tập kinhnghiệm quản lý, hợp tác đào tạo lập trình viên quốc tế (730 học viên); đạt 03giải quốc gia về phần mềm, nhất là phần mềm ứng dụng cho các doanh nghiệp.
2.9 Các vấn đề xã hội, môi trường và phát triển bền vững
2.9.1 Giáo dục và đào tạo
Năm năm qua, cùng với đà tăng trưởng của kinh tế - xã hội, sự nghiệpphát triển giáo dục và đào tạo ở Đà Nẵng có bước chuyển mạnh trên nhiều mặt.Mạng lưới trường lớp trên địa bàn thành phố được quy hoạch, sắp xếp hợp lýtheo hướng đa dạng hoá và xã hội hoá giáo dục, phù hợp với khung cơ cấu hệthống giáo dục quốc dân trên địa bàn Mạng lưới trường lớp ngành học mầmnon, phổ thông đã được quy hoạch đến năm 2010 Qui mô phát triển các ngànhhọc, bậc học tiếp tục được mở rộng, nhất là trung học phổ thông Ngành họcmầm non gặp nhiều khó khăn song vẫn tiếp tục duy trì và phát triển Bậc tiểuhọc và trung học cơ sở đã đi vào phát triển ổn định Các chỉ tiêu về phát triển
số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, về phổ cập giáo dục đềuđạt và vượt kế hoạch Trong 5 năm, số trẻ em đi nhà trẻ huy động ra lớp tăngtrưởng bình quân 110,9%, mẫu giáo: 99,6%, tiểu học: 99%, THCS: 104%,THPT: 103%, trung học chuyên nghiệp địa phương: 127% Tỉ lệ học sinh phổthông/1 vạn dân năm 2001 là 2014 học sinh, năm 2005 là 2083 học sinh/1 vạndân
Qui mô các ngành học, bậc học hàng năm, có từ 250 đến 266 ngàn lượthọc sinh ở các ngành học, cấp học Số trường đạt chuẩn quốc gia của các cấphọc, ngành học là; mầm non 17 trường, đạt tỉ lệ 15,3%, tiểu học: 58 trường đạt
tỉ lệ 58,5%, THCS: 12 trường đạt tỉ lệ 24%, THPT: trường đạt tỉ lệ 10%
Tiếp tục củng cố, phát triển các cơ sở giáo dục; mở rộng quy mô đào tạo;
đa dạng hoá nội dung, chương trình, các hình thức học tập nhằm đáp ứng nhucầu học tập thường xuyên, học suốt đời của nhân dân, góp phần thực hiện chủtrương xây dựng thành phố trở thành một xã hội học tập Củng cố kết quả xoá
mù chữ và phổ cập giáo dục (PCGD) tiểu học; phát triển lớp bổ túc THCSnhằm thực hiện mục tiêu PCGD THCS; phát triển các lớp bổ túc THPT nhằmthực hiện vững chắc tiến độ phổ cập bậc trung học Nâng cao chất lượng họctập các chuyên đề phổ biến kiến thức tại trung tâm học tập cộng đồng; mở cáclớp ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng nghiệp vụ
- Ngoài hệ thống các trường mầm non, phổ thông, đến đầu năm học2007-2008, thành phố có 4 trường Đại học (trong đó Trường Đại học Đà Nẵng
có 4 thành viên), có 8 trường Cao đẳng và 8 trường TCCN
Tổng vốn đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục đã thực hiện gần 400
tỷ đồng, xây dựng được trên 266 phòng học mẫu giáo mầm non, 2.672 phòng
Trang 36học cấp tiểu học, THCS và THCN, đưa tỷ lệ phòng học kiên cố trên địa bàn đạttrên 80% Cơ sở vật chất các trường học vùng đồng bào dân tộc, miền núi đượcquan tâm, 100% trường học các vùng lũ đã có nhà 2 tầng, từ chỗ học ba ca đãchuyển sang học 2 buổi cho cấp I; nâng cấp các trung tâm giáo dục thườngxuyên.
Hệ thống giáo dục ngoài công lập được hình thành, phát triển đa dạng ởtất cả các ngành học, bậc học gồm 70 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 7trường THPT, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp Tỷ lệ học sinh ngoài công lập
ở nhà trẻ chiếm 83%, mẫu giáo chiếm 65%, tiểu học chiếm 1,2%, THCS chiếm0,4%, THPT chiếm 35,3%, TCCN chiếm 57% Thành phố hiện có 44 trungtâm đào tạo tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ tư nhân và 8 trung tâm giáo dục từ
xa -hướng nghiệp bán công Bình quân mỗi xã, phường có ít nhất 1-2 trườngtiểu học, 01 trường THCS; mỗi quận, huyện có ít nhất 02 trường THPT, 1-2Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp
Ngoài ra, còn có hệ thống trường dạy nghề với 52 cơ sở, gồm 2 trườngcao đẳng nghề, 8 trường trung cấp nghề, 18 trung tâm dạy nghề và 24 cơ sởkhác có dạy nghề; hàng năm thu hút 2 vạn người dạy nghề, qui mô tuyển sinhhọc nghề năm 2006 gấp 2 lần năm 1998, cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu học tậpcủa mọi tầng lớp nhân dân lao động
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, nhiều học sinh đạt giảiquốc gia, quốc tế Triển khai đồng bộ Nghị quyết 40/QH của Quốc hội khoá X
về đổi mới Chương trình phổ thông Bên cạnh hệ thống các cơ sở công lậpđược thường xuyên tăng cường đầu tư nhân lực, công nghệ thông tin và thiết bịhiện đại, các loại hình trường học ngoài công lập được hình thành và phát triển
đa dạng ở tất cả các ngành học, bậc học phù hợp với nhu cầu đào tạo nhân lực,trong đó loại hình trường tư thục phát triển mạnh mẽ ở giáo dục mầm non,trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp Số học sinh các cấp học,ngành học tăng nhanh hàng năm, nhất là ở trung học cơ sở, trung học phổthông và trung học chuyên nghiệp Thành phố đã hoàn thành mục tiêu xóa mùchữ đến người cuối cùng, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sởđúng độ tuổi, đến nay có 47/56 xã, phường đạt chuẩn phổ cập bậc trung học
2.9.2 Lĩnh vực y tế
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm thực hiện.Bên cạnh việc thực hiện tốt chính sách của Nhà nước về khám chữa bệnh theoBảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, thành phố cònthực hiện chính sách ưu đãi đối với các đối tượng khác như: khám chữa bệnhmiễn phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ gia đình chính sách và các hộnghèo, người cao tuổi Thành phố đã ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh nguyhiểm như bệnh viêm đường hô hấp do cúm A H5N1, khống chế kịp thời cácbệnh dịch sốt xuất huyết, quai bị, viêm não do vi rút Năm 2006, thành phố có
Trang 3760,7% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế được triển khai và đạt kếtquả tốt Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, bình quân đạt 99%/năm.Một số bệnh như: bại liệt, uốn ván sơ sinh, bạch hầu không xuất hiện; các bệnh
ho gà, sởi, lao trẻ em có chỉ số mắc bệnh rất thấp Thành phố đã đạt tiêu chuẩnloại trừ bệnh phong Chương trình phòng chống đại dịch HIV/AIDS, Rối loạnthiếu hụt I-ốt, Sốt xuất huyết, Chăm sóc sức khoẻ tâm thần cộng đồng cũng
đã có những kết quả khích lệ Thường xuyên thực hiện việc thanh, kiểm tra antoàn vệ sinh thực phẩm, nhờ đó số vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng giảm.Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được quan tâm, thành phố đã đầu tưthích đáng cho các nhu cầu của ngành như: công tác tuyên truyền, phương tiệntránh thai, thuốc men, nguồn nhân lực v.v phục vụ an toàn, hiệu quả Giảm tỷsuất sinh hàng năm giai đoạn 1997-2007 là 0,4-0,5‰ (Kế hoạch: từ 0,3‰ đến0,5‰)
Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban chấp hànhTrung ương về “củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”, các quyết định củaUBND thành phố phê duyệt Chiến lược Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhândân tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, đến nay nhiều cơ sở y tế được đầu
tư nâng cấp theo hướng hiện đại, từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đến nguồnnhân lực, phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh và phòng bệnh không chỉ cho
Đà Nẵng mà cả một số tỉnh, thành phố trong khu vực Miền Trung - Tâynguyên Bệnh viện Đà Nẵng với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế đã xây mớikhu điều trị 7 tầng , khu khám cấp cứu, xét nghiệm và khu đa chức năng vớitổng kinh phí gần 7 triệu USD Bệnh viện Đa khoa 600 giường đang xây dựngvới nguồn vốn của Trung ương và thành phố Các bệnh viện chuyên khoa vàTrung tâm chuyên ngành đều được đầu tư xây dựng như: Bệnh viện Da liễu,Bệnh viên Y học cổ truyền, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Chuyên khoa Lao vàBệnh Phổi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chứcnăng; Trung tâm Cấp cứu , Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Chăm sóc sứckhoẻ sinh sản Tuyến quận, huyện có 6 Trung tâm Y tế quận, huyện được xâydựng, với tổng nguồn vốn gần 20 tỷ đồng Các trạm Y tế được đầu tư xâydựng mới và nâng cấp từ nhiều nguồn kinh phí, đảm bảo nhu cầu chăm sóc sứckhoẻ ban đầu tại xã, phường
Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực y tế ngày càng được mở rộng, hệthống cơ sở y tế tư nhân được củng cố và phát triển Hiện trên địa bàn thànhphố có 04 bệnh viện tư với qui mô 275 giường bệnh, chiếm 8% tổng số giườngbệnh trên địa bàn Toàn thành phố hiện có hơn 700 phòng khám y tế tư nhân,
có 5 chi nhánh và 18 công ty TNHH về Dược và 120 cơ sở Dược tư nhân
2.9.3 Văn hoá, thể dục - thể thao
Đời sống văn hoá tinh thần, thể dục thể thao được chăm lo phát triển
Trang 38Hoạt động văn hóa thông tin diễn ra sôi nổi, rộng khắp với nhiều hình thứcphong phú, đa dạng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, phục vụ tốt nhiệm vụchính trị, góp phần quan trọng trong thành tựu phát triển kinh tế - xã hội Tổchức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, tuyên truyền cổ động cho cáccuộc vận động của thành phố như tuyên truyền bầu cử Quốc hội khoá XI, các
kỳ họp HĐND các cấp (khóa 2004-2009), Đại hội Đảng bộ thành phố, tuyêntruyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Công tác xây dựng môi trường văn hóa được chú trọng và đạt được tiến
bộ đáng kể Các phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”;xây dựng thành phố “5 không”; đặc biệt là chương trình “xây dựng nếp sốngvăn hoá, văn minh đô thị” được triển khai sâu rộng trên toàn địa bàn, được cáccấp, các ngành, đoàn thể và toàn thể cán bộ, nhân dân thành phố tích cựchưởng ứng, đến nay đã đạt được những kết quả khả quan với 88% hộ gia đìnhđạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá”, 72% số thôn, 58% khối phố đạt tiêu chuẩnthôn, khối phố văn hoá Các thiết chế văn hóa cơ sở đã được quan tâm đầu tư
Các hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản, văn học nghệthuật có những tiến bộ mới Cơ sở vật chất cho ngành VHTT, TDTT đã và đangđược đầu tư xây dựng… Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, nhà văn hóa cácquận, huyện, nâng cấp Sân vận động Chi Lăng, Nhà hát Trưng Vương, TrườngTrung học Văn hoá Nghệ thuật được xây dựng mới Các đoàn nghệ thuậttuồng, ca múa nhạc từng bước được kiện toàn, một số công trình đang được thicông như: Bảo tàng thành phố, Nhà biểu diễn đa năng, Nhà văn hoá Lao độngthành phố, công viên Khuê Trung, công viên Đông nam tượng đài, Công viênBắc tượng đài
Sự nghiệp văn hoá, nghệ thuật của thành phố phát triển lành mạnh, đúngđịnh hướng và có chuyển biến toàn diện Công tác xã hội hoá được quan tâm
và từng bước phát huy tác dụng trong nhiều lĩnh vực văn hoá thông tin
Tuy vậy thực trạng phát triển văn hoá thông tin thời gian qua vẫn cònnhững tồn tại Đó là sự thiếu hụt các tác phẩm, chương trình văn hoá, nghệthuật có giá trị, chưa đáp ứng nhu cầu của đông đảo người dân, nhất là khu vựcnông thôn, miền núi Hệ thống cơ sở vật chất ngành văn hoá thông tin cònthiếu, nhất là đối với cấp quận, huyện, xã, phường
Thành phố đã phát động phong trào ''Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại”, vừa xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và
thi đấu, vừa kết hợp tăng cường sức khoẻ, từng bước cải thiện đời sống vănhoá và tinh thần của người dân thành phố
Đến nay, thành phố có 274 Câu lạc bộ thể dục - thể thao và hơn 100 câulạc bộ thể hình, võ thuật ngoài công lập Từ thành phố đến xã, phường, cácphong trào vui - khoẻ trong cộng đồng luôn được quan tâm tổ chức Ngoài ra,thành phố cũng chú trọng thể thao thành tích cao, từ việc quy hoạch xây dựng
Trang 39mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị những thiết bị hiện đại, củng cố tổ chức đểgiáo dục, rèn luyện nhằm thi đấu đạt thành tích cao trong các hội thi ở khu vực vàcấp quốc gia
2.9.4 Thu nhập và đời sống dân cư
Thu nhập bình quân đầu người của nhân dân thành phố liên tục tăngtrưởng qua các năm, tăng từ 4,77 triệu đồng/người năm 1997 lên 6,9 triệuđồng/người năm 2000, tăng gấp 1,5 lần và năm 2007 đạt 18,75 triệu đồng/người, tăng gấp 3,9 lần Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2007 là14,4%/năm và đạt vị trí thứ 6 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu
Bảng 13: GDP bình quân đầu người giá thực tế
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển Đà Nẵng
Những năm qua thành phố đã chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chấtlượng, có tay nghề cao cho các ngành kinh tế của thành phố Đào tạo nghề choxuất khẩu lao động ở một số lĩnh vực có nhu cầu Hệ thống trường dạy nghề,
cơ sở đào tạo được phát triển, đáp ứng được yêu cầu học tập của mọi tầng lớpnhân dân, đặc biệt ưu tiên cho bộ đội phục viên xuất ngũ và người dân thuộcdiện giải toả đền bù, mất đất sản xuất nhằm ổn định đời sống và nâng cao thunhập của người dân Thành tựu còn được thể hiện ở chỉ số phát triển con người
- HDI của Đà Nẵng được xếp vị trí thứ 4 trong cả nước(3)
Điều kiện sống của các tầng lớp dân cư thành phố ngày càng được cảithiện Năm 1997, thành phố có 18,67% nhà ở là nhà tranh tre nứa lá, mái tôn,giấy dầu đến năm 2004, tỷ lệ này đã giảm mạnh chỉ còn 3,05% Ngoài radiện tích đất ở bình quân của nhóm người có thu nhập thấp đã đạt 13m2/nhân
2 1 USD = 15.000 VND
3 Báo cáo phát triển con người Việt Nam - Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia
Trang 40khẩu, tính bình quân toàn thành phố đạt 20,3m2/nhân khẩu, đây là một tỷ lệtương đối lớn so với thành phố Hồ Chí Minh (12,27m2/nhân khẩu), các thànhphố Miền Trung (9,02m2/nhân khẩu) và cả nước (9,67m2/nhân khẩu) Đồngthời thành phố đã triển khai thực hiện đề án “Có nhà ở” theo chương trình
“Thành phố 3 có” góp phần cải thiện hơn nữa điều kiện sống của người dân
2.9.5 Bình đẳng giới, đảm bảo quyền lợi phụ nữ và trẻ em
Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, cácngành chức năng đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để giải quyết, tạo mớiviệc làm cho người lao động, kết quả đã giải quyết, tạo mới việc làm cho hơn50% lao động nữ/tổng số lao động
Quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục được chú trọngthực hiện trên cả hai phương diện: giáo dục toàn dân và nâng cao trình độ đàotạo đối với cán bộ nữ Tỷ lệ cán bộ công chức nữ được cử đi đào tạo sau đạihọc đạt 34%; các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, quản lý Nhà nước, tinhọc, ngoại ngữ đạt hơn 46% cán bộ nữ trên tổng số
Thành phố đã có sự quan tâm sâu sắc đến việc đảm bảo quyền lợi phụ nữ
và trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinhsản; đã đầu tư nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ sức khỏe sinhsản như chăm sóc thai sản, cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình Tạicác Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, Kế hoạch hóa gia đình, đã đượcđầu tư một số máy móc trang thiết bị hiện đại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm giúp cho việc chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh tậtcho phụ nữ Hầu hết các trạm y tế có bác sĩ và nữ hộ sinh, 90% phụ nữ có thaiđược khám thai đủ 03 lần và 98% được tiêm phòng uốn ván
Công tác cán bộ nữ đã được chú trọng và đạt được nhiều kết quả đángkhích lệ: tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội đạt 33,3%; tỷ lệ nữ là đại biểu HĐNDcấp thành phố nhiệm kỳ 2004-2009 đạt 22%, cấp quận, huyện đạt 24,1%, tăng2,2%, cấp xã, phường đạt 23,9%, tăng 1,3% so với nhiệm kỳ trước Đặc biệt,cán bộ nữ chủ chốt ở cơ sở được tăng lên rất rõ rệt
2.9.6 Môi trường và phát triển bền vững
Trong những năm qua, với nổ lực toàn diện trong việc chú trọng phát
triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và đảm bảo yếu tố phát triển bền
vững, công tác bảo vệ môi trường của Đà Nẵng có những chuyển biến tích cực.Thành phố đã triển khai Dự án Điều tra và đánh giá hiện trạng nước ngầm, xâydựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nước ngầm; đã ban hành các quyđịnh về bảo đảm trật tự an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xâydựng, thi công; bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp; thu phí bảo vệmôi trường đối với nước thải công nghiệp; ban hành Chỉ thị về phong trào