Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 117 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
117
Dung lượng
6,7 MB
Nội dung
BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 1 UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Vĩnh Yên, Năm 2010 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Thành phố Vĩnh Yên là thủ phủ của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí là cầu nối của Thủ đô với vùng Trung du miền núi phía Bắc, gần sân bay Nội Bài và gần khu du lịch vườn quốc gia Tam Đảo. Tháng 11 năm 2005, “Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Vĩnh Yên (nay là thành phố Vĩnh Yên) giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020” (gọi tắt là Quy hoạch) đã được xây dựng và được phê duyệt tại Quyết định số 32/2005/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Dưới sự lãnh đạo của Thị uỷ và Uỷ ban nhân dân Thành phố, cùng với sự phấn đấu của toàn dân và sự hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc và Trung ương, Quy hoạch đã được thực hiện và có những kết quả tích cực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, khi xây dựng Quy hoạch tại thời điểm năm 2005, bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những diễn biến thuận lợi, nhiều yếu tố tích cực và chưa lường hết các yếu tố đột biến bên ngoài (khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xuất phát từ nền kinh tế lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ). Đây là những yếu tố rất bất ngờ, gây ra sự đột biến tiêu cực, đã ảnh hưởng xấu đến tình hình phát triển kinh tế của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Do đó sự phát triển kinh tế của các địa phương như thành phố Vĩnh Yên bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh đó, Quy hoạch năm 2005 mới xác định thời kỳ quy hoạch đến 2015 và có tính đến tầm nhìn 2020 là “ngắn” trong khi các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), của tỉnh Vĩnh Phúc và xa hơn là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia được xây dựng với thời kỳ đến năm 2020 và có tầm nhìn 2045. Vì vậy, Quy hoạch năm 2005 đã kết thúc vai trò lịch sử của nó và cần thiết phải có một bản Quy hoạch mới, với thời kỳ quy hoạch dài hạn hơn, có tính đến những yếu tố gây ra sự đột biến trong thời gian qua để thành phố Vĩnh Yên có được những định hướng, quyết sách đúng đắn phù hợp với diễn biến thực tế và tiếp tục có những bước phát triển tốt trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên và thực hiện Nghị định 92 và Nghị định 04 của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên chủ trì cùng phối hợp với các Sở, Ban, ngành đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Viện Chiến lược Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức 2 nghiên cứu và lập “Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030". 2. Những nội dung trọng tâm của Quy hoạch Đề án “Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” tập trung vào những nội dung chính sau đây: (1) Đánh giá một cách khách quan và khoa học thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên thời kỳ 2006 cho đến nay Trong đó, tập trung đánh giá các yếu tố nguồn lực chủ chốt phục vụ sự phát triển của thành phố Vĩnh Yên trong bối cảnh phát triển mới; đồng thời nhận định những điểm nổi bật trong thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Từ đó, xây dựng được sự đối sánh với các điểm đô thị khác trong vùng KTTĐ Bắc Bộ. Bên cạnh đó, Đề án Quy hoạch sẽ tổng kết lại những kết quả đã thực hiện của thành phố theo Quy hoạch năm 2005. (2) Đánh giá sự ảnh hưởng từ các bối cảnh bên ngoài tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên Đề án Quy hoạch tiếp cận theo mô hình ba cấp điểm không gian địa kinh tế - địa chính trị, nghiên cứu những tác động trực tiếp của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, của cả nước và của vùng kinh tế trọng điểm đối với thành phố Vĩnh Yên. (3) Xác định quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển và định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Đề án xây dựng một hình ảnh thành phố Vĩnh Yên trong tương lai với các chức năng và nhiệm vụ mới, có đóng góp lớn hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của cả vùng KTTĐ Bắc Bộ nói chung. (4) Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên trong giai đoạn mới có tính hiệu lực và hiệu quả cao nhằm thực hiện các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra Do vậy, để bản Quy hoạch mới phủ quát được những vấn đề nêu trên thì đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch là toàn bộ các hoạt động kinh tế và xã hội trên toàn địa bàn lãnh thổ của thành phố Vĩnh Yên (bao gồm không chỉ phần Thành phố được phân cấp quản lý, mà cả cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội 3 của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn). 3. Vùng dự án Vùng dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên bao gồm toàn bộ diện tích hành chính của thành phố Vĩnh Yên hiện nay (gọi tắt là vùng dự án), rộng 50,81 km 2 , bao gồm 7 phường và 2 xã: Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm, Khai Quang, xã Định Trung và xã Thanh Trù. Trong trường hợp, thành phố Vĩnh Yên mở rộng thành thành phố Vĩnh Phúc, thì vùng dự án là khu lõi của thành phố Vĩnh Phúc, tức là thành phố Vĩnh Yên hiện nay. Nội dung cơ bản của bản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 gồm các phần chính như sau: - Phần thứ nhất: Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2006-2010 - Phần thứ hai: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Phần thứ ba: Giải pháp thực hiện và kiến nghị. 4 PHẦN THỨ NHẤT HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN GIAI ĐOẠN 2006-2010 I. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1. Vị trí địa lý Tính đến thời điểm 31/12/2009, lãnh thổ hành chính của thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm, và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù). Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 50,81 km 2 , chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Khu vực các phường xã nằm trong toạ độ địa lý: từ 105 0 32’54” đến 105 o 38’19” kinh độ Đông và từ 21 0 15’19” đến 21 0 20’19” vĩ độ Bắc. - Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương. - Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên. - Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hướng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km về phía Nam, và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Đông Nam. Lợi thế của Thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông: quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc. Trong những năm qua, vai trò quan trọng của Vĩnh Yên trong vùng Thủ đô Hà Nội và vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày càng được khẳng định. Tuy vậy, 5 để trở thành một điểm “sáng” hơn nữa, Thành phố cần có những quyết sách mới để đô thị phát triển, một địa bàn chiến lược về kinh tế – xã hội – quốc phòng – an ninh, đảm bảo một thế trận mới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Đặc điểm địa hình Thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng trung du, có độ cao từ 9-50m so với mặt nước biển. Khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc. Địa hình có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng: - Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc Thành phố gồm các xã, phường Định Trung, Khai Quang, độ cao trung bình 260 m so với mặt nước biển, với nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam. - Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây, Tây Nam Thành phố gồm các xã, phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội Hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7,0 – 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt nước lớn. 3. Khí hậu, thủy văn Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa hạ nóng và mùa đông lạnh. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình khoảng 24 0 C, mùa hè 29-34 0 C, mùa đông dưới 18 0 C, có ngày dưới 10 0 C. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6, 7, 8, chiếm trên 50% lượng mưa cả năm, thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại một số nơi. - Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.630 giờ, số giờ nắng giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều. - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,5% và chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông. - Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau kèm theo sương muối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, thời tiết của Thành phố với các đặc điểm khí hậu nóng, ẩm, lượng bức xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa, sương muối, kết hợp 6 với điều hiện địa hình thấp trũng gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa ở vùng trũng và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao. Về thủy văn, Thành phố có nhiều hồ ao, trong đó Đầm Vạc rộng 144,52 ha là nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng. Thành phố Vĩnh Yên nằm ở lưu vực sông Cà Lồ và sông Phó Đáy, nhưng chỉ có một số con sông nhỏ chảy qua, mật độ sông ngòi thấp. Khả năng tiêu úng chậm đã gây ngập úng cục bộ cho các vùng thấp trũng. Về mùa khô, mực nước ở các hồ ao xuống rất thấp, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt của nhân dân. 4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 4.1. Tài nguyên đất Đất Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dầy đất pha cát, lẫn một ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn quả. Đất đai của Thành phố được hình thành từ 2 nguồn gốc: Đất thuỷ thành và đất địa thành. - Căn cứ vào tính chất nông hoá thổ nhưỡng, đất đai Thành phố được phân chia thành các nhóm chính sau: + Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, có diện tích không lớn, phân bổ chủ yếu ở Thanh Trù, địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 4 0 , đất có thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, xây dựng thuận lợi. + Đất phù sa không được bồi, ngập nước vào mùa mưa: được phân bố ở địa hình trũng, hàng năm bị ngập nước liên tục, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 4,5 – 6,0. Được sử dụng trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, phân bố chủ yếu ở phường Ngô Quyền, Đống Đa. Xây dựng ít thuận lợi. + Đất phù sa cũ có sản phẩm Feralit không bạc màu: Đất thường bị chua hoặc rất chua, phân bố chủ yếu ở Thanh Trù, đất thường xen kẽ với đất bạc màu nhưng ở địa hình thấp hơn, được phát triển trên nền phù sa cổ. Đất phù hợp với cây trồng nông nghiệp nhưng cho năng suất thấp. + Đất bạc màu trên nền phù sa cũ có sản phẩm Feralit: phân bố hầu hết ở xã, phường trên địa bàn Thành phố, đất có địa hình dốc, thoải, lượn sóng, nghèo dinh dưỡng, bề mặt rời rạc, thành phần chủ yếu là cát và cát pha. + Đất dốc tụ ven đồi núi: Phân bố chủ yếu ở Liên Bảo, Định Trung được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những dải ruộng nhỏ, hẹp dạng bậc thang. + Đất cát gió: Có khoảng 95 ha phân bố tập trung ở Định Trung và rải 7 rác ở các xã, phường, được hình thành do ảnh hưởng của sản phẩm dốc tụ ven đồi núi, thành phần cơ giới chủ yếu là cát, cát pha. + Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước: Phân bố ở hầu hết các xã, phường trong địa bàn. Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nền phiến thạch Mirca: Đây là loại đất có nhiều tiềm năng cho phát triển nông, lâm nghiệp và cây công nghiệp. Phân bố tập trung nhiều ở Khai Quang, Liên Bảo. Đất Feralit xói mòn mạnh, trơ sỏi đá: Phân bố dọc theo tuyến đường sắt, phần lớn là các dải đồi thoải, độ dốc trung bình từ 15-25 0 . Nhìn chung, đất Thành phố Vĩnh Yên tương đối thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố năm 2009 là 5.081,27 ha được phân loại theo mục đích sử dụng: Đất nông nghiệp 46,36%, đất phi nông nghiệp 53,23%. Bảng 01. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên Mã số Chỉ tiêu 01/01/2009 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng số 5.081,27 100,00 1 Đất nông nghiệp 2.355,55 46,36 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.042,47 40,20 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.766,11 34,76 1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.502,44 29,57 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 263,67 5,19 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 276,36 5,44 1.2 Đất lâm nghiệp 150,15 2,95 1.2.1 Đất rừng sản xuất 98,8 1,94 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 51,35 1,01 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 153,13 3,01 1.5 Đất nông nghiệp khác 9,8 0,19 2 Đất phi nông nghiệp 2.654,19 52,23 2.1 Đất ở 729,52 14,36 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 150,95 2,97 2.1.2 Đất ở tại đô thị 578,57 11,39 2.2 Đất chuyên dùng 1.614,01 31,76 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 73,92 1,45 2.2.2 Đất quốc phòng 245,88 4,84 2.2.3 Đất an ninh 18,9 0,37 8 Mã số Chỉ tiêu 01/01/2009 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 467,43 9,20 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 807,88 15,90 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,71 0,31 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 73,03 1,44 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 220,37 4,34 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,55 0,03 3 Đất chưa sử dụng 71,53 1,41 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 48,55 0,96 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 22,98 0,45 Nguồn: Biểu số 09-TKĐĐ. Bộ Tài nguyên và Môi trường Như vậy, tuy là địa bàn Thành phố nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (40,2%, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm). Toàn bộ đất đai đã được khai thác, sử dụng, không còn quỹ đất chưa sử dụng. 4.2. Tài nguyên nước Tài nguyên nước của Thành phố gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. - Nước mặt chủ yếu của thành phố Vĩnh Yên là lưu vực sông Cà Lồ và Đầm Vạc. Đây là các thủy vực quan trọng cung cấp nước cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản, đồng thời cũng là nơi thu nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và sinh hoạt. Nguồn nước mặt chủ yếu được khai thác, sử dụng từ các sông, đầm, ao, hồ có trên địa bàn và nước mưa. Trữ lượng nước mặt của Thành phố khá dồi dào, chất lượng nước nhìn chung còn tốt, đang được khai thác cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở một số khu vực, nhất là khu đô thị, khu dân cư nông thôn đã bị nhiễm bẩn do chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học. - Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, chất lượng không cao, có thể khai thác lớn hơn khá nhiều mức công suất hiện nay (16.000 m 3 /ngày đêm), tuy nhiên để cung cấp cho sinh hoạt cần có trình độ công nghệ tiên tiến và mức kinh phí lớn do vậy không được khuyến khích khai thác quá lớn so mức hiện tại. 4.3. Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên ít về chủng loại, nhỏ về trữ lượng, nghèo về hàm lượng. Nhóm khoáng sản phi kim, chủ yếu là cao lanh. Mỏ cao lanh giàu nhôm có trữ lượng lớn, khoảng 7 triệu tấn và chất 9 lượng cao ở Định Trung, không có khả năng khai thác kinh tế. 5. Môi trường 5.1. Môi trường văn hóa, nhân văn Thành phố Vĩnh Yên nằm trong vùng đất cổ xưa, có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời. Thời các vua Hùng, Vĩnh Yên thuộc bộ Văn Lang. Đến đời nhà Trần thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô. Vào cuối thời kỳ hậu Lê, đầu đời Nguyễn, Vĩnh Yên thuộc phủ Đoan Hùng trấn Sơn Tây. Từ đó qua nhiều lần tách nhập, mở rộng đến ngày 01/01/1997, Thành phố Vĩnh Yên được xác định trở lại là Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, dân số thường trú hơn 100 ngàn người, chủ yếu là dân tộc Kinh. Lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên ý chí quật cường, tinh thần đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm của người dân Vĩnh Yên. Trong các cuộc chiến tranh giữ nước đã xuất hiện nhiều tấm gương anh hùng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Thành phố đã đóng góp nhiều của cải và xương máu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc và trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng quê hương giàu đẹp, nhân dân Vĩnh Yên luôn phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo. Hình 1. Sơ đồ một số công trình di tích lịch sử văn hóa Nguồn: Quy hoạch chung thành phố Vĩnh Phúc đến 2030 Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ chiến tranh tàn phá, cho đến nay, vùng đất Vĩnh Yên vẫn còn nhiều công trình văn hoá có giá trị lớn như: chùa Tích, 10 [...]... tại thành phố Vĩnh Yên xuống cấp theo từng năm, hiện nay tỷ lệ BOD khoảng 25ppm Trong thành phố Vĩnh Yên chưa có quy hoạch xử lý rác đồng bộ, chưa 1 Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đén năm 2050 14 xây dựng các cơ sở chôn lấp cũng như trạm xử lý đốt rác đúng quy cách2 5.6 Các chỉ tiêu môi trường đô thị khác * Cây xanh đô thị: Diện tích cây xanh thành phố Vĩnh Yên hiện... triển kinh tế - xã hội Thành phố trong những năm tới - Tỉnh và Thành phố Vĩnh Yên đã có những cơ chế, chính sách thuận lợi, thông thoáng trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời Tỉnh có những ưu tiên đầu tư cho Vĩnh Yên phát triển một số lĩnh vực, nhất là phát triển các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng - Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND và UBND Thành phố đã có nhiều đổi... dâm có xu hướng gia tăng 7.6 Đầu tư phát triển Trong những năm qua, hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố phát triển mạnh, vốn đầu tư trên địa bàn tăng qua các năm Kết quả là, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội không ngừng được củng cố và phát triển, tạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn Đầu tư phát triển tập trung vào hình thành tài sản cố định của các lĩnh vực... tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Vình Yên nói riêng Nếu như năm 2006 là năm tăng trưởng kinh tế cả nước và các địa phương với kết quả ấn tượng, cao hơn hẳn năm 2005 thì năm 2007 tăng trưởng bắt đầu giảm nhẹ, một phần do nền kinh tế Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ tín dụng dưới chuẩn Tình hình trở nên xấu hơn trong năm 2008 và tiếp tục... với sự vào cuộc của các thành phần kinh tế đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân Sau đây là những kết quả cụ thể của tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố thời kỳ 2006 - 2010 Bảng 08 Thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010 2005 A 1 GTSX, giá 94, tỷ đ - Nông nghiệp - Công nghiệp + XD - Dịch vụ 2 GTSX giá thực tế, tỷ... công nghiệp, Thành phố đã tập trung phát triển các cụm kinh tế nằm rải rác ở các xã, phường: Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp phục vụ cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ Bước đầu đã hình thành điểm công nghiệp Tích Sơn với diện tích quy hoạch 3,73 ha, 8 Nguồn: Website thành phố Vĩnh Yên 26 hướng sản xuất là: cơ khí, lắp ráp, may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển các... thao Nguồn: Website Vĩnh Phúc (11/12/2009) Hoạt động thể dục thể thao của thành phố Vĩnh Yên được quan tâm phát triển Năm 2006, UBND thành phố đã xây dựng Đề án phát triển mạng lưới thiết chế văn hóa thể thao và các điểm vui chơi giải trí giai đoạn 2007-2010, trong đó tập trung vào việc đào tạo nguồn vận động viên từ cơ sở, phát triển các câu lạc bộ thể thao quần chúng, đẩy mạnh và nâng cao tỷ lệ hộ... tăng của thành phố Vĩnh Yên Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009, trang 29 Theo Báo cáo của Dự án Điều tra cơ bản kinh tế – xã hội – môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch phát triển bền vững vùng KTTĐ Bắc Bộ3 năm 2009, ngành nghề của các thành viên hộ gia đình làm dịch vụ buôn bán là lớn nhất Bảng 05 Ngành nghề của các thành viên hộ gia đình 3 Viện khoa học xã hội Việt Nam... cấu kinh tế 2 Sản xuất công nghiệp Trong giai đoạn 2005-2010, với sự cố gắng của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự năng động, nhạy bén của các thành phần kinh tế cùng vào cuộc đã thúc đẩy ngành công nghiệp Thành phố phát triển với tốc độ nhanh, nhiều chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra đến năm 2010 Công nghiệp đã trở thành một trong những ngành kiến tạo kinh tế của thành. .. và xây dựng Kinh tế nhà nước (cả Trung ương và địa phương) trong công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong kinh tế trên địa bàn Thành phố, đây là thay đổi lớn so với năm 2005 Năm 2009, tính theo giá thực tế, kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 58,23% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 20,39% Cùng với xu thế chung của cả nước, nhờ triển khai tốt Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư trên địa bàn, thành phần kinh . BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 1 UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG. TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Vĩnh Yên, Năm 2010 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh t - xã hội thành. hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030& quot;. 2. Những nội dung trọng tâm của Quy hoạch Đề án Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế