Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong qúa trình quản lý. Lập kế hoạch xác định cho các chức năng tiếp theo, đó là quá trình quyết định một cách chính xác những gì ta muốn thực hiện và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu. Khi việc lập kế hoạch được thực hiện tốt điều đó sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các nỗ lực quản lý tiếp theo trong giai đoạn tổ chức, bó trí các nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản; lãnh đạo, chỉ đạo các nỗ lực nguồn nhân lực để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao; và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và đưa ra những hành động điều chỉnh cần thiết.Hiểu được nhiệm vụ trọng tâm này của giai đoạn lập kế hoạch trong quá trình quản lí là điều kiện vô cùng quan trọng. Trong những môi trường nghề nghiệp và môi trường tổ chức ngày càng đòi hỏi cao như hiện nay thì điều thiết yếu là phải luôn luôn đứng ở vị trí đón đầu một bước trong công cuộc cạnh tranh. Có nghĩa là luôn cố gắng làm tốt hơn những gì ta đang làm và luôn hướng tới những hành động tiếp theo. Một cách thức mà các nhà quản lí của các tổ chức tiến bộ cố gắng đạt được “bước nhảy” trong tương lai đó là, bằng cách tiếp cận chất lượng tổng thể, cố gắng lập kế hoạch trong đó có việc lắng nghe khách hàng và sử dụng những thông tin đó để lập kế hoạch tốt hơn.Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV đã khẳng định trong 5 năm 20112015 và những năm tiếp theo phải “tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nguồn nhân lực và hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển”. Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc là một trong nhưng đơn vị tin cậy trong hệ thống đào tạo các ngành giáo viên Mầm Non, Tiểu học, Trung học cơ sở vững về trình độ chuyên môn và tay nghề. Nhận thấy vai trò và trách nhiệm trên, trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã xác định sứ mệnh quan trọng của mình phù hợp với chức năng và nguồn lực của trường, gắn liền với nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước. Hơn nữa, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng phát triển và sâu rộng, nhân lực xã hội đòi hỏi phải có nguồn lực có trình độ, chất lượng cao, hiểu biết về các vấn đề quốc tế, để tiếp cận và khai thác những lợi thế của quá trình toàn cầu hóa.Từ thực tế này, mỗi giai đoạn, mỗi sứ mệnh cũng như mục tiêu đào tạo của nhà trường được rà soát, bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, đồng thời để phù hợp với các nguồn nhân lực của nhà trường, gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước. Do đó, nhà trường đã và đang xây dựng để trình cấp trên phê duyệt đề án phát triển nâng cấp trường Cao đẳng Vĩnh Phúc lên thành trường Đại học vào năm 2015 và định hướng phát triển trường giai đoạn 2020. Để thực hiện mục tiêu và chiến lược đã đề ra nhà trường phải thường xuyên tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức và sinh viên về phương hướng của trường. Đồng thời, xây dựng bản kế hoạch phát triển tổng thể từ việc đầu tư cho cơ sử vật chất trang thiết bị; phát triển đội ngũ giảng viên sao cho đúng, đủ cơ cấu và thành phần, cho đến việc xây dựng kế hoạch và quy mô đào tạo đáp ứng được đào tạo Đại học và Sau đại học. Do đó, để có được bản kế hoạch tổng thể nêu trên, các đơn vị phòng ban và các cán bộ viên chức của nhà trường cần tập trung lập và xây dựng kế hoạch các nhiệm vụ mà đơn vị, cá nhân được trường phân công phụ trách. Là một trong những cán bộ quản lý của nhà trường, qua học tập và nghiên cứu, bản thân tôi nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch chiến lược và xác định trách nhiệm của mình trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển chung của nhà trường.Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Cao đẳng Vĩnh Phúc giai đoạn 20112020”.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2011-2020
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN LỘC
HÀ NỘI - 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
=========
Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Bangiám hiệu, khoa quản lý giáo dục, phòng sau đại học, các thầy cô giáo giảngdạy các chuyên đề lớp Cao học quản lý giáo dục khóa 20 Trường Đại học Sưphạm Hà Nội, cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng Khoa học đã giúp đỡ và tạođiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành đề tài
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lộcngười đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu, thực hiện đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ, giáoviên, nhân viên ,trường Cao Đẳng Vĩnh Phúc, cảm ơn bạn bè đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập, nghiên cứu khoa học,sưu tầm số liệu, đã tham gia ý kiến giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do năng lực có hạn nên không thểtránh khỏi những thiếu sót trong luận văn này Tôi rất mong nhận được sự chỉdẫn, góp ý của các nhà khoa học, quý thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp
để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2012
TÁC GIẢ
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI CƠ SỞ ĐÀO TẠO 6
1.1.Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Kế hoạch 6
1.1.2 Lập kế hoạch chiến lược 7
1.2 Những định hướng chỉ đạo về phát triển đào tạo phát triển giáo dục Cao đẳng 9
1.2.1 Quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển giáo dục Cao đẳng 9
1.2.2 Những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong phát triển giáo dục Cao đẳng 11
1.2.3 Chiến lược và kế hoạch phát triển trường Cao đẳng địa phương nói chung và Cao đẳng Vĩnh Phúc nói riêng 12
1.3 Mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo Cao đẳng 13
1.3.1 Mục tiêu 13
1.3.2 Nội dung và phương pháp 13
1.4 Phương pháp và quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường 14
Trang 41.4.1 Các phương pháp xây dựng kế hoạch chiến lược 14
1.4.2 Quy trình lập kế hoạch phát triển 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ SWOT ĐỐI VỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC 35
2.1 Tình hình giáo dục và đào tạo Cao đẳng hiện nay 35
2.1.1.Tình hình chung 35
2.2 Thực trạng công tác đào tạo của nhà trường 36
2.2.1 Tổng quan về trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 36
2.2.2 Nhiệm vụ và phương thức hoạt động của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc .37
2.2.3 Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 38
2.2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo 38
2.2.5 Về chương trình đào tạo 39
2.3 Phân tích SWOT đối với nhà trường 40
2.3.1.Các điểm mạnh 40
2.3.2 Các điểm yếu 43
2.3.3 Kế hoạch hành động 43
2.3.4 Một số định hướng rút ra từ kết quả phân tích SWOT 48
CHƯƠNG 3: SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, CÁC MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 50
3.1 Sứ mạng và tầm nhìn 50
3.1.1 Sứ mạng của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 50
3.1.2 Tầm nhìn của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 .52
3.2 Các mục tiêu chiến lược của nhà trường trong giai đoạn 2011-2020 53
3.2.1 Mục tiêu chung 53
Trang 53.2.2 Mục tiêu thứ nhất: Xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh và đội ngũ quản lý đào tạo chuyên nghiệp 53 3.2.3 Mục tiêu thứ hai: Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại phù hợp với yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới 55
Trang 63.2.4 Mục tiêu thứ ba: Tăng quy mô, cơ cấu ngành nghề và loại hình
đào tạo, đổi mới chương trình và phương pháp dạy học 55
3.2.5 Mục tiêu thứ tư: Xây dựng đề án nâng cấp trường Cao đẳng Vĩnh Phúc thành trường Đại học Vĩnh Phúc 57
3.3.Các giải pháp chiến lược phát triển trường của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 58
3.3.1 Giải pháp chung 58
3.3.2 Giải pháp thực hiện các mục tiêu 59
3.3.3 Tóm tắt đề án nâng cấp trường Cao đẳng Vĩnh Phúc thành trường Đại học Vĩnh Phúc 68
3.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 76
3.5 Bảng kế hoạch hành động và những chỉ số đo sự tiến triển 79
3.6 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 82
3.6.1 Những vấn đề chung về khảo nghiệm 82
3.6.2 Phân tích kết quả khảo nghiệm 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC
Trang 7HĐND : Hội đồng nhân dân
KHCL : Kế hoạch chiến lược
KTNN : Kỹ thuật nông nghiệp
KTX : Kí túc xá
THCS : Trung học cơ sở
TBDH : Thiết bị dạy học
TDTT : Thể dục thể thao
UBND : Ủy ban nhân dân
SWOT : Strength, Weakness, Opportunities, Threats
Trang 8DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1 Nội dung và quy trình lập kế hoạch 22
Bảng 2: Thống kê số trường, học sinh, cán bộ giảng dạy các trường chuyên nghiệp từ năm 2003 đến 2008 36
Bảng 3: Kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên đến năm 2015 của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc (tính từ năm 2007 đến 2015) 60
Bảng 4: Kế hoạch hành động và chỉ số đo sự tiến triển (2011-2020) 79
Bảng 5 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 83
Bảng 6 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 84
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Sơ đồ biểu thị tổng quan về các hệ thống 14
Sơ đồ 2 Phân tích SWOT 20
Sơ đồ 3 Quy trình lập kế hoạch phát triển 23
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong qúa trình quản lý Lập kếhoạch xác định cho các chức năng tiếp theo, đó là quá trình quyết định mộtcách chính xác những gì ta muốn thực hiện và cách tốt nhất để đạt được mụctiêu Khi việc lập kế hoạch được thực hiện tốt điều đó sẽ tạo nền tảng vữngchắc cho các nỗ lực quản lý tiếp theo trong giai đoạn tổ chức, bó trí các nguồnlực để hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản; lãnh đạo, chỉ đạo các nỗ lực nguồnnhân lực để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao; và kiểm tra, giámsát việc thực hiện nhiệm vụ và đưa ra những hành động điều chỉnh cần thiết
Hiểu được nhiệm vụ trọng tâm này của giai đoạn lập kế hoạch trongquá trình quản lí là điều kiện vô cùng quan trọng Trong những môi trườngnghề nghiệp và môi trường tổ chức ngày càng đòi hỏi cao như hiện nay thìđiều thiết yếu là phải luôn luôn đứng ở vị trí đón đầu một bước trong côngcuộc cạnh tranh Có nghĩa là luôn cố gắng làm tốt hơn những gì ta đang làm
và luôn hướng tới những hành động tiếp theo Một cách thức mà các nhà quản
lí của các tổ chức tiến bộ cố gắng đạt được “bước nhảy” trong tương lai đó là,bằng cách tiếp cận chất lượng tổng thể, cố gắng lập kế hoạch trong đó có việclắng nghe khách hàng và sử dụng những thông tin đó để lập kế hoạch tốt hơn
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV đã khẳng định
trong 5 năm 2011-2015 và những năm tiếp theo phải “tập trung đào tạo, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực nguồn nhân lực và hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển” Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
là một trong nhưng đơn vị tin cậy trong hệ thống đào tạo các ngành giáo viênMầm Non, Tiểu học, Trung học cơ sở vững về trình độ chuyên môn và taynghề Nhận thấy vai trò và trách nhiệm trên, trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đãxác định sứ mệnh quan trọng của mình phù hợp với chức năng và nguồn lực
Trang 10của trường, gắn liền với nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địaphương và cả nước Hơn nữa, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế ngàycàng phát triển và sâu rộng, nhân lực xã hội đòi hỏi phải có nguồn lực có trình
độ, chất lượng cao, hiểu biết về các vấn đề quốc tế, để tiếp cận và khai thácnhững lợi thế của quá trình toàn cầu hóa.Từ thực tế này, mỗi giai đoạn, mỗi
sứ mệnh cũng như mục tiêu đào tạo của nhà trường được rà soát, bổ sung,hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, đồng thời để phù hợp vớicác nguồn nhân lực của nhà trường, gắn liền với sự phát triển kinh tế- xã hộicủa địa phương và đất nước Do đó, nhà trường đã và đang xây dựng để trìnhcấp trên phê duyệt đề án phát triển nâng cấp trường Cao đẳng Vĩnh Phúc lênthành trường Đại học vào năm 2015 và định hướng phát triển trường giaiđoạn 2020 Để thực hiện mục tiêu và chiến lược đã đề ra nhà trường phảithường xuyên tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức và sinh viên về phươnghướng của trường Đồng thời, xây dựng bản kế hoạch phát triển tổng thể từviệc đầu tư cho cơ sử vật chất- trang thiết bị; phát triển đội ngũ giảng viên saocho đúng, đủ cơ cấu và thành phần, cho đến việc xây dựng kế hoạch và quy
mô đào tạo đáp ứng được đào tạo Đại học và Sau đại học Do đó, để có đượcbản kế hoạch tổng thể nêu trên, các đơn vị phòng ban và các cán bộ viên chứccủa nhà trường cần tập trung lập và xây dựng kế hoạch các nhiệm vụ mà đơn
vị, cá nhân được trường phân công phụ trách Là một trong những cán bộquản lý của nhà trường, qua học tập và nghiên cứu, bản thân tôi nhận thứcđược vai trò, tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch chiến lược và xác địnhtrách nhiệm của mình trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triểnchung của nhà trường
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
giai đoạn 2011-2020”.
Trang 112 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiếnlược giáo dục, về xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục đào tạomột số công trình nghiên của một số tác giả như:
-Bùi Như Diễm (1998) - Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục : “Chiến
lược phát triển Trường công nhân kỹ thuật lâm nghiệp I- Trung Ương đến năm 2020”
- Nguyễn Thanh Liêm ( 2003 ) - Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục: “Xây
dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục Trung học cơ sở năm 2003- 2010”.
- Nguyễn Văn Mộc ( 2004)- Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục:
“Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển của trường Cao đẳng Nhạc- Họa
đến năm 2010”
- Lê Mạnh Sơn (2007)- Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: “Xây dựng
chiến lươc phát triển trường Cao Đẳng Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2020”
Và còn một số công trình nghiên cứu khác về quản lí giáo dục
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về Xây dựng kế hoạchchiến lược phát triển trường Cao đẳng Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 Trên
cơ sở nghiên cứu lý luận về xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáodục việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường tại trường Cao đẳngVĩnh Phúc giai đoạn 2010-2020 là có ý nghĩa hết sức quan trọng, thực tiễn vàcần thiết
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích
Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Cao đẳng Vĩnh Phúc.Nhằm chỉ ra những nội dung chủ yếu cần được triển khai để đảm bảo sự pháttriển liên tục của nhà trường trong giai đoạn 2011-2020
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 12Tập trung nghiên cứu để xây dựng kế hoạch chiến lược phát triểntrường Cao đẳng Vĩnh Phúc từ năm 2011- 2020.
Đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu ở trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý ở trường Cao đẳng đa ngành địa phương
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Lập và xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Cao đẳng VĩnhPhúc từ năm 2011- 2020
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu xác định cơ sở lí luận và một số phương pháp xây dựng kế
hoạch chiến lược phát triển trường của các trường nói chung và trường cao đẳng Vĩnh Phúc nói riêng
5.2 Đánh giá thực trạng việc xây dựng kế hoạch phát triển trường Cao đẳng
Vĩnh Phúc trong giai đoạn những năm vừa qua.
5.3 Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường Cao đẳng Vĩnh phúc đến
năm 2020.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu như các văn kiện của Đảng Các văn bản phápluật và các tài liệu hướng dẫn về lĩnh vực xây dựng kế hoạch chiến lược cùngcác tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
6.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
Bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu điển hình, hội thảo, thu thập vàphân tích các dữ liệu thực tế tìm hiểu các đặc trưng, tính chất các quy luật vậnđộng và phát triển của các hoạt động thuộc vấn đề nghiên cứu
6.3 Phương pháp xử lí dữ liệu
Trang 13Áp dụng để xử lí các kết quả thu nhập thông tin như điều tra, khảo sát,lấy số liệu thống kê Qua đó, xử lí để xây dựng các luận cứ khoa học, kháiquát hóa để bộ lộ các quy luật, phục vụ cho nghiên cứu.
6.4 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích nhằm phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau củathông tin đã thu thập Tổng hợp các thông tin đã có nhằm phát hiện sự sailệch, sắp xếp và làm tái hiện quy luật, giải thích quy luật để dưa ra nhữngphán đoán về bản chất của vấn đề nghiên cứu
6.5 Phương pháp chuyên gia
Quá trình nghiên cứu kết hợp hỏi ý kiến của những nhà quản lý giáodục có trình độ, công tác lâu năm, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đangnghiên cứu
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung luận văn có cấutrúc gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận xây dựng kế hoạch chiến lược đối với cơ sở
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
ĐỐI VỚI CƠ SỞ ĐÀO TẠO 1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1 Kế hoạch
Kế hoạch là bản thiết kế hướng đi cho hoạt động tương lai Kế hoạchgiúp cho ta đạt được mục tiêu đã định thông qua việc sử dụng các nguồn lực.Việc lập kế hoạch đã có lịch sử từ lâu và là một chức năng quan trọng trongcông tác quản lý cả ở tầm vĩ mô cũng như ở từng cơ sở Giai đoạn phát triểnđầu tiên của việc lập kế hoạch là lập kế hoạch tài chính sơ đẳng Ở giai đoạnnày, mối quan tâm đầu tiên là giải quyết những hạn hẹp về mặt tài chínhthông qua việc kiểm tra tác nghiệp, lập phân bố ngân sách hằng năm, tậptrung chú ý đến các chức năng hoạt động, tài chính Trải qua hoạt động thựctiễn, việc lập kế hoạch dần dần tiến triển, chuyển dần từ việc giải quyết hạnhẹp tài chính sang dự đoán tương lai và cuối cùng là kiến tạo tương lai
Các giai đoạn phát triển của lập kế hoạch:
- Lập kế hoạch tài chính sơ đẳng (phụ thuộc vào ngân sách)
- Lập kế hoạch hướng về bên ngoài (phụ thuộc hoàn cảnh)
- Lập kế hoạch trên cơ sở dự đoán (dự đoán tương lai)
- Lập kế hoạch chiến lược (chủ động kiến tạo tương lai)
(Phỏng theo Frederich W Gluck, Stephen P,Kaufman and A,Steven
Walleck,(1980) Strategic Mangement for Competetive Advantage, Havard
loại kế hoạch như sau:
- Kế hoạch ngắn hạn (để thực hiện một vài nhiệm vụ cụ thể, trong mộtthời gian ngắn trước mắt)
- Kế hoạch dài hạn (trong vòng 2 đến 5 năm)
- Kế hoạch chiến lược (từ 5 đến 20 năm)
Trang 151.1.2 Lập kế hoạch chiến lược
Kế hoạch là một thành phần cơ bản trong chu trình quản lý Một tổchức nói chung và một cơ sở đào tạo nói riêng muốn tồn tại, hoạt động vàphát triển phải tính được định hướng mục tiêu, đường đi nước bước, trình tựthực hiện các hoạt động, phối hợp các hoạt động của các đơn vị, thành phầntrong tổ chức để đạt được các mục tiêu đã định trong môi trường, các điềukiện và nguồn lực nhất định Có nhiều loại kế hoạch khác nhau như kế hoạchdài hạn - trung hạn và dài hạn; kế hoạch thông thường và kế hoạch chiếnlược
Kế hoạch chiến lược (Strategic Plan) là một công cụ quản lý nói chung
và quản lý chất lượng nói riêng trong một giai đoạn hoạt động xác định củamột tổ chức, một cơ sở đào tạo Giống như bất kì một công cụ quản lý nào, kếhoạch chiến lược chỉ được sử dụng cho một mục đích là giúp tổ chức hay cơ
sở đào tạo thực hiện một công việc tốt hơn - tập trung nguồn lực, đảm bảo cácthành viên của tổ chức đang làm việc cùng hướng tới các mục tiêu chungtrong đó có yêu cầu đảm bảo chất lượng, đánh giá và điều chỉnh định hướng
của tổ chức phù hợp với thay đổi của môi trường Có thể nói: “Lập kế hoạch
chiến lược là một quá trình nỗ lực có tổ chức để đưa ra các quyế định và các hành động cơ bản để định hướng và chỉ dẫn cho biết tổ chức là cái gì, nó làm
gì, và tại sao làm như vậy với sự tập trung vào tương lai”.
Theo Nguyễn Lộc thì: “Lập kế hoạch chiến lược là một quá trình nhằm
dẫn đến kết quả cuối cùng là một kế hoạch chiến lược” Mọi tổ chức muốn
tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đều cần phải xác định chomình sứ mệnh, mục tiêu, bước đi và lập kế hoạch thực hiện bước đi đó
Tuy nhiên, “việc lập kế hoạch đặc biệt chú trọng vào tương lai, vào
việc xác định không chỉ các mục tiêu mà cả các chiến lược cần thiết để đạt được các mục tiêu đó trên cơ sở các nguồn lực sẵn có” [9.T5].
Lập kế hoạch chiến lược được coi là “một hoạt động có tính hướng
Trang 16đích nhằm xác định một cách chính xác chúng ta hay tổ chức muốn đến đâu
và làm thế nào để đến đó” [10.T114] Các tác giả đã nhấn mạnh tính quá trình
và sự định hướng vào đổi mới của lập kế hoạch chiến lược Lập kế hoạchchiến lược không chỉ vào giả quyết các thách thức hiện tại mà còn dự báo cácdiễn biến có thể xảy ra để lập kế hoạch cho sự phát triển Do vậy, lập kếhoạch chiến lược còn là lập kế hoạch cho sự thay đổi, cho quá trình có sựtham gia của nhiều thành phần trong tổ chức
Lập kế hoạch chiến lược được định nghĩa như sự phân tích có hệ thống
về nhà trường - tổ chức và môi trường của nó, qua đó đưa ra một tổ hợp cácmục tiêu chiến lược chủ chốt nhằm giúp cho nhà trường- tổ chức đạt đến tầmnhìn của mình trong phạm vi các giá trị và tiềm năng nguồn lực sẵn có [9.T35]
Lập kế hoạch chiến lược khác với sử dụng các kiểu kế hoạch thôngthường trên các mặt sau:
- Tập trung vào tư duy và hành động mang tính chiến lược, có tính
quyết định chứ không chỉ là “sản xuất” ra một tài liệu lập kế hoạch.
- Tập trung vào tương lai: Kế hoạch chiến lược được tiết kế để giúp tổchức Cơ sở đào tạo hình dung ra một tương lai mong muốn và có thể thực hiện
- Đưa ra và thực hiện cách tiếp cận tiên phong trong quản lý
- Là định hướng hành động và tập trung vào các kết quả đạt được
- Tập trung chú ý và các nguồn lực vào các vấn đề cơ bản mà tổ chức,nhà trường đang đương đầu hơn là việc cố đặt ra nhiều vấn đề cùng một lúc
- Đặt trọng tâm lớn hơn vào việc hình thành, duy trì và liên kết dựavào sự liên minh rộng rãi của các cá nhân và tổ chức - thường là qua cácranh giới quyền hạn, để phục vụ cho các mục tiêu chung và các mục tiêuchất lượng nói riêng
Sự khác biệt của lập kế hoạch chiến lược với kế hoạch hành động ởchỗ, lập kế hoạch chiến lược thường hướng tới mục tiêu dài hạn, còn lập kếhoạch hành động giải quyết các vấn đề cho tổ chức trong thời gian trước mắt
Trang 17Lập kế hoạch chiến lược bao hàm hai yếu tố quan trọng nhất là xác định sứmạng, mục tiêu và xác định chiến lược đạt các mục tiêu đã định Lập kếhoạch chiến lược cũng thể hiện kết quả của một bản thiết kế khoa học cho
tương lai của tổ chức trong thời gian 10 năm hay dài hơn nữa “Lợi ích của
việc lập kế hoạch chiến lược là giúp cho một tổ chức ý thức được những thay đổi ở môi trường bên ngoài và tạo điều kiện cho nó đương đầu một cách có hiệu quả với những thay đổi đó; có ý thức về mục tiêu chung, tạo điều kiện cho tổ chức đánh giá khả năng của chính mình và phối hợp hoạt động để đạt được mục tiêu đó, tạo điều kiện để tổ chức đánh giá ý nghĩa của đường lối hành động đã cam kết, tạo cơ hội lôi kéo mọi người trong tổ chức tham gia vào xây dựng và triển khai những quyết định quan trọng, làm rõ phương hướng hoạt động của tổ chức, đưa ra quyết định trên cơ sở tương lai của tổ chức, xây dựng những nền tảng cho việc ra quyết định Ngoài ra lập kế hoạch chiến lược nâng cao kết quả hoạt động của tổ chức, xây dựng hoạt động cung của các tổ chức và nhóm chuyên gia, cung cấp cho tổ chức một khung để đánh giá kết quả hoạt động của mình, lôi cuốn tất cả các cấp quản lý tham gia vào các giai đoạn xây dựng và thực thi kế hoạch”[12.T19].
1.2 Những định hướng chỉ đạo về phát triển giáo dục Cao đẳng
1.2.1 Quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển giáo dục Cao đẳng
Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục được xác định dựa trên cácvăn bản chủ yếu như: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam(1992); Luật giáo dục (2005); Nghị quyết của Hội nghị lần IV của Ban Chấphành Trung Ương Đảng khóa VII; chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010; chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; báo cáo chính trị của Ban Chấphành Trung Ương Đảng khóa IX trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng, trong báo cáo có đoạn viết: “nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục và
Đào tạo, khoa học và công nghệ phát triển nguồn nhân lực” Có thể tóm tắt tập
Trang 18trung bằng các nội dung về quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo.
Giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ phát huy vai trò là quốcsách hàng đầu là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước
Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học hiện đạitheo hướng định hướng xã hội chủ nghĩa
Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộcủa khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh
Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân
Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010 đã đặt ra các mục tiêunhư sau:
- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục
- Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực Trong đó đặc biệt chútrọng đào tạo; nhân lực khoa học, công nghệ trình độ cao; cán bộ quản lý,kinh doanh giỏi; công nhân kỹ thuật lành nghề
Theo luật giáo dục năm 2005 thì “đào tạo trình độ trung cấp chuyên
nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông tùy theo ngành nghề đào tạo Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề có trình độ sơ cấp, từ một đến
ba năm đối với đào tạo nghề có trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng”.
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là: “đào tạo người lao động có kiến
thức kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tìm việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp úng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng an ninh”.
Đào tạo cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản và có
kỹ năng ứng dụng vào thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc
Trang 19độc lập vào có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
1.2.2 Những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong phát triển giáo dục Cao đẳng
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “đổi mới và
phát triển toàn diện, mạnh mẽ giáo dục, đào tạo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội”.
Định hướng phát triển của chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2011-2020 chỉ rõ: “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu Tập
trung nâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống năng lực sáng tạo kỹ thuật thực hành, khả năng lập nghiệp Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý là khâu then chốt Đổi mới cơ chế tài chính, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”.
Đề án đổi mới giáo dục Đại học ở Việt Nam giai đoạn 2006-2020 của
Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm
2020, trong đó khoảng 70- 80% tổng số sinh viên theo học các chương trìnhnghề nghiệp- ứng dụng và khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sởgiáo dục đại học ngoài công lập Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộquản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâmnghè nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lýtiên tiến; đảm bảo tỷ lệ sinh viên/giáo viên của cả hệ thống giáo dục đại họckhông quá 20 Đến năm 2010 có ít nhất 40% đạt trình độ thạc sĩ và 25% đạttrình độ tiến sĩ đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên có trình độ thạc sĩ và
Trang 20Chủ nghĩa đế quốc tăng cường sức mạnh quân sự, kinh tế và ưu thếkhoa học, công nghệ để kiến tạo thế giới một cực Các nước đế quốc thườngxuyên cải tiến, sản xuất các loại vũ khí, trang bị mới, công nghệ cao, quân độicủa chúng có khả năng tác chiến rất đa dạng, linh hoạt phù hợp với từng đốitượng, địa hình khu vực tác chiến.
Trước những tình hình trên, căn cứ vào thực trạng nhu cầu nguồn nhân,
do vậy các trường Cao đẳng địa phương xây dựng các kế hoạch và chiến lược
để xây dựng các chiến lược phát triển cho phù hợp về tài chính cũng nhưnguồn tuyển sinh hợp lý hài hòa về cấu trúc cũng như quy mô - chất lượng
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV: “hoàn thiện
quy hoạch mở rộng quy mô giáo dục đào tạo hợp lý, đa dạng cơ cấu loại hình đào tạo, dạy nghề đáp ứng nhu cầu xã hội trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả Quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất các trường học, đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, trang thiết bị Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới Xây dựng được ít nhất 03 trường đào tạo trọng điểm chất lượng cao, đạt trên 350 sinh viên/ 1 vạn dân vào năm 2015”.
Kế hoạch số 3179/UBND-VX3 ngày 06/8/2009 của UBND tỉnhVĩnh Phúc về việc xây dựng kế hoạch đào tạo năm 2010 và kế hoạch 5năm 2011-2015, trong phần những định hưỡng cơ bản của công tác đào
tạo nguồn nhân lực trong 5 năm tới chỉ rõ: “nâng cấp trường Cao đẳng sư
Trang 21phạm lên trường Đại học Vĩnh Phúc”.
Mục tiêu đề án phát triển trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc đếnnăm 2010 được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số: 1837/QĐ/CT-
UBND ngày 4/7/2005: “xây dựng và phát triển nhà trường đến năm 2008 trở
thành Cao đẳng đa ngành, thực hiện nhiệm vụ chính là đào tạo có chất lượng đội ngũ giáo viên từ mầm non đến THCS, đồng thời đào tạo một số ngành phù hợp, phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, tạo cơ sở vững chắc để nâng cấp thành Đại học Vĩnh Phúc ở giai đoạn sau ”.
1.3 Mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo Cao đẳng
1.3.1 Mục tiêu
Mục tiêu được coi là những kết quả cuối cùng của hoạt động địnhtrước Mục tiêu thường được mô tả như những động từ hành động và nói cho
ta biết về những gì cần phải làm Mục tiêu giúp để định hướng trong việc đưa
ra quyết định Mục tiêu giúp để định hướng trong việc đánh giá kết quả
Mục tiêu đào tạo Cao đẳng là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹnăng nghề nghiệp, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, cótác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động
có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng làm việc độc lập, có tính sáng tạo,ứng dụng công nghệ vào công việc, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
1.3.2 Nội dung và phương pháp
Trong đào tạo Cao đẳng nội dung và phương pháp là hết sức quan trọng,nội dung đào tạo phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp có khảnăng lý luận, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kỹ năngtheo yêu cầu của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo
Ngoài nội dung cơ bản trọng tâm, thì phương pháo là một trong nhữngnhân tố quyết định và có tầm quan trọng Điểm mấu chốt chính là phươngpháp phải kết hợp với rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết đểgiúp người đọc có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu
Trang 22của từng công việc.
1.4 Phương pháp và quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường
1.4.1 Các phương pháp xây dựng kế hoạch chiến lược
* Phương pháp tiếp cận hệ thống
Trong hệ thống giáo dục bao gồm rất nhiều tập hợp các loại hình giáodục, loại hình giáo dục trường độc lập trong các bậc học có mối quan hệ thứbậc và chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể có chức năng tổ chức thựchiện các nhiệm vụ giáo dục nhà trường trong xã hội
Các đặc trung của hệ thống bao gồm:
- Là một tập hợp các phân tử, yếu tố, thành phần có quan hệ chặt chẽvới nhau
- Các thành tố có tính độc lập tương đối, có vai trò, vị trí, chức năngchuyên biệt
- Tạo thành một chỉnh thể có thuộc tính hoặc chức năng, mục tiêuchung không vì ở từng thành tố riêng lẻ
- Có cơ cấu tổ chức vận hành, điều khiển, kiểm soát và điều chỉnh trongmôi trường nhất định
- Có mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài
Hệ thống kinh tế- xã hội
Hệ thống giáo dụcCác phân hệ giáo dục
Mầm non, phổ thông,
Nghề nghiệp
Trang 23Sơ đồ 1 Sơ đồ biểu thị tổng quan về các hệ thống
Với quan niệm đó, luận văn có thể khẳng định rằng trường Cao đẳngVĩnh Phúc là một tổ chức giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục Quốc dân
Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân đồng nghĩa với việc đặt
hệ thống giáo dục quốc dân vào hệ thống kinh tế - xã hội Việt Nam thì có thểxác định được mối quan hệ giữa nhà trường với các hệ thống khác cùng trong
hệ thống lớn và mối quan hệ giữa nhà trường với các hệ thống khác nằmtrong hệ thống kinh tế xã hội của các nước
Trong mối quan hệ đó có sự quan hệ tương hỗ với nhau: “chiến lượcthường được gắn vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể; chiến lược quân sự chiếnlược con người, chiến lược văn hóa Và có thể là một bộ phận của chiến lượcnào đó Chiến lược giáo dục là một bộ phận của chiến lược kinh tế - xã hộinói chung, trong mối liên quan với những chiến lược khác”[6.T23]
* Phương pháp lựa chọn ưu tiên
Chúng ta có thể sử dụng phương pháp lựa chọn ưu tiên trong việc xácđịnh mục tiêu ưu tiên và phương án chiến lược Muốn bảo đảm tính chínhxác, cần phải xác định hệ thống tiêu chuẩn trước Hệ thống tiêu chuẩn dùngtrong lựa chọn mục tiêu như:
- Khả năng của hệ thống trong thực hiện mục tiêu
- Tính cấp bách của việc thực hiện mục tiêu
- Lợi ích của việc thực hiện mục tiêu
Tiêu chuẩn để lựa chọn các giải pháp chiến lược có thể gồm: Tính khảthi của giải pháp về các mặt kỹ thuật và chính trị Chỉ số chi phí- lợi tức củagiải pháp Thời gian cần thiết để thực thi giải pháp Sau khi đã thống nhất cáctiêu chuẩn, chúng được ghép cho những chỉ số về tầm quan trọng Sử dụng matrận ưu tiên, chúng ta có thể xác định được danh sách các mục tiêu hay phương
án có mức độ ưu điểm khác nhau đựa trên điểm số của các phương án đó
* Phương pháp công não
Trang 24Phương pháp này dùng để xác định vấn đề và phương án chiến lược.Trước hết trong giai đoạn đầu của phương pháp là thu thập càng nhiều ýtưởng càng tốt trong một khoảng thời gian ngắn và trong một nhóm nhỏ Giaiđoạn này chỉ đạt được kết quả nếu đảm bảo các yêu cầu như: Không xét đoán,
tự do cung cấp ý tưởng, tăng cường số lượng ý tưởng và kích thích sự sángtạo Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn sáng tạo Giai đoạn này để đánh giá các ýtưởng, cách đánh giá có thể đưa vào các chỉ số xác xuất về tính hiện thực đểđánh giá Những dự đoán có thể chưa chính xác nhưng có thể đó là gợi ý những
sự kiện xảy ra trong tương lai
Như vậy, phương pháp công não có thể là việc xác lập mối quan hệchặt chẽ và huy động được tối đa trí tuệ đóng góp tất cả của những thành viêntrong cùng một hệ thống, huy động được nhiều nguồn tham gia nên tính khảthi cao Tuy nhiên, vai trò của người chủ trì là rất quan trọng trong việc tổchức, điều khiển công việc
Ta có thể sử dụng ma trận tác động qua lại (Cross Impact Matrices) đểphối hợp với phương pháp công não nhằm nâng cao hiệu quả của phương phápnày Ma trận có tác động qua lại yêu cầu các thành viên của nhóm phân loại tácđộng giữa các sự kiện, chỉ ra cả kiểu tác động và cường độ của chúng Do vậy,nên có thể xác định được những sự kiện nổi bật (tác động mạnh tới sự kiệnkhác nhau) và sự kiện nhạy cảm (bị tác động nhiều bởi các sự kiện khác)
* Phương pháp dự báo giáo dục
Phương pháp này đã ra đời từ lâu và ngày càng khẳng định vai trò quantrọng của mình trong đời sống xã hội Khoa học dự báo có chức năng pháthiện và tìm kiến quy luật phát triển của hiện tượng hay quá trình đến một thờiđiểm nhất định trong tương lai Từ đó có thể tiên đoán, ước lượng hiện tượng,quá trình hay đối tượng đó và có thể có một kế hoạch hành động hợp lý đónđầu sự kiện hoặc hiện tương đó Chính vì thế công tác dự báo ngày càng
Trang 25khẳng định vị trí và vai trò của mình như là khâu tiền kế hoạch và không thểthiếu trong công tác kế hoạch hóa Khoa học dự báo đã phát triển và ngàycàng được ứng dụng rỗng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnhvực giáo dục Phương pháp dự báo giáo dục đã được ứng dụng rộng rãi ở trênthế giới trong đó có Việt Nam, đã được khẳng định là một công cụ hiệu quảtrong kế hoạch hóa trung hạn và đặc biệt là dài hạn Phương pháp dự báo giáodục cũng được sử dụng trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược đào tạo,
vì nó sẽ giúp ta có một bức tranh khái quát về cơ sở giáo dục trong tương lai,được kết hợp với các phương pháp khác để cho ta có một tầm nhìn tương đốixác thực về sự phát triển của đối tượng nghiên cứu Cũng chính từ bức tranhkhái quát về tương lai này để có thể bắt tay xây dựng kế hoạch chiến lược.Các mục tiêu định lượng này sẽ được dùng làm cơ sở để tính toán và xâydựng các kế hoạch chi tiết như: kế hoạch tài chính, kế hoạch phát triển độingũ giáo viên, cơ sở vật chất hoặc đề xuất các giải pháp chiến lược Có rấtnhiều phương pháp dự báo giáo dục được ứng dụng trong thực tiễn trong đó
có một số nhóm phương pháp dự báo giáo dục được ứng dụng rộng rãi như:
- Phương pháp toán xác suất thống kê (hay còn gọi là toán thống kê)
- Phương pháp mô hình hóa
- Phương pháp cảm tính (phương pháp chuyên gia)
Phương pháp toán thống kê chủ yếu người ta tìm kiếm và phát hiện cácquy luật phát triển trong quá khứ hay quá trình giáo dục dựa trên các số liệuthống kê (dãy số liệu) Trong quá khứ và dựa trên một số tiêu chuẩn nhất định(ví dụ tiêu chuẩn bình phương nhỏ nhất) mà có thể tìm ra quy luật phát triểncủa hiện tượng này Giả thiết rằng các hiện tượng (hay quá trình giáo dục) nàytiếp tục phát triển trong tương lai theo các quy luật đã được tìm kiếm và pháthiện mà chúng ta có thể tính toán dự đoán về một số đặc tính định lượng vềđối tượng trong đó một tầm ca dự báo Đó chính là bản chất và cơ sở của
Trang 26phương pháp ngoại suy xu thế.
Trong quá trình thu nhập để có một tập hợp dữ liệu nhiều khi dãy sốliệu có thể thiếu (do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan cũng như cáctác động bên ngoại vào), người ta có thể khắc phục bằng nhiều cách trong đó
có thể ứng dụng cả phương pháp nội suy Ngoài ra dãy số liệu của chúng ta
có thể ở một số thời điểm phát triển không theo một quy luật khách quan mà
bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố đột biến có thể gọi là “nhiễu” Để loại trừ
nhiễu và không cho nó ảnh hưởng tới các chỉ số của các thời điểm đó người
ta phải ứng dụng các phương pháp “làm trơn” số liệu hay còn gọi là “san
phẳng” số liệu Một trong số các phương pháp san phẳng là phương pháp
trung bình cộng hoặc phương pháp san phẳng mũ Ngoài phương pháp ngoạisuy xu thế, trong số các phương pháp toán thống kê phải kể đến phươngpháp tương quan hồi quy (hồi quy đơn và hồi quy bội) Phương pháp tươngquan hồi quy nhìn nhận sự phát triển của đối tượng dự báo trong mối liên hệvới một hoặc nhiều nhân tố khác trên cơ sở quan sát thống kê trong quá khứ
và từ đó ngoại suy cho tương lai Có hai khái niệm cần phân biệt; đối tượng
dự báo còn gọi là biến phụ thuộc và các biến độc lập Các biến độc lập biếnđổi theo một quy luật nào đó đã được xác định trước hoặc phát triển tươngđối ổn định hoặc độc lập hoàn toàn như biến thời gian Dự báo dựa trên cơ
sở các dữ liệu phụ thuộc thời gian được gọi chung là chuỗi thời gian Trongxây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường, có thể dùng phương phápnày để dự báo số lượng học sinh, số lượng máy vi tính/ học sinh vào mộtthời điểm nhất định nào đó trong tương lai
Về phương pháp mô hình hóa, có thể lấy phương pháp dòng chảy (haycòn gọi là phương pháp sơ đồ luồng) làm điển hình Phương pháp sơ đồ luồng
có thể áp dụng để dự báo quy mô học sinh theo cấu trúc lớp học, năm họcnhất định như trong giáo dục phổ thông, có thể dự báo số lượng học sinh năm
Trang 27thứ hai trong năm sau dựa vào số học sinh ở lớp năm thứ nhất của năm trướctrên cơ sở tính toán các yếu tố ảnh hưởng khác nhau tỷ lệ lưu ban, bỏ học Phương pháp này có thể áp dụng đối với các trường trung học, cao đẳng đểính toán số học sinh - sinh viên của các năm học, đặc biệt dùng để dự báo sốhọc sinh - sinh viên tốt nghiệp.
Tuy nhiên trong thực tế dự báo giáo dục người ta hay sử dụng khôngphải một phương pháp duy nhất mà là một vài phương pháp khác nhau để sosánh nhằm tìm ra sự bất hợp lý hay hợp lý của các phương án dự báo Vì thế
có một số người nêu hẳn ra thành nhóm các phương pháp hỗn hợp, nhưngthực chất chỉ là sự kết hợp của các nhóm phương pháp nêu trên mà thôi.Chính vì tính khoa học của các dự báo nên công tác lập kế hoạch chiến lượcgiáo dục cũng không thể thiếu vắng dự báo giáo dục Không thể xây dựng kế
hoạch chiến lược tốt nếu không dự báo tốt Theo Trần Kiều thì “giáo dục
không phải chỉ phục vụ hiện tại mà là tương lai Bản thân quá trình giáo dục cũng cần nhìn thấy viễn cảnh để xác định các thành tố của quá trình đó một cách phù hợp Dự báo khoa học giáo dục hay dự báo sư phạm có ý nghĩa lớn trong xây dựng chiến lược giáo dục, giúp con người thoát khỏi tư duy kinh nghiệm chủ nghĩa, trực giác hoặc mơ huyền”[11.T51].
* Phương pháp chuyên gia
Trong giáo dục, những ý kiến, kiến thưc, kinh nghiệm của các nhà giáodục có trình độ và kinh nghiệm có một ý nghĩa rất quan trọng Họ có cái nhìnrất chuyên nghiệp về viễn cảnh phát triển của các đối tương giáo dục Cónhiều phương pháp khác nhau xung quanh vấn đề lấy các ý kiến của cácchuyên ra về viễn cảnh tương lai và xử lý các ý kiến này như thế nào và phảnánh ngược lại kết quả xử lý sơ bộ cho các chuyên gia tạo nên sự khác nhaucủa các phương pháp chuyên gia Một ví dụ về phương pháp chuyên gia làphương pháp Delphi
Trang 28Đánh giá bên trong của tổ chức
-Lập kế hoạch không khả thi?-Tuyển sinh khó?
Phân tích SWOT
Cơ hội?
-Có thị trường tiềm ẩn?
-Có hỗ trợ về tài chính
-Đối thủ cạnh tranh yếu?
-Phát triển thị trường hiện tại
Nguy cơ?
-Thiếu nguồn lực?
-Các đối thủ cạnh tranh mới?
-Nhu cầu thị trường thay đổi?
-Chính sách thay đổi?
Đánh giá môi trường bên ngoài
Sơ đồ 2 Phân tích SWOT Phương pháp phân tích SWOT hay còn gọi tắt là phương pháp SWOT hoặc thậm chí là SWOT là một trong nhiều kỹ thuật được dùng để phân tích
hiện trạng của một tổ chức
SWOT là cụm từ ghép lại từ các thuật ngữ bằng tiếng anh đôi khi cụm
từ này còn viết là TOWS.
Trang 29S- Strength; ưu thế bao gồm các nguồn lực và năng lực có giá trị của
tổ chức mà tổ chức đó có và được sử dụng một cách hữu ích nhằm đạt đượccác mục tiêu hoạt động
W- Weakness; các khó khăn trở ngại về nguồn lực và năng lực của nội
bộ tổ chức ngăn cản tổ chức đó đạt được mục tiêu của mình
O- Opportunities; các điều kiện ưu đãi hoặc có lợi bên ngoài tổ chức
thuận lợi cho tổ chức đó khai thác các hướng hoạt động mới để đạt được mụctiêu của mình
T- Threats; nguy cơ bao gồm bất kì những tình huống không thuận lợi
như rào cản, một sức ép hay bất cứ cái gì có thể gây ra khó khăn có thể pháhoại hay đe dọa đến khả năng tồn tại và thành công trong tương lai của tổ chức
Khi ta phân tích môi trường bên trong của hệ thống được tập trung vàođánh giá các mặt, chủ trương, chiến lược lược hiện có, mục tiêu chương trình,quy trình giáo dục- đào tạo, tuyển sinh, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí,chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo viên, tổ chức quản lý cơ sởgiáo dục; nguồn lực, cơ sở vật chất Việc phân tihcs này sẽ giúp cho việc tìm
ra các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống Phương án chiến lược sẽ được xâydựng trên cơ sở phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của hệ thống, tậndụng cơ hội, hạn chế tác động của những đe dạo bên ngoài Có thể thực hiệnquá trình phân tích bằng cách sử dụng ma trận SWOT để xem xét dự kiến các
phương án chiến lược; phối hợp giữa các mặt S/O, S/T, W/O, W/T, nhằm thu
được nhiều kiểu phối hợp để qua đó hình thành các phương án chiến lược
1.4.2 Quy trình lập kế hoạch phát triển
Quá trình lập kế hoạch phát triển nói chung và kế hoạch chiến lược về
chất lượng nói riêng được miêu tả như một bản đồ hướng dẫn để hiểu “tổ
chức là cái gì, nó làm gì, và tại sao làm vậy?” Có thể khẳng định rằng, không
có cách tốt nhất để tiếp cận việc lập kế hoạch phát triển có thể được thực hiệngần như tại bất kỳ cấp độ nào của một đơn vị, tổ chức, một ngành Dù cho
Trang 30bằng cách tiếp cận nào và cấp độ nào thì để việc lập kế hoạch phát triển thànhcông sẽ phải đặt ra bốn câu hỏi:
1 Chúng ta đang ở đâu?
2 Chúng ta muốn đi đến đâu trong tương lai?
3 Làm thế nào để đi đến đó?
4 Làm thế nào để chúng ta đo được sự tiến bộ của chúng ta?
* Lập kế hoạch xây dựng kế hoạch
Đây là bước quan trọng trong quá trình để tổ chức đánh giá sự sẵn sàngcủa tổ chức trong việc lôi cuốn mọi người vào việc lập kế hoạch phát triển
Bảng 1 Nội dung và quy trình lập kế hoạch
ST
T
Thời gian Công việc
Thán g 1
Tháng 2
Tháng n
Người thực hiện
Sản phẩm trung gian
Quy trình lập kế hoạch phát triển có đặc điểm khác với các kiểu kếhoạch thông thường như:
- Tập trung vào tương lai, kế hoạch phát triển được thiết kế để giúp tổchức, cơ sở đào tạo nhìn ra tương lai mà mình mong muốn và có tính khả thi
- Sử dụng cách tiếp cận tích cực trong quá trình quản lý như dự đoán và
có thể thay đổi khi cần thiết
Trang 31- Định hướng hoạt động và chú trọng vào kết quả đạt được.
- Tập trung sự chú ý và các nguồn lực vào các vấn đề cấp bách mà tổchức đang đương đầu hơn là việc cố đặt ra nhiều vấn đề cùng một lúc
- Chú trọng vào việc hình thành, duy trì và liên minh rộng rãi của các
cá nhân, các tổ chức để nhằm đạt kết quả như mục tiêu đề ra
- Quy trình lập kế hoạch phát triển được môt tả như một bản đồ hướng dẫn
để hiểu:
- “Tổ chức là cái gì?”; “ Nó làm gì?”; “Tại sao làm như vậy?”
Các bước của quy trình lập kế hoạch phát triển như sau:
Bước 4XemXétthựctiễn
Bước 7PhátTriểncácChiếnlược
Bước 8KếHoạchhànhĐộng
Bước 9Thựchiện
Bước 6: Phân tích tác động chéoBước 5: Đo lường và đánh giá
Sơ đồ 3 Quy trình lập kế hoạch phát triển.
Bước 1: Công tác chuẩn bị cho quá trình lập kế hoạch phát triển.
Trước hết cần xem xét thực tế tình hình lập kế hoạch của tổ chức
-Xác định lý do lập kế hoạch
- Thành lập ban chỉ đạo
Trang 32- Đánh giá sự cam kết của lãnh đạo chủ chốt
- Thành lập ban lập KHCL
- Lựa chọn nhân sự
- Chuẩn bị kế hoạch công tác
- Thành lập các tiểu ban cho từng lĩnh vực công việc
- Thu thập các dữ liệu về tổ chức và môi trường
- Phá bỏ các rào cản
Bước 2: Xác định sứ mạng và các giá trị của tổ chức.
Tuyên ngôn sứ mạng nhằm miêu tả các mục tiêu của tổ chức Đây làtuyên bố công khai và phải dựa trên nhu cầu của các nhóm khách hàng đãđược xác định Tuyên bố sứ mạng còn giúp cho các thành viên hiểu rõ vềtrọng tâm của tổ chức, giúp họ hiểu rõ những việc mình làm gắn chặt với mụcđích lớn hơn của tổ chức Các thành phần của sứ mạng nhằm trả lời được cáccâu hỏi cơ bản như:
- Tổ chức đang phục vụ ai?
- Đáp ứng những nhu cầu nào của họ?
- Tại sao các nhu cầu đó lại quan trọng?
- Làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu đó?
Phát biểu các giá trị chính của tổ chức cần làm rõ những nội dung sau:
- Là một vài nguyên tắc và niềm tin cơ bản, lâu dài, để định hướngcông việc, hành vi, các quan hệ và các quyết định
- Là các giá trị mà tổ chức cố gắng theo đuổi, thậm chí ngay cả khi môitrường bên ngoài thay đổi
-Là niềm tin mà các thành viên của tổ chức gìn giữ và cố gắng đưachúng ta vào thực tiễn, hướng dẫn họ thực hiện công việc
Bước 3: Tầm nhìn của tổ chức.
Tầm nhìn là ước mơ về tương lai có thể đạt tới để định hướng cho tổchức và nó được phát biểu càng rõ bằng các thuật ngữ cụ thể và các miêu tả
Trang 33định lượng thì càng có giá trị truyền đạt và huy động sức mạnh của mọi thànhviên và các liên đới gắn kết với tổ chức Các liên đới càng biết rõ làm thế nào
họ có thể gắn tầm nhìn của tổ chức với bản thân họ để biết cách chia sẻ cácgiá trị trong hoạt động thì tầm nhìn càng trở nên hiện thực hơn Các đặc điểmcủa một tầm nhìn tốt được thể hiện:
Lôi cuốn mọi người vào sự cam kết và truyền sức mạnh cho họ, cungcấp ý nghĩa, mục đích cho cuộc sống của mọi người, là giấc mơ chung ràngbuộc mọi người với nhau và thúc đẩy họ làm cho tương lai trở thành hiện thực
Đưa mọi người đến hành động và dẫn dắt tổ chức tiến lên, làm cho cácthành viên của tổ chức nhận thức rõ ràng về định hướng và cảm thấy được lôicuốn vào một việc rất hệ trọng
Tập trung vào một tương lai tốt hơn, kêu gọi đạt tới các giá trị chung,làm lan truyền lòng nhiệt tình và kêu gọi sự sôi nổi, phản ánh các lý tưởng vàcác tiêu chuẩn tuyệt hảo Làm rõ mục đích và định hướng
Bước 4: Xem xét thực tiễn.
Có thể nhận thấy rằng mục đích của xem xét thực tiễn là để phân tíchđánh giá hiện trạng của nhà trường/ tổ chức với một cách nhìn nhận thực tiễnbao gồm cả bên trong và bên ngoài của tổ chức, nhằm trả lời thật chính xác
câu hỏi “nhà trường/ tổ chức đang đứng ở đâu?” từ đó làm cơ sở để thiết kế
các bước tiếp theo của quy trình lập kế hoạch phát triển cho tổ chức Phân tíchhiện trạng nhằm xác định, làm rõ, đánh giá mọi điều kiện để từ đó xác địnhcác vấn đề ưu tiên và các lựa chọn mà nhà trường đang đương đầu Việc xemxét các thực tiễn cụ thể và khoa học sẽ mang lại các lợi ích như
Cung cấp thông tin và sự thấu hiếu sống động; tăng cường các kỹ năng
để vượt qua các giới hạn khác nhau cho các nhà ra quyế định chính
Thường khám phá ra nhiều vấn đề tồn tại và các đe dọa cần phải giảiquyết ngay; giúp nhà trường xác định ưu tiên trong nhiều khả năng lựa chọn
để thực hiện; tạo ra sự ủng hộ từ bên trong và bên ngoài cho quá trình lập kế
Trang 34hoạch phát triển.
Thực tiễn thường rất phong phú và đa dạng, chính vì vậy để xem xétđúng đắn, đầy đủ cần có phương pháp tiếp cận hợp lý Có thể sử dụng kết hợpmột số phương pháp sau:
- Tiếp cận theo quan điểm hệ thống Mọi sự vật, hiện tượng trong đờisống xã hội nói chung và trong các hoạt động giáo dục đào tạo nói riêng đều
có mối liên hệ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau trong cấp hệ thống nhất định
Ví dụ trường Cao đẳng Vĩnh Phúc nằm trong hệ thống trường đào tạo,như vậy trường Cao đẳng Vĩnh Phúc cũng nằm trong hệ thống giáo dục quốcdân, hơn nữa hệ thống giáo dục quốc dân là một bộ phận cấu thành hệ thốngkinh tế- xã hội quốc gia Mỗi phương pháp đào tạo cụ thể đều nằm trong mộtquá trình đào tạo tổng thể với hệ thống cấu trúc có mối quan hệ chặt chẽ giữamục tiêu- nội dung, phương pháp- phương tiện, hình thức tổ chức dạy học vàmôi trường hoạt động Tiếp cận hệ thống cho phép nhận diện và nghiên cứuvấn đề một cách toàn diện, dự tính đầy đủ vị trí, chức năng, các mối quan hệ
và các tác động qua lại giữa các thành phần trong cấu trúc hệ thống
Tiếp cận theo quan điểm phát triển Các sự vật, hiện tượng luôn vậnđộng và phát triển theo các quy luật chung và quy luật đặc thù Tiếp cậnnghiên cứu, xem xét thực tiễn theo quan điểm phát triển cho phép nhìn nhậnnghiên cứu vấn đề trong quá trình diễn tiến không chỉ ở quá khứ, hiện tại màcòn định hướng đến tương lai Tiếp cận theo quan điểm phát triển có ý nghĩaquan trọng khi mà hệ thống kinh tế- xã hội có nhiều thay đổi, sự tiến bộ nhanhchóng của khoa học- công nghệ trên phạm vi quốc gia cũng như toàn cầu
Tiếp cận thoe quan điểm thực tiễn, cần thấm nhuần rằng: “thực tiễn là
tiêu chuẩn là thước đo của chân lý” Vì vậy, các chiến lược phát triển đều cần
dựa trên cơ sở thực tiễn và hướng tới giải quyết những nhu cầu có thực Kếthợp chặt chẽ giữa cơ sở lý luận và thực tiễn là một yêu cầu đồng thời là mộtbảo đảm cho tính khả thi và thích hợp của kế hoạch chiến lược phát triển cho
Trang 35nhà trường hoặc tổ chức.
Tiếp cận quan điểm khách quan; để khám phá những đặc trưng bảnchất và các quy luật vận động, phát triển của các đối tượng, vấn đề nghiêncứu, quá trình nghiên cứu và đánh giá cần đảm bảo tính khách quan, hạn chếđến mức thấp nhất những nhân tố chủ quan, suy diễn áp đặt khi tìm hiểu, phântích và đánh giá các vấn đề thực tiễn Quan điểm khách quan đảm bảo các kếtquả trung thực của quá trình nghiên cứu, đánh giá thưc tiễn và nâng cao giá trịkhoa học, giá trị thực tiễn của các kết quả nghiên cứu
Tiếp cận quan điểm giá trị; mọi hoạt động của cá nhân hay tổ chứctrong đời sống xã hội nhằm đạt được các mục đích, mong muốn, nhu cầu củamình đều chịu sự tác động chi phối của các quy luật giá trị Dựa trên địnhhướng của các quy luật giá trị, các lợi ích mà tổ chức theo đuổi để có nhữngcách đánh giá, phân tích thực tiễn phù hợp với nhà trường trong từng giaiđoạn phát triển
Bước 5: Đo thực hiện
Bước này chúng ta phải trả lời các câu hỏi sau;
- Làm thế nào để chúng ta nhận ra được sự thành công?
- Thành công của tổ chức sẽ được đo như thế nào?
Sẽ không có lý do để lập kế hoạch nếu không có kết quả đầu ra có thể
đo được Đo lường và đánh giá trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triểngiữ một vai trò vô cùng quan trọng, nó tạo ra động cơ nâng cao các kết quảthực hiện của tổ chức Từ việc đo lường và đánh giá chính xác, khách quantừng chỉ số, từng căn cứ để xem xét, điều chỉnh kế hoạch, lộ trình thực hiện
và tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước kết quả đó Chính các chỉ số
đo lường và đánh giá sẽ đặt các mốc của sự tiến bộ của tổ chức theo thời gian
và nó là một phần của quá trình lập kế hoạch nghiêm túc
Các đặc trưng của đo thực hiện có hiệu quả cụ thể như sau:
Trang 36Liên hệ trở lại tới sứ mạng của trường.
Có thể đạt tới và có thách thức
Là các dấu hiệu, không phải là các số đo tuyệt đối
Đáng tin cậy, nhất quán
Có giá trị, chính xác
Các lĩnh vực đo thực hiện như sau:
- Các nguồn lực (nhân lực, học sinh- sinh viên, cơ sở vật chất, tài chính,các nguồn tài liệu )
- Các quá trình (giảng dạy, phát triển chương trình, công nghệ, các dịch
vụ của trường)
- Các kết quả (kết quả học tập, sự thỏa mãn của học sinh- sinh viên, sựthỏa mãn của người sử dụng, sự tin cậy của các liên đới, khả năng tài chính )
Các phép đo lường thường được sử dụng là:
- Đo hiệu suất (thường được diễn tả các tỷ lệ như tốt nghiệp, số sáchthư viện/ học sinh sinh viên)
- Đo hiệu quả (kỹ năng của học sinh tốt nghiệp, sự thỏa mãn nhu cầucủa học sinh- sinh viên)
- Đo miêu tả (chỉ ra số lượng và % số học sinh- sinh viên cí ý thứcchấp hành các quy định của nhà trường )
- Đo so sánh (cuối khóa học, tỷ lệ học sinh, sinh viên có ý thức chấphành kỷ luật tốt từ bao nhiêu % lên bao nhiêu % )/
- Đo quan hệ (những học sinh có ý thức chấp hành kỷ luật tốt có kếtquả học tập cao hơn so với các học sinh khác trong cùng một thời điểm vàniên khóa )
Bước 6: Phân tích tác động chéo.
Ta biết rằng, các sự vật hiện tượng trong đời sống nói chung và nhàtrường nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau Những mốiquan hệ và tác động này rất phong phú và đa dạng Có những tác động trực tiếp
Trang 37nhưng cũng có những tác động gián tiếp thông qua nhiều nhân tố khác Cónhững tác động chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, những cũng có những tác độnglâu dài, xuyên xuốt quá trình hoạt động của tổ chức Việc phân tích tác độngchéo trong kế hoạch phát triển nhằm đo tầm quan trọng của các thực tiễn bêntrong và bên ngoài được lựa chọn thông qua việc phân tích tác động của từngyếu tố đến các số đo thực hiện đã được xác định từ trước Một phân tích tácđộng chéo tỉ mỉ sẽ làm cho các chiến lược phát triển tổ chức đáp ứng một cáchtốt nhất những thách thức và các vấn đề khó khăn xuất hiện do tác động lẫmnhau giữa các số đo thực hiện quan trọng và các thực tiễn của tổ chức Kết quảcủa phân tích tác động chéo làm căn cứ để xác định các chiến lược của tổ chức
và xem xét lại mối quan hệ giữa chiến lược với tầm nhìn của tổ chức
Bước 7: Phát triển chiến lược.
Chiến lược là một tiến trình của các hoạt động sẽ được thực hiện để đạtcác mục đích chung hoặc cụ thể đề ra Phát triển chiến lược liên quan đến cácđáp ứng hay các định hướng mà tổ chức cần theo đuổi để đáp ứng các thựctiến bên trong và bên ngoài đã được xác định để có khả năng hoàn thành sứmạng và đạt được tầm nhìn của tổ chức
Các chiến lược được thiết kế nhằm mục đích cụ thể như sau:
Tối đa hóa các thời cơ bên ngoài
Tránh hoặc giảm bớt các đe dọa bên ngoài
Tận dụng các mặt mạnh mẽ bên trong
Cải tiến hoặc khắc phục các yếu điểm tồn tại ở bên ngoài
Bản chất của chiến lược là khác nhau nên chúng rất đa dạng và phongphú, có các kiểu chiến lược khác nhau, phụ thuộc vào các nhu cầu của tổchức, các chiến lược có thể là:
- Chiến lược tổ chức: phác thảo lộ trình được hoạch định để phát triển tổ chức
- Chiến lược chương trình: chỉ ra việc làm thế nào để phát triển, đểquản lý và thực hiện các chương trình
Trang 38- Chiến lược chức năng: điều chỉnh việc làm thế nào để quản lý cáchoạt động làm tăng hiệu suất và hiệu quả của tổ chức.
Phát triển chiến lược như thế nào? Quá trình này đòi hỏi xem xét cácvấn đề cấp bách của tổ chức, xác định việc làm thế nào để các điểm mạnh
và các kĩ năng của tổ chức có thể sử dụng để chỉ ra các vấn đề gay cấn nhấtcủa tổ chức
- Phân tích các thời cơ và điểm mạnh đồng thời tìm ra các phương cách
để kết hợp cả hai yếu tố đó lại với nhau
- Tìm kiếm và lựa chọn cách tiếp cận tốt nhất cho tổ chức
Sử dụng phân tích tác động chéo để xác định các chiến lược ưu tiên, sửdụng kết quả của việc phân tích tác động chéo ở bước 6 để phát triển cácchiến lược của tổ chức Từ việc xem xét sự ảnh hưởng lần nhau giữa các số
đo thực hiện và tầm quan trọng của các thực tiễn bên trong, bên ngoài sẽ làmxuất hiện các chiến lược đáp ứng thích hợp Tiếp theo việc phân tích tác độngchéo để đánh giá của các chiến lược được lựa chọn đối với các số đo thựchiện chính là phương pháp có hiệu quả để xác định các chiến lược ưu tiênnày Quá trình này cho phép so sánh một chiến lược được đề xuất với nănglực của tổ chức
Bước 8: Lập kế hoạch hành động.
Quá trình phát triển các kế hoạch hành động bao gồm việc chuyển cácđịnh hướng chiến lược thành các hoạt động đặc thù tại tất cả các cấp độ của tổchức Kế hoạch chiến lược được thực hiện bằng nhiều kế hoạch hành độngtheo thời gian và theo lĩnh vực
Trang 39Với từng thành phần kế hoạch chúng ta có thể xác định như sau:
Ta phải làm gì để đạt được các mục tiêu đề ra, các nguồn lực nào cần
có, các nguồn lực này sẽ lấy từ đâu, ai sẽ là người sẽ chịu trách nhiệm chonhững phần nào của quá trình thực hiện
Các chỉ số đánh giá mức độ thành công để theo dõi tiến trình và đápứng nhanh với các vấn đề nảy sinh Các thời hạn kết thúc của kế hoạch Kếhoạch ngân sách chi tiết phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức
Bước 9: Thực hiện và đánh giá.
Bản kế hoạch chiến lược của tổ chức sẽ hoàn toàn trở nên vô nghĩa nếuthiếu khâu thực hiện nó Một trong những bước quan trọng nhất của lập kếhoạch chiến lược là khâu thực hiện và đánh giá Thực tế đã chứng minh rằng
có rất nhiều những bản kế hoạch được xây dựng công phu, song quá trìnhthực hiện không nghiêm túc, thiếu quyết tâm và không khoa học nên nókhông đem lại thành công cho tổ chức Để thành công nguyên tắc quan trọng
là người lãnh đạo quá trình lập kế hoạch chiến lược phải đồng thời là ngườichịu trách nhiệm kiểm soát việc thực hiện nó Ban lập kế hoạch này sẽ tham
dự vào bốn hoạt động sau đây:
- Giao tiếp
- Chịu trách nhiệm và đo thực hiện
- Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm
- Rà soát môi trường
Ban lập kế hoạch không chỉ giao tiếp với tiến trình của kế hoạch, mà cònphải lắng nghe nhịp đập trong trường mình/ tổ chức để xem xét kế hoạch có thể
bị sa ở đâu đó hoặc cá nhân hoặc các tiểu ban liên quan có gặp khó khăn gìkhông? Ban này còn có trách nhiệm kiểm soát tiến trình của lập kế hoạch
* Một số nguyên tắc cần theo đuổi là:
Sử dụng kế hoạch hành động để dẫn dắt, bắt đầu quá trình thực hiện Ítnhất là hàng quý phải xem xét lại kế hoạch hành động để xác định tiến trình
Trang 40Hằng năm thực hiện đánh giá các thực tiễn, các số đo thực hiện và các kếhoạch hành động của tổ chức Có các chiến lược nhằm đảm bảo cho các kếhoạch hành động tích hợp với các cấu trúc và các quá trình hành chính của tổchức Sử dụng tích cực kế hoạch chiến lược như một công cụ quản lý Tíchcác phần của kế hoạch vào đời sống quản lý hằng ngày.
Để kế hoạch có thể mang lợi ích cho tổ chức, trong quá trình thực hiệncần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố quá trình, nội dung và cách sử dụng Cụ thểnhư sau:
Các yếu tố quá trình cần quan tâm là:
- Lôi cuốn lãnh đạo, cần thu hút tất cả các cấp lãnh đạo của tổ chức vàoviệc chỉ đạo quá trình Sự tham dự tích cực của các cấp lãnh đạo sẽ truyền đạtmột thông điệp về tầm quan trọng và ưu tiên của tổ chức
- Làm việc với cùng một hiểu biết chung Cung cấp khóa tập huấn vềquá trình và xây dựng danh mục các mong đợi cùng kết quả để bảo đảm rằngtất cả mọi người cùng làm việc đều hướng tới các kết quả đầu ra như sau:
- Thu hút tất cả các cá nhân thực hiện kế hoạch Khuyến khích nhân viên
ở tất cả các cấp tham gia đóng góp vào quá trình Việc lôi cuốn những cá nhânnày sẽ đảm bảo cho kế hoạch khả thi và thúc đẩy nhân viên thực hiện kế hoạch
- Xác định các vấn đề cấp bách của tổ chức Việc không quyết định haykhông sẵn sàng đưa ra những vấn đề khó khăn lớn để thảo luận và giả quyết
có thể làm cho nhân viên nghi ngờ độ tin cậy của kế hoạch, các ưu tiên của nóhoặc nghi ngờ cả lãnh đạo
Các yếu tố nội dung:
Cần chỉ ra việc phát triển nhân viên, tiểu ban, ban, cấu trúc và các vấn
đề cần thông báo trong kế hoạch; các nội dung không nên quá chi tiết, sửdụng kế hoạch chiến lược để kết nối cấu trúc, định hướng và các ưu tiên của
tổ chức với các chương trình Các kế hoạch quá đặc thù thường nhanh chóng
bị lạc hậu và dễ bị bỏ qua