1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Hãy xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trong dạy học môn học

22 8,9K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

Hãy xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá trong dạy học môn học…?KẾ HOẠCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Môn học: Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục Lớp: Cao đẳng Sư phạm T

Trang 1

Hãy xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá trong dạy học môn học…?

KẾ HOẠCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Môn học: Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục

Lớp: Cao đẳng Sư phạm Tiểu học

1 LỜI NÓI ĐẦU

1.1 Mục đích, vị trí, vai trò của kiểm tra - đánh giá trong dạy - học

- Mục đích của kiểm tra - đánh giá trong dạy - học

Đối với học sinh, nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, kiểm tra,đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng Quakết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để cóphương pháp tự mình ôn tập, củng cố bổ sung nhằm hoàn thiện học vấn bằngphương pháp tự học với hệ thống thao tác tư duy của chính mình

Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra, đánh giá mỗi giáo viên tự đánh giáquá trình giảng dạy của mình Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoànthiện mình về trình độ học vấn, về phương pháp giảng dạy

Đối các cấp quản lý, lãnh đạo nhà trường thì kiểm tra, đánh giá là biệnpháp để đánh giá kết quả đào tạo về cả định lượng và định tính Đó là cơ sở

để xây dựng đội ngũ giáo viên, về vấn đề đối mới nội dung, phương pháp vàhình thức tổ chức hoạt động dạy học, v.v…

Vì vậy, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, vận dụng là một khâuquan trọng, không thể tách rời trong hoạt động dạy học ở nhà trường

Đánh giá chất lượng dạy học là một vấn đề luôn được các cấp quản lýgiáo dục quan tâm, đặc biệt đánh giá chất lượng dạy học, kết quả học tập của họcsinh nói chung và sinh viên đào tạo ở các trường Đại học và Cao đẳng nói riêng

- Vị trí của kiểm tra - đánh giá trong quá trình dạy - học

Trang 2

Theo quan điểm truyền thống, KTĐG kết quả học tập là quá trình táchrời quá trình dạy - học và được thực hiện sau khi kết thúc quá trình dạy - học.Quan điểm mới cho rằng KTĐG kết quả học tập của người học là một phầnkhông thể tách rời quá trình dạy học, được thực hiện liên tục và đan xen trongquá trình dạy - học Đó là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích họctập và mức độ chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, vận dụng của người học KTĐG

là hai công việc được tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhaunhằm khảo sát, xem xét về cả định lượng và định tính kết quả học tập, đánhgiá mức độ chiếm lĩnh nội dung học vấn của học viên Bởi vậy, cần phải xácđịnh “thước đo” và chuẩn đánh giá một cách khoa học, khách quan

Theo các cấp độ nhận thức của Bloom:

Về năng lực nhận thức: Bloom (1956) phân thành 6 cấp độ: Biết: biết

các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý dưới hình thức mà sinh viên đã được

học Hiểu: hiểu các tư liệu đã được học, có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt thông tin thu nhận được Áp dụng: áp dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác với tình huống đã học Phân tích: biết tách từ tổng thể thành

bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó với nhau theo cấu trúc

của chúng Tổng hợp: biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu Đánh giá: biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và

đánh giá trên cơ sở các tiêu chí xác định Gần đây một số chuyên gia đã đềxuất gộp hai cấp độ phân tích và tổng hợp thành một cấp độ duy nhất và thêm

cấp độ sáng tạo Sáng tạo: sáng tạo ra những giá trị mới trên cơ sở các kiến

thức đã tiếp thu được

Về kỹ năng: Kỹ năng được phân thành 5 cấp độ từ thấp đến cao: Bắt

chước: quan sát và cố gắng lặp lại một kỹ năng nào đó Thao tác: hoàn thành một kỹ năng nào đó theo chỉ dẫn không còn là bắt chước máy móc Chuẩn hoá: lặp lại kỹ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn, thường thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn Phối hợp: kết hợp

Trang 3

được nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng và ổn định Tự động hoá: hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách dễ dàng và trở thành

tự nhiên, không đòi hỏi một sự gắng sức về thể lực và trí tuệ

Về thái độ: Theo Bloom, thái độ được phân thành 5 cấp độ: Chấp

nhận: Chấp nhận tham gia một cách thụ động vào một số sự kiện Ví dụ:

chăm chú nghe giảng, lắng nghe người khác phát biểu trong các cuộc thảo

luận nhóm Đáp ứng: Tuân thủ theo hay phản ứng với một thái độ đã có thể

thấy trước đối với các sự kiện hay tác nhân kích thích Ví dụ: thể hiện sự quan

tâm chú ý, sẵn sàng trao đổi ý kiến khi có tình huống phù hợp Đánh giá: Thể

hiện một thái độ ổn định với một niềm tin không đổi trong các tình huống màngười đó không bị bắt buộc phải thực hiện hay tuân theo Ví dụ: tự giác tuânthủ nội quy phòng thí nghiệm ngay cả khi không có CBQL phòng thí nghiệm

Ý thức tổ chức: Cam kết thực hiện, thể hiện bằng một thái độ kiên định Biểu thị tính cách: Toàn bộ cách cư xử ổn định với các giá trị đã trở thành nội tại.

KTĐG là cũng là một khâu trong quá trình dạy học và các phương phápKTĐG cũng là phương pháp dạy học và thường rất hiệu quả Xét trên quanđiểm hệ thống, Qui trình đào tạo (QTĐT) được xem như một hệ thống bao gồmcác yếu tố: mục tiêu (MT), nội dung (ND), hình thức tổ chức dạy - học(HTTCDH), phương pháp dạy (PPD) của thầy, phương pháp học (PPH) của trò

và cuối cùng là kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả của người học (Sơ đồ 1.1).

Yêu cầu của xã hội ĐỊNH HƯỚNG

Mục tiêu Khoá đào tạo

Nội dung đào tạo - Các môn học

(Mục tiêu môn học, bài học)

Hình thức tổ chức dạy – học

(KT - ĐG thường xuyên)

Trang 4

Sơ đồ 1.1 Vị trí của kiểm tra - đánh giá trong quá trình dạy – học

Trong sơ đồ trên, KTĐG không phải là khâu cuối cùng mà là một bộphận hợp thành quan trọng, không thể thiếu của quá trình dạy - học KTĐG sẽtạo động lực tác động ngược trở lại đối với mục tiêu, nội dung chương trình,phương pháp dạy học… trong quá trình Điều này có tác dụng sửa chữa nhữngkhuyết điểm của mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp day và học…Điều này khẳng định KTĐG có vị trí quan trọng trong quá trình dạy - học

Vai trò của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học: Kiểm tra

-đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quá trình dạy học

KTĐG là định hướng tới đích cuối cùng để người dạy hướng dẫn ngườihọc cùng vươn tới và cũng là để người học tùy theo năng lực của bản thân tìm

Trang 5

phương pháp trong hoạt động học cho riêng mình đáp ứng với mục tiêuhướng tới.

Đối với giảng viên: Giúp GV khai thác được thông tin, biết được hiệu

quả, chất lượng trong suốt quá trình giảng dạy Trên cơ sở đó không ngừngđiều chỉnh về phương pháp giảng dạy quá trình dạy học giúp sinh viên hoànthiện hoạt động học

Đối với sinh viên: Việc KTĐG có hệ thống và thường xuyên cung

cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp sinh viên điều chỉnh hoạtđộng học

- Về giáo dưỡng chỉ cho sinh viên thấy mình đã tiếp thu điều vừa họcđến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ sung

- Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp sinh viên có điều kiện tiếnhành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa,

hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho sinh viên phát triển tư duy sáng tạo,linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế

- Về mặt giáo dục, giáo dục sinh viên có tinh thần trách nhiệm caotrong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, củng cố lòng tinvào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tựmãn

Đối với CBQL giáo dục: Cung cấp cho CBQL GD những nguồn thông

tin về thực trạng dạy và học trong đơn vị giáo dục của mình Từ đó có nhữngbiện pháp chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, động viên, khích lệ,giúp đỡ những sáng kiến hay, giúp đưa ra những quyết định phù hợp trong việcđiều chỉnh, cải tiến chương trình, nội dung đào tạo, hình thức tổ chức dạy - họcnhằm bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu dạy học

1.2 Yêu cầu của kiểm tra đánh giá trong giai đoạn mới

Trang 6

Lý luận và thực tiễn dạy học ngày nay chứng tỏ rằng, vấn đề kiểm tra,đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chỉ có tác dụng khi thực hiện những yêucầu trong việc kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh

Đó là các yêu cầu sau:

- Chuyển từ đánh giá khi kết thúc môn học sang đánh giá trong cả quátrình dạy học;

- Chuyển từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực;

- Chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều;

- Chuyển từ tách kiểm tra đánh giá khỏi quá trình dạy học sang việctích hợp kiểm tra đánh giá vào quá trình dạy học;

- Vận dụng công nghệ thông tin vào quá trình đánh giá

1.3 Yêu cầu đối với sinh viên

- Sinh viên không được nghỉ quá hai buổi học trên lớp, hoặc nghỉ trọn

một nội dung học tập

- Sinh viên phải tham gia đầy đủ các nội dung học tập, thảo luận, làm việc

nhóm và làm các bài kiểm tra làm bài cá nhân, bài tập nhóm và bài tập lớn theo

đề cương môn học

- Sinh viên trong quá trình kiến tập sư phạm tại trường THPT phải tìm

hiểu, nghiên cứu một vấn đề liên quan đến môn học để làm một bài tập

- Sinh viên phải có đủ bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập lớn mới

được dự thi hết môn

- Sinh viên có bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài tập lớn không đạt yêu

cầu phải làm lại theo quy định của giảng viên

Trang 7

- Trình bày được các khái niệm cơ bản quản lí, quản lý hành chính nhànước, quản lý nhà nước về giáo dục.

- Trình bày được nội dung, quy trình hoạt động quản lí hành chính nhànước, công cụ, hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước

- Phân tích các yếu tố nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hànhchính nhà nước

- Trình bày được các khái niệm và những vấn đề liên quan đến côngchức, công vụ; cơ sở pháp lý và sự cần thiết của Luật cán bộ, công chức 2008,Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học

- Tổng hợp được tình hình giáo dục hiện nay của Việt Nam – nhữngnguyên nhân của thành tựu và hạn chế của giáo dục; mục tiêu và giải phápphát triển giáo dục

2.1.2 Mục tiêu kỹ năng:

- Kỹ năng tư duy bậc cao:

+ Vận dụng các kiến thức đã học vào việc thực hiện các quy định tronggiáo dục học sinh

+ Nhận diện và giải quyết được những vấn đề liên quan đến công tácquản lý hành chính trong nhà trường

+ Từ nội dung môn học dần hình thành giá trị hành vi (tuân thủ nội quyquy định, tôn trọng quy chế, có khả năng thương thuyết, có tinh thần đoàn kết,sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp)

Trang 8

- Sinh viên sử dụng được kiến thức của môn học nhận biết đúng, saitrong quá trình học tập, thi cử để không vi phạm quy định, quy chế của trường

và của ngành Đồng thời tuyên truyền, phổ biến, vận động bàn bè không viphạm quy chế học tập thi cử, những quy định của pháp luật

- Nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và vai trò của bản thân đối với sựnghiệp cải cách nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đào tạo

- Có được ý thức trách nhiệm với sự giá trị hành vi của mình

- Hình thành được ý thức thường xuyên rèn luyện và trau dồi kiến thức

và đạo đức cho bản thân

2.2 Nội dung và mục tiêu chi tiết

hệ thống chính trị Việt Nam.

2 Trình bày được những vấn đề về quản lý hành chính nhà nước tính chất của quản lý hành chính nhà nước.

3 Trình bày được các nội dung, quy trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước; khái niệm công

vụ, công chức, viên chức.

Bậc 2:

1 Giải thích được mối tương quan giữa hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước

2 Phân tích được tầm quan trọng quản lý hành chính đối với đối với

sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam

3 Phân tích được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong việc xây dựng và bảo

vệ tổ quốc.

Bậc 3:

1 Phân tích được sự cần thiết phải cải cách hành chính trong gian đoạn hiện nay

Trang 9

1.4.1 Những vấn đề về cán bộ, công chức,

viên chức và Luật Cán bộ, công chức

1.4.2 Một số vấn đề về công vụ và nguyên tắc

định hướng hoạt động công vụ

2 Đánh giá được tính hiệu quả của công cuộc cải cách hành chính nhà nước về giáo dục.

2 CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG LỐI QUAN ĐIỂM

VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

2.1 Một số vấn đề cần giải quyết trong giai

đoạn hiện nay

2.1.1 Tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay

2.1.2 Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo

dục

2.1.3 Mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục

2.2 Một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp

phát triển giáo dục

2.2.1 Đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân,

huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục,

đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã

hội học tập

2.3.2 Nâng cao chất lợng và hiệu quả giáo dục

2.3.3 Thực hiện công bằng xã hội trong giáo

dục

2.3.4 nâng cao khả năng hội nhập quốc tế của

giáo dục Việt Nam

2.3.5 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo

2 Trình bày được những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục.

3 Trình bày các mục tiêu và phát triển giáo dục.

Bậc 2:

1 Nhận xét các giải pháp phát triển giáo dục

2 Đánh giá các giải pháp đổi mới quản lý giáo dục

3 Đề xuất được giải pháp quản lý giáo dục trong một đơn vị trường học cụ thể

Bậc 3:

Phát hiện được các vấn đề bất cập trong quản lý hành chính nhà nước

về giáo dục và đào tạo.

3 CHƯƠNG 3: LUẬT GIÁO DỤC

3.1 Khái quát Luật Giáo dục năm 1998,

Luật Giáo dục sửa đổi 2005

3.1.1 Quá trình thể chế hóa quản lý giáo dục

trước khi có Luật giáo dục

3.1.2 Sự cần thiết ban hành Luật Giáo dục

3.1.3 Bố cục và nội dung cơ bản của Luật

Giáo dục

3.2 Một số nội dung của Luật Giáo dục

2005

3.2.1 Khẳng định vai trò và trách nhiệm của

nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

3.2.2 Hoàn thiện quy định về hệ thống giáo

dục quốc dân

3.2.3 Những quy định bổ sung nhằm tăng

cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục

3.2.4 Những sửa đổi bổ sung nhằm đẩy mạnh

việc thực hiện xã hội hóa giáo dục

3.3 Những điểm mới của Luật Giáo dục

2005

Bậc 1:

1 Trình bày được quá trình thể chế hóa quản lý giáo dục trước khi có Luật Giáo dục.

2 Nêu được sự cần thiết ban hành luật giáo dục và nguyên tắc chỉ đạo, quá trình soạn thảo, thảo luận

và thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi)

3 Trình bày được bố cục và nội dung cơ bản của Luật giáo dục

Bậc 2:

1 So sánh và chỉ ra được tính ưu việt của Luật giáo dục sửa đổi năm

2005 với luật Giáo dục 1998

2 Phân tích sâu sắc nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục hiện nay

3 Phân tích được thực trạng và

Trang 10

4 CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

4.1 Tổng quan

4.1.1 Khái niệm

4.1.2 Những nguyên tắc cơ bản của quản lý

nhà nước về giáo dục và đào tạo

4.1.3 Một số đặc điểm của Quản lý nhà nước

về giáo dục và đào tạo

4.2 Bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục và

đào tạo

4.2.1 Cơ sở pháp lý của tổ chức bộ máy

4.2.2 Những nội dung cơ bản cảu quản lý nhà

nước về giáo dục và đào tạo

4.2.3 Thực trạng, phương hướng đổi mới và

biện pháp thực hiện quản lý nhà nước về giáo

dục và đào tạo

Bậc 1:

1 Trình bày được khái niệm quản

lý nhà nước về GD&ĐT; những yếu tố cơ bản trong quản lý nhà nước về GD&ĐT

2 Nêu được những nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về GD&ĐT

3 Nêu được tên và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT

4 Nêu được những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về GD&ĐT.

Bậc 2:

1 Phân tích được vai trò và trách nhiệm của các cấp quản lý hành chính nhà nước về GD&ĐT

2 Đưa ra và phân tích được nội dung chiếm vị trí quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến việc giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay của giáo dục.

Bậc 3:

1 Phân tích được những yếu kém

và nguyên nhân của nó trong quản

lý hành chính nhà nước về GD&ĐT qua các ví dụ thực tiễn

2 Giải thích được những nguyên nhân của những tồn tại trong cơ chế quản lý hành chính nhà nước

về GD&ĐT hiện nay.

5 CHƯƠNG 5: ĐIỀU LỆ NHÀ TRƯỜNG

VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GIÁO

VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG

5.1 Điều lệ nhà trường

5.1.1 Cấu trúc chung của Điều lệ nhà trường

5.1.2 Điều lệ nhà trường của từng cấp học

5.2 Vai trò của Điều lệ nhà trường trong

Trang 11

5.2.1 Vị trí và vai trò của trường trung học

5.2.2 Nhiện vụ và quyền hạn của hiệu trưởng,

lệ nhà trường.

Bậc 2:

1 Phân tích được nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng nhất của trường trung học tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường trung học

2 Phân tích và đánh giá được những hành vi của giáo viên đối với việc hình thành nhân cách học sinh.

Bậc 3:

Đề xuất được một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở một trường trung học phổ thông hiện nay.

2.3 Các mục tiêu khác

- Kỹ năng thu nhận phân tích, tổng hợp, tích hợp thông tin

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Kỹ năng phân biệt bản chất, hiện tượng

- Biết quan tâm tới các vấn đề xã hội

2.4 Bảng tổng hợp mục tiêu môn học

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Các mục tiêu khác

Nội dung 1 3 2 2 Có được: Kỹ năng thu nhận phân tích, tổng

hợp, tích hợp thông tin Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng phân biệt bản chất, hiện

Ngày đăng: 23/08/2015, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w