Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánhgiá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của người học Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
*****************
TRẦN THỊ NGÂN
ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC PHẦN KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM VÀ SẮT - HÓA HỌC 12 THPT NHẰM ĐÁNH GIÁ
MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
*****************
TRẦN THỊ NGÂN
ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC PHẦN KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM VÀ SẮT - HÓA HỌC 12 THPT NHẰM ĐÁNH GIÁ
MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS TSKH Nguyễn Cương
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội
Với tấm lòng tri ân và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn GS.TSKH
Nguyễn Cương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo khoa Hóa học – TrườngĐHSP Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận và Phương phápdạy học bộ môn Hóa học đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu luận văn
Em xin gửi lời cảm cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các em họcsinh trường THPT Lý Nhân, THPT Bắc Lý, THPT Nam Lý đã nhiệt tình giúp đỡtrong quá trình hoàn thành luận văn này
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡtôi trong thời gian tôi theo học khóa học thạc sĩ tại trường ĐHSP Hà Nội
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả
Trần Thị Ngân
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 1
3 Mục đích nghiên cứu 2
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7 Phạm vi nghiên cứu 3
8 Phương pháp nghiên cứu 4
9 Đóng góp mới của luận văn 4
10 Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH 5
1.1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 5
1.1.1 Khái niệm, mục tiêu kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 5
1.1.1.1 Một số khái niệm về kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực 5
1.1.1.2 Mục tiêu đánh giá năng lực 6
1.1.2 Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS 6
1.1.2.1 Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh 6
1.1.2.2 Đảm bảo tính khách quan 6
1.1.2.3 Đảm bảo sự công bằng 7
1.1.2.4 Đảm bảo tính toàn diện 7
1.1.2.5 Đảm bảo tính công khai 8
1.1.2.6 Đảm bảo tính giáo dục 8
1.1.2.7 Đảm bảo tính phát triển 8
1.1.3 Các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá 9
1.1.3.1 Đánh giá quá trình (formative assessment) 9
1.1.3.2 Đánh giá tổng kết (summative assessment) 10
1.1.3.3 Đánh giá lớp học/ Đánh giá trên lớp (classroom assessment) 10
Trang 61.2 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH LÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA DẠY-HỌC HÓA HỌC Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG 13
1.2.1 Khái niệm năng lực 13
1.2.2 Một số năng lực cần có của học sinh THPT 14
1.2.2.1 Năng lực chung 14
1.2.2.2 Năng lực chuyên biệt 20
1.2.3 Sự cần thiết phải đánh giá năng lực của học sinh 24
1.2.4 Một số công cụ đánh giá năng lực của học sinh 26
1.2.4.1 Đánh giá qua quan sát 26
1.2.4.2 Đánh giá qua hồ sơ 27
1.2.4.3 Đánh giá qua bài kiểm tra kiến thức 28
1.2.4.4 Đánh giá qua phiếu hỏi 29
1.2.4.5 Đánh giá qua phiếu học tập 29
1.2.4.6 Đánh giá qua bài tập nghiên cứu 29
1.2.4.7 Đánh giá qua các xemina 29
1.2.4.8 Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng 30
1.2.5 Kỹ năng thiết kế một số công cụ đánh giá 31
1.2.5.1 Kỹ năng thiết kế câu hỏi, bài tập 31
1.2.5.2 Kỹ năng thiết kế đề kiểm tra 31
1.2.5.3 Kỹ năng thiết kế bảng hỏi 34
1.2.5.4 Kỹ năng thiết kế bảng kiểm 34
1.3 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TỈNH HÀ NAM 35
1.3.1 Mục tiêu, đối tượng điều tra 35
1.3.2 Nội dung, phương pháp điều tra 35
1.3.3 Kết quả điều tra 35
Tiểu kết chương 1 38
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG, LỰA CHỌN, SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC PHẦN KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM VÀ SẮT - HÓA HỌC 12 THPT NHẰM ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH 39
Trang 72.1 PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC PHẦN KIM LOẠI KIỀM, KIM
LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM VÀ SẮT - HÓA HỌC 12 THPT 39
2.1.1 Mục tiêu của phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và sắt 39
2.1.1.1 Kiến thức 39
2.1.1.2 Kĩ năng 39
2.1.1.3 Thái độ 39
2.1.1.4 Phát triển năng lực 39
2.1.2 Cấu trúc nội dung phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và sắt 40
2.1.3 Một số điểm cần chú ý về nội dung và phương pháp dạy học phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và sắt - Hoá học 12 THPT 41
2.2 LỰA CHỌN, XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP PHẦN KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM VÀ SẮT TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 43
2.2.1 Hệ thống câu hỏi/bài tập phần kim loại kiềm và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm 43
2.2.1.1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ trên quan điểm định hướng phát triển năng lực 43
2.2.1.2 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt phần kim loại kiềm và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm 44
2.2.1.3 Hệ thống câu hỏi, bài tập phần kim loại kiềm và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm đánh giá theo các mức đã mô tả 45
2.2.2 Hệ thống câu hỏi/bài tập phần kim loại kiềm thổ và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ 49
2.2.2.1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ trên quan điểm định hướng phát triển năng lực 49
2.2.2.2 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt phần kim loại kiềm thổ và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ 50
2.2.2.3 Hệ thống câu hỏi/bài tập phần kim loại kiềm thổ và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ 51
2.2.3.1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ trên quan điểm định hướng phát triển năng lực 56
Trang 82.2.3.2 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt phần nhôm và hợp chất của nhôm
57
2.2.3 Hệ thống câu hỏi/bài tập phần nhôm và hợp chất của nhôm 58
2.2.4 Hệ thống câu hỏi/bài tập phần sắt và một số hợp chất quan trọng của sắt 62 2.2.4.1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ trên quan điểm định hướng phát triển năng lực 62
2.2.4.2 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt phần sắt và hợp chất của sắt 62
2.2.4.3 Hệ thống câu hỏi/bài tập phần sắt và hợp chất của sắt 63
2.3 XÂY DỰNG, SỬ DỤNG ĐỀ KIỂM TRA VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG 66
2.3.1 Xây dựng, sử dụng đề kiểm tra và công cụ đánh giá năng lực sáng tạo 66
2.3.1.1 Xây dựng, sử dụng một số công cụ đánh giá năng lực sáng tạo 66
2.3.1.2 Xây dựng, sử dụng một số đề kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo 71
2.3.2 Xây dựng, sử dụng đề kiểm tra và công cụ đánh giá năng lực tự học 89
2.3.2.1 Xây dựng, sử dụng công cụ đánh giá năng lực tự học 89
2.3.2.2 Xây dựng, sử dụng đề kiểm tra đánh giá năng lực tự học 93
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 103
3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 103
3.2 NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 103
3.3 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 103
3.3.1 Đối tượng thực nghiệm 103
3.3.2 Tổ chức thực nghiệm 104
3.4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 104
3.4.1 Kết quả đánh giá năng lực sáng tạo của HS 104
3.4.1.1 Đánh giá định lượng tổng hợp 105
3.4.1.2 Đánh giá định lượng cá nhân 107
3.4.2 Kết quả đánh giá năng lực tự học của HS 109
Tiểu kết chương 3 113
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 118
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1 Danh mục bảng
Bảng 1.1 Bảng mô tả các mức độ biểu hiện các năng lực chung cần có 14 của học sinh THPT 14 Bảng 1.2 Bảng mô tả các biểu hiện các năng lực chuyên biệt bộ môn Hóa học.20 Bảng 1.3 So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học 25 Bảng 1.4 Số giáo viên và học sinh ở 3 trường THPT 35 Bảng 1.5 Kết quả điều tra 36 Bảng 2.1 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt phần kim loại kiềm và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm 44 Bảng 2.2 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt phần kim loại kiềm thổ và một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ 50 Bảng 2.4 Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt phần sắt và hợp chất của sắt 62 Bảng 2.6 Bảng kiểm quan sát thái độ và kĩ năng của HS khi xây dựng bài học.70 Bảng 2.7 Bảng kiểm quan sát thái độ và kĩ năng của HS trong giờ thực hành .70 Bảng 2.8 Bảng hỏi đánh giá thái độ, năng lực của HS khi xây dựng bài học .71 Bảng 2.9 Bảng hỏi đánh giá thái độ của HS sau khi học xong bài học 71 Bảng 2.10 Bảng tiêu chí và các mức độ đánh giá năng lực tự học 90 Bảng 2.11 Bảng kiểm đánh giá kĩ năng, thái độ qua việc HS hoàn thành phiếu học tập 92 Bảng 2.12 Bảng hỏi đánh giá thái độ của HS chuẩn bị nghiên cứu bài mới 93 Bảng 3.1 Bảng phân phối đề kiểm tra đánh giá năng lực HS THPT ở các lớp thực nghiệm 104 Bảng 3.2 Kết quả đánh giá định lượng NLST thông qua bài kiểm tra HS trong dạy học Hóa học 12 THPT 105 Bảng 3.3 Kết quả đánh giá định lượng NLST thông qua bảng kiểm quan sát về các tiêu chí đánh giá NLST của HS trường THPT Lý Nhân 106 Bảng 3.4 Bảng kết quả đánh giá các tiêu chí NLST và điểm số bài kiểm tra của 4
HS lớp thực nghiệm 108
Trang 10Bảng 3.5 Kết quả đánh giá định lượng NLTH thông qua bài kiểm tra HS trong dạy học Hóa học 12 THPT 110 Bảng 3.6 Kết quả đánh giá định lượng NLTH thông qua bảng kiểm quan sát về các tiêu chí đánh giá NLTH của HS trường THPT Lý Nhân 111
2 Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Kết quả đánh giá định lượng NLST thông qua bài kiểm tra HS trong dạy học Hóa học 12 THPT 105 Biểu đồ 3.2 Kết quả đánh giá định lượng NLST thông qua bảng kiểm quan sát
về các tiêu chí đánh giá NLST của HS trường THPT Lý Nhân 106 Biểu đồ 3.3 Kết quả đánh giá định lượng NLTH thông qua bài kiểm tra của HS trong dạy học Hóa học 12 THPT 110
Biểu đồ 3.4 Kết quả đánh giá định lượng NLTH thông qua bảng kiểm quan sát vềcác tiêu chí đánh giá NLTH của HS trường THPT Lý Nhân 111
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tếtri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của cácnền giáo dục trên thế giới Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi nhanh và phứctạp, giáo dục Việt Nam cũng đứng trước những thời cơ và thách thức mới trong xuthế hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ Trong chiến lược phát
triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 của thủ tướng chính phủ có ghi rõ: “Tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và TT trong dạy và học…” [14].
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánhgiá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của người học Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã xác định:
“Đổi mới hình thức, phương pháp thi và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kì, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”.
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lýthuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới đồng bộ phương pháp dạyhọc, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “ Đổi mới nội dung, phương
pháp kiểm tra - đánh giá trong dạy học phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và sắt - Hóa học 12 THPT nhằm đánh giá một số năng lực của học sinh”.
2 Lịch sử nghiên cứu
Ở nước ta hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển năng lực
và năng lực sáng tạo của học sinh (HS) ở trường trung học phổ thông (THPT) thôngqua dạy học Hóa học điển hình như:
Trang 121 Trần Thị Thu Huệ (2011): “Phát triển một số năng lực của HS THPT thông
qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học hóa vô cơ”, Luận án tiến sĩ,
Viện khoa học giáo dục Việt Nam
2 Nguyễn Thị Hồng Gấm (2012): “Phát triển năng lực sáng tạo cho sinh
viên thông qua dạy học Hóa vô cơ và Lí luận - phương pháp dạy học hóa học ở trường cao đẳng sư phạm”, Luận án tiến sĩ, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
3 Phạm Thị Bích Đào (2015): “Phát triển năng lực sáng tạo cho HS trung
học phổ thông trong dạy học hóa học hữu cơ chương trình nâng cao”, Luận án tiến
sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội
Về vấn đề kiểm tra - đánh giá năng lực của HS thông qua dạy học Hóa họcgần đây đã có một số luận văn thạc sĩ như:
1 Nguyễn Xuân Tài (2013): “Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra đánh
giá trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho HS ở trường THPT”, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội
2 Lê Đức Duy (2014): “Nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá một số
năng lực của HS thông qua dạy học Hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông”,
Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội
3 Nguyễn Thị Nguyệt Mai (2015): “Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm
tra đánh giá một số năng lực của HS trong dạy học phần hiđrocacbon – Hóa học
11 trường THPT”, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
4 Nguyễn Thị Thương (2015): “Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra
đánh giá một số năng lực của HS trong dạy học hóa học vô cơ lớp 11 trường THPT”, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
Tuy nhiên, chưa thấy có công trình nghiên cứu về vấn đề này trong dạy họcphần kim loại ở lớp 12 THPT Như vậy, việc lựa chọn đề tài của chúng tôi là cầnthiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đổi mới phương pháp dạy học,kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường THPT
Trang 134 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung, phương pháp kiểm tra - đánh giá trong
dạy học phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và sắt - Hóa học 12 THPT
nhằm đánh giá một số năng lực của HS
5 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được bộ công cụ và hệ thống đề kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ
năng, năng lực về phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và sắt - Hóa học 12 với
chất lượng tốt và nếu sử dụng thường xuyên, khoa học thì sẽ kích thích được hứng thúhọc tập, khả năng tự học của học sinh, góp phần đánh giá được một số năng lực của
HS, qua đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hoá học ở trường THPT
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc kiểm tra đánh giá và sử dụng các công cụđánh giá một số năng lực của HS như: năng lực sáng tạo, năng lực tự học thông quaviệc dạy học môn Hóa học
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về tình hình kiểm tra đánh giá môn Hóa học
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để bước đầu kiểm nghiệm tính khoa học vàtính khả thi, hiệu quả của việc vận dụng trong thực tiễn dạy học Hoá học ở trườngphổ thông những nội dung đã đề xuất trong luận văn
7 Phạm vi nghiên cứu
- Xây dựng bộ công cụ và thiết kế các đề kiểm tra phần kim loại kiềm, kim
loại kiềm thổ, nhôm và sắt - Hóa học 12
- Thực nghiệm sư phạm tại 3 trường: THPT Lý Nhân, THPT Bắc Lý và THPTNam Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Trang 148 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu thu thập tổng quan các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
- Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thốnghóa, khái quát hóa,… trong nghiên cứu tổng quan các tài liệu lí luận có liên quan đãthu thập
8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, quan sát, phỏng vấn về tình hình kiểm tra đánh giá nói chung vàđánh giá năng lực HS nói riêng ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Dạy thực nghiệm sư phạm (TNSP)
8.3 Phương pháp xử lí thống kê
Sử dụng Toán học thống kê để phân tích, xử lí các kết quả TNSP
9 Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về: nội dung, phương pháp kiểm trađánh giá trong dạy học; vấn đề đánh giá một số năng lực của HS trong dạy và họcHóa vô cơ
- Đánh giá thực trạng việc kiểm tra đánh giá HS ở một số trường THPTtỉnh Hà Nam
- Xây dựng, tuyển chọn, sử dụng hệ thống đề kiểm tra và công cụ đánh giáhai năng lực của HS là năng lực sáng tạo và năng lực tự học
- Tổ chức kiểm tra thực nghiệm các đề kiểm tra và công cụ đánh giá năng lựcsáng tạo và năng lực tự học của học sinh
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và khuyến nghị, phụ lục và tài liệutham khảo thì nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá NL của HS Chương 2 Xây dựng, lựa chọn, sử dụng hệ thống đề kiểm tra và công cụ
đánh giá trong dạy học phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và sắt - Hóahọc 12 THPT nhằm đánh giá một số năng lực của HS
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
1.1 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
1.1.1 Khái niệm, mục tiêu kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực
1.1.1.1 Một số khái niệm về kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực
Kiểm tra đánh giá (KTĐG) là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học,
nhằm xác định khi kết thúc một giai đoạn trọn vẹn của một quá trình dạy học, mụcđích dạy học đã đạt tới một mức độ nào, kết quả HS đạt đến đâu so với mong muốn
Kiểm tra là theo dõi sự tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm
thu được những thông tin cần thiết cho việc đánh giá, đảm nhận ba chức năng: đánh
giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.
Đánh giá là đo lường mức độ đạt được của người học về các mục tiêu và
nhiệm vụ của quá trình dạy học Mô tả một cách định tính và định lượng: tính đúngđắn, tính chính xác, tính vững chắc của kiến thức, tính đầy đủ, mối liên hệ của kiếnthức với đời sống, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu,khả năng diễn đạt bằng lời nói, bằng văn viết, bằng chính chuyên môn của ngườiviết,…và thái độ của người học trên cơ sở phân tích các thông tin phản hồi từ việcquan sát, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, đối chiếu với
các chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến, mong muốn đạt được của môn học Đánh giá với hai
chức năng cơ bản là: xác nhận và điều khiển Xác nhận đòi hỏi độ tin cậy, điều
khiển đòi hỏi tính hiệu lực, phát hiện và điều chỉnh lệch lạc để từ đó đề ra được biệnpháp xử lí [4]
Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng
đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn Xét về bản chất thì không
có mâu thuẫn giữa hai cách đánh giá: đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ
Trang 16năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiếnthức, kĩ năng [2].
1.1.1.2 Mục tiêu đánh giá năng lực
Mục tiêu đánh giá năng lực chính là đánh giá sự tiến bộ của người học để cảithiện việc học tập của bản thân Đánh giá theo mục đích này được hiểu là quá trìnhtương tác liên tục giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập Nó liên quan đếnviệc giáo viên kịp thời thu thập, phân tích, giải thích và sử dụng thông tin kiểm tra,đánh giá như là bằng chứng về sự tiến bộ của học sinh [2]
1.1.2 Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS
1.1.2.1 Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh
Mỗi cá nhân để thành công trong học tập, thành đạt trong cuộc sống cần phải
sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau Do vậy, GV phải sử dụng nhiều loại hình,công cụ khác nhau nhằm kiểm tra đánh giá được các loại năng lực khác nhau củangười học để kịp thời phản hồi, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục
Năng lực và các thành tố của nó không bất biến mà được hình thành và biếnđổi liên tục trong suốt cuộc sống của mỗi cá nhân Mỗi kết quả KTĐG chỉ là một
“lát cắt”, do vậy mà mỗi phán xét, quyết định về học sinh phải sử dụng nhiều nguồnthông tin từ các kết quả kiểm tra đánh giá [2]
1.1.2.2 Đảm bảo tính khách quan
Nguyên tắc khách quan được thực hiện trong quá trình KTĐG nhằm đảm bảosao cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố chủ quan khác.Sau đây là một số yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc khách quan:
- Phối hợp một cách hợp lý các loại hình, công cụ đánh giá khác nhau nhằmhạn chế tối đa các hạn chế của mỗi loại hình, công cụ đánh giá
- Đảm bảo môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiệncác bài tập đánh giá của học sinh
- Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá củahọc sinh có thể ảnh hưởng đến kết quả bài làm hay thực hiện hoạt động của họcsinh Các yếu tố khác đó có thể là trạng thái sức khỏe, tâm lý lúc làm bài hay thựchiện các hoạt động; ngôn ngữ diễn đạt trong bài kiểm tra; độ dài của bài kiểm tra; sự
Trang 17quen thuộc với bài kiểm tra (làm một bài kiểm tra mà trước đây học sinh đã đượclàm hoặc đã được ôn tập).
- Những phán đoán liên quan đến giá trị và quyết định về việc học tập của
HS phải được xây dựng trên các cơ sở:
+ Kết quả học tập thu thập được một cách có hệ thống trong quá trình dạyhọc, tránh những thiên kiến, những biểu hiện áp đặt chủ quan
+ Các tiêu chí đánh giá có các mức độ đạt được mô tả một cách rõ ràng.+ Sự kết hợp cân đối giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết [2]
1.1.2.3 Đảm bảo sự công bằng
Nguyên tắc công bằng trong đánh giá kết quả học tập nhằm đảm bảo rằngnhững học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiệncùng một nỗ lực trong học tập sẽ nhận được những kết quả như nhau Một số yêucầu nhằm đảm bảo tính công bằng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập là:
- Mọi HS được giao các nhiệm vụ hay bài tập vừa sức, có tính thách thức đểgiúp mỗi em có thể tích cực vận dụng, phát triển kiến thức và kỹ năng đã học
- Đề bài kiểm tra phải cho HS cơ hội để chứng tỏ khả năng áp dụng nhữngkiến thức, kỹ năng mà HS đã học vào đời sống hằng ngày và giải quyết vấn đề
- Đối với những bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin để đánh giá xếp loại
HS, GV cần phải đảm bảo rằng hình thức bài kiểm tra là không xa lạ đối với mọi
HS Mặt khác, ngôn ngữ và cách trình bày được sử dụng trong bài kiểm tra phải đơngiản, rõ ràng, phù hợp với trình độ của HS Bài kiểm tra cũng không nên chứanhững hàm ý đánh đố HS
- Đối với các bài kiểm tra kiểu thực hành hay tự luận, thang đánh giá cầnđược xây dựng cẩn thận sao cho việc chấm điểm hay xếp loại cũng như ghi nhận xétkết quả phản ánh đúng khả năng làm bài của người học [2]
1.1.2.4 Đảm bảo tính toàn diện
Đảm bảo tính toàn diện cần được thực hiện trong quá trình đánh giá kếtquả học tập của HS nhằm đảm bảo kết quả HS đạt được qua kiểm tra, phản ánhđược mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ trên bình diện lý thuyếtcũng như thực hành, ứng dụng với các mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt
Trang 18động học tập của họ Một số yêu cầu nhằm đảm bảo tính toàn diện trong đánh giákết quả học tập của HS:
- Mục tiêu đánh giá cần bao quát các kết quả học tập với những mức độnhận thức từ đơn giản đến phức tạp và các mức độ phát triển kỹ năng
- Nội dung kiểm tra đánh giá cần bao quát được các trọng tâm của chươngtrình, chủ đề, bài học mà ta muốn đánh giá
- Công cụ đánh giá cần đa dạng
- Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kỹ năngmôn học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ và tình cảm cũng như những kỹnăng xã hội [2, trang 35]
1.1.2.5 Đảm bảo tính công khai
Đánh giá phải là một tiến trình công khai Do vậy, các tiêu chí và yêu cầuđánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bài thi cần được công bố đến HS trước khi họthực hiện HS cũng cần biết cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt nhất cáctiêu chí và yêu cầu đã định Việc công khai các yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá tạođiều kiện cho học sinh có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của cácđánh giá của GV, cũng như tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn học và củabản thân Nhờ vậy, việc đảm bảo tính công khai sẽ góp phần làm cho hoạt độngkiểm tra đánh giá trong nhà trường khách quan và công bằng hơn [2, trang 35]
1.1.2.7 Đảm bảo tính phát triển
Trang 19Xét về phương diện giáo dục, có thể nói dạy học là phát triển Nói cách khác,giáo dục là quá trình giúp những cá nhân trong xã hội phát triển tiềm năng của mình
- Đánh giá hướng đến việc duy trì sự phấn đấu và tiến bộ của người học cũngnhư góp phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học
- Qua những phán đoán, nhận xét về việc học của HS, người GV nhất thiếtphải giúp các em nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản thân, nhận
ra tiềm năng của mình Nhờ vậy, thúc đẩy các em phát triển lòng tự tin, hướng phấnđấu và hình thành năng lực tự đánh giá cho HS [2, trang 36]
1.1.3 Các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá
1.1.3.1 Đánh giá quá trình (formative assessment)
Thứ nhất, đánh giá quá trình được thiết kế để phản hồi cho HS tiến bộ của họđối với việc hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ Đánh giá quá trình nhằm thuthập thông tin về việc học của học sinh trong quá trình học tập để cải thiện việc học
Thứ hai, đánh giá quá trình được thiết kế để cung cấp cho GV và HS phảnhồi hữu ích về những gì HS đã học để các hoạt động học trong tương lai có thể giúpxác định rõ hơn điểm mạnh và điểm yếu của HS để cải thiện việc học Kết quả củađánh giá quá trình sẽ gợi ý cho những bước tiếp theo của việc dạy (điều chỉnhphương pháp dạy) của GV và việc học (thay đổi phong cách học) của HS
Thứ ba, đánh giá quá trình là quá trình hai chiều giữa GV và HS nhằm tăng
cường nhận thức và phản hồi đối với việc học Việc đánh giá mang tính “hình
thành”khi phản hồi từ hoạt động học được sử dụng để điều chỉnh việc dạy cho phùhợp với nhu cầu của người học Những quá trình này có thể giúp HS kiểm soát được
Trang 20việc học của mình Mục đích của đánh giá quá trình là tăng cường việc học chứkhông phải cho điểm và phân loại HS.
Thứ tư, nhấn mạnh đánh giá quá trình để xác định xem HS đang tiến bộ đếnđâu so với chuẩn đầu ra đã qui định của chương trình, loại đánh giá này có thể kịpthời nhận được các tin tức phản hồi, kịp thời điều tiết kiểm soát nhằm thu hẹpkhoảng cách giữa quá trình dạy học và mục tiêu đặt ra Kết quả đánh giá này cầnđược sử dụng để xác định các ưu tiên trong việc hướng dẫn HS học tập và điềuchỉnh chương trình giảng dạy Theo dõi tiến độ của HS hàng ngày, hàng tuần
Thứ năm, đánh giá quá trình có thể thực hiện đơn giản, không chính thứcnhư kiểm tra sự hiểu biết tại lớp, kiểm tra bài tập ở nhà, hoặc cũng có thể là một bàikiểm tra chính thức cuối chương Cho dù ở hình thức nào, đều phải đảm bảo đolường theo chuẩn đầu ra và cung cấp cơ sở giúp GV trả lời một số câu hỏi như: Cónên giảng dạy tiếp hay dành nhiều thời gian để hướng dẫn lại? HS có thể thực hànhnhững gì đã học một cách độc lập hay cần phải hướng dẫn thêm? [2, trang 85]
1.1.3.2 Đánh giá tổng kết (summative assessment)
Đánh giá tổng kết diễn ra vào cuối học kì hoặc cuối khóa học nhằm cung cấpthông tin về kết quả học tập của HS so với mục tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn Nó
là cơ sở để phân loại, lựa chọn HS, phân phối HS vào các chương trình kiểm trathích hợp, được lên lớp hay thi lại, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp cho học sinh
và đưa ra những nhận xét tổng hợp về toàn bộ quá trình học tập của HS Tuynhiên, nó không thể góp phần vào việc cải thiện kết quả học tập của học sinh tronggiai đoạn học tập được đánh giá Tất nhiên nó vẫn có thể góp phần vào việc cungcấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến giai đoạn học tập này trong tương lai, chonhững lớp học sinh kế tiếp [2, trang 86]
1.1.3.3 Đánh giá lớp học/ Đánh giá trên lớp (classroom assessment)
* Bản chất: Đánh giá lớp học là hình thức đánh giá phổ biến hiện nay trong
các trường học và là việc tự nhiên của cả việc dạy và học Nó thường được thựchiện nhiều lần mỗi giờ học khi GV và HS đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báocáo về nhiệm vụ của họ và đưa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo Mục đíchchính của việc đánh giá lớp học, thảo luận ở đây là để giúp HS nâng cao chất lượngviệc học Các dữ liệu thu thập được và thảo luận trong quá trình đánh giá lớp học
Trang 21cũng có thể được sử dụng để truyền đạt thông tin quan trọng về các HS để các bậccha mẹ và người lớn khác có quan tâm.
* Vai trò của đánh giá lớp học: Đánh giá lớp học là hình thức đánh giá tập
trung vào quan sát và cải thiện việc học hơn là quan sát và cải thiện việc dạy Cánhân người dạy là người quyết định đánh giá cái gì, cách đánh giá và cách đáp ứnglại các thông tin thu được thông qua đánh giá
Thông qua đánh giá lớp học người học củng cố được nội dung học tập và
kỹ năng tự đánh giá, người dạy làm rõ thêm trọng tâm dạy học bằng cách tập trungvào 3 câu hỏi: Các kỹ năng và kiến thức cần thiết tôi đang cố gắng dạy là gì? Tôi cóthể phát hiện ra liệu người học có học hay không bằng cách nào? Và làm thế nào tôi
có thể giúp người học học tập tốt hơn?
Mục đích của đánh giá lớp học là cải thiện chất lượng học tập của người học,không phải cung cấp bằng chứng để đánh giá và quyết định việc lên lớp, nó cungcấp thông tin về cái gì người học đang học, học được bao nhiêu và học tốt như thếnào Vì vậy, đánh giá lớp học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ởcác trường phổ thông
* Kỹ thuật đánh giá lớp học: Để thực hiện đánh giá lớp học, GV có thể thực
hiện các bước như sau:
Bước 1: Xác định điều gì bạn muốn từ việc đánh giá lớp học (kiến thức, kỹnăng, thái độ, )
Bước 2: Lựa chọn hình thức đánh giá để thu thập thông tin phản hồi từ ngườihọc (kiểm tra, vấn đáp, thảo luận, quan sát, )
Bước 3: Giải thích mục đích của việc thu thập thông tin phản hồi cho HS vàtiến hành thu thập
Bước 4: Sau khi thu thập thông tin, đánh giá và quyết định những điều cầnthay đổi và thực hiện
Bước 5: Giải thích cho người học biết bạn đã thu được những thông tin gì và
sử dụng chúng như thế nào
* Các hình thức đánh giá lớp học:
- Đánh giá thông qua bài kiểm tra
Trang 22Đây là hình thức đánh giá hiện đang áp dụng phổ biến ở các trường phổthông ở Việt Nam Người dạy có thể đánh giá người học thông qua các bài kiểmtra 10 phút, 15 phút, 30 phút hay 45 phút Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tựluận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai để đánh giá xem người họcđang ở đâu trong quá trình dạy học, từ đó giúp đỡ, định hướng cho người học đểhọc tập tốt hơn hoặc người dạy có thể thay đổi cách dạy học để đáp ứng với trình
độ lĩnh hội của HS
Khi đánh giá dựa vào các bài kiểm tra, người dạy không chỉ căn cứ vào nộidung khoa học mà còn phải đánh giá về cách trình bày, diễn đạt, chữ viết, bố cục,
- Đánh giá thông qua quan sát
Đánh giá thông qua quan sát trong giờ học là một hình thức đánh giá rất quantrọng, nó giúp cho người dạy có cái nhìn tổng quan về thái độ, hành vi, sự tiến bộcủa các kỹ năng học tập của người học suốt cả quá trình dạy học, để từ đó có thểgiúp cho người học có thái độ học tập tích cực và tăng cường các kỹ năng học tập.Các quan sát có thể là: quan sát thái độ trong giờ học; quan sát tinh thần xây dựngbài; quan sát thái độ trong hoạt động nhóm, quan sát kỹ năng trình diễn của HS;quan sát HS thực hiện các dự án trong lớp học, quan sát một sản phẩm thực hiệntrong giờ học Muốn đánh giá HS thông qua quan sát GV cần thiết kế bảng kiểm,phiếu quan sát hoặc quan sát tự do và ghi chép lại bằng nhật ký dạy học
- Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận nhóm
GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ở nhà của HShoặc có thể đặt những câu hỏi cho HS trả lời cá nhân hay hoạt động nhóm trongquá trình dạy bài mới nhằm đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học hoặc chẩnđoán những khó khăn mà người học mắc phải nhằm cải thiện quá trình dạy, giúpngười học cải thiện việc học tập của mình
Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi và thảo luận nhóm là cơ hội để làm tăngthêm kiến thức và nâng cao sự hiểu biết của HS GV có thể sử dụng các kỹ thuậtdạy học như kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật công não, để thu được nhiều thông tinphản hồi từ HS [2, trang 88]
- Học sinh tự đánh giá
Trang 23Đây là hình thức HS tự đánh giá kiến thức, kỹ năng và mục tiêu học tập củachính mình trước, trong hoặc sau các giờ học HS có thể đánh giá kiến thức, thái độlẫn nhau trong các giờ học Để tạo điều kiện cho HS tự đánh giá GV có thể sử dụngbài kiểm tra, xây dựng bảng hỏi hoặc giao cho HS các bài tập tự đánh giá, bài báocáo/dự án và thiết kế bảng kiểm kèm theo.
- Đánh giá dựa vào một số kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác
Sau khi dạy xong một bài/nội dung, GV có thể thu nhận thông tin phản hồibằng cách:
+ Đề nghị HS trả lời vào giấy hai câu hỏi: nội dung (kỹ năng) quan trọng nhấtbạn đã học được là gì? Điều gì chưa hiểu trong bài? Với việc trả lời hai câu hỏi này
đã gợi ra được cho GV những gì người học đã học được và những gì họ chưa họcđược để hướng dẫn thêm
+ Yêu cầu HS thiết kế lược đồ tư duy hoặc bản đồ khái niệm về nội dung bàihọc trước hoặc sau khi học Qua đó, GV có thể biết được HS đã có kiến thức gì vànhững gì chưa biết hoặc chưa được học và HS biết cách hệ thống hóa kiến thức.+ Yêu cầu HS tóm tắt các kiến thức vừa học bằng một số ít câu giới hạn
+ Yêu cầu mỗi HS đều viết câu trả lời ngắn cho câu hỏi: kiến thức vừa học cóthể được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?
+ Yêu cầu HS đặt câu hỏi về một nội dung nhất định và đưa ra câu trả lời chonội dung đó [2]
1.2 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH LÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA DẠY-HỌC HÓA HỌC
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.2.1 Khái niệm năng lực
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La Tinh “competenia” có nghĩa làgặp gỡ Ngày nay, khái niện năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa
- Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tốnhư tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệmđạo đức
- Năng lực gồm những kĩ năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thểnhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội
Trang 24và khả năng vận dụng các cách giải quyêt vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệuquả trong những tình huống linh hoạt (Weinert 2001).
- Năng lực là một tập hợp các kiến thức kĩ năng và thái độ phù hợp với mộthoạt động thực tiễn (Barnett, 1992)
- Năng lực là biết sử dụng các kiến thức và các kĩ năng trong một tình huống
Như vậy, Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các
hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay
cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở sự hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo
và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động [1]
1.2.2 Một số năng lực cần có của học sinh THPT
Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [2] có chỉ rõ:chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam sau 2015 sẽ được cấu trúc yheo địnhhướng phát triển năng lực, nhằm hình thành và phát triển các năng lực chung vànăng lực đặc thù môn học cho HS
b) Lập kế hoạch và
thực hiện cách học
Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thànhcách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phùhợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo
sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp
Trang 25với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chépthông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi choviệc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn
2 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
a) Phát hiện và làm
rõ vấn đề
Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống;phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập,trong cuộc sống
b) Đề xuất, lựa chọn
giải pháp
Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đềxuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề;lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất
c) Thực hiện và
đánh giá giải pháp
giải quyết vấn đề
Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm
về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh vàvận dụng trong bối cảnh mới
d) Nhận ra ý tưởng
mới
Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ cácnguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độclập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.e) Hình thành và
triển khai ý tưởng
mới
Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suynghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ýtưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiêncứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh;đánh giá rủi ro và có dự phòng
g) Tư duy độc lập Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận
thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giávấn đề; quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục;sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề
3 Năng lực thẩm mĩ
a) Nhận ra cái đẹp Đánh giá được giá trị cơ bản, phổ biến của văn hoá, tryền thống
và đạo đức Việt Nam, giá trị nhân văn cơ bản của nhân loại
Trang 26b) Diễn tả, giao lưu
thẩm mỹ
Phân tích, đánh giá được tính thẩm mỹ, giá trị vật liệu, giá trịvăn hoá của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên,đời sống xã hội và nghệ thuật
c) Tạo ra cái đẹp Đề xuất được ý tưởng, sáng tạo được các sản phẩm có tính
thẩm mĩ mang dấu ấn cá nhân
c) Nâng cao sức
khoẻ tinh thần
Biết cải thiện các mối quan hệ để đem lại niềm vui, hạnhphúc cho bản thân và mọi người; hài hoà các hoạt động họctập, lao động, giải trí; tinh thần thoải mái; tham gia tích cựccác hoạt động xã hội
5 Năng lực giao tiếp
a) Sử dụng tiếng
Việt
- Đọc lưu loát, đúng ngữ điệu và biết thay đổi theo đặc điểmvăn bản và mục đích giao tiếp; đọc hiểu các văn bản phứctạp trong chương trình học và đời sống, phù hợp với tâm lílứa tuổi; phản hồi một cách tích cực và hiệu quả những nộidung đã đọc; luôn có ý thức tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc…
- Viết đúng và sáng tạo các dạng văn bản phức tạp về cácchủ đề học tập và đời sống (kết hợp có hiệu quả ngôn ngữ vớihình ảnh, đồ thị minh họa); biết tóm tắt nội dung của nhữngvăn bản phức tạp; trình bày một cách thuyết phục quan điểmcủa cá nhân, có tính đến quan điểm của người khác…
- Có vốn từ vựng phong phú; sử dụng linh hoạt và có hiệu
Trang 27quả các kiểu câu khác nhau; nói rõ ràng, mạch lạc, chính xác,
tự tin và đúng ngữ điệu; thuyết trình được nội dung chủ đềthuộc chương trình học tập; biết trình bày và bảo vệ quanđiểm của cá nhân một cách chặt chẽ, có sức thuyết phục; kếthợp một cách hiệu quả lời nói với động tác cơ thể và cácphương tiện hỗ trợ khác…
- Nghe hiểu và chắt lọc được thông tin quan trọng, bổ ích từcác bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận,tranh luận phức tạp; có thái độ tích cực trong khi nghe; cóphản hồi linh hoạt và phù hợp…
6 Năng lực hợp tác
a) Xác định mục
đích và phương thức
hợp tác
Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề
do bản thân và những người khác đề xuất; lựa chọn hình thứclàm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.b) Xác định trách
d) Tổ chức và
thuyết phục người
Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và
cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; khiêm tốn tiếp thu
Trang 28khác sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác.e) Đánh giá hoạt
động hợp tác
Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm để tổng kết kết quảđạt được; đánh giá mức độ đạt mục đích của cá nhân và củanhóm và rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từngngười trong nhóm
b) Sử dụng ngôn
ngữ toán
Sử dụng hiệu quảcác thuật ngữ, ký hiệu toán học, tính chất các số
và tính chất của các hình hình học; sử dụng được thống kê toán
để giải quyết vấn đề nảy sinh trong bối cảnh thực; hình dung và
vẽ được hình dạng các đối tượng trong môi trường xung quanh,hiểu tính chất cơ bản của chúng; mô hình hoá toán học được một
số vấn đề thường gặp; vận dụng được các bài toán tối ưu tronghọc tập và trong cuộc sống; sử dụng được một số yếu tố của logichình thức trong học tập và trong cuộc sống
c) Sử dụng công cụ
tính toán
Sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay với chức năng tính toántương đối phức tạp; sử dụng được một số phần mềm tính toán
và thống kê trong học tập và trong cuộc sống
8 Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
a) Sử dụng và quản
lý các phương tiện,
công cụ của công
nghệ kỹ thuật số
Biết lựa chọn và sử dụng hiệu quả một số thiết bị, phần mềm
và dịch vụ hệ thống ICT thông dụng; biết tổ chức và lưu trữ
dữ liệu dưới các dạng thức khác nhau một cách an toàn vàbảo mật
c) Phát hiện và giải
quyết vấn đề trong
Xác định được tiêu chí đánh giá độ tin cậy, lựa chọn thôngtin; sử dụng được kỹ thuật tìm kiếm nâng cao, kỹ thuật tổ
Trang 29môi trường công
nghệ tri thức
chức, lưu trữ thông tin hỗ trợ quá trình tìm giải pháp phù hợpnhất; sử dụng được công cụ ICT để xử lý thông tin, hìnhthành ý tưởng mới, lập kế hoạch giải quyết vấn đề; biết cách
tổ chức dữ liệu cơ bản trong chuyển giao thuật toán cho máytính và tạo được sản phẩm đơn giản trong việc chuyển giaocho máy tính giải quyết vấn đề
vụ đào tạo và kiểm tra đánh giá hiện đại trong môi trường số hoá.e) Giao tiếp, hòa
nhập, hợp tác qua
môi trường ICT
Chủ động lựa chọn và sử dụng các công cụ ICT một cách hệthống, hiệu quả và an toàn để chia sẻ, trao đổi thông tin, mởmang tri thức và tạo sản phẩm hữu ích; lựa chọn được cácquy tắc giao tiếp thích hợp cho các công cụ truyền thông khácnhau khi hợp tác với các đối tượng khác nhau; biết các rủi ro
có thể có trong giao tiếp và hợp tác liên quan đến sử dụngmôi trường ICT, thiết lập được các biện pháp an ninh thíchhợp
1.2.2.2 Năng lực chuyên biệt
Mục tiêu chung của việc dạy học môn Hóa học trong nhà trường phổ thông
là HS tiếp thu kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các đốitượng Hóa học quan trọng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việc hiểu cáckhái niệm cơ bản của Hóa học, về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lạigiữa công nghệ hoá học, môi trường, con người và các ứng dụng của chúng trong tựnhiên và kĩ thuật Qua đó, hình thành và phát triển nhân cách của một công dân;phát triển các tiềm năng, các năng lực sẵn có và các năng lực chuyên biệt về môn
hóa học như: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực thực hành hoá học,
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống [2].
Bảng 1.2 Bảng mô tả các biểu hiện các năng lực chuyên biệt bộ môn Hóa học
Trang 30- Năng lực sử dụngthuật ngữ hóa học.
- Năng lực sử dụngdanh pháp
a) Nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữhóa học, danh pháp hóa học và các biểutượng hóa học (kí hiệu, hình vẽ, mô hình cấutrúc phân tử các chất, liên kết hóa học…)b) Viết và biểu diễn đúng công thức hóa học củacác hợp chất vô cơ và hữu cơ, các dạng côngthức (công thức phân tử, công thức cấu tạo, côngthức lập thể…), đồng đẳng, đồng phân,
c) Hiểu và rút ra được các quy tắc đọc tên
và đọc đúng tên theo các danh pháp khácnhau đối với các hợp chất hữu cơ
d) Trình bày được các thuật ngữ hóa học,danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa củachúng
e) Vận dụng ngôn ngữ hóa học trong cáctình huống mới
2 Năng lực
thực hành
hóa học
- Năng lực tiến hànhthí nghiệm, sử dụng
TN an toàn
- Năng lực quan sát,
mô tả, giải thích cáchiện tượng TN và rút rakết luận
- Năng lực xử lýthông tin liên quan đếnTN
- Hiểu và thực hiện đúng nội quy, quy tắc antoàn PTN
- Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ vàhóa chất để làm TN
- Hiểu được tác dụng và cấu tạo của các dụng
cụ và hóa chất cần thiết để làm TN
- Lựa chọn các dụng cụ và hóa chất cần thiếtchuẩn bị cho các TN
- Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN,hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biếtphân tích sự đúng sai trong cách lắp
- Tiến hành độc lập một số TN hóa học đơngiản
- Tiến hành có sự hỗ trợ của giáo viên một sốthí nghiệm hóa học phức tạp
Trang 31- Biết cách quan sát, nhận ra được các hiệntượng TN.
- Mô tả chính xác các hiện tượng TN
- Giải thích một cách khoa học các hiệntượng thí nghiệm đã xảy ra, viết được cácPTHH và rút ra những kết luận cần thiết
3 Năng lực
tính toán
- Tính toán theo khốilượng chất tham gia vàtạo thành sau phản ứng
- Tính toán theo sốmol
- Tìm ra được mốiquan hệ và thiết lậpđược mối quan hệ giữakiến thức hóa học vớicác phép toán học
a) Vận dụng được thành thạo phương phápbảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn điệntích, bảo toàn electron ) trong việc tínhtoán giải các bài toán hóa học
b) Xác định mối tương quan giữa các chấthóa học tham gia vào phản ứng với các thuậttoán để giải được với các dạng bài toán hóahọc đơn giản
c) Sử dụng được thành thạo phương pháp đại
số trong toán học và mối liên hệ với các kiếnthức hóa học để giải các bài toán hóa học.d) Sử dụng hiệu quả các thuật toán để biệnluận và tính toán các dạng bài toán hóa học
và áp dụng trong các tình huống thực tiễn
và nêu được tình huống
có vấn đề trong học tậpmôn hóa học
a) Phân tích được tình huống trong học tập,trong cuộc sống; Phát hiện và nêu được tìnhhuống có vấn đề trong học tập, trongcuộc sống
b) Xác định được vàbiết tìm hiểu các thôngtin liên quan đến vấn
đề phát hiện trong các
b) Thu thập và làm rõ các thông tin có liênquan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đềhóa học
Trang 32đề đơn giản.
-Thực hiện được kếhoạch đã đề ra có sự hỗtrợ của GV
c) Đề xuất được giả thuyết khoa học khácnhau
- Lập được kế hoạch để giải quyết vấn đề đặt
ra trên cơ sở biết kết hợp các thao tác tư duy
và các PP phán đoán, tự phân tích, tự giảiquyết đúng với những vấn đề mới
- Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặchợp tác trong nhóm
d) Thực hiện giải phápgiải quyết vấn đề Đưa
ra kết luận chính xác vàngắn gọn nhất
d) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyếtvấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trìnhgiải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụngtrong tình huống mới
a) Có năng lực hệ thống hóa kiến thức, phânloại kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nộidung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học
đó Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựachọn kiến thức một cách phù hợp với mỗihiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trongcuộc sống, tự nhiên và xã hội
b) Năng lực phân tíchtổng hợp các kiến thứchóa học vận dụng vàocuộc sống thực tiễn
b) Định hướng được các kiến thức hóa họcmột cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thứchóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến thứchóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực
gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên
và xã hội
c) Năng lực phát hiệncác nội dung kiến thứchóa học được ứng dụngtrong các vấn để các
c) Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng củahóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt,
y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sảnxuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường
Trang 33lĩnh vực khác nhaud) Năng lực phát hiệncác vấn đề trong thựctiễn và sử dụng kiếnthức hóa học để giảithích.
d) Tìm mối liên hệ và giải thích được cáchiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụngcủa hóa học trong cuộc sống và trong cáclính vực đã nêu trên dựa vào các kiến thứchóa học và các kiến thức liên môn khác.e) Năng lực độc lập
sáng tạo trong việc xử
lý các vấn đề thực tiễn
e) Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp,cách thức giải quyết vấn đề Có năng lựchiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đềhóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn vàbước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học
để giải quyết các vấn đề đó
1.2.3 Sự cần thiết phải đánh giá năng lực của học sinh
Đào tạo theo hướng phát triển năng lực của người học đã và đang trở thànhmột xu thế tất yếu trong giáo dục trên thế giới và ở nước ta Xu hướng chung của
dạy học hiện đại là chuyển từ “tập trung kiến thức” sang “tập trung năng lực”.
Việc chú trọng tới phát triển năng lực, kĩ năng sống cho HS trong khi thời lượnghọc tập ở nhà trường không tăng, đòi hỏi nhà trường phải giảm thời lượng dành chotruyền thụ kiến thức, tăng thời gian để người học tự hoạt động tự lực, sáng tạo, nhờvậy giúp cho các em phát triển được các năng lực học tập và làm việc
Năng lực là thành tố quan trọng nhất trong mục tiêu đào tạo của nhà trườngtrong thời kì mới Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn trong hai cách đánh giá:đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng mà đánh giá năng lực được coi làbước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức kĩ năng Để chứng minh ngườihọc có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đềtrong tình huống, bối cảnh thực hiện Khi đó người học vừa phải vận dụng nhữngkiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải vận dụng những kinh nghiệmcủa bản thân thu được từ những trải nghiệm từ bên ngoài nhà trường (trong giađình, cộng đồng và xã hội) Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụtrong bối cảnh thực, đã đồng thời đánh giá được khả năng nhận thức, kĩ năng thực
Trang 34hiện và những giá trị, tình cảm của người học, chứ không chỉ đánh giá kiến thức, kĩnăng riêng rẽ.
Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trìnhgiáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng bởi năng lực là sự tổng hòa, kếttinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức… được hìnhthành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của mộtcon người
Thang đo trong đánh giá năng lực được quy chuẩn theo mức độ phát triểnnăng lực của người học, chứ không quy chuẩn theo việc người đó có đạt hay khôngmột nội dung đã học Do đó, đánh giá năng lực tập trung vào mục tiêu đánh giá sựtiến bộ người học so với chính họ hơn là mục tiêu đánh giá, xếp hạng giữa nhữngngười học với nhau Bên cạnh đó, HS cùng một lứa tuổi, học cùng một chương trìnhgiáo dục nhưng cũng có thể đạt được những năng lực hoàn toàn khác nhau Một bộphận đạt mức năng lực thấp, bộ phận khác đạt mức năng lực phù hợp và số còn lạiđạt mức năng lực cao hơn so với lứa tuổi Điều này đánh giá theo kiến thức, kĩ năngđơn lẻ không giải quyết được
Cách phân tích, xử lí kết quả của hai hình thức đánh giá này cũng có phầnkhác biệt Trong đánh giá kiến thức, kĩ năng, HS cần đạt được nhiều đơn vị kiếnthức, kĩ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn, tức là kết quả đánh giá phụthuộc vào số lượng nhiệm vụ đã hoàn thành Còn trong đánh giá năng lực, HS giảiquyết được nhiệm vụ càng khó và phức tạp hơn thì sẽ được coi là có năng lực caohơn, tức là kết quả đánh giá phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ đã hoàn thành
Dưới đây là bảng tổng hợp các dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá nănglực và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học [2]
Bảng 1.3 So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học
2 Ngữ cảnh
đánh giá
Gắn với ngữ cảnh học tập và thựctiễn cuộc sống của HS
Gắn với nội dung học tập đượchọc trong nhà trường
Trang 353 Nội dung
đánh giá
- Những kiến thức kĩ năng, thái độđược học trong nhà trường vàkinh nghiệm, trải nghiệm của bảnthân HS bên ngoài nhà trường
- Quy chuẩn theo các mức độ pháttriển NL của người học
- Những kiến thức, kĩ năng, thái
độ ở một môn học
- Quy chuẩn theo việc người học
có đạt được hay không một nộidung đã được học
4 Thời điểm
đánh giá
Đánh giá mọi thời điểm của quátrình dạy học, chú trọng đến đánhgiá trong khi học
Thường diễn ra ở những thờiđiểm nhất định trong quá trìnhdạy học, đặc biệt là trước và saukhi dạy
6 Kết quả
đánh giá
- NL người học phụ thuộc vào độkhó của nhiêm vụ hoặc bài tập đãhoàn thành
- Thực hiện được nhiệm vụ càngkhó, càng phức tạp hơn sẽ đượccoi là có NL cao hơn
- NL người học phụ thuộc vào sốlượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bàitập đã hoàn thành
- Càng đạt được nhiều đơn vịkiến thức, kĩ năng thì càng đượccoi là có NL cao hơn
1.2.4 Một số công cụ đánh giá năng lực của học sinh
Trong dạy học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định kếtquả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời nhận định kếtquả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy Thông qua việc đánh giá,
HS không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tựđiều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp Một số công cụ đánh giá năng lựccủa HS là [2]:
1.2.4.1 Đánh giá qua quan sát
* Khái niệm: Quan sát là sự tri giác (mắt thấy, tai nghe) và ghi chép lại mọi
yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm
mô tả, phân tích nhận định và đánh giá về trường học, môi trường, văn hóa và sự
Trang 36tương tác giữa con người với nhau Trong quá trình dạy học, đó là quan sát sự tươngtác giữa học sinh với học sinh và học sinh với giáo viên.
Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động
cơ, hành vi, kĩ năng thực hành, kĩ năng nhận thức, chẳng hạn như cách giải quyếtvấn đề trong một tình huống cụ thể
* Quan sát được sử dụng khi:
+ Cần cung cấp thông tin định tính để bổ sung cho các thông tin định lượngtrong điều tra, thu thập minh chứng để đánh giá các tiêu chí
+ Muốn biết năng lực của học sinh, giáo viên
+ Muốn biết hiệu quả học tập của các trang thiết bị dạy học
* Quy trình thực hiện đánh giá qua quan sát:
Bước 1 (chuẩn bị): Xác định mục đích, xác định cách thức thu thập thông tin
từ phía HS (trọng điểm cần quan sát, thang đánh giá, phương tiện kĩ thuật…)
Bước 2 (quan sát, ghi biên bản): Quan sát những gì, cách thức quan sát, ghichép những gì, ghi như thế nào…
Bước 3 (đánh giá): Cách thức phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyếtđịnh… [1, trang 182]
1.2.4.2 Đánh giá qua hồ sơ
* Khái niệm: Hồ sơ học tập là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của HS,
trong đó HS tự đánh giá bản thân mình, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thíchcủa mình, tự ghi lại kết quả học tập trong quá trình học tập, tự đánh giá, đối chiếuvới mục tiêu học tập đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, tìm nguyênnhân và cách khắc phục trong thời gian tới …
* Ý nghĩa: Hồ sơ học tập quan trọng với mỗi HS, là không gian cho sự sáng
tạo và tìm hiểu về bản thân; khuyến khích say mê học tập, tự đánh giá Hồ sơ họctập là một định hướng học sâu và học tập lâu dài Hồ sơ học tập thúc đẩy HS chútâm vào việc học của bản thân, yêu thích và có trách nhiệm với nhiệm vụ học tậpqua việc nhìn thấy khả năng học tập “tiềm ẩn” của bản thân
- Hồ sơ học tập là cầu nối giữa HS – GV, HS – HS, HS – GV – cha mẹ HS
* Các loại hồ sơ học tập:
Trang 37- Hồ sơ tiến bộ: hồ sơ bao gồm những bài tập, các sản phẩm HS thực hiện
trong quá trình học và thông qua đó GV và HS đánh giá được sự tiến bộ của HS
- Hồ sơ quá trình: Là hồ sơ tự theo dõi quá trình học tập của mỗi HS, học
sịnh ghi lại những gì mình đã học được hoặc chưa học được về kiến thức, kĩ năng,thái độ, của các môn học và xác định cách điều chỉnh như điều chỉnh cách học, cầnđầu tư thêm thời gian, cần sự hỗ trợ của GV hay các bạn trong nhóm,… nhìn lại quátrình làm việc là hết sức quan trọng để tự đánh giá bản thân và điều chỉnh cách học
- Hồ sơ mục tiêu: HS tự xây dựng nội dung mục tiêu học tập cho mình trên
cơ sở tự đánh giá được năng lực cho bản thân
- Hồ sơ thành tích: HS tự đánh giá về các thành tích học tập nổi trội của
mình trong quá trình học Thông qua các thành tích học tập HS tự khám phá bảnthân về những năng lực tiềm ẩn của mình như: tự phát hiện mình có khả năng, năngkhiếu về mặt nào đó… HS tự tin và tự hào về chính bản thân mình đồng thời xácđịnh được hướng duy trì và phát triển năng lực tiềm ẩn trong giai đoạn tiếp theo
* Quy trình đánh giá qua hồ sơ:
- Bước 1: Trao đổi với đồng nghiệp về các sản phẩm yêu cầu HS thực hiện
để lưu trữ trong hồ sơ
- Bước 2: Cung cấp cho HS một số mẫu, ví dụ về hồ sơ học tập để HS biết
cách xây dựng hồ sơ học tập cho mình
- Bước 3: Tổ chức HS thực hiện các hoạt động học tập.
- Bước 4: Trong quá trình diễn ra hoạt động học tập, GV tác động hợp lí, kịp
thời bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý, khuyến khích giảng giải hay bổ sung các thiết bịhọc tập cần thiết
- Bước 5: HS thu thập các sản phẩm học tập: bài báo cáo, các tài liệu, tranh
vẽ,… để chứng minh cho kết quả học tập của mình trong hồ sơ học tập
- Bước 6: HS đánh giá hoạt động và mức độ đạt được của mình qua hồ sơ từ
đó có những điểu chỉnh hoạt động học [1, trang 188]
1.2.4.3 Đánh giá qua bài kiểm tra kiến thức
* Khái niệm: Bài kiểm tra là một phép lượng giá cụ thể mức độ, khả năng thể
hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người
* Phân loại: Đánh giá qua các bài kiểm tra được chia thành ba loại:
- Quan sát: đánh giá các thao tác, hành vi, kĩ năng thực hành, nhận thức của HS
Trang 38- Kiểm tra vấn đáp: có tác dụng đánh giá khả năng, đáp ứng câu hỏi đượcnêu trong một tình huống.
- Bài viết: Kiểm tra một lúc được nhiều HS, giúp đánh giá HS ở trình độ cao,câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm
* Kĩ năng đánh giá thông qua bài kiểm tra: Để thực hiện đánh giá được sâu
sắc, GV có thể áp dụng các bước như sau:
Bước 1: Cho HS làm bài kiểm tra.
Bước 2: GV công bố đáp án cho đề kiểm tra.
Bước 3: GV yêu cầu HS tự chấm bài làm của mình.
Bước 4: GV chấm bài của HS và đánh giá.
Bước 5: GV trả bài cho HS.
1.2.4.4 Đánh giá qua phiếu hỏi
* Khái niệm: Phiếu hỏi là một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn theo
những nội dung xác định Người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thờigian xác định
* Hình thức câu hỏi trong kiểm tra bằng phiếu hỏi:
+ Câu hỏi đóng: Là hình thức người điều tra đưa ra các câu hỏi cùng với
các phương án trả lời, theo đó người được hỏi sẽ chọn một hoặc nhiều phương ántrả lời
+ Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi trong đó chỉ nêu câu hỏi không có câu trả lời
sẵn, bắt buộc người hỏi phải trả lời bằng ngôn ngữ của mình
1.2.4.5 Đánh giá qua phiếu học tập
* Khái niệm: Phiếu học tập là tờ giấy rời trên đó có ghi câu hỏi bài tập hoặcnhiệm vụ giao cho HS kèm theo các gợi ý và hướng dẫn, dựa vào đó HS thể hiện, từ
đó giúp HS thể hiện và bổ sung kiến thức
* Các bước thiết kế phiếu học tập:
Bước 1: Xác định trường hợp cụ thể của việc sử dụng phiếu học tập
Bước 2: Xây dựng nội dung phiếu học tập: cách trình bày nội dung phiếu vàhình thức thể hiện trong phiếu
Bước 3: Viết phiếu (các yêu cầu thông tin trên phiếu phải rõ ràng, ngắn, dễ hiểu)
1.2.4.6 Đánh giá qua bài tập nghiên cứu
Trang 39* Định nghĩa: Bài tập nghiên cứu là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa
học do một hoặc một nhóm người thực hiện được sử dụng trong quá trình học tập,kết thúc có nhận xét đánh giá
* GV đánh giá những gì? Cần đánh giá xem HS tích cực, độc lập tìm tòi tri
thức, vận dụng tri thức Bài tập nghiên cứu có kết quả như thế nào thể hiện ở sản phẩm
1.2.4.7 Đánh giá qua các xemina
* Định nghĩa: Xemina là một trong những dạng bài tập tình huống cơ bản tổ
chức để sinh viên thảo luận những thông báo, báo cáo nghiên cứu khoa học mà họ
đã làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giáo sư, chuyên gia đưa ra
* Mục tiêu đánh giá: Có thể đánh giá phẩm chất và năng lực gì của HS GV
đánh giá nội dung xemina đã được quy định xem việc chuẩn bị của HS về tài liệu,phương tiện, phương pháp được sử dụng của HS (thuyết trình, vấn đáp, cách đặt câuhỏi, ) Qua đó GV đánh giá được kết quả làm việc và thái độ làm việc của HS
1.2.4.8 Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
* Khái niệm: Tự đánh giá là một hình thức đánh giá mà HS tự liên hệ nhiệm
vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học tập HS sẽ học cách đánh giá các
nỗ lực và tiến bộ của bản thân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thayđổi để hoàn thiện bản thân
Đánh giá đồng đẳng là một quá trình trong đó các nhóm HS cùng độ tuổi hoặccùng lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau Một HS sẽ theo dõi bạn học của mình trongsuốt quá trình học và do đó sẽ biết thêm các kiến thức cụ thể về công việc của mình khiđối chiếu với GV Phương pháp đánh giá này có thể được dùng như một biện phápđánh giá kết quả, nhưng chủ yếu được dùng để hỗ trợ HS trong quá trình học
* Lợi ích của tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
HS có thể nhìn lại bằng chứng của quá trình học tập, giúp HS hình tượng hóaquá trình học của bản thân và của người khác HS có thể nhìn lại quá trình qua cáctiêu chí đánh giá, nhìn lại phần việc đã thực hiện, quyết định xem mức độ hoànthành công việc của mình đã đạt yêu cầu chưa HS trở nên có ý thức hơn trong quátrình học của bản thân Kết quả là kiến thức sẽ được tổ chức có hệ thống hơn và dễtiếp cận hơn HS có ý thức rõ ràng hơn về điểm mạnh, điểm yếu và học cách tiến bộ
Trang 40trong giai đoạn sau Tự đánh giá đòi hỏi mức độ trách nhiệm và sáng kiến cao hơnđối với HS, làm tăng mức độ tham gia của các em [1].
Đánh giá đồng đẳng cho phép HS tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập
và đánh giá Đánh giá đồng đẳng không chỉ cung cấp thông tin về kết quả HS saukhi được đánh giá, mà còn phản ánh được năng lực của người đánh giá về sự trungthực và sáng tạo, linh hoạt, trí tưởng tượng, sự đồng cảm,… Đánh giá đồng đẳng tạothêm động lực cho các em: các em sẽ học cách để học kiến thức mới, chứ không chỉtập trung vào vấn đề điểm số cao Đánh giá đồng đẳng giúp việc học diễn ra mộtcách sâu hơn
Cả người đánh giá và người được đánh giá đều được hưởng lợi từ việc pháttriển các kĩ năng quan hệ liên nhân, trách nhiệm, tính tự chủ và khả năng giải quyếtvấn đề Các kĩ năng xã hội cũng đồng thời được xác định và phát triển dễ dàng hơn.Bởi vì thông qua hình thức làm việc nhóm, HS sẽ học được cách đóng góp hiệu quảcho thành công của nhóm Áp dụng đánh giá đồng đẳng là một bước quan trọng để
HS tiến dần đến kĩ năng tự đánh giá bản thân
Khi so sánh đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá, HS có xu hướng cho điểmbản thân cao hơn điểm do bạn cùng lớp đánh giá Do đó, nên kết hợp giữa đánh giáđồng đẳng, tự đánh giá và đánh giá hợp tác [1]
1.2.5 Kỹ năng thiết kế một số công cụ đánh giá
1.2.5.1 Kỹ năng thiết kế câu hỏi, bài tập
- GV cần nắm vững và vận dụng quy trình đặt câu hỏi gồm 5 bước bao gồm:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
Bước 2: Phân tích nội dung bài học.
Bước 3: Xác định các kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi.
Bước 4: Diễn đạt nội dung kiến thức thành câu hỏi.
Bước 5: Lựa chọn, sắp xếp câu hỏi thành hệ thống phù hợp với mục đích dạy học.
- Hiểu biết về nguyên tắc, quy trình thiết kế câu hỏi tự luận, câu hỏi trắcnghiệm khách quan và vận dụng để thiết kế câu hỏi
- Hiểu rõ và có khả năng vận dụng để đặt câu hỏi theo thang phân loại nhận thức