Khống chế mùi hôi

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu chất thải cho khu công nghiệp dịch vụ thủy sản đà nẵng (Trang 48 - 49)

C Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4.3.1 Khống chế mùi hôi

Mùi hôi lan tỏa trong khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng xuất phát từ các nguồn: quá trình thu mua nguyên liệu, lưu trữ nguyên liệu của các doanh nghiệp; hoạt động của vi sinh vật trong các công trình yếm khí, hiếu khí, bùn thải của hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cống rãnh; chất thải rắn.

Bản chất chính xác của những mùi này là sự phân hủy sinh vật biển, sự sinh trưởng của vi sinh vật gây mùi và những điều kiện môi trường mà trong đó xảy ra sự phân hủy.

Tuy rằng các mùi khó quản lý, nhưng những nguyên tắc của việc hình thành và khống chế mùi là tương đối ít và không phức tạp. Mùi được hình thành, tỏa vào khí quyển và được chuyển đến nơi tiếp nhận – ba quá trình này là cơ sở để khống chế phần lớn mùi, nếu một quá trình nào đó bị ức chế, mùi sẽ mất.

Sự hình thành phức hợp mùi là sản phẩm của sự phân hủy sinh học, nên các bước để cản trở sự hình thành mùi là ức chế hoạt tính sinh học. Một cách khác để ngăn cản mùi là khống chế sự vận chuyển mùi (từ vị trí sản sinh và vị trí lan tỏa đến khu vực mà nơi đó cần khống chế mùi). Sự vận chuyển mùi bị ức chế bằng cách lắp đặt những bình phun có nhiệm vụ lọc các chất liệu tạo mùi ra khỏi không khí.

Vị trí của khu công nghiệp và trạm xử lý nước thải tập trung nằm ở cuối hướng gió chủ đạo nên khi phát sinh mùi hôi thì các nhà máy ít bị ảnh hưởng hơn là khu dân cư lân cận. Vì vậy kỹ thuật khống chế mùi nên chú trọng đến việc ngăn chặn mùi hôi và sự phát tán của nó ra môi trường.

Việc giảm ô nhiễm mùi được chú trọng nhất hiện nay là áp dụng các nguyên lý khống chế mùi, giảm đến mức thấp nhất khả năng bốc mùi. Có thể đề xuất như sau:

 Trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, các nhà máy nên sử dụng xe lạnh chuyên chở thay vì ướp đá như hiện nay.

 Phế thải phải được bỏ vào thùng có nắp đậy kín hoặc bỏ vào bao ni-lông gói kỹ và cần được thu gom ngay trong ngày.

 Mùi hôi phát sinh từ các hồ yếm khí, hố thu nước thải thì nên phun chế phẩm vi sinh, cần chủ động trong việc nhận định phát sinh mùi hơn khống chế xử lý mùi.

 Việc thành phố sẽ cho xây dựng một trạm xử lý nước thải khác có công suất lớn hơn rất đáng khuyến khích nhưng để không lặp lại sai lầm như trạm cũ, trạm mới nên có những phân tích đúng đắn về ảnh hưởng của trạm đến các vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm mùi.

49

 Công tác thanh tra hệ thống nên thường xuyên để tránh tình trạng rò rỉ nước thải, hư hỏng và đổ vỡ các công trình xử lý…

 Xây dựng hệ thống phun vòng bên ngoài và lập hàng rào cây xanh chắn gió để ngăn phân tán mùi.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu chất thải cho khu công nghiệp dịch vụ thủy sản đà nẵng (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)