Các giải pháp quản lý hành chính

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu chất thải cho khu công nghiệp dịch vụ thủy sản đà nẵng (Trang 60 - 63)

C Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4.6Các giải pháp quản lý hành chính

Quy định việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường thông qua hợp đồng trách nhiệm với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, trong đó bao gồm các điều khoản cam kết của các chủ đầu tư trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam và quy chế bảo vệ môi trường các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã ban hành.

Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến luật pháp, giáo dục ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường khu công nghiệp cho toàn thể cán bộ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp.

Để đảm bảo định hướng của thành phố trong tương lai, đối với các doanh nghiệp nhạy cảm, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường thì không nên quy hoạch vào khu công nghiệp.

Các doanh nghiệp cần hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, toàn bộ nguồn nước thải sau khi được xử lý cục bộ đều phải đưa về trạm xử lý nước thải tập trung. Các cơ quan chức năng về quản lý môi trường cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường, công tác quản lý các doanh nghiệp đã từng vi phạm cần chặt chẽ hơn nữa để tránh tình trạng tái phạm, xem thường những quy định của thành phố.

61

Củng cố bộ máy quản lý môi trường, các doanh nghiệp nên làm rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân đã được phân công trong quá trình thực hiện công tác quản lý môi trường; bổ sung kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách môi trường, mở các lớp bồi dưỡng.

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các nhà máy định kỳ, xây dựng chương trình giảm thiểu phát thải tại nguồn. Phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường định kỳ giám sát, thanh tra môi trường các nhà máy và xử phạt đối với các nhà máy gây ô nhiễm theo quy định của thành phố Đà Nẵng.

62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu và thảo luận ở trên, em xin đưa ra một số kết luận như sau:

 Điều kiện môi trường của khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng nằm trong khả năng chịu tải của môi trường nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm trên diện rộng, phát tán nguồn xa.

 Công tác xử lý nước thải đang có những chuyển biến tích cực, song công tác quản lý chất thải rắn chưa hợp lý, lượng rác ứ đọng tại khu công nghiệp còn nhiều gây mất mỹ quan và làm ô nhiễm môi trường.

 Vấn đề ô nhiễm mùi hôi còn nghiêm trọng, chưa khắc phục triệt để.

 Chưa có sự đồng bộ của các cấp chính quyền trong việc xử lý ô nhiễm và quản lý chất thải.

Kiến nghị

Em xin đưa ra một số kiến nghị:

 Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004. Việc phát triển theo mô hình ISO giúp ban quản lý trạm dễ dàng kiểm soát ô nhiễm, có phương án khắc phục kịp thời khi gặp sự cố…

 Tiến hành quản lý chất thải đồng bộ hơn, ngăn ngừa ô nhiễm từ cấp quản lý đến công nhân thực hiện, tạo sự tham gia của nhiều người.

 Xây dựng đội ngũ am hiểu về môi trường, có kiến thức để ứng phó với các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn hay xử lý bùn thải.

 Tiến hành đánh giá môi trường có kế hoạch theo tháng, quý, năm nhằm đảm bảo sự ổn định môi trường và ngăn chặn khả năng ô nhiễm từ sớm. Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các doanh nghiệp về kiểm soát ô nhiễm, theo phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh".

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng – Báo cáo rà soát doanh nghiệp 04/2013. [2] Báo cáo sơ bộ - Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, tháng 03/2013.

[3] Báo cáo tổng kết 5 năm quản lý chất thải rắn công nghiệp 2007 – 2011 [4] Giáo trình phân tích hệ thống, TS Chế Đình Lý – Xử lý nước thải công nghiệp. [5] Lê Văn Cát, “Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ và phốtpho”, 2007.

63 [6] Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tập II, mục cấp nước.

[7] Tiền xử lý chất thải công nghiệp, sổ tay thực hành FD-3, WEF.

[8] Trung tâm quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, Đại học Bách khoa – đề tài khoa học.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu chất thải cho khu công nghiệp dịch vụ thủy sản đà nẵng (Trang 60 - 63)