C Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1.1 Nước thải sinh hoạt
3.1.1.1 Lưu lượng nước thải
Khi khu công nghiệp được lấp đầy, dự kiến tổng số lao động khoảng 12.000 người (số lao động hiện tại dao động từ 5.000 – 7.500 người, hầu hết là lao động phổ thông và không cố định – theo Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: lưu lượng nước thải, tải trọng chất bẩn tính theo đầu người.
Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào: mức sống, điều kiện sống, tập quán sống và điều kiện khí hậu.
Tải trọng chất bẩn theo đầu người được xác định trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người.
Chỉ tiêu ô nhiễm
Hệ số phát thải Các quốc gia gần gũi với
Việt Nam (g/người/ngày)
Theo TCVN (TCXD 51– 2008) (g/người/ngày) Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145 50 - 55 BOD5 đã lắng 45 - 54 25 - 30 BOD20 đã lắng - 30 - 35 COD 72 - 102 - N-NH4+ 2.4 - 4.8 7 Photpho tổng 0.8 - 4.0 1.7 Dầu mỡ 10 - 30 -
Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt ước tính:
34
* 35 lít/ngày/người – tiêu chuẩn xả thải của 1 người theo tiêu chuẩn thành phố loại I.
3.1.1.2 Thành phần nước thải
Nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều chất bẩn hữu cơ, vô cơ và một lượng lớn vi sinh vật. Bảng 3.2: Nồng độ các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nồng độ TCVN 6772 : 2000 Mức I Mức II 1 BOD5 mg/l 250 30 30 2 COD - 315 3 Chất rắn lơ lửng - 270 50 50 4 Clorua - 100 5 NH3 - 32 6 PO43- - 12,5 6 6 7 Tổng coliform MPN/100ml 13.106 1.000 1.000
Chú thích: TCVN 6772 – 2000: Chất lượng nước – Nước thải sinh hoạt – Giới hạn ô nhiễm cho phép : Mức I : Trên 500 căn hộ (khoảng trên 2.000 người).
Mức II: Từ 100 đến 500 căn hộ (khoảng 400 đến 2.000 người).
Nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất ô nhiễm cao, nếu không được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải sẽ làm ô nhiễm môi trường tiếp nhận. Vì vậy, nước thải sinh hoạt trong khu công nghiệp sẽ được xử lý cục bộ (nước thải nhà vệ sinh) tại các nhà máy trước khi đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung.