Chất thải rắn sản xuất

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu chất thải cho khu công nghiệp dịch vụ thủy sản đà nẵng (Trang 38 - 39)

C Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.5.1 Chất thải rắn sản xuất

3.5.1.1 Nguồn gốc phát sinh

Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng tập trung các cơ sở chế biến thủy sản nên trong quá trình hoạt động không phát sinh chất thải rắn nguy hại, chất dễ phản ứng, chất dễ cháy, chất dễ ăn mòn và chất có độc tính cao.

Chất thải rắn sản xuất chủ yếu là bao bì hỏng, các phế liệu như: đầu, vỏ, xương, nội tạng, vây… Tùy thuộc vào quy trình, công nghệ, chủng loại sản phẩm, trình độ, tay nghề của công nhân mà lượng phát sinh chất thải rắn sẽ khác nhau.

3.5.1.2 Tải lượng ô nhiễm

Theo số liệu của WHO, định mức phát thải trung bình như sau:  280 kg/tấn sản phẩm cá.

39

Theo số liệu báo cáo khoa học đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng lên men lactic trong bảo quản và chế biến phế thải thủy sản” do công ty Công nghệ và Tư vấn Đà Nẵng thực hiện năm 2000 – 2002, định mức phế thải như sau:

 435 – 556 kg phế thải/ tấn sản phẩm cá.  665 – 796 kg phế thải/ tấn sản phẩm tôm.  490 – 1250 kg phế thải/ tấn sản phẩm mực.

Theo số liệu điều tra năm 2002 của Bộ Thủy sản cho thấy, khi sản xuất 1 tấn tôm đông lạnh xuất xưởng sẽ thải ra môi trường 0,65 tấn phế liệu (đầu, vỏ, nội tạng), đối với cá phi lê đông lạnh là 0,6 tấn, nhiễm thể chân đầu là 0,45 tấn, nhiễm thể hai mảnh vỏ đông lạnh >4 tấn. Tỉ lệ chất thải trung bình cho 1 tấn sản phẩm ở các nhà máy rất khác nhau, dao động từ 0,07 – 1,05 tấn, vì nó phụ thuộc vào mặt hàng chính của mỗi doanh nghiệp.

Đặc biệt phần phế thải này có thể tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên vấn đề môi trường có thể chủ động được.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu chất thải cho khu công nghiệp dịch vụ thủy sản đà nẵng (Trang 38 - 39)