Giới thiệu về ISO 14001: 2004

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu chất thải cho khu công nghiệp dịch vụ thủy sản đà nẵng (Trang 50 - 52)

C Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4.4.1Giới thiệu về ISO 14001: 2004

Hệ thống tiêu chuẩn ISO được thành lập vào năm 1946, có trụ sở ở Geneve (Thụy Sỹ), là một tổ chức quốc tế, đã có 135 nước tham gia nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Một số nước phát triển chấp nhận tiêu chuẩn ISO và ngầm coi nó như là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước họ.

Có thể nói rằng ISO 14000 thể hiện một phương thức mới để tiến hành một cách hữu hiệu công tác quản lý môi trường. Bộ tiêu chuẩn này hướng dẫn các cá nhân và tổ chức kinh tế một hệ thống quản lý vừa đem lại lợi nhuận cho tổ chức vừa có thể bảo vệ môi trường và đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững cho nhân loại.

Tiêu chuẩn ISO 14001 – các hệ thống quản lý môi trường, quy định hướng dẫn sử dụng – nằm trong nhóm tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng môi trường của bộ tiêu chuẩn ISO 14000.

Tiêu chuẩn ISO 14001 quy định cơ cấu của một hệ thống quản lý môi trường mà một tổ chức cần phải xây dựng để được chứng nhận chính thức hệ thống quản lý môi trường. Cơ cấu này bao gồm các yếu tố: kế hoạch hóa hoạt động bảo vệ môi trường, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất, kiểm toán và khắc phục các sai sót khi áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, thẩm định tính hiệu quả, thích hợp và độ cập nhật của các hoạt động quản lý trong các khâu của hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ các tổ chức khi họ thiết lập một hệ thống quản lý môi trường, hoặc cải thiện một hệ thống hiện có.

Các thuật ngữ của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 gồm:

Chính sách môi trường: Là công bố của tổ chức về ý định và nguyên tắc liên quan đến kết quả hoạt động tổng thể về môi trường của mình, tạo ra khuôn khổ cho các hành động và đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường của mình. Chính sách môi trường là cấp tài liệu cao nhất trong hệ thống tài liệu của tổ chức, thể hiện hướng đi xuyên suốt của cả hệ thống quản lý môi trường.

51

Khía cạnh môi trường: Là yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể có tác động qua lại với môi trường. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì khía cạnh môi trường là bất kì kết quả nào từ các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức có tác động tiềm ẩn đến môi trường, thậm chí các khía cạnh đó vẫn được kiểm soát để ngăn ngừa tác động. Các khía cạnh môi trường có thể bao gồm:

 Phát thải vào không khí.  Thải vào nước hoặc đất.

 Sử dụng tài nguyên thiên nhiên.  Tác động đến cộng đồng.

 Phát thải tiếng ồn, bụi hoặc mùi…

Các khía cạnh môi trường cũng có thể là khía cạnh tích cực: khử độc cho đất, loại bỏ thành phần ô nhiễm khỏi không khí hoặc nước, tái chế các nguyên liệu đã sử dụng, tái tạo tài nguyên động vật, thực vật và tài nguyên đất.

Luật pháp và các yêu cầu khác: Là đòi hỏi tổ chức thiết lập và duy trì một thủ tục để xác định và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật mà tổ chức phải tuân thủ đối với các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình.

Mục tiêu môi trường: Là mục đích tổng thể về môi trường, xuất phát từ chính sách môi trường mà tổ chức tự đặt ra để đạt tới. Các mục tiêu này là các chiến lược nhằm xác định xem chính sách môi trường đạt được như thế nào.

Chỉ tiêu môi trường: Là yêu cầu chi tiết về kết quả thực hiện, áp dụng cho các tổ chức hoặc các bộ phận liên quan, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường.

Cơ cấu và trách nhiệm: Cơ cấu tổ chức liên quan đến các khía cạnh môi trường, phân công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan cần được đề cập đến trong hệ thống quản lý môi trường và phải làm sao để tất cả nhân viên đều hiểu được cơ cấu đó.

Đào tạo nhận thức và năng lực: Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các nhân viên đều có kiến thức về các khía cạnh môi trường, chính sách môi trường của tổ chức và cam kết của lãnh đạo. Đồng thời phải đảm bảo tất cả nhân viên làm việc có liên quan đến môi trường đều được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện các công việc của mình. Công việc này được thực hiện thông qua các khóa đào tạo và kết quả đánh giá được thiết lập trong hệ thống quản lý môi trường.

Thông tin liên lạc: Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin liên lạc nội bộ (với toàn bộ nhân viên của tổ chức) và bên ngoài (với các bên hữu quan) đúng lúc và có hiệu quả.

Tài liệu hệ thống quản lý môi trường: Yêu cầu tổ chức phải thiết lập và duy trì các thông tin mô tả các yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý môi trường và mối quan hệ qua lại giữa chúng, đồng thời cung cấp đường dẫn đến các tài liệu liên quan. Các thông tin có thể ở dạng giấy tờ hoặc dạng điện tử.

52

Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp: Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp được thực hiện và chứng minh qua các khóa đào tạo tập huấn và thực hành cụ thể trong hệ thống quản lý môi trường của tổ chức.

Kiểm tra, đánh giá và hành động khắc phục phòng ngừa: Hệ thống quản lý môi trường phải chuyển đổi các ý kiến phản hồi từ lần kiểm tra, giám sát và đo lường các kết quả hoạt động môi trường thành các hành động khắc phục và phòng ngừa. Bất cứ khi nào có các vấn đề nảy sinh, các nhà lãnh đạo phải tìm cách khắc phục và đưa ra biện pháp để ngăn ngừa sự tái diễn.

Xem xét của lãnh đạo: Hệ thống quản lý môi trường phải được lãnh đạo xem xét định kỳ về tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên tục.

Cải tiến liên tục: Cần xây dựng hệ thống để xác định các cơ hội cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Cải tiến liên tục xuất hiện khi loại bỏ được nguyên nhân gốc rễ của sự không phù hợp, cải tiến liên tục cũng có thể là kết quả của việc thiết lập các quá trình mới thay thế quá trình cũ, thay đổi công nghệ hoặc chiến lược mới.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu chất thải cho khu công nghiệp dịch vụ thủy sản đà nẵng (Trang 50 - 52)