Hướng dẫn các bước xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu chất thải cho khu công nghiệp dịch vụ thủy sản đà nẵng (Trang 53 - 59)

C Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4.4.4 Hướng dẫn các bước xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:

cho trạm xử lý nước thải tập trung

Yêu cầu chung

Phạm vi hệ thống quản lý môi trường của trạm bao gồm: vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải, xử lý bùn thải và quản lý chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt tại trạm của nhân viên.

Chính sách môi trường

Thể hiện sự quan tâm đến môi trường và mong muốn giảm nhẹ tác động có hại lên môi trường. Lãnh đạo trạm thành lập văn bản và ban hành chính sách môi trường.

Trạm xử lý nước thải tập trung có nhiệm vụ xử lý nước thải thủy sản, nơi tiếp nhận là Âu thuyền Thọ Quang có có diện tích mặt nước là 58 ha thuộc quận Sơn Trà, hệ thống xử lý được vận hành theo công nghệ hồ sục khí và hồ ổn định. Ban lãnh đạo trạm nhận thức được tác động đến môi trường từ những

Chính sách môi trường

Lập kế họach

-Khía cạnh môi trường -Pháp luật và yêu cầu khác -Mục tiêu và chỉ tiêu

-Chương trình quản lý môi trường

Thực hiện

-Cơ cấu và trách nhiệm -Đào tạo, nhận thức, năng lực -Tài liệu hệ thống quản lý môi trường Kiểm tra hành động khắc phục -Giám sát và đo -Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa -Hồ sơ Xem xét lãnh đạo Cải tiến liên tục

54

hoạt động của trạm và luôn cố gắng giảm thiểu các tác động này. Chính vì vậy, ban lãnh đạo quyết tâm xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 và cam kết:

 Tuân thủ các yêu cầu pháp luật của Việt Nam và các yêu cầu khác về môi trường của thành phố Đà Nẵng.

 Trạm cam kết thực hiện xả thải theo đúng quy định của Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng.  Quản lý tốt chất thải rắn và bùn thải, ngăn ngừa sự xuất hiện của côn trùng gây hại.

 Phổ biến chính sách môi trường đến tất cả nhân viên, công bố đến cộng đồng và các bên liên quan.

Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án

 Thành lập ban chỉ đạo dự án – bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường.

 Trang bị cho ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện ISO 14001.

 Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường.  Lập kế hoạch hành động.

 Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết đến cán bộ, nhân viên trong toàn trạm.

 Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các yêu cầu của hệ thống pháp luật hiện hành.

 Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường.

Trách nhiệm Tiến trình

Tổ môi trường

Tổ môi trường

Tổ môi trường

55

Hình 4.3: Sơ đồ xác định các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường

Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường

 Lập kế hoạch và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống.

 Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản.

 Xem xét và cung cấp đầu vào cho những quy trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường.

Lãnh đạo trạm và đại diện công ty

Giám đốc công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng Xác định các khía cạnh môi trường Xác định tần suất xảy ra và mức độ tác động Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường Xác định các tác động môi

trường

Duyệt

56  Xây dựng sổ tay quản lý môi trường.

Trách nhiệm Tiến trình

Tổ môi trường

Đại diện lãnh đạo

57

Đại diện lãnh đạo

Tổ công nghệ môi trường

Giám đốc

Đại diện lãnh đạo

Tổ kế hoạch

Hình 4.4: Sơ đồ thể hiện quản lý hệ thống pháp luật

Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường

 Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong trạm để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả.

Ban hành

Phân phối

Cập nhật lại các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường

Duyệt

Mỗi tháng cập nhập các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác Xem xét Không cần cập nhật Duyệt không không Cần Đồng ý Cập nhật vào “Danh mục các yêu cầu

về pháp luật và các yêu cầu khác”

Không cần cập nhật

58

 Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thực hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường.

Bước 4: Đánh giá và xem xét

 Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của trạm.

 Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của trạm.

 Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004.

 Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng và Sở Tài nguyên môi trường Đà Nẵng để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục.

Bước 5: Đánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống

 Tổ chức tiến hành đánh giá trước để đảm bảo chất lượng của hệ thống.  Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận.

 Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức.

 Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp.

 Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận.

Bước 6: Duy trì chứng chỉ

 Thực hiện đánh giá nội bộ.

 Thực hiện các hành động khắc phục.  Thực hiện đánh giá giám sát.

 Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo.  Không ngừng cải tiến.

 Đào tạo liên tục đội ngũ thực hiện ISO.

59 Giám đốc Tổ môi trường Giám đốc Nhân viên phụ trách đào tạo

Người được đào tạo

Nhân viên phụ trách đào tạo

Tổ kế hoạch

Hình 4.5: Sơ đồ diễn tả quá trình đào tạo nhân lực cho trạm

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường theo hướng giảm thiểu chất thải cho khu công nghiệp dịch vụ thủy sản đà nẵng (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)