1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng chiến lược phát triển trường cao đẳng thủy sản giai đoạn 2010 - 2020

122 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG  NGÔ THỊ KIM NGUYỆT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60.31.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HIỂN NHA TRANG - NĂM 2012 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO từ 7/11/2006. Thị trƣờng Việt Nam, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đƣợc mở cửa từ năm 2009, các trƣờng nƣớc ngoài có thể thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam kể từ bậc phổ thông. Điều này tạo ra yêu cầu, áp lực đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lƣợng đào tạo của các trƣờng trong nƣớc. Việc gia nhập WTO đã tạo ra một bƣớc ngoặt lớn cho đất nƣớc và cho giáo dục Việt Nam. Hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục đại học cao đẳng sẽ từng bƣớc đƣợc đổi mới và hoàn thiện theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao, từng bƣớc hội nhập quốc tế và khu vực, tăng quy mô hợp lý cùng với hoàn thiện cơ cấu đào tạo, thực hiện đảm bảo công bằng trong giáo dục. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP và Nghị quyết của Đại hội X đã đƣa ra những quan điểm mới, chính sách mới thay đổi về cơ bản cách thức tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc gia. Các Nghị quyết trên đã khẳng định đổi mới tổ chức và hoạt động giáo dục và đào tạo, đề cao và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trƣờng, nhất là các trƣờng ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề, đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục theo hƣớng tính đủ các chi phí dạy và học. Nhà nƣớc đảm bảo quyền tự chủ, tự trách nhiệm, nâng cao trách nhiệm xã hội, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của nhà trƣờng là một cơ hội rất lớn cho mỗi trƣờng đồng thời cũng là một thách thức. Trƣờng Cao đẳng Thủy sản với chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao là: Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng cho đƣợc yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và hội nhập với nền nông nghiệp tiên tiến của khu vực và trên thế giới. Để đảm nhiệm đƣợc trọng trách trên trƣớc ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trƣờng cần thiết phải xây dựng chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng một cách toàn diện, khả thi và từng bƣớc hƣớng tới hội nhập quốc tế. Là một cán bộ quản lý của trƣờng em thấy mình phải có trách nhiệm đóng góp một phần vào công tác xây dựng chiến lƣợc phát triển Trƣờng bởi vậy em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Xây dựng chiến lƣợc phát triển trƣờng Cao đẳng Thủy sản giai đoạn 2010-2020” 2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thông qua phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của Nhà trƣờng, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức đối với Trƣờng để đề xuất giải pháp chiến lƣợc trong giai đoạn tới của Trƣờng. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu: Phân tích đánh giá thực trạng của trƣờng Cao đẳng thủy sản và xây dựng chiến lƣợc phát triển Trƣờng giai đoạn 2010-2020. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tại Trƣờng Cao đẳng thủy sản. Về thời gian: Nghiên cứu số liệu từ năm 2008 đến năm 2010. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phƣơng pháp sử dụng nghiên cứu đề tài bao gồm: Phƣơng pháp phân tích thống kê, phân tích so sánh, phƣơng pháp chuyên gia, phân tích logic, biện chứng duy vật… 5. ĐÓNG GÓP NGHIÊN CỨU Vận dụng những kiến thức, phƣơng pháp luận vào Phân tích đánh giá thực trạng của trƣờng Cao đẳng thủy sản từ đó đƣa ra phƣơng án xây dựng chiến lƣợc phát triển Trƣờng giai đoạn 2010-2020. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề bao gồm ba chƣơng chính sau: Chƣơng I: Tổng quan về chiến lƣợc phát triển tổ chức. Chƣơng II: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển trƣờng Cao đẳng Thủy sản. Chƣơng III: Xây dựng chiến lƣợc phát triển trƣờng Cao đẳng Thủy sản giai đoạn 2010-2020. 3 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC 1.1. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc 1.1.1 Khái niệm chung về chiến lƣợc: Chiến lƣợc có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa là “ Khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự”, là một nghệ thuật chỉ huy các phƣơng tiện để chiến thắng đối phƣơng”. Từ lĩnh vực quân sự chiến lƣợc đã phát triển sang nhiều lĩnh vực khoa học khác nhƣ: Chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, môi trƣờng, công nghệ… Trong lĩnh vực kinh tế chiến lƣợc ra đời và phát triển từ nửa đầu thế kỷ XX. Trong giai đoạn này môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều biến đổi lớn: Xu thế quốc tế hóa các giao dịch kinh tế phát triển mạnh. Xuất hiện nhiều công ty đa quốc gia với qui mô lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, hình thành các tập đoàn kinh tế dƣới nhiều hình thức. Sự phát triển cua khoa học kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý diễn ra với tốc độ cao. Trong khi đó nguồn tài nguyên và môi trƣờng ngày càng cạn kiệt. Ngƣời tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nhều hơn, khó tính hơn. Tất cả những điều đó đã dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, phƣơng thức cạnh tranh ngày càng đa dạng… Vậy để cạnh tranh thành công thì các doanh nghiệp ngoài việc quản lý nội bộ phải cần khả năng phản ứng với những biến đổi của môi trƣờng. Nói cách khác doanh nghiệp cần phsir có chiến lƣợc kinh doanh và phải thực hiện quản lý chiến lƣợc nhằm tạo ra ƣu thế trƣớc đối thủ cạnh tranh, tìm biện pháp đảm bảo sự phát triển lau dài của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay, để tồn tại và phát triển lâu dài các doanh nghiệp, cơ quan cần phải hoạch định chiến lƣợc, coi quản lý chiến lƣợc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà quản lý nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng. 1.1.2. Khái niệm chiến lƣợc kinh doanh; Tùy theo cách tiếp cận mà có nhiều quan điểm khác nhau về chiến lƣợc kinh doanh * Theo cách tiếp cận cạnh tranh: - Micheal Porter cho rằng: “Chiến lƣợc kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi 4 thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. - K.Ohmae cho rằng: “Mục đích của chiến lƣợc là mang lại những điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng ranh giới của sự thỏa hiệp”. - K. Ohmae còn nhấn mạnh: “ Không có đối thủ cạnh tranh thì không có chiến lƣợc, mục đích duy nhất của chiến lƣợc là đảm bảo giành thắng lợi bền vững đối với đối thủ cạnh tranh”. * Theo cách tiếp cận coi chiến lƣợc kinh doanh là một phạm trù của khoa học quản lý: - Alfred Chandler viết: “ Chiến lƣợc kinh doanh là việc xác định những mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chƣơng trình, hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu cơ bản đó”. * Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa: - James B. Quinn cho rằng: “ Chiến lƣợc kinh doanh là một dạng thức hay một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các chƣơng trình hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau”. - Theo Wiliam J.Glueck: “Chiến lƣợc kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toán diện và tính phoois hợp đƣợc thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ đƣợc thực hiện”. Vậy chiến lƣợc kinh doanh là chiến lƣợc nhằm đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. 1.1.3. Khái niệm chiến lƣợc phát triển tổ chức: Chiến lƣợc phát triển của ngành hay của tổ chức là công việc án định mục tiêu dài hạn phù hợp với xu thế phát triển của môi trƣờng đặt ra kế hoạch cụ thể phối hợp tối ƣu các nguồn lực để giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Nói cách khác chiến lƣợc phát triển tổ chức hoạch định mục tiêu phát tiển của tổ chức và đề ra các giải pháp và biện pháp cụ thể có tính hệ thống, phù hợp với xu thế biến động của môi trƣờng nhằm phối hợp tối ƣu các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. 1.1.4. Những Khái niệm chung về kế hoạch chiến lƣợc Việc xây dựng KHCL nhằm tăng cƣờng môi trƣờng hoạt động trong tƣơng lai của trƣờng đại học và để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các mục tiêu và mục đích mà 5 nhà trƣờng theo đuổi bằng các hoạt động cụ thể của mình. Xây dựng KHCL là một quá trình đƣợc triển khai tuần tự từ việc xác định sứ mạng của nhà trƣờng đến các mục tiêu trọng tâm và các mục tiêu cụ thể …. Việc xây dựng KHCL cần đƣợc toàn thể cộng đồng nhà trƣờng tham gia, mọi ngƣời cùng chia sẻ cách nhìn và cùng nhau thực hiện các mục tiêu đặt ra. Khi xây dựng KHCL cần có sự trao đổi ý kiến từ trên xuống dƣới và từ dƣới lên trên. Điều này rất cần thiết để mọi thành viên trong nhà trƣờng đều hiểu rõ việc mình đang làm để thực hiện phƣơng hƣớng phát triển chung của nhà trƣờng. Sản phẩm của quá trình xây dựng KHCL là tài liệu về các hoạt động và phƣơng thức điều hành các hoạt động đó trong giai đoạn hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Xác định mục tiêu, chƣơng trình hành động, quyết định về phân bổ nguồn lực, ngân sách cũng nhƣ các chính sách nội bộ phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trọng tâm. Những nội dung này xác định vai trò của nhà trƣờng, thể hiện những điểm mạnh và yếu của các hoạt động hiện tại đồng thời nêu rõ những cơ hội có thể trợ giúp cho việc tăng cƣờng các hoạt động của nhà trƣờng cũng nhƣ những rủi ro hay những nguy cơ đối với các hoạt động trong tƣơng lai. Năm 1996, bản báo cáo của G và K. Harman trong quá trình tiến hành tƣ vấn về xây dựng kế hoạch chiến lƣợc nhà trƣờng cho ủy ban giáo dục đại học ở Papua Tân Ghi Nê đã có nhận định sau: “ Trong các tài liệu về xây dựng kế hoạch chiến lƣợc đối với giáo dục CĐĐH, đã có sự nhất trí rộng rãi rằng các yếu tố sau đây là quan trọng: Thứ nhất, xây dựng kế hoạch chiến lƣợc là một cách tiếp cận hệ thống theo kiểu mới, với sự nhấn mạnh đặc biệt đến sự hiểu biết những nhân tố về môi trƣờng tác động lên trƣờng đại học và các thời cơ mà những nhân tố này cung cấp, phạm vi lựa chọn để đƣợc thăm dò nên càng rộng càng tốt. Thứ hai, cách tiếp cận này nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề liên quan tới môi trƣờng xung quanh. Những ngƣời xây dựng kế hoạch ghi nhận những thế lực trong môi trƣờng xung quanh và hƣớng vào việc tìm ra vị trí thuận lợi cho tổ chức của mình giữa những thế lực này… Thứ ba, thế cạnh tranh phải đƣợc đảm bảo an toàn để nhà trƣờng có đƣợc ƣu thế thuận lợi so với các trƣờng khác trong sự cạnh tranh về các nguồn lực. 6 Thứ tư, có đƣợc tầm nhìn đã đƣợc chấp nhận rộng rãi, ít nhất là ở trong nhà trƣờng, để cho tình trạng công việc đƣợc thuận lợi. Tầm nhìn cung cấp một sự thống nhất về quan điểm để tạo ra sự cộng hƣởng và tổng hợp cũng nhƣ cung cấp một cách nhìn về con đƣờng phía trƣớc. Thứ năm: việc nhận các nguồn lực và cách thức phân bố các nguồn lực này phải đặt dƣới sự kiểm soát của nhà trƣờng ( Mục 2.99 của bản báo cáo xây dựng kế hoạch chiến lược cấp trường của Harman G&K, 1996). 1.1.5. Các loại kế hoạch chiến lƣợc Theo kinh nghiệm của Úc, các trƣờng đại học thƣờng có 3 loại kế hoạch chiến lƣợc với hình thức và cấu trúc khác nhau. Kế hoạch chiến lƣợc công khai trong đó xác định trọng tâm và các mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, bản KHCL còn cung cấp một cách chi tiết về các chỉ tiêu phấn đấu với định hƣớng cụ thể và các giải pháp chiến lƣợc cần thiết để thực hiện đƣợc các chỉ tiêu đó. Trong một số trƣờng hợp, bản KHCL chung của trƣờng đƣợc phân tích một cách chi tiết với các số liệu về ngân sách, các chỉ số thực hiện và các thủ tục giám sát để đƣa vào các bản kế hoạch của các đơn vị cấp dƣới hoặc coi là tài liệu kèm theo bản kế hoạch chiến lƣợc chung, không công bố công khai với bên ngoài nhà trƣờng và đƣợc hiệu chỉnh, cập nhật, bổ sung hàng năm cho phù hợp với các biến đổi của môi trƣờng bên trong và bên ngoài nhà trƣờng. Kế hoạch chiến lƣợc liên kết chứa đựng những thông tin về tài chính và các hoạt động có thể khai triển thành các dự án hoặc hợp tác trong chiến lƣợc liên minh với bên ngoài ( các tổ chức giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc, cộng đồng doanh nghiệp, …. ) để tạo thêm nguồn lực cho trƣờng. Dạng kế hoạch chiến lƣợc này chỉ cung cấp cho các đối tác cần thiết. Tuy nhiên nhà trƣờng vẫn có thể phân phát những bản tóm tắt, trong đó đã bỏ đi những tƣ liệu cần giữ kín, của kế hoạch này cho những đối tác quan tâm. “Kế hoạch chiến lƣợc trong đầu” các cán bộ lãnh đạo của nhà trƣờng. Đây là loại kế hoạch chiến lƣợc về lãnh đạo của nhà trƣờng, chiến lƣợc về tổ chức, nhân sự và chỉ đƣợc đƣa ra thực hiện trong tình huống xấu và khắc nghiệt nhất. 1.1.6. Cấu trúc, nội dung của KHCL Trƣờng đại học phải xác định một cách rõ ràng trong KHCL sứ mạng, vai trò và 7 các giá trị của mình, đồng thời trên cơ sở phân tích môi trƣờng bên trong, bên ngoài, các thành tích đã đạt đƣợc trong quá khứ, xác định các mục đích trọng tâm, các mục tiêu cụ thể và định ra các chiến lƣợc then chốt nhằm thực hiện các mục tiêu đó. Ngoài ra đã thực hiện kế hoạch chiến lƣợc về mặt tài chính nhà trƣờng cũng cần đề ra chiến lƣợc tìm kiếm, khai thác các nguồn kinh phí và huy động các nguồn lực. Sau đây là nội dung cụ thể của các thành phần nêu trên: 1.1.6.1. Sứ mạng của tổ chức Định nghĩa về sứ mạng của tổ chức: Sứ mạng là lời tuyên bố cam kết của nhà trƣờng về những trọng trách mà nhà trƣờng coi là chủ yếu nhất của mình đối với hệ thống giáo dục đạo tạo và xã hội. Trong tài liệu của UNESCO về đƣờng lối có sự thay đổi và phát triển giáo dục đại học (1995) đã hình dung những nét đặc trƣng của “một trƣờng đại học tích cực hoạt động” (pro – active university) nhƣ sau: Là nơi để đào tạo chất lƣợng cao, là nơi mà sự tiếp nhận vào học chủ yếu dựa trên cơ sở sự xứng đáng về học vấn, là một cộng đồng tham gia hoàn toàn vào việc tìm kiếm, sáng tạo và phổ biến kiến thức, là nơi làm việc học tập chỉ đƣợc xây dựng trên cơ sở chất lƣợng và kiến thức, là nơi đón chào sự trở lại của sinh viên trong cuộc sống sau này để cập nhật, nâng cao kiến thức và trình độ, là một cộng đồng trong đó việc hợp tác với các khu công nghiệp và dịch vụ có sự tiến bộ về mặt kinh tế của khu vực và quốc gia đƣợc khuyến khích, là nơi mà vấn đề nảy sinh và các giải pháp quan trọng đối với địa phƣơng, khu vực, quốc gia và quốc tế đƣợc xác định đƣợc trao đổi, tranh luận và đƣợc đề cập đến với tinh thần học tập có phê phán, là nơi mà các tổ chức chính phủ và các tổ chức công cộng khác có thể thu nhận đƣợc thông tin khoa học và có thể tin cậy, là cộng đồng mà các thành viên đã cam kết theo đuổi chân lý, bảo vệ và xúc tiến các quyền của con ngƣời, sự dân chủ, sự công bằng xã hội và lòng khoan dung, là một tổ chức đƣợc xác định vị trí rõ ràng trong bối cảnh của thế giới, cùng với tất cả những khả năng và những sự đe dọa đi kèm theo, thích ứng đƣợc với nhịp điệu của cuộc sống đƣơng thời, với những đặc điểm riêng biệt của từng vùng và từng nƣớc. Sứ mạng của một trƣờng CĐĐH là trách nhiệm đóng góp của trƣờng CĐĐH cho lợi ích của cộng đồng, xã hội và cho sự nghiệp giáo dục. Tuyên bố sứ mạng của nhà trƣờng CĐĐH chính là công bố định hƣớng phát triển đƣợc nhà trƣờng quyết định lựa chọn. Sứ mạng của trƣờng là nền tảng cho mọi KHCL nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đƣợc giao phó và đóng góp nhiều nhất, tốt 8 nhất cho xã hội. Tuyên bố sứ mạng là công bố chính thức của nhà trƣờng cho xã hội biết những việc mà trƣờng đang phấn đấu thực hiện. MÔ TẢ Sứ mạng thƣờng đƣợc viết ngắn gọn, xúc tích, phù hợp với quyết định của chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, về quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng CĐĐH. Sứ mạng của một trƣờng phải đƣợc viết cụ thể, không chung chung, để qua đó ngƣời đọc nhận ra đƣợc đó là trƣờng của bạn chứ không phải trƣờng CĐĐH nào khác. Chú ý thực hiện rõ nét đặc trƣng của trƣờng về nhiệm vụ, vai trò trong xã hội ( toàn quốc, địa phƣơng, cộng đồng, đầu mối,…), cơ cấu ( đa ngành, đơn ngành), vị trí ( đầu đàn, trọng điểm ….) CÂU HỎI CẦN TRẢ LỜI KHI XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG CỦA TRƢỜNG Khi xác định sứ mạng, nhà trƣờng thƣờng phải trả lời các câu hỏi sau đây: Chúng ta đang cố gắng phấn đấu những cái gì? Những đóng góp cơ bản của trƣờng chúng ta là gì? Chúng ta mong muốn sẽ đạt đựơc vị thế nào trong tƣơng lai? Những câu hỏi này có thể cụ thể hóa cho từng lĩnh vực hoạt động của nhà trƣờng nhƣ: Giảng dạy và học tập nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội và cộng đồng, Với sứ mạng đƣợc xác định đúng đắn của mình, nhà trƣờng không chỉ đề ra đƣợc phƣơng hƣớng phát triển đúng mà còn tạo đƣợc niềm tin trong toàn trƣờng để cùng nỗ lực thực hiện phƣơng hƣớng phát triển đó. *Vai trò và giá trị của trƣờng CĐĐH Sau khi đã xác định sứ mạng, nhà trƣờng phải nêu lên những vai trò của mình để thực hiện sứ mạng đã đề ra. Định nghĩa Vai trò của trƣờng CĐĐH: Là đóng góp của trƣờng cho xã hội thông qua các công việc mà trƣờng phải làm để đạt đƣợc điều mà nhà trƣờng khẳng định theo đuổi. Nếu nhƣ sứ mạng thể hiện tầm nhìn để phát triển trƣờng trong tƣơng lai thì các vai trò của nhà trƣờng là những biểu hiện cụ thể của tầm nhìn đó. Điều mà trƣờng CĐĐH khẳng định theo đuổi chính là kiến thức. Để đóng góp cho xã hội về kiến thức, cụ thể là cung cấp và truyền đạt những kiến thức, hiểu biết đã 9 mới, gìn giữ bảo tồn những hiểu biết đã có, sáng tạo những kiến thức mới, ứng dụng kiến thức vào đời sống xã hội. Để thực hiện những điều đó, trƣờng CĐĐH phải tổ chức một loạt các hoạt động nhƣ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tìm tòi phát minh và một loạt các hình thức hoạt động khác. Liên quan đến các hoạt động kể trên, vai trò trƣờng CĐĐH cũng xác định vị trí của trƣờng trong hệ thống đại học, trong cộng đồng, trong xã hội. Chẳng hạn về đào tạo nhà trƣờng có thể xác định vai trò của mình trong việc truyền bá tri thức, kỹ năng ở địa phƣơng, trong cả nƣớc hoặc khu vực, trong nghiên cứu khoa học lĩnh vực mà mọi trƣờng CĐĐH đều theo đuổi thì việc xác định vai trò cũng phải phù hợp với nguồn lực của họ cho phép. Một số trƣờng xác định vai trò nghiên cứu khoa học của mình ở tất cả các lĩnh vực không kể đến khả năng áp dụng rõ ràng của chúng, trong khi các trƣờng khác lại chú trọng đến sự phục vụ của họ đối với công nghiệp bằng việc ứng dụng ngay kết quả nghiên cứu của họ. Trong bối cảnh quốc tế hóa, một số trƣờng đại học lớn có uy tín cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học có thể coi mình là những trƣờng có vai trò ở tầm quốc tế, một số trƣờng lại chỉ đặt ra nhiệm vụ phấn đấu để đạt điều đó vào một vài thế hệ nữa, một số trƣờng khác với đặc thù riêng của mình, phấn đấu để có một vai trò quốc tế ở trong khu vực với một số lĩnh vực xác định và trong một tƣơng lai có thể dự báo đƣợc. NHỮNG CÂU HỎI CẦN TRẢ LỚI Nhà trƣờng đang theo đuổi điều gì? Nhà trƣờng đóng góp gì cho xã hội bằng các hoạt động liên quan đến những điều đang theo đuổi đó? Định nghĩa Giá trị: Biểu hiện niềm tin, quan niệm về những phẩm chất cốt lõi ( lý tƣởng, tinh thần, đạo đức, nhân cách …) mà nhà trƣờng cam kết tôn trọng trong việc thực hiện sứ mạng và vai trò của nhà trƣờng. Những giá trị tạo nên đặc điểm văn hóa của nhà trƣờng gắn bó các thành viên trong nhà trƣờng với nhau nhằm theo đuổi sứ mạng, vai trò và các mục đích của nhà trƣờng. Giá trị giúp cho việc nâng cao chất lƣợng của nhà trƣờng không những về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần. Khi khẳng định vai trò của mình trong việc phục vụ cộng đồng và xã hội, nhà trƣờng có thể coi trọng giá trị về sự thấu hiểu, cảm thông, gắn bó với cộng đồng và ý thức phục vụ quên mình của các thành viên nhà trƣờng đối với cộng đồng. [...]... hƣớng chiến lƣợc đã đặt ra 35 CHƢƠNG II PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRƢỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trƣờng Cao đẳng thủy sản 2.1.1.Khái quát về lịch sử phát triển Trƣờng Cao đẳng Thuỷ sản đƣợc thành lập theo Quyết định số 6768/QĐBGD&ĐT ngày 15 tháng 11 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ trƣờng Trung cấp Nông Lâm (1962) và trƣờng Trung cấp Thủy. .. Lạng Sơn) 2.1.1.1 Quá trình phát triển của nhà trường Với gần 50 năm xây dựng và phát triển, trƣờng Cao đẳng Thủy sản đã trải qua nhiều thời kỳ, gắn với nhiều biến cố lịch sử của đất nƣớc Giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1978 Trƣờng Cao đẳng Thủy sản ra đời từ cái nôi của trƣờng Trung cấp Nông lâm Trung ƣơng đóng ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội Năm 1962 Khoa Thủy sản của trƣờng đƣợc tách ra... Trung cấp Thủy sản Trung ƣơng đƣợc xây dựng tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, sau đó trƣờng đƣợc chuyển về xã Tân Dƣơng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng Theo Quyết định số 128TS/QĐ ngày 23/3/1964 của Tổng cục thủy sản về việc sáp nhập trƣờng Trung cấp Thủy sản Trung ƣơng với trƣờng Trung cấp Thủy sản Hải Phòng thành trƣờng Trung cấp Thủy sản Trung ƣơng II, thuộc Tổng cục Thủy sản đóng... trọng tâm là nâng cao chất lƣợng dạy học, trƣờng CĐĐH cần giải quyết những mục tiêu cụ thể sau: - Thu hút học sinh giỏi vào đại học - Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên - Cải tiến nội dung, chƣơng trình đào tạo và có giáo trình chất lƣợng cao - Tăng cƣờng cơ sở vật chất – kỹ thuật, phƣơng tiện dạy và học - Hỗ trợ nâng cao đời sống cán bộ, sinh viên - Giám sát và đánh giá chất lƣợng - ……………… Mục tiêu... vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia, đồng thời phát triển nghiên cứu ở trình độ cao theo các định hướng ưu tiên phát triển của nhà nước và của trường Gắn chặt nghiên cứu khoa học với đào tạo, đặc biệt là đào tạo trên đại học Hoạt động nghiên cứu khoa học phải góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ... thuận lợi - Đầu tƣ thiết bị giảng dạy - Dùng kinh phí đáng kể để hoàn thành bộ giáo trình - Nghiên cứu, cải tiến chế độ tuyển sinh - Nghiên cứu, từng bƣớc thử nghiệm các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá - Đầu tƣ nâng cao năng lực cho trung tâm thông tin, thƣ viện - Xây dựng chính sách học bổng, khen thƣởng, tuyển chọn đi du học nƣớc ngoài nhằm khuyến khích học sinh học tập, trau dồi đạo đức, NCKH - Thành... phƣơng, các doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với trƣờng…vận dụng chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc để giải quyết các mục tiêu mà trƣờng cần đạt đƣợc, sau đó xây dựng chiến lƣợc phát triển của trƣờng Xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển của trƣờng sẽ tạo đƣợc một tài liệu cơ bản, cần thiết cho định hƣớng chỉ đạo của nhà trƣờng cũng nhƣ các kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động và cho từng đơn vị... trên cơ sở tiềm năng của trường và các định hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Nhà Nước, đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã xác định các lĩnh vực khoa học – công nghệ ưu tiên phát triển như sau: Công nghệ thông tin Điện tử viễn thông Công nghệ vật liệu Công nghệ sinh học Cơ khí – tự động hóa Nhà trƣờng cũng đã nhấn mạnh các định hƣớng ƣu tiên phát triển này là “ kim chỉ... tổng hợp hay tích hợp các chiến lƣợc này lại thành một chiến lƣợc hay một nhóm các chiến lƣợc bao quát chung cho một số lĩnh vực Khi chiến lƣợc hay nhóm chiến lƣợc này đã đƣợc xác định và nhất trí trong nhà trƣờng, thì các tổ chức, đơn vị liên quan tới các chiến lƣợc này (hoặc các tổ chức mới đƣợc thành lập để thực hiện các chiến lƣợc này) sẽ đƣợc nhà trƣờng phân công để xây dựng các kế hoạch hoạt động... đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế, giáo dục, xã hội trong vùng đồng bằng sông cửu long Phục vụ cộng đồng: Tập trung phổ biến khoa học ký thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, đưa tiến bộ khoaa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện dịch vụ khoa học kỹ thuật, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long Quan hệ hợp tác: phát triển quan hệ hợp tác với các trường, cơ . về chiến lƣợc phát triển tổ chức. Chƣơng II: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển trƣờng Cao đẳng Thủy sản. Chƣơng III: Xây dựng chiến lƣợc phát triển trƣờng Cao đẳng Thủy sản giai đoạn. một phần vào công tác xây dựng chiến lƣợc phát triển Trƣờng bởi vậy em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Xây dựng chiến lƣợc phát triển trƣờng Cao đẳng Thủy sản giai đoạn 201 0- 2020 2 2. MỤC. của trƣờng Cao đẳng thủy sản và xây dựng chiến lƣợc phát triển Trƣờng giai đoạn 201 0- 2020. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tại Trƣờng Cao đẳng thủy sản. Về thời

Ngày đăng: 31/12/2014, 08:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lƣợc phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Báo cáo Vụ Giáo dục và Đào tạo năm 2009, Hà Nội Khác
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Báo cáo tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2009 – 2010 và định hướng nhiệm vụ năm học 2010 – 2011, Hà Nội Khác
4. Bộ GD&ĐT (2008), Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2009 – 2020, dự thảo lần thứ mười bốn, 30/12/2008 Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Khác
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Khác
7. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Lao động xã hội Khác
8. PGS,TS.Phan Thị Ngọc Thuận (2005), chiến lƣợc kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ doanh nghiệp, NXB khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Khác
9. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý: Xây dựng và triển khai chiến lƣợc kinh doanh- Con đường đến thành công.NXB Lao động Khác
10. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường (2005), “Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tạp chí Giáo dục số 118, trang 16 Khác
11. Trường Cao đẳng thủy sản (2010), Báo cáo tự đánh giá chất lượng đào tạo của trường CĐTS Khác
12. Trường CĐTS (2008,2009,2010), Báo cáo tổng kết năm học Khác
13. Trường CĐTS (2010), Công khai hoạt động KHCN trường CĐTS Khác
14. Trường CĐTS (2010), Công khai tài chính, cơ sở vật chất trường CĐTS 15. Trường CĐTS (2010), Công khai về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trường CĐTS Khác
16. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu tập huấn xây dựng kế hoạch chiến lược các trường CĐĐH Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w