1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

418 1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 418
Dung lượng 6,33 MB

Nội dung

Do đó, các giải pháp phát triển của thành phố sẽ cần phải tập trung vào 1 giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khai thác than, các hoạt động công nghiệp và quá trình đô thị hóa có khả năng g

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ LONG

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG 9

TÓM TẮT CHUNG 1

PHẦN I. CĂN CỨ, MỤC TIÊU VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6

I CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH TỔNG THỂ 6

1. Các văn bản của Trung ương 6

2. Các văn bản của tỉnh 8

3. Các văn bản của Thành phố 9

II SỰ CẦN THIẾT, TÍNH CẤP BÁCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH 9

1. Sự cần thiết 9

2. Ý nghĩa thực tiễn 10

III PHẠM VI VÀ THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH 10

IV MỤC TIÊU QUY HOẠCH 11

V YÊU CẦU cỦa QUY HOẠCH 12

VI TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN 12

VII CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU 14

PHẦN II. NỘI DUNG QUY HOẠCH 16

I PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT TRIỂN 16 1. Vị trí địa lý kinh tế và các yếu tố tự nhiên 16

1.1. Vị trí địa lý kinh tế 16

1.2. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu 18

1.3. Nguồn tài nguyên văn hóa và du lịch 25

2. Bối cảnh và xu hướng phát triển quốc tế và khu vực 31

2.1. Bối cảnh phát triển quốc tế 31

2.2. Bối cảnh Quốc gia 32

2.3. Bối cảnh phát triển khu vực 33

2.4. Bối cảnh phát triển của Tỉnh 34

3. Lợi thế so sánh, cơ hội phát triển, khó khăn và thách thức 35

Trang 3

3.1. Tổng quan về các lợi thế so sánh và các thách thức lớn 35

3.2. Tổng quan về các lợi thế so sánh 37

3.3. Những thách thức chủ yếu đối với thành phố Hạ Long 42

II ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN HẾT NĂM 2013, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 47

1. Đánh giá tổng quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2013 47

1.1. Thành tựu và thách thức về kinh tế 47

1.2. Những thành tựu và thách thức về văn hóa - xã hội 76

1.3. Đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động môi trường của thành phố Hạ Long 86

1.4. Đánh giá tổng quan về kết quả phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long 89 2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 90

2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển 92

2.2. Luận chứng các phương án phát triển đến năm 2020 107

III THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ 116

1 Lĩnh vực Dịch vụ 116

1.1. Du lịch 116

1.2. Thương mại và dịch vụ 139

1.3. Lĩnh vực ngân hàng 151

2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 156

2.1. Ngành Công nghiệp khai khoáng và các ngành liên quan 157

2.2. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo 168

3. Nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản 177

3.1. Hiện trạng 177

3.2. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực 177

3.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển 179

3.4. Nhiệm vụ và các giải pháp phát triển 180

3.5. Chương trình hành động và các dự án ưu tiên đầu tư 182

Trang 4

IV THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 184

1. Dân số, nguồn nhân lực, mức sống và an sinh xã hội 184

1.1. Dân số 184

1.2. Nhân lực 189

1.3. Mức sống và an sinh xã hội 197

2. Giáo dục và đào tạo 198

2.1. Hiện trạng, thành tựu và hạn chế 199

2.2. Định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển 205

2.3. Các giải pháp phát triển 206

2.4. Các dự án ưu tiên 207

3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 208

3.1. Hiện trạng 208

3.2. Định hướng phát triển 212

3.3. Các giải pháp phát triển 212

3.4. Các chương trình và dự án ưu tiên cho phát triển 213

4. Văn hóa thể thao 213

4.1. Hiện trạng 214

4.2. Định hướng phát triển 216

4.3. Giải pháp phát triển 217

4.4. Các chương trình và dự án ưu tiên phát triển 217

5. Khoa học và công nghệ: 217

5.1. Thực trạng 218

5.2. Định hướng phát triển 222

5.3. Các giải pháp phát triển 223

5.4. Các chương trình và dự án ưu tiên phát triển 224

6. Thông tin và truyền thông 226

6.1. Hiện trạng 226

6.2. Định hướng phát triển 227

6.3. Giải pháp phát triển 228

6.4. Các chương trình và dự án ưu tiên phát triển 228

7. Quốc phòng - an ninh 228

Trang 5

7.1. Mục tiêu: 228

7.2. Nhiệm vụ, giải pháp: 229

V BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 231

1. Hiện trạng, sử dụng, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên môi trường quan trọng 231

1.2. Chất lượng không khí 232

1.3. Chất lượng nước 236

1.4. Chất lượng đất 244

1.5. Địa chất và các tài nguyên khoáng sản 247

2. Định hướng và các giải pháp môi trường 248

2.1. Định hướng tổng quát 248

2.2. Định hướng và các giải pháp bảo vệ môi trường đất, nước và không khí 249 2.3. Những dự án đầu tư ưu tiên trong vấn đề môi trường 252

3. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải 254

3.1. Thực trạng của hệ thống thu gom và xử lý chất thải 254

3.2. Định hướng chung cho việc lập kế hoạch phát triển và phân phối hệ thống thu gom và xử lý chất thải 257

3.3. Giải pháp và các chương trình và dự án ưu tiên cần đầu tư 258

4. Định hướng, giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu 260

VI THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG 263

1. Giao thông vận tải 263

1.1. Hiện trạng giao thông của thành phố Hạ Long 263

1.2. Định hướng phát triển 272

1.3. Giải pháp phát triển 272

1.4. Các chương trình và dự án cần được ưu tiên đầu tư 272

2. Cấp điện 278

2.1. Hiện trạng 278

2.2. Định hướng phát triển 281

2.3. Mục tiêu 282

3. Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường 283

Trang 6

3.2. Thách thức 287

3.3. Định hướng phát triển 287

3.4. Nhiệm vụ và các giải pháp phát triển 289

3.5. Các giải pháp phát triển và chương trình hành động 290

4. Hệ thống thông tin liên lạc 295

4.1. Hiện trạng 295

4.2. Định hướng phát triển 297

5. Khu công nghiệp và cụm công nghiệp 299

5.1. Hiện trạng 299

5.2. Định hướng phát triển 299

5.3. Giải pháp phát triển 301

VII TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ 301

1. Định hướng phát triển theo các mối quan hệ với khu vực, bố trí không gian mở 301 2. Định hướng bố trí không gian lãnh thổ 303

2.1. Không gian thành phố 303

2.2. Không gian khu vực Vịnh 306

3. Định hướng phát triển đô thị 307

VIII DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ 310

1. Danh sách các công trình, dự án đầu tư ưu tiên có tính quyết định 312

1.1. Bao gồm khoảng 20 km đường và khoảng 5km của cầu Bạch Đằng Chi phí được tính dựa trên dự toán ngân sách của tỉnh và chi phí thi công của các dự án cầu/đường lớn tương tự 312

2. Danh sách các công trình và dự án đầu tư ưu tiên rất quan trọng 314

3. Danh sách các công trình và dự án quan trọng cần ưu tiên đầu tư 316

4. Kế hoạch hành động cụ thể đối với các dự án ưu tiên đầu tư 317

IX CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 318

1. Giải pháp về nguồn lực 318

1.1. Vốn đầu tư 318

1.2. Nguồn nhân lực 334

1.3. Tình hình sử dụng đất 339

2. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ 341

Trang 7

2.2. Các giải pháp khoa học công nghệ cụ thể 341

3. Giải pháp về hợp tác địa phương và quốc tế 343

3.1. Hợp tác ở cấp độ địa phương 343

3.2. Hợp tác ở cấp độ vùng 346

3.3. Hợp tác ở cấp độ Quốc tế 347

4. Giải pháp về cải cách hành chính 349

4.1. Giải pháp tổng thể về cải cách hành chính 349

4.2. Tiếp cận đất đai 361

5. Giải pháp phát triển khối doanh nghiệp vừa và nhỏ ("DNVVN") 371

5.1. Giới thiệu 371

5.2. Tầm quan trọng của việc phát triển khối DNVVN 372

5.3. Các thách thức chính 373

5.4. Biện pháp đã thực hiện để giải quyết các thách thức 375

5.5. Công việc cần làm 377

6. Giải pháp về tổ chức, điều hành, thực hiện và quản lý quy hoạch 381

6.1. Hoạt động của Ban triển khai Quy hoạch (DU) 382

6.2. Cơ cấu tổ chức của Ban triển khai Quy hoạch 384

6.3. Lập kế hoạch quản lý và triển khai thực hiện của Ban triển khai Quy hoạch 386

7. Đề xuất và kiến nghị 398

7.1. Quản lý Nhà nước 398

7.2. Môi trường 399

7.3. Hạ tầng cơ sở 400

7.4. Xã hội 400

7.5. Các ngành kinh tế 401

X KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 402

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT Thuật ngữ viết tắt Diễn giải

ACFTA Khu vực thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

CAGR Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm

CPA Trung tâm hành chính công

UBND TP Ủy ban nhân dân Thành phố

Sở TNMT Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở KH&ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư

EIA Thỏa thuận hội nhập kinh tế

EPC Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây

dựng công trình EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FIE Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

FTA Hiệp định thương mại tự do

GIDC Cơ quan phát triển công nghiệp Gujarat

IBRD Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế

CNTT Công nghệ thông tin và truyền thông

IFC Tập đoàn Tài chính quốc tế

IPA Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư

IRDA Cơ quan Phát triển Khu vực Iskandar

KPI Chỉ số đánh giá hiệu quả

ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

MCLT Một cửa liên thông

PCI Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

PISA Chương trình đánh giá học sinh quốc tế

Trang 9

Thuật ngữ viết tắt Diễn giải

QEZA Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh

ROI Lợi nhuận trên khoản đầu tư

SEMP Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp

quốc UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc

VAT Thuế giá trị gia tăng

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VINASME Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

WEF Diễn đàn kinh tế thế giới

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

Hình 2: Hiện trạng sử dụng các loại đất của thành phố Hạ Long 21

Hình 3: Lễ đón nhận bằng UNESCO công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thế giới 22

Bảng 4: Hiện trạng lâm nghiệp đô thị của Hạ Long (Đơn vị: ha) 24

Hình 5: Quang cảnh từ đỉnh núi Bài Thơ 25

Hình 6: Lễ hội chùa Long Tiên – núi Bài Thơ 26

Hình 7: Lễ hội đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn 27

Hình 8: Quang cảnh chùa Lôi Âm 28

Hình 9: Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam so với các nước phát triển trong ASEAN 32

Hình 10: Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội hiện nay của thành phố Hạ Long 36

Hình 11: Cơ cấu tổng GTSX theo ngành năm 2013, tính theo giá cố định 2010 48

Hình 12: Giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 (tỷ đồng) 49

Hình 13: Tăng trưởng hàng năm giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 50

Hình 14: Cơ cấu tổng sản phẩm vùng (GRDP) theo ngành kinh tế năm 2013, tính theo giá cố định 2010 51

Hình 15: Giá trị tăng thêm nền kinh tế thành phố Hạ Long trong giai đoạn 2005 – 2013 (tính theo giá cố định năm 1994) 52

Hình 16: Tăng trưởng giá trị tăng thêm của thành phố Hạ Long năm 2010 - 2013 so sánh với các tỉnh thành lân cận và các quốc gia trong khu vực 53

Hình 17: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2005 - 2013 (theo thời giá năm 1994) 54

Hình 18: Giá trị sản xuất của lĩnh vực Dịch vụ trong giai đoạn 2005 – 2013 55

Hình 19: Lượt khách du lịch đến thăm quan vịnh Hạ Long giai đoạn 2006 – 2013 56 Hình 20: Giá trị sản xuất của lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2005 -2013 (theo giá so sánh 1994) 56

Bảng 21: GTSX và mức tăng trung bình giai đoạn 2005 - 2013 58

Hình 22: Cơ cấu GTSX theo lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2009 59

Hình 23: Cơ cấu GTSX theo lĩnh vực giai đoạn 2010 - 2013, so sánh mục tiêu 2015 60

Hình 24: Cơ cấu GTSX theo lĩnh vực của một số địa phương vào năm 2013 61

Hình 25: Cơ cấu GTSX công nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 62

Hình 26: Cơ cấu GTSX công nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2013 63

Hình 27: Tổng thu ngân sách theo nguồn, giai đoạn 2006 - 2013 64

Hình 28: Cơ cấu tổng thu ngân sách theo nguồn giai đoạn 2005 - 2013 66

Bảng 29: Đóng góp tổng thu ngân sách tỉnh Quảng Ninh phân theo địa phương (năm 2005, 2010, 2013) 67 Hình 30: Thành phố Hạ Long đóng góp khoảng 67% tổng thu ngân sách trên địa

Trang 11

Hình 31: Tỷ lệ đóng góp vào nguồn thu ngân sách của thành phố từ thuế xuất nhập khẩu 68Hình 32: Phân bổ tổng thu ngân sách theo cấp giai đoạn 2010 – 2013 69Hình 33: So sánh ngân sách các địa phương trong năm 2013 70

Hình 34: Phân bổ các khoản chi của Thành phố theo hạng mục từ 2005 - 2013 (Tỷ

đồng) 71

Hình 35: Mức thu ngân sách Thành phố so với mục tiêu hàng năm giai đoạn 2005

-2013 72Bảng 36: Đánh giá nhu cầu tổng mức đầu tư (theo giá hiện hành của thành phố Hạ Long) 72Hình 37: Phân bố tổng mức đầu tư theo nguồn (giai đoạn 2005 - 2009) 74Hình 38: Các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phân theo địa phương 74Bảng 39: Tình hình văn hóa xã hội của thành phố Hạ Long 78Hình 40: So sánh dân số Hạ Long với một số địa phương và toàn tỉnh năm 2013 79Hình 41: Dân số của thành phố Hạ Long năm 2013 80Hình 42: Cơ cấu việc làm của thành phố Hạ Long giai đoạn 2009 – 2013 81Hình 43: Thu nhập bình quân của lao động thành phố Hạ Long giai đoạn 2009 -

2013 82Hình 44: Thu nhập bình quân của lao động thành phố Hạ Long chia theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2013 83Hình 45: So sánh tỷ lệ lao động qua đào tạo giai đoạn 2009 - 2013 84Hình 46: Thành phố Hạ Long đã rất thành công trong việc giảm số hộ nghèo 85Bảng 47: Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội của thành phố Hạ long 89Bảng 48: Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố Hạ Long 90Hình 49: Khung các mức ưu tiên trong phát triển 94Hình 50: Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ 97Hình 51: Ví dụ của việc chuyển đổi từ "nâu" sang "xanh" 99Hình 52: Các yếu tố thành công và thực tế áp dụng cho thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh 100Hình 54: Dự báo tổng giá trị sản xuất thành phố Hạ Long đến 2020 (phương án 2) 110Hình 55: Dự báo tổng giá trị sản xuất thành phố Hạ Long đến 2020 (phương án 3) 111Hình 56: Dự báo cơ cấu kinh tế theo phương án 1 của Thành phố theo tổng sản phẩm khu vực (GRDP) 113Hình 57: Doanh thu ngành Du lịch giai đoạn 2008 - 2012 117Hình 58: Số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan Vịnh Hạ Long 118Hình 59: Số lượng hành khách sử dụng dịch vụ của hãng hàng không giá rẻ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 120Hình 60: Phi hành đoàn và tình hình đặt vé máy bay hiện tại của các hãng hàng

Trang 12

Hình 61: Dự báo tốc độ tăng trưởng trong lượng khách đi du lịch nước ngoài, khởi

hành trong giai đoạn 2012 - 2017 122

Hình 62: Tầng lớp khách du lịch hạng trung lưu mới nổi, đặc biệt là châu Á 123

Hình 63: Mức chi tiêu theo ngày và độ dài lưu trú ở một số nước ASEAN và Việt Nam 125

Hình 65: Hiện trạng rác thải trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long 127

Hình 66: Nhiều khách du lịch trên khắp thế giới bày tỏ sự không hài lòng về tình trạng ô nhiễm môi trường 127

Hình 67: Sự không hài lòng của khách du lịch đối với tình trạng quá tải và sự thiếu trung thực của các công ty du lịch 128

Hình 68: Các cụm du lịch đề xuất cho Quảng Ninh 131

Hình 69: Tầm nhìn đến 2030 cho ngành Du lịch của thành phố Hạ Long 135

Hình 70: Mô tả khu vực khách du lịch tiềm năng của Hòn Gai 136

Hình 71: Giá trị thu nhập từ xuất nhập khẩu tại Hạ Long trong năm 2012 140

Bảng 72: Mạng lưới chợ và siêu thị ở thành phố Hạ Long năm 2013 141

Hình 73: Lưu lượng công-ten-nơ tại các cảng biển Việt Nam 146

Hình 74: Cỡ tàu công-ten-nơ trung bình cập bến cảng Hải Phòng và Cái Lân (tháng 9/2012) 148

Hình 75: Trung bình số dân trên một chi nhánh ngân hàng tại Hạ Long so với Hà Nội, Hồ Chí Minh và Việt Nam 152

Hình 76: Phát triển trong lĩnh vực tài chính theo GDP 154

Hình 77: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ than Quốc gia 158

Hình 78: Phân bố than ở tỉnh Quảng Ninh 159

Hình 79: Sản xuất điện theo công nghệ UCG 160

Hình 80: Những ưu điểm của công nghệ UCG 161

Hình 81: So sánh tỷ lệ thất thoát than giữa khai thác than lộ thiên và khai thác than hầm lò 163

Hình 82: Sản lượng than và tỷ lệ khai thác lộ thiên so với khai thác hầm lò trong tổng sản lượng than của thành phố Hạ Long 166

Hình 83: Hoạt động chế biến than ở thành phố Hạ Long trong năm 2011 và dự báo đến năm 2015 170

Bảng 84: Tổng sản lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu của thành phố Hạ Long (năm 2012) 170

Bảng 85: Sản lượng nông nghiệp chủ lực của thành phố Hạ Long 177

Hình 86: Giá cả và chi phí sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp 178

Hình 87: Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu gạo, bột mì, thịt và hải sản của thành phố Hạ Long 179

Hình 88: Rượu gạo sản xuất tại địa phương ở Campuchia 181

Hình 89: Quy mô dân số Hạ Long năm 2012 185

Hình 90: Tháp dân số thành phố Hạ Long năm 2009 186

Hình 91: Dân số trung bình của thành phố Hạ Long đến năm 2020 187

Trang 13

Hình 92: Dự báo quy mô dân số Thành phố bao gồm dân số trung bình và quy đổi

năm 2020 188

Hình 93: Phân bổ dân cư năm 2012 189

Hình 94: Thay đổi nguồn nhân lực giai đoạn 2005 - 2013 theo ngành kinh tế và số lao động thực tế 190

Hình 95: Đánh giá về năng lực người lao động của tỉnh Quảng Ninh 191

Hình 96: So sánh năng suất lao động giữa Việt Nam, các nước trong khối ASEAN và các nước có cùng quy mô tại Châu Á 192

Hình 97: Tình trạng thiếu hụt nhân lực của Tỉnh đến năm 2020 trong các ngành kinh tế trọng điểm của thành phố Hạ Long 194

Hình 98: Dự báo tình hình nhân lực đến năm 2020 (theo phương án phát triển kinh tế - xã hội 1) 195

Hình 99: Điều phối giữa các chủ thể nhân lực là cốt yếu cho phát triển lâu dài 197

Hình 100: Mức lương trung bình tháng của người lao động mới vào nghề tại tỉnh Quảng Ninh theo trình độ đào tạo năm 2013 198

Bảng 101: Số lượng trường học, lớp học và học sinh ở mỗi cấp học khác nhau ở Hạ Long 199

Hình 102: Kết quả kỳ xét tốt nghiệp trung học cơ sở của tỉnh Quảng Ninh năm 2013 200

Hình 103: Kết quả kỳ thi môn tiếng Anh của học sinh trung học phổ thông thành phố Hạ Long 201

Hình 104: Sự phân bố của các cơ sở giáo dục trong tỉnh Quảng Ninh 202

Bảng 105: Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hạ Long 203

Hình 106: Kết quả khảo sát về phản hồi của doanh nghiệp đối với chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục 204

Bảng 107: Bảng thống kê giường bệnh và so sánh 209

Hình 108: Hiện trạng y tế thành phố Hạ Long qua tỉ lệ giường bệnh và bác sĩ trên địa bàn 210

Hình 109: Tiếp cận y tế ở thành phố Hạ Long 211

Hình 110: Các địa danh văn hóa lịch sử và công trình kiến trúc quan trọng của thành phố Hạ Long 214

Hình 111: Các lễ hội quan trọng được tổ chức tại Hạ Long 215

Bảng 112: Cơ sở hạ tầng văn hoá và thể thao của thành phố Hạ Long 216

Hình 113: Lộ trình phát triển CNTT – Truyền thông 218

Hình 115: Các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khai khoáng và vận chuyển than 234

Bảng 116: Chất lượng không khí ở các than trường khác nhau 234

Bảng 118: Chất lượng không khí gần các nhà máy điện và xi măng ở Hạ Long 236

Hình 119: Tỷ lệ mẫu nước ngầm đạt quy chuẩn Việt Nam, giai đoạn 2009 - 2012 237

Hình 120: Tỷ lệ đạt chuẩn về nguồn nước mặt giai đoạn 2009 – 2012 238

Trang 14

Hình 122: Tác động của 5 địa phương ven biển chính gây ô nhiễm ở Vịnh Hạ Long

và vịnh Bái Tử Long (2012) 240

Hình 124: Nhu cầu về xử lý nước thải ở thành phố Hạ Long vào năm 2012 và 2020 241

Bảng 126: Nước thải tại các mỏ than được chọn nghiên cứu ở Hạ Long 243

Hình 127: Lượng nước thải công nghiệp so với khả năng xử lý thực tế của nhà máy điện Quảng Ninh 244

Hình 128: Những thay đổi đường bờ biển ở Hòn Hai và khu công nghiệp Cái Lân (2000 – 2010) 245

Hình 129: Hoạt động xâm lấn biển ở khu đô thị Hùng Thắng 246

Hình 130: Một số khu mỏ lộ thiên lớn ở Hạ Long 246

Hình 131: Sản lượng than và tỷ lệ khai thác lộ thiên so với khai thác hầm lò trong tổng sản lượng than của Hạ Long 251

Hình 132: Tổng lượng chất thải rắn ước tính hàng năm của các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh (năm 2012) 255

Hình 133: Hiện trạng các bãi chôn lấp trên địa bàn thành phố Hạ Long 256

Hình 134: Ví dụ về rác thải trên bãi biển Hạ Long và khu vực vịnh 256

Hình 135: Thành phố Hạ Long kết nối bằng đường bộ với các địa phương khác trong vùng và cửa khẩu 263

Hình 136 : Vị trí các cảng hiện có trên địa bàn thành phố Hạ Long 266

Hình 137: Khối lượng hàng hoá và công-ten-nơ hàng năm qua cảng Cái Lân (2009-2012) 267

Hình 138: Khối lượng than hàng năm xuất từ Cảng than Làng Khánh 268

Hình 139: Những dự án lớn của tỉnh Quảng Ninh để cải thiện kết nối giữa Hạ Long với các khu vực khác 274

Hình 140: Ví dụ về việc sử dụng hạ tầng giao thông để kết nối và thu hút khách du lịch 277

Hình 141: Địa điểm các nhà máy điện nằm gần thành phố Hạ Long 279

Bảng 142: Thông số kỹ thuật các trạm 110kV 280

Hình 143: Lưới điện trung thế 280

Hình 144: Dự báo về nhu cầu tiêu thụ điện của Hạ Long 282

Hình 146: So sánh tỷ lệ tiếp cận nước sạch và tỷ lệ thất thoát nước giữa các địa phương với thành phố Hạ Long 284

Hình 147: Hạ Long có 4 nhà máy xử lý nước thải lớn 285

Hình 148: Hạ tầng thuỷ lợi của tỉnh Quảng Ninh 286

Hình 150: Dự báo lượng nước thải của thành phố Hạ Long đến năm 2020 289

Hình 151: Hệ thống cung cấp nguồn nước mặt của Hạ Long đến 2020 291

Hình 152: Các dự án cấp nước cần được ưu tiên trong năm 2015 292

Hình 154: Số thuê bao internet trên địa bàn thành phố Hạ Long (tính trên 100 dân) 296

Hình 155: Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp 299

Trang 15

Hình 157: Định hướng phát triển không gian của thành phố Hạ Long 304

Hình 158: Phân vùng khu vực Vịnh theo sản phẩm du lịch 307

Hình 159: Mô hình thành phố Kobe, Nhật Bản 308

Hình 160: Khung lý thuyết về phát triển 310

Hình 161: Cơ cấu tổng vốn đầu tư thành phố Hạ Long giai đoạn 2014 - 2020 319

Hình 162: Ba mô hình thực hiện chung cho các dự án ưu tiên 326

Hình 163: Tạo điều kiện cơ sở hạ tầng đường bộ có thể thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố Hạ Long 329

Hình 164: Các tiêu chí định hướng và lựa chọn của nhà đầu tư 331

Hình 165: Dự báo phát triển nhân lực Thành phố Hạ LongError! Bookmark not defined. Hình 166: Diện tích nuôi trồng thủy sản và năng suất cần thiết 340

Hình 167: Các mô hình dịch vụ hành chính 352

Hình 168: Hiện trạng của TTHCC 352

Hình 169: Tiến trình của cải cách hành chính 356

Hình 170: Tóm tắt các giải pháp về chính sách và quản lý hành chính 357

Hình 171 Thực trạng giải phóng mặt bằng và tái định cư ở Quảng Ninh và Hạ Long năm 2013 361

Hình 172: Điểm bất cập trong công tác bồi thường đất theo Luật Đất đai 2003 362

Hình 173: Quy trình thu hồi/bồi thường đất đai theo Luật Đất đai 2003 364

Hình 174: Những thay đổi chính trong Luật Đất đai 2013 và ý nghĩa 365

Hình 175 Phối hợp ở cấp cao giữa các cơ quan chức năng trong công tác giải phóng mặt bằng 366

Hình 176: Thách thức chính với sự phát triển DNVVN 373

Hình 177: 11 giải pháp đề xuấtgiải pháp được sắp xếp thành các đợt triển khai khả thi 378

Hình 178: Các thực tiễn thành công nhất của Ban triển khai Quy hoạch 383

Hình 179: Cơ cấu tổ chức của Ban triển khai Quy hoạch 386

Hình 180: Ví dụ về thời gian thực hiện chi tiết 388

Hình 181: Bảng chỉ số tổng hợp Quy hoạch 390

Hình 182: Các chỉ số đánh giá kết quả cho từng dự án 393

Hình 183: Các chỉ số đánh giá kết quả chung cho Quy hoạch tổng thể 397

Trang 16

TÓM TẮT CHUNG

Thành phố Hạ Long, với dân số trung bình xấp xỉ 229.000 người năm 2013,

là thủ phủ và trung tâm kinh tế sôi động của tỉnh Quảng Ninh Là một trong 3 địa phương sản xuất than lớn nhất tại Việt Nam, Hạ Long đồng thời đã phát triển thành công nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ chế biến thực phẩm đến công nghiệp đóng tàu và xây dựng Hạ Long hiện đang dẫn đầu các địa phương khác tỉnh Quảng Ninh trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ "nâu" sang "xanh" với lĩnh vực dịch vụ đóng góp khoảng 25% giá trị sản xuất của Thành phố Để đạt được thành quả như vậy, thành phố Hạ Long đã rất thành công trong việc khai thác hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý chiến lược, mang lại sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại và nhờ sở hữu Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, ngành du lịch của thành phố đã phát triển hết sức nhanh chóng

Về thành tựu phát triển kinh tế, thành phố Hạ Long đã có những bước tiến đáng kể trên mọi khía cạnh Thành phố đã trải qua hơn một thập kỷ tăng trưởng liên tục Giá trị sản xuất đã gần như tăng gần gấp ba lần từ năm 2005 đến năm

2013 Tính đến năm 2013, giá trị sản xuất Hạ Long tương ứng khoảng 2,2 tỷ USD Xét về tốc độ tăng trưởng tổng thể, tốc độc tăng trưởng trong giai đoạn 2005-2010

có thể nói là nhanh và phù hợp với mục tiêu quy hoạch trước đây, với sản lượng sản xuất đạt mức tăng thực bình quân 14,1% một năm Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2010-2013 có phần chững lại, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thực hàng năm là 9,2% do tác động của những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu và do bối cảnh căng thẳng trong khu vực Cùng với các thành tựu này, thành phố Hạ Long đã đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định về số lao động có việc làm là 4,2% trong giai đoạn 5 năm 2009-2013, từ khoảng 110.000 người lao động trong năm 2009 đến khoảng 130.000 người lao động trong năm

2013 Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Hạ Long đã giảm từ 2,50% năm

2009 xuống 1,60% vào năm 2013

Trong các giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội tiếp theo đến năm 2020 và năm

2030, mục tiêu phát triển của thành phố Hạ Long là chuyển đổi từ một thành phố khai thác than ven biển, với lợi thế sở hữu di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận, thành một trung tâm du lịch đa dạng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động thương mại, văn hóa và ngành sản xuất công nghiệp nhẹ trong khu vực Mặc

dù trữ lượng than vẫn còn nhiều, thành phố Hạ Long đã cam kết thực hiện mục tiêu chuyển đổi trên đây, như quán triệt theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giảm dần sản lượng khai thác than của Hạ Long 1%/năm cho đến năm 2020 và ngừng hoạt động khai thác lộ thiên trong cùng

Trang 17

thời gian này Do đó, để đáp ứng kỳ vọng của người dân thành phố và vươn tầm phát triển cao hơn trong tương lai, thành phố Hạ Long nhằm vào mục tiêu phát triển hơn nữa ngành Công nghiệp phi khai khoáng so với mức độ phát triển trước đây Ngành Du lịch và Công nghiệp Chế biến, chế tạo được xác định có nhiều tiềm năng phát triển và thành phố Hạ Long đặc biệt chú ý đến những ngành này Những ngành khác như Thương mại, Bán buôn - Bán lẻ và Vận tải được dự báo sẽ tăng trưởng tương đương mức tăng của toàn nền kinh tế

Mục tiêu tăng trưởng chính của thành phố cho giai đoạn đến năm 2020 bao gồm giảm 1% sản lượng sản xuất than hàng năm khi ngành than, hiện đang có mức tăng trưởng thực bình quân hàng năm là 14%, trong khi đó phấn đấu ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và Dịch vụ tăng lần lượt ở mức 16,5% và 18% Thành phố phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng doanh thu ngành du lịch ở mức 0,85 tỷ Đô la mỹ (theo giá danh nghĩa) vào năm 2020 và tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách du lịch hàng năm đạt 11%, với 4,4 triệu khách quốc tế vào năm 2020 Về tỷ trọng giá trị sản xuất trong nền kinh tế đến năm 2020, ngành dịch vụ sẽ chiếm 35%, các ngành công nghiệp phi khai khoáng và xây dựng chiếm 54%, công nghiệp khai khoáng chiếm 10 - 11% và nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm dưới 1% Trong giai đoạn tiếp theo 2020 - 2030, Thành phố phấn đấu đạt các mục tiêu về tăng trưởng thực bình quân hàng năm của giá trị sản xuất đạt 6,7%, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành Dịch vụ lên 36% và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp khai khoáng xuống còn 5% đến năm 2030 Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt khoảng 25.000 USD vào năm 2020 và trên 60.000 USD vào năm 2030 theo giá USD (có tính đến trượt giá USD) 1

Để đạt được các mục tiêu phát triển trên, thành phố Hạ Long phải đối mặt với bốn thách thức lớn là: sự lệ thuộc vào công nghiệp khai thác than, vấn đề ô nhiễm môi trường nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và mức độ hạn chế về đầu tư và sự tham gia của khu vực tư nhân trong nền kinh tế Do

đó, các giải pháp phát triển của thành phố sẽ cần phải tập trung vào (1) giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khai thác than, các hoạt động công nghiệp và quá trình đô thị hóa có khả năng gây ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của động lực kinh tế chính của Thành phố trong thời gian tới - vịnh Hạ Long, một điểm thu hút du lịch; (2) cải cách hành chính và quản lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân

và đầu tư - đặc biệt là cho các DNVVN; (3) Phát triển hệ thống nhân lực mạnh đảm

1 Theo quy đổi tương đối theo Giá trị tăng thêm (GTTT), giá trị tăng thêm của nền kinh tế thành phố tăng tương ứng

ở mức khoảng 15,% đến năm 2020 (cao hơn mức kỳ vọng của Tỉnh khoảng 2.5-3%) và tăng trung bình ở mức khoảng 7,3% đến năm 2030 Cơ cấu nền kinh tế theo GRDP (có bao gồm thuế sản phẩm) đến năm 2020 giảm nhanh đóng góp của lĩnh vực khai khoáng xuống còn khoảng 7%, lĩnh vực nông nghiệp xuống khoảng 0,5%, lĩnh vực công nghiệp phi khai khoáng tăng lên khoảng 35%và lĩnh vực dịch vụ đạt khoảng 58% Đến năm 2030, lĩnh vực công nghiệp khai khoáng còn khoảng 4%, nông nghiệp còn khoảng 0,3%, công nghiệp phi khai khoáng còn khoảng 36%

Trang 18

bảo nhu cầu phát triển kinh tế, đưa Hạ Long trở thành trung tâm đào tạo nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch của Quảng Ninh và khu phía Bắc (4) đảm bảo đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng, đảm bảo khai thác triệt để những cơ sở

hạ tầng hiện có, đặc biệt là hệ thống cảng biển

Thành phố Hạ Long đã chuẩn bị một lộ trình phát triển toàn diện các công trình, dự án đầu tư ưu tiên để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Có

5 nhóm giải pháp chính bao gồm: các giải pháp phát triển cụ thể với các ngành, phát triển xã hội, thúc đẩy cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường và quản trị của Thành phố

Trong đó, 24 dự án là các giải pháp ưu tiên tập trung vào 4 nhóm giải pháp

đầu tiên - giải pháp ngành, phát triển xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường và

được chia thành 3 nhóm theo thứ tứ ưu tiên thực hiện (các dự án ưu tiên rất quan trọng, các dự án ưu tiên quan trọng và dự án ưu tiên) dựa trên các yếu tố như tác động của nền kinh tế, phát triển bền vững lâu dài, độ cấp bách cũng như tiềm năng

"thực hiện nhanh chóng"

Dự án ưu tiên đặc biệt - Trong số 9 dự án quan trọng nhất bao gồm các

dự án du lịch có ảnh hưởng lớn nhất Các ví dụ tiêu biểu bao gồm: Chiến dịch thu gom và xử lý rác thải ở vịnh Hạ Long; thành lập khu du lịch tại Hòn Gai; cải thiện chất lượng dịch vụ cho khách du lịch tự do; dịch vụ xe chở khách từ các sân bay đến thành phố Hạ Long; phát triển dịch vụ xe buýt, thủy taxi, cáp treo kết nối Bãi Cháy và Hòn Gai, tiếp cận các địa điểm du lịch chính Ngoài ra, còn có các dự án quan trọng mang tính quyết định khác như: Đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, nhằm cải thiện chất lượng nước đổ ra vịnh Hạ Long, giảm thiểu ô nhiễm; hoàn thiện các dự án hạ tầng và đường bộ quan trọng nhất – đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và tuyến đường từ Việt Hưng đến Cái Lân; dự án hợp tác với khối tư nhân để tìm ra giải pháp dài hạn cho cảng Cái Lân – một tài sản quan trọng của

Thành phố hiện nay còn chưa được khai thác đúng mức; Phát triển hệ thống hạ tầng băng thông rộng tốc độ cao để làm nền tảng phát triển các công nghệ mới

Dự án ưu tiên cao - Các dự án ưu tiên cao bao gồm 9 dự án Đây là những

dự án có tầm quan trọng cao nhằm tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ cho khối ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ Nhóm dự án này bao gồm: Cải thiện độ ổn định của mạng lưới phân phối điện; phát triển nhà ở và tiện nghi cho lao động nhập cư; thành lập trung tâm ngoại ngữ Quảng Ninh; cải thiện chất lượng giáo dục chung của các trường học và hợp tác giữa các ngành và trường học; và xây dựng tuyến đường cao tốc Hạ Long – Hà Nội Bên cạnh các dự án này, Thành phố sẽ tập trung vào các dự án môi trường nhằm cải thiện môi trường sống và hỗ trợ thêm cho ngành du lịch Các dự án trên bao gồm: Nâng cấp cơ sở xử lý rác thải rắn; nâng cấp

Trang 19

và tăng công suất của các cơ sở xử lý nước thải, đồng thời triển khai áp dụng các hệ thống xử lý nước thải tại tất cả các khu vực khai thác than

Dự án ưu tiên - Ngoài ra, còn có 5 dự án có ảnh hưởng lớn đối với Thành

phố, tuy tầm quan trọng hiện nay thấp hơn so với 18 dự án đã nêu ở trên Nhóm 5

dự án này bao gồm: Hoàn nguyên các mỏ than đóng cửa; xây dựng đường cao tốc

Hạ Long – Vân Đồn; phối hợp, hợp tác với một số khách sạn danh tiếng trên thế giới; thu hút đầu tư xây dựng bệnh viện tư nhân tại thành phố Hạ Long; và thiết lập

hệ thống hành chính điện tử phục vụ người dân

Để xây dựng và hiện thực hóa các dự án này một cách có hiệu quả và phát huy được năng lực và tiềm năng của các dự án đối với nền kinh tế sẽ cần tổng nguồn vốn có thể huy động xấp xỉ 3,4 tỷ đô la Mỹ Trong đó, ước tính 2,0 tỷ đô la

Mỹ từ nguồn vốn doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước và 1,4 tỷ đô la Mỹ còn lại có thể huy động từ ngân sách Nhà nước và vốn viện trợ ODA Để thu hút các

nhà đầu tư, thành phố Hạ Long cần cải thiện năng lực quản trị thành phố, môi

trường kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính Thành phố cũng cần nâng cao năng lực thiết yếu để đảm bảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có được kết quả thành công dự kiến Để đạt được điều này, có ba giải pháp quan trọng, nhằm giải quyết các hạn chế của Thành phố trong việc thu hút đầu tư, tăng cường mức độ minh bạch của chính sách, độ hiệu quả của các quy trình, cũng như chất lượng thực hiện

Thu hút các nhà đầu tư - tăng cường sự tham gia của khối tư nhân, thành

phố Hạ Long sẽ phối hợp với chính quyền tỉnh, để xây dựng một chương trình đầu

tư hợp tác công – tư đáng tin cậy và áp dụng một phương pháp tiếp cận các nhà đầu

tư có hệ thống Đây sẽ là động lực quan trọng để Thành phố có thể huy động được nguồn lực cho phát triển

Tăng cường minh bạch và hiệu quả chính sách - thực hiện một số giải

pháp giải pháp nhằm nâng cao mức độ minh bạch của chính sách và mức độ hiệu quả của các quy trình thủ tục hành chính Thành phố Hạ Long sẽ mở rộng quy mô của Trung tâm Hành chính công để giải quyết tất cả các thủ tục, đơn từ xử lý ở Thành phố, đơn giản nhanh gọn hóa các thủ tục hành chính, áp dụng chính quyền điện tử để tăng độ tiện dụng và minh bạch, đồng thời, cải cách đào tạo và quản lý hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức và chủ động thu thập và hành động dựa trên ý kiến đóng góp Các vấn đề nổi cộm về thu hồi, đền bù đất đai, việc tái định

cư và khả năng phối kết hợp giữa các phòng, ban trực thuộc Thành phố sẽ được đặc biệt quan tâm

Năng lực quản trị của Thành phố - để đảm bảo việc thực hiện kịp thời

Trang 20

được giao nhiệm vụ theo dõi các chỉ số hoạt động hiệu quả (KPI) các dự án, chương trình và việc thực hiện Quy hoạch, theo dõi quá trình thực hiện của các dự

án ưu tiên và thực hiện vấn đề dự báo, giải quyết các vấn đế trong quá trình thực hiện Ban triển khai Quy hoạch có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp với Ủy ban nhân dân Thành phố Ngoài ra, Thành phố cũng kiến nghị lên cấp tỉnh để thành lập bộ phận

hỗ trợ cho DNVVN Bộ phận này sẽ giải quyết những khó khăn trong thủ tục hành chính, chính sách mà các DNVVN thường gặp phải và thực thi các chương trình xây dựng, nâng cao năng lực cho DNVVN

Các giải pháp trong bản Quy hoạch này sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển dịch của thành phố Hạ Long trở thành thành phố công nghiệp hóa xanh với dịch vụ là trọng tâm Các giải pháp này cần được thực hiện một cách linh hoạt, nhưng cần đảm bảo các mục tiêu căn bản Với sự hiểu biết rõ ràng hơn về tận dụng các cơ hội

và giảm bớt rủi ro trong quá trình phát triển, đảm bảo niềm tin của người dân Hạ Long với quá trình phát triển của Thành phố

Trang 21

PHẦN I CĂN CỨ, MỤC TIÊU VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

I CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY HOẠCH TỔNG THỂ

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi là Quy hoạch) được xây dựng phù hợp với pháp luật hiện hành theo quy định trong Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Thêm nữa, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố được xây dựng dựa trên tổng thể định hướng phát triển của Quốc gia, khu vực, Tỉnh và địa phương có liên quan như được đề cập trong các văn bản sau

1 Các văn bản của Trung ương

– Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020;

– Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

– Nghị quyết 09/NQ-TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

– Kết luận số 47-KL/TW ngày 6/5/2009 của Bộ Chính trị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X;

– Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

– Thông báo 108-TB/TW ngày 1/10/2012 của Bộ Chính trị về Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái;

– Kết luận số 60-KL/TW ngày 16/4/2013 của Bộ chính trị về kết quả sơ kết

5 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

– Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, thẩm định và phê

Trang 22

CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số CP;

92/2006/NĐ-– Quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 865/2008/QĐ-TTg ngày 10/7/2008;

– Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

– Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008;

– Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009;

– Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2011 -

2020, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014–2020;

– Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 7/2/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ninh;

– Quyết định 2428/ QĐ-TTg ngày 31/12/2014 về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối vớii tỉnh Quảng Ninh và khu kinh tế Vân Đồn

– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013;

– Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch Quy hoạch tổng thể; Quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc

bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 198/2014/QĐ-TTg ngày 25/01/2014;

Trang 23

– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định

– Nghị Quyết số 06-NQ/TV ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

“Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý và thực hiện quy hoạch liên quan đến công tác quy hoạch; đề xuất các giải pháp thúc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả”;

– Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/05/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030;

– Kết luận số 29-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2015;

– Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050;

– Thông báo Kết luận số 582-KL/TU ngày 03/4/2012 của Thường trực Tỉnh

ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh;

– Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/07/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050;

– Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/07/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/08/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/06/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng

Trang 24

– Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm

II SỰ CẦN THIẾT, TÍNH CẤP BÁCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH

1 Sự cần thiết

- Thực hiện Chỉ thị số 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường công tác quy hoạch, đòi hỏi tỉnh Quảng Ninh phải triển khai nghiên cứu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực quan trọng khác để làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển phù hợp Hiện tại các quy hoạch quan trọng cấp tỉnh cơ bản đã hoàn thiện, trong đó Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long đến năm

2015 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định

số 619/QĐ-UBND ngày 5/3/2010 Đến nay các quan điểm, mục tiêu phát triển tại Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 5/3/2010 không còn phù hợp với các quan điểm, mục tiêu phát triển của Tỉnh và tình hình hiện nay

Mặt khác, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo công tác lập quy hoạch của Tỉnh tại Kết luận số 08-KL/BCĐ ngày 25/6/2014 thì Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

xã hội của các địa phương thuê tư vấn nước ngoài, trong đó có thành phố Hạ Long phải hoàn thành trong quý IV/2014 Do đó, việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến

Trang 25

2 Ý nghĩa thực tiễn

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế xã hội của tỉnh và các quy hoạch ngành lĩnh vực quan trọng của Tỉnh; là cơ sở lựa chọn mô hình phát triển, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, không gian đô thị loại I và xác định các giải pháp để phát triển thành phố Hạ Long trở thành một

“đô thị trung tâm”, “đô thị hạt nhân”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Tỉnh với những vị thế và xu hướng phát triển mới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế

và toàn cầu hóa, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả những tiềm năng phát triển của Thành phố, thực hiện các "đột phá chiến lược", những "đột phá xanh" gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển theo hướng bền vững, thực hiện định hướng phát triển của Tỉnh theo hướng "một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá"

- Là cơ sở cho việc lập các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố từ nay đến năm 2030 phục vụ công tác quản lý, điều hành quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành khu vực phòng thủ vững chắc của vùng Đông Bắc Việt Nam

- Cung cấp các thông tin cần thiết về định hướng phát triển, tiềm năng kinh

tế, cơ hội đầu tư và các nhu cầu phát triển của Tỉnh tới các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và người dân

III PHẠM VI VÀ THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cơ bản, mang tính tổng thể và quan trọng của Thành phố, trong đó có so sánh lợi thế của Thành phố trong Tỉnh, vùng và so sánh với các huyện, thị xã, thành phố lân cận

- Thời kỳ lập quy hoạch là đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Trong

đó cần đánh giá khoa học thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2009-2013, đặc biệt quan tâm đánh giá giai đoạn 2010-2013 so với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2015, định hướng đến 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 619/2010/QĐ-UBND ngày 05/3/2010, bao gồm cả các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

- Phân tích các yếu tố chính và các nguồn lực phát triển; dự báo năng lực phát triển trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2020

Trang 26

- Xác định các mục tiêu phát triển đến năm 2020 theo từng giai đoạn; đề xuất các phương án, phân kỳ phát triển và tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

- Kế hoạch triển khai

IV MỤC TIÊU QUY HOẠCH

Lựa chọn mô hình phát triển, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, không gian đô thị và xác định các giải pháp để phát triển thành phố Hạ Long trở thành một

“đô thị trung tâm”, “đô thị hạt nhân”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh với những vị thế và xu hướng phát triển mới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế

và toàn cầu hóa, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả những tiềm năng phát triển của Thành phố, thực hiện các "đột phá chiến lược", gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển theo hướng bền vững; nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thành phố phải mang tầm nhìn chiến lược lâu dài và mang tầm quốc tế; gắn bó chặt chẽ, mật thiết với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 và cập nhật các định hướng trong quy hoạch vùng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài năm 2050 đang nghiên cứu Các mục tiêu cụ thể đó là:

- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố với những vị thế, xu hướng phát triển mới, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả những tiềm năng phát triển của Thành phố theo hướng phát triển nhanh, bền vững

- Làm rõ các ưu tiên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường quan trọng nhất, phát triển cơ

sở hạ tầng và các chiến lược đầu tư Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

sẽ tạo điều kiện cho thành phố Hạ Long phát triển xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Tỉnh, trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và mang tầm quốc tế; giữ vai trò là một đô thị hiện đại của vành đai kinh tế ven biển Bắc bộ

- Làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố từ nay đến năm 2030 phục vụ công tác quản lý, điều hành quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố

- Cung cấp các thông tin cần thiết về định hướng chiến lược, tiềm năng kinh

tế, cơ hội đầu tư và các nhu cầu phát triển của Thành phố tới các nhà đầu tư, nhà tài trợ cũng như người dân

Trang 27

- Đảm bảo công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Các chương trình, dự án ưu tiên xúc tiến đầu tư

V YÊU CẦU CỦA QUY HOẠCH

- Coi trọng chất lượng của sự phát triển, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững gắn với hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh, đảm bảo các cân đối lớn của ngành kinh

tế, phát huy mạnh mẽ tiềm năng thế mạnh của du lịch, dịch vụ, nhân tố con người (nối giai cấp công nhân với truyền thống kỷ luật và đồng tâm), phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái

- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng; quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vành đai vịnh Bắc Bộ, tác động của vùng động lực phát triển, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh

- Khi cần thiết cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình, bối cảnh mới

- Quy hoạch phải gắn với thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân và đảm bảo an ninh - quốc phòng

- Bảo đảm tính thực tiễn khoa học, tiên tiến, liên tục và kế thừa; dựa trên các kết quả điều tra cơ bản, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan để xây dựng quy hoạch

VI TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN

Quy hoạch tổng thể được đơn vị tư vấn lập dựa trên những thông tin đầu vào,

sự hỗ trợ và hướng dẫn của:

Trang 28

 Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh

 Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh

 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh

 Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh

 Sở Giao thông – Vận tải tỉnh Quảng Ninh

 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh

 Ban Quản lý Vịnh Hạ Long

 Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh

 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh

 Các phòng ban, đơn vị trực thuộc thành phố Hạ Long

Đơn vị tư vấn đã sử dụng nhiều nguồn thông tin để đảm bảo tiếp cận một cách đa dạng và có hệ thống Đơn vị tư vấn đã tiến hành hơn 20 cuộc phỏng vấn lãnh đạo các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Ngoài ra, đơn vị tư vấn cũng đã tiến hành phỏng vấn các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có hoạt động đầu tư trong thời gian gần đây hoặc đang có kế hoạch đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh Đơn vị tư vấn cũng đã tiến hành trên 10 chuyến

đi thực địa phục vụ cho công tác phân tích các tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực chủ yếu tại Hạ Long, trong đó có chuyến đi thực địa tại Vịnh Hạ Long, Núi Bài Thơ, Đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn, khu Hạ Long Marina, khu Hùng Thắng, khu thương mại VINCOM, khu vực đường bao biển, khu công nghiệp Cái Lân, Việt Hưng, các khu vực khác trên địa bàn Thành phố

Đơn vị tư vấn đã tiến hành thu thập cơ sở dữ liệu ban đầu từ Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh và tất cả các phòng ban, đơn vị của thành phố Hạ Long Trong nghiên cứu của mình, đơn vị tư vấn có tham khảo cơ sở dữ liệu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quản lý

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện lập Quy hoạch nhóm chuyên gia tư vấn thực hiện dự án đã tham vấn các chuyên gia toàn cầu về phát triển kinh tế - xã hội

để được cung cấp các quan điểm quốc tế, ý kiến chuyên môn cũng như những kinh nghiệm của các chuyên gia thu được qua các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã thực hiện với chính phủ các nước khác trên thế giới

Quá trình xây dựng Quy hoạch tổng thể bao gồm 3 giai đoạn, tương ứng với

3 phần chính của báo cáo Quy hoạch tổng thể

Trang 29

− Phần I đến II: Bối cảnh phát triển và đánh giá thực trạng tổng quát, mang

lại một cái nhìn tổng quan về bối cảnh phát triển của thành phố Hạ Long và đánh giá năng lực của Thành phố trong việc tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố

và các lợi thế so sánh cũng như các thách thức chính

− Phần II-III đến II-VIII: Thực trạng và phương hướng phát triển, đặt ra các

mục tiêu phát triển cho thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, bao gồm thực trạng và phương hướng phát triển của các ngành kinh tế trọng điểm, các lĩnh vực xã hội, hạ tầng cơ sở cũng như tổ chức không gian, các giải pháp môi trường và ưu tiên đầu tư

− Phần II-IX: Giải pháp thực hiện cung cấp chi tiết về các giải pháp huy

động vốn, nguồn nhân lực, chính sách, hành chính, khoa học công nghệ cần thiết để triển khai Quy hoạch tổng thể

VII CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU

Quy hoạch bao gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt Báo cáo sẽ bao gồm cả các hình, bảng biểu, phụ lục và số liệu thống kê; Bản đồ theo tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 sẽ được trình bày riêng Ngoài phần mở đầu của báo cáo tổng hợp, báo cáo sẽ bao gồm các nội dung chính sau đây:

Phần I Căn cứ, mục đích, yêu cầu của Quy hoạch;

Phần II Nội dung quy hoạch Phần này bao gồm 10 mục chính sau đây:

 Phân tích, đánh giá, dự báo các điều kiện, yếu tố phát triển;

 Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2009 – 2013, phương hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

 Thực trạng, định hướng và các giải pháp phát triển các ngành kinh tế;

 Thực trạng, định hướng và các giải pháp phát triển xã hội và quốc phòng –

an ninh;

 Thực trạng, định hướng và các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng;

 Tổ chức không gian lãnh thổ của thành phố Hạ Long;

 Bảo vệ môi trường;

Trang 30

 Các giải pháp thực hiện quy hoạch tổng thể;

 Kết luận và khuyến nghị

Trang 31

PHẦN II NỘI DUNG QUY HOẠCH

I PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT TRIỂN

1 Vị trí địa lý kinh tế và các yếu tố tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý kinh tế

Thành phố Hạ Long có tọa độ địa lý từ 20°55' đến 21°05' độ vĩ Bắc và 106° 50' đến 107°30' độ kinh Đông Thành phố có lợi thế phát triển đặc trưng từ vị trí chiến lược này

Thành phố nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Bắc Việt Nam, gần hai đô thị lớn nhất miền Bắc là thủ đô Hà Nội (165km), Hải Phòng (70 km) và tương đối gần đường biên giới với Trung Quốc Với vị trí gần với các trung tâm dân cư lớn của khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long cùng trực thuộc Tỉnh với hai vùng phát triển chiến lược khác là Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Đặc khu kinh tế Vân Đồn Thành phố tiếp giáp các địa phương trong Tỉnh bao gồm, Cẩm Phả (phía Đông), Hoành Bồ (phía Bắc), Quảng Yên (phía Tây).Thực tế, Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của Tỉnh đã xác định thành phố

Hạ Long là trung tâm phát triển trong chiến lược "một tâm hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá"

Hơn nữa, với đường bờ biển trải dài trên vịnh Bắc Bộ, Thành phố có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong quan hệ thương mại quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng

Với vị trí địa lý này, thành phố Hạ Long có những điều kiện thuận lợi để phát triển trở thành một trung tâm du lịch, một đầu mối về công nghiệp, thương mại và giao thông vận tải dọc hành lang kinh tế ASEAN – Việt Nam – Trung Quốc Các khung hợp tác khu vực đã được thiết lập nhằm tập trung phát triển hành lang kinh tế này Bước khởi đầu này sẽ tạo nên những cơ hội phát triển cho thành phố Hạ Long, đó là:

Khung hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc ("Hai hành lang, một vành đai

kinh tế"), trong đó, hai hành lang là Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -

Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh

đến Quảng Ninh và một số vùng thuộc lãnh thổ Trung Quốc: Bắc Hải, Quảng

Trang 32

Châu, Phòng Thành Cảng (Quảng Tây), Triết Giang (Quảng Đông) và đảo Hải Nam

Khung hợp tác kinh tế “Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore” Mô hình

hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN kéo dài hơn 5.000 km từ Nam Ninh của Trung Quốc đến Hà Nội, Viêng Chăn (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Băng Cốc (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia) và Singapore Những thành phố trong vành đai kinh tế này theo dự báo sẽ được kết nối với nhau bằng đường sắt, đường cao tốc, đường thủy và đường hàng không – tạo nên một khu vực phát triển toàn diện với việc tăng cường các hoạt động thương mại, đầu tư và

du lịch

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Thỏa thuận hội nhập kinh tế (EIA) sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế của hành lang ASEAN - Việt Nam - Trung Quốc cả trong nội bộ các nước thành viên và các nước đã ký những thỏa thuận này Những FTA/EIA đã ký và đang thương thảo sẽ có tác động thúc đẩy những tiềm năng phát triển kinh tế của Hạ Long bao gồm:

thuế quan và kỹ thuật được miễn giảm trước năm 2020 như được quy định trong ACFTA, thành phố Hạ Long có thể tận dụng điều này để phát triển bằng cách huy động tất cả các nguồn lực, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để phát triển mối quan hệ kinh tế với tỉnh Quảng Tây, thiết lập các Đặc khu kinh tế (SEZ) và khu công nghiệp, phát triển những tiện nghi giải trí và du lịch và có thể cung cấp các dịch vụ giáo dục - đào tạo

AEC sẽ thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nước trong khối ASEAN

trình thương thảo và dự kiến sẽ được ký kết vào năm 2015 TPP là một Hiệp định thương mại tự do liên vùng lớn nhất và nhiều tham vọng nhất Bên cạnh việc củng cố mối liên kết kinh tế giữa thành phố Hạ Long và các đối tác truyền thống trong khu vực như Nhật Bản, Malaysia và Singapore, TPP còn thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư giữa thành phố Hạ Long với những thị trường quốc tế mới như Hoa Kỳ, Canada, Mexico và Peru

Thành phố Hạ Long là một phần của tỉnh Quảng Ninh, là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vùng này chiếm 16,6% dân số và đóng góp 20,7% GDP của cả nước trong khi diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm 4,7% Cùng với

Trang 33

Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xem là một trong ba đầu tầu thúc đẩy nền kinh tế vùng

Thành phố Hạ Long có kết nối với giao thông đường hàng không: thông qua sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 3 giờ di chuyển bằng đường bộ, cách sân bay Cát

Bi khoảng 1,5 giờ (hiện đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đang được xây có khả năng rút ngắn thời gian di chuyển đến sân bay Cát Bi còn 0,5 giờ) và sân bay Vân Đồn (sẽ được xây dựng trong tương lai) khoảng 1 giờ Nằm dọc tuyến quốc lộ 18, thành phố Hạ Long cũng có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận lợi Phát triển hạ tầng đường bộ đóng vai trò then chốt đối với việc củng cố vị trí chiến lược của thành phố Hạ Long

1.2 Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu

Thành phố Hạ Long sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với các nguồn khoáng sản không tái tạo như than, đá vôi, đất sét và những nguồn tài nguyên khác như đất, biển, đường bờ biển, nước ngọt và rừng Trong tất cả các nguồn tài nguyên này, Vịnh Hạ Long rõ ràng là nguồn tài nguyên nổi trội nhất, nguồn tài nguyên chính hỗ trợ ngành du lịch của Thành phố Ngoài ra, một bộ phận lớn của nền kinh tế Thành phố dựa vào những nguồn tài nguyên, như than trong ngành Công nghiệp khai khoáng, đường bờ biển để phát triển công nghiệp đóng tàu, thương mại quốc tế và vận tải Dưới đây là những nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long

1.2.1 Các nguồn tài nguyên và khoáng sản không tái tạo

Thành phố Hạ Long có một số tài nguyên khoáng sản không tái tạo Trong

đó, than được sử dụng trong hơn 90% các phân ngành kinh tế sử dụng nguồn tài nguyên không tái tạo của Thành phố Ngoài ra, thành phố Hạ Long cũng có đá vôi, đất sét nhưng sản lượng khai thác còn hạn chế so với than

a) Than

Thành phố Hạ Long nằm trong khu vực có trữ lượng than lớn nhất Việt Nam Các mỏ than phân bố chủ yếu ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thành phố trên địa bàn phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu và Hà Phong, Ngoài ra, than đá còn phân bố trên địa bàn các phường Việt Hưng, Đại Yên, Cao Thắng Tổng trữ lượng than hiện nay ước tính khoảng 592 triệu tấn, trong đó 270 triệu tấn nằm ở vị trí thuận lợi cho khai thác, chiếm khoảng một nửa trữ lượng than có vị trí

Trang 34

tốt của Việt Nam Do đó, than đã và đang đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế của Thành phố trong một thời gian dài

Ngoài các mỏ than, thành phố Hạ Long còn có nhà máy sàng tuyển than (phân loại than theo kích cỡ), bến cảng, các công ty xây dựng và hạ tầng giao thông vận tải Tất cả tạo nên một hệ thống sản xuất liên hoàn, một vùng công nghiệp sôi động đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu hàng triệu tấn than mỗi năm

Tuy nhiên, quá trình khai thác liên tục đi ngược lại với kỳ vọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của Thành phố Theo Quy hoạch phát triển ngành than được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg năm

2012, sản lượng than sẽ giảm nhanh trong vòng 5 năm tới Quyết định này buộc thành phố Hạ Long phải cắt giảm đáng kể các hoạt động khai thác than trước năm

2018 với mong muốn chuyển đổi phương thức phát triển của thành phố Hạ Long từ

"nâu" sang "xanh" cũng như nhằm bảo tồn những tài nguyên môi trường quan trọng như Vịnh Hạ Long

b) Đá vôi, đất sét và các nguồn tài nguyên khác

Ngoài than, thành phố Hạ Long còn có các nguồn khoáng sản khác2, trong đó nhiều nhất là đá vôi Đá vôi phần lớn nằm trên các đảo và dưới dạng các nền đá mới với trữ lượng khoảng 1,3 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở địa bàn phường Hà Phong

và phường Đại Yên Ngoài ra thành phố Hạ Long còn có trữ lượng đất sét khoảng 41,5 triệu m3

phân bố chủ yếu ở phường Giếng Đáy và Hà Khẩu với chất lượng tốt dùng để sản xuất xi măng, gạch và ngói Thành phố Hạ Long cũng có nguồn đá sa thạch phân bố ở các vùng núi Sản lượng các nguồn tài nguyên này chiếm khoảng dưới 5% tổng sản lượng tài nguyên không tái tạo

1.2.2 Tài nguyên đất

a) Sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố là 27.195 ha (không bao gồm 486

km2 diện tích bề mặt biển), trong đó 9.453 ha là đất nông nghiệp (34,8%), 16.557ha

(60,07%) là đất phi nông nghiệp Diện tích đất chưa sử dụng là 1.183 ha (4,4%)

Trang 35

Bảng 1: Bảng kê hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long

2,5 Đất sông suối và mặt nước chuyên

Nguồn: Phòng quản lý đô thị thành phố Hạ Long

Cụ thể quy hoạch mục đích sử dụng của các loại đất được thể hiện trong hình dưới đây

Trang 36

Hình 2: Hiện trạng sử dụng các loại đất của thành phố Hạ Long

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)

b) Vịnh Hạ Long

Thành phố Hạ Long nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long, bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1.553 km2, kèm theo hệ thống hang động phức tạp và tuyệt đẹp, Vịnh Hạ Long là nguồn tài nguyên du lịch độc đáo mang tầm vóc quốc tế:

 Năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên

thế giới với các giá trị thẩm mỹ nổi bật mang tầm vóc quốc tế;

 Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ hai được công nhận là di sản thiên nhiên

thế giới với các giá trị địa chất, địa mạo;

 Tháng 7 năm 2003, Vịnh Hạ Long được Câu lạc bộ Các vịnh đẹp nhất thế

giới xếp hạng là một trong 29 vịnh đẹp nhất trên thế giới;

Năm 2011, vịnh Hạ Long được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên

nhiên mới của thế giới;

 Ngoài ra, theo nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, Vịnh

Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị sinh học, lịch sử văn hóa

Trang 37

Hình 3: Lễ đ ón nhận bằng UNESCO công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di

sản thế giới

Ở thời điểm hiện tại, vịnh Hạ Long và cố đô Huế là những lựa chọn hàng đầu của khách du lịch khi đến tham quan Việt Nam

Với thương hiệu nổi tiếng thế giới và những giá trị nêu trên của thành phố

Hạ Long, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2013 đã xác định vịnh Hạ Long là một nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng Do đó, vịnh Hạ Long được định hướng phát triển thành một khu du lịch quốc gia Là một di sản thế giới

và là một kỳ quan mới của thế giới, vịnh Hạ Long được các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đánh giá là một lợi thế đặc biệt cần được khai thác và quảng bá để phát triển nhanh chóng ngành du lịch với mục đích xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm

du lịch quốc tế, trong đó thành phố Hạ Long đóng vai trò hạt nhân Do đó, vịnh Hạ Long là một tài nguyên quan trọng có thể được sử dụng để làm thay đổi cơ cấu kinh

tế của Thành phố

1.2.3 Biển và bờ biển

Trang 38

a) Thủy hải sản

Với diện tích đất bãi triều lớn ở Cửa Lục và Yên Cư, khu vực quanh đảo Tuần Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là tôm, cá, ngọc trai, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Ngoài ra, vịnh Hạ Long là một vịnh kín với nhiều loài rắn biển, 950 loài cá,

500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài mang giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhồng, tôm, mực, ngọc trai, bào ngư và hàu Các rạn san hô trong vịnh cũng rất phong phú với 117 loại san hô thuộc 40 họ và 12 nhóm khác nhau cùng sinh sống Vì vậy, vùng biển ngoài khơi của Vịnh Hạ Long là một trong 4 ngư trường lớn của Việt Nam

b) Đường bờ biển và khu vực Vịnh

Ngoài nguồn lợi về thủy hải sản, thành phố Hạ Long còn có đường bờ biển hơn 50 km, dài hơn một số quốc gia nhỏ, chẳng hạn như Singapore (khoảng 42 km) Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cảng như cảng nước sâu Cái Lân, cảng than, cảng du lịch và một số cảng nhỏ khác Các cảng này khi phát triển

sẽ có tác dụng lan tỏa, kéo theo sự phát triển ngành Công nghiệp đóng tàu của thành phố Hạ Long

Đồng thời, thuận lợi từ đường bờ biển và khu vực vịnh Hạ Long cũng tạo điều kiện cho Thành phố phát triển hệ thống cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá và các hạ tầng nghề cá tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ của Thành phố, vốn là ngành kinh tế trọng điểm của thành phố Hạ Long

Thêm nữa, đường bờ biển, đặc biệt là khu vực nhìn ra vịnh Hạ Long, là nguồn tài sản vô giá cho Thành phố phát triển hệ thống các công trình công cộng, dân cư, dịch vụ, vui chơi giải trí phục vụ phát triển du lịch và đời sống dân cư

c) Bãi biển

So với các bãi biển khác trong khu vực như vịnh Bái Tử Long, biển Trà Cổ hay Vĩnh Thực, các bãi biển của thành phố Hạ Long không có ưu thế về quy mô hay chất lượng Tuy nhiên, những bãi biển này lại nằm gần các địa điểm du lịch

Trang 39

Hiện tại có 8 bãi biển đang được đưa vào hoạt động ở thành phố Hạ Long trong đó bao gồm bãi tắm Thanh Niên, Hoàng Gia, Ti Tốp và Tuần Châu

1.2.4 Nước ngọt

Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới và Cửa Lục, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu và Hà Phong

Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn và lưu lượng nước không nhiều Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh, gây ra tình trạng thiếu nước ngọt

1.2.5 Rừng

Theo số liệu thống kê sử dụng đất tính đến năm 2014, diện tích rừng của Thành phố là 6985,58 ha, chiếm 25,7% diện tích đất tự nhiên Trong số này, 1.678,74 ha rừng được sử dụng cho sản xuất, 5.025,97 ha là rừng phòng hộ

Hình dưới đây minh họa hiện trạng lâm nghiệp đô thị tại thành phố Hạ Long

Bảng 4: Hiện trạng lâm nghiệp đô thị của Hạ Long (Đơn vị: ha)

Xã/phường

Diện tích đất

tự nhiên

Diện tích đất rừng

Tình trạng rừng (ha.)

Độ bao phủ (%)

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Trang 40

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (2011 – 2015)

1.3 Nguồn tài nguyên văn hóa và du lịch

Ngoài Vịnh Hạ Long là tài nguyên du lịch quan trọng nhất, Thành phố còn

có các nguồn tài nguyên văn hóa và du lịch khác cần quảng bá rộng rãi Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét một số tài sản văn hóa và du lịch chính của thành phố Hạ Long, bao gồm cả tài sản vật thể như quần thể núi Bài Thơ và tài sản phi vật thể như nền văn hóa Hạ Long và nghệ thuật múa rối nước

1.3.1 Tài sản văn hóa vật thể

Ba tài sản văn hóa vật thể quan trọng nhất của thành phố Hạ Long là quần thể núi Bài Thơ, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn và chùa Lôi Âm Những tài sản văn hóa này được khách du lịch trong nước biết đến rộng rãi nhưng chưa phổ biến đối với khách du lịch nước ngoài vì họ có ít thời gian ở lại thăm quan thành phố Tuy nhiên, thành phố Hạ Long chắc chắn có nhiều tiềm năng để phát triển và quảng bá các địa điểm văn hóa du lịch này tới khách du lịch quốc tế

a) Cụm di tích Núi Bài Thơ - chùa Long Tiên

Hình 5: Quang cảnh từ đỉnh núi Bài Thơ

Ngày đăng: 29/02/2016, 09:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w