bình cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý
Một trong những đặc điểm quan trọng của các Đảng cộng sản là liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân. Đảng ta là Đảng cầm quyền, là người duy nhất có quyền lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, Đảng đại biểu cho lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Tuy nhiên, khi Đảng nắm chính quyền thì cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đó là các bệnh quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, xa rời quần chúng..., quyền lực dễ làm cho đội ngũ cán bộ tha hóa, sự đam mê quyền lực dễ làm cho cán bộ quên rằng mình là đày tớ trung thành của nhân dân, làm việc vì lợi ích của tập thể, xã hội trong đó có lợi ích của bản thân.
Chính vì thế trong tổ chức, hoạt động Đảng đã thiết kế cơ chế để kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên như chế độ tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nguyên tắc tự phê bình và phê bình và sự kiểm tra giám sát của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên; sắp tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố có quy chế giám sát cán bộ, công chức, đảng viên nơi cư trú. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý là những người được giao nhiều quyền hạn và trách nhiệm, khơng chỉ có tác động to lớn đến sự ổn định và phát triển của tổ chức, đơn vị mà cịn có ảnh hưởng tới cả đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân, vì thế càng phải coi trọng sự đóng góp ý kiến, phê bình, phản biện của đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân đối với những quyết định của họ:
Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy chế, các biện pháp ủng hộ, bảo vệ người phê bình. Tự phê bình và phê bình rất cần đối với Đảng, Nhà nước, đoàn thể và toàn xã hội. Trong những vụ việc cụ thể, người phê bình là những cá nhân khơng có lợi thế. Trái lại, người bị phê bình thường có thế lực, quyền hành, kỳ thị, trấn áp người phê bình. Người phê bình bị trù dập là hiện tượng phổ biến hơn nhiều lần so với bị phê bình oan [19, tr. 47].
Thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước; là nơi đóng trụ sở của các cơ quan Trung ương, các cơ quan đại diện nước ngoài và trên 40 trường đại học, cao đẳng; là nơi tập trung đông dân cư với trình độ dân trí cao nhất so với cả nước, theo số liệu thống kê: có khoảng 30 vạn công nhân viên chức, 30 vạn người cao tuổi (phần lớn người cao tuổi cũng nguyên là cán bộ, viên chức nhà nước), 1.995 lão thành cách mạng, hàng trăm cán bộ cấp tướng, hàng ngàn cán bộ cấp tá, hàng ngàn cán bộ cao, trung cấp nghỉ hưu ở Hà Nội, số đảng viên của Đảng bộ thành phố là rất đông hơn 18 vạn, có phường lên đến 1.500 đảng viên. Có thể nói, với cơ cấu dân cư ở Hà Nội như vậy, cho nên bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận và thực tiễn, sự nhạy cảm với những vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa của nhân dân Hà Nội là rất cao.
Thực tế đó địi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo thành phố nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý nói riêng phải biết lắng nghe ý kiến của đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân đóng góp đối với mình trong q trình hoạt động.
Khi nhận thấy cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý có thiếu sót khuyết điểm, cán bộ, đảng viên và nhân dân có thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, phản biện những vấn đề đó, có thể yêu cầu họ giải thích rõ ràng hoặc bằng đơn thư kiến nghị, khiếu nại gửi trực tiếp đến cán bộ đó đề nghị được giải quyết. Có thể thơng qua tổ chức như Chi bộ đảng (nơi công tác, nơi cư trú), đảng viên chỉ rõ những ưu điểm, những việc làm tốt của đảng viên là cán bộ lãnh đạo; đồng thời thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cũng như những việc làm chưa hợp lý của họ, bằng trí tuệ tập thể có thể chỉ ra phương hướng, giải pháp để giải quyết vấn đề đó.
Thông qua tổ dân phố, nơi cán bộ cư trú, nhân dân có thể biết cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý sống, sinh hoạt như thế nào, có chấp hành nghiêm
chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước khơng, có vận động vợ con, người thân chấp hành pháp luật và những quy định của tổ dân phố hay khơng, gia đình cán bộ lãnh đạo có gương mẫu xây dựng gia đình văn hóa không... Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý là đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, do đó hàng năm, trước và sau các kỳ họp Hội đồng nhân dân đều tổ chức tiếp xúc cử tri để tập hợp những ý kiến của nhân dân đưa ra trước kỳ họp và thông báo cho nhân dân những quyết định, những chủ trương đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua. Đây cũng là một diễn đàn mà nhân dân có thể tham gia phê bình, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu của dân, của cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý.
Phương tiện thơng tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình cũng là một phương tiện rất hữu hiệu để cán bộ, đảng viên và nhân dân tiến hành phê bình cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý. Qua các phương tiện này nhân dân có thể bày tỏ thái độ đồng tình, hoan nghênh những việc làm đem lại lợi ích cho tập thể, cho Nhà nước của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý nói riêng. Đồng thời cũng có thể phê phán, lên án những hành vi, việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của cán bộ lãnh đạo, thậm chí có thể tiến hành điều tra làm rõ các vụ việc tiêu cực, quan liêu, tham nhũng của cán bộ...
Trong những năm qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã quán triệt sâu sắc cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình trong Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, đã nghiêm túc tiến hành tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, và rất coi trọng sự đóng góp, phê bình của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên. Kết quả là đội ngũ cán bộ đảng viên đã có những chuyển biến tích cực như thái độ làm việc nghiêm túc hơn, biết tôn trọng nhân dân và dân chủ hơn.
Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được triển khai rộng khắp từ các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp nhà nước đến các tổ dân phố. Quy chế này đã được cụ thể hóa thành quy chế làm việc, quy chế phối hợp trong lãnh đạo, điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của mình đồng thời nhân dân, cán bộ, đảng viên có căn cứ để kiểm tra, theo dõi việc làm của cán bộ. Thực hiện Nghị quyết
liên tịch số
05-NQ/CP-MTTQ, Mặt trận Tổ quốc xây dựng quy chế giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, công chức nơi cư trú; hiện nay Hà nội đang làm thí điểm ở một số phường. Đây sẽ là cơ sở để nhân dân tham gia phê bình đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý.
Tất cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý đã thực hiện nghiêm túc Quy định số 76-QĐ/TW, ngày 15/6/2000 của Bộ chính trị (khóa VIII)- về việc đảng viên công tác ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú, đã tiến hành các thủ tục để về tham gia sinh hoạt với chi ủy nơi cư trú. Qua những buổi sinh hoạt này đảng viên, nhất là những đảng viên hưu trí có tâm huyết với Đảng và Nhà nước đã thẳng thắn khen ngợi, đồng tình với những quyết sách của cán bộ lãnh đạo nhưng cũng quyết liệt phê bình, chỉ rõ những việc cán bộ lãnh đạo làm chưa tốt, hoặc những việc mà bản thân cán bộ lãnh đạo cũng như gia đình chưa chú ý thực hiện.
Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung của rất nhiều tờ báo, tạp chí của Trung ương như Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản..., nhiều tờ báo, tạp chí chuyên ngành như Báo Pháp luật, Báo Lao động và có những tờ báo, tạp chí của riêng Hà Nội như Báo Hà Nội mới, kinh tế đô thị, tuổi trẻ Thủ đô... Thời gian qua đã phát huy tốt vai trị của báo chí trong việc nêu gương người tốt, việc tốt, những cán bộ tận tụy phục vụ nhân dân, đồng thời đấu tranh phê bình những việc làm sai trái của cán bộ, đảng viên, báo chí trở thành diễn đàn để nhân dân bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình đối với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hầu hết các báo đều có đường dây nóng hoặc những chuyên mục để nhân dân có thể phản ánh những bức xúc của mình nói chung và những việc làm chưa đúng của cán bộ lãnh đạo nói riêng. Nhiều phóng viên đã dũng cảm tiến hành các phóng sự điều tra về các vụ việc tiêu cực liên quan đến cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý.
Các cuộc tiếp xúc cử tri địa bàn được phân công, cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý đã trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, đảng viên và nhân dân ở tổ dân phố, khu dân cư, để báo cáo với nhân dân về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình, mà quan trọng hơn là được lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của
nhân dân đối với những chủ trương, chính sách, pháp luật nói chung và những việc cụ thể của chính những cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Đây là diễn đàn tập hợp rất nhiều đối tượng, giai cấp, tầng lớp, thành phần xã hội... nên họ đã có những đóng góp rất thiết thực, nhiều mặt giúp cho hoạt động lãnh đạo, điều hành của cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý đạt hiệu quả hơn, phù hợp với lịng dân hơn.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân phê bình cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Tình trạng khá phổ biến hiện nay là xuê xoa, né tránh, "gió chiều nào che chiều ấy", ngại đấu tranh với những sai lầm về vấn đề nhận thức quan điểm, đường lối và thực hiện nguyên tắc tổ chức của Đảng, đặc biệt trong đấu tranh chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực. Cán bộ cấp dưới khi nhìn thấy những việc làm khơng đúng của thủ trưởng nhưng không dám đấu tranh, phê bình, e ngại việc phê bình khơng những họ không thay đổi mà còn sử dụng quyền lực trong tay để trù dập, điều động đi nơi khác, ảnh hưởng đến công việc, đến thu nhập... Việc phê bình khơng đúng mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương pháp vẫn còn tái diễn. Trong các chi bộ cơ quan và đơn vị chuyên môn nơi cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý sinh hoạt xảy ra tình trạng phê bình "nịnh" là tương đối phổ biến. Ngồi những câu khen ngợi đồng tình, phần chỉ ra những mặt hạn chế của lãnh đạo cũng khơng khác gì khen, chẳng hạn như "đồng chí làm việc q sức khơng giữ gìn sức khỏe " làm méo mó ý nghĩa của buổi sinh hoạt tự phê bình và phê bình.
Có những nơi, do mất đồn kết nội bộ, trong chi bộ, cơ quan, trong cán bộ lãnh đạo chia bè, chia cánh biến tự phê bình và phê bình thành những cuộc cãi vã, mang tính miệt thị, đấu đá, đả kích lẫn nhau, "xơ cho đổ", xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cán bộ, đảng viên.
Nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, một phần do công việc bận rộn, một phần ngại đối mặt với đảng viên và nhân dân nơi cư trú nên việc tham gia sinh hoạt với chi bộ, với tổ dân phố nơi cư trú là rất hạn chế. Do đó đảng viên và nhân
dân ít có cơ hội để đối thoại, phê bình cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý.
Một số tờ báo có những bài chưa thật sự công tâm, khách quan khi phản ánh, điều tra về một vụ việc cụ thể, đôi khi lợi dụng dân chủ dựa vào một câu nói, một bài phát biểu trong những hồn cảnh cụ thể để "thổi phồng", nói xấu, phê phán cán bộ. Bên cạnh đó, lực lượng báo chí cũng chưa phát huy hết vai trị của mình trong đấu tranh với các hành vi sai trái của cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý nói riêng.
Để xây dựng Thủ đơ thực sự là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, là trái tim của cả nước, xứng đáng với danh hiệu "Thành phố vì hịa bình" cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Việc phát huy những ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân phê bình cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý là một trong những biện pháp rất hữu hiệu để góp phần hồn thiện đội ngũ cán bộ này. Muốn vậy, cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, quán triệt sâu sắc những quan điểm của các chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của quần chúng nhân dân tham gia xây dựng Đảng, thơng qua phê bình cán bộ đảng viên.
Là người sáng lập ra học thuyết về Đảng của giai cấp công nhân cách mạng, đồng thời lập ra những tổ chức cộng sản đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận thấy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân tham gia xây dựng các chính đảng cách mạng. Bởi vì xét đến cùng, chính đảng của giai cấp công nhân là đảng của nhân dân lao động. Bởi vậy, để quần chúng lao động tham gia xây dựng Đảng là một đòi hỏi tất yếu khách quan, thuộc về bản chất của Đảng. Để quần chúng nhân dân giám sát, phê bình hoạt động của cán bộ, đảng viên của Đảng là một hình thức tham gia xây dựng Đảng. Phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác trong điều kiện cách mạng vô sản ở nước Nga, V.I. Lênin vạch rõ: Thái độ của một chính đảng trước những sai lầm của mình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất và chắc chắn nhất để xét xem Đảng ấy có nghiêm chỉnh khơng và có thực làm trịn nghĩa vụ của mình đối với giai
cấp mình và đối với quần chúng lao động khơng. Người cũng nhìn thấy rõ những mặt tiêu cực tiềm ẩn khi một đảng đã nắm được chính quyền, Người cho rằng: những đảng đã lãnh đạo chính quyền lại càng cần thực hành tự phê bình và phê bình vì sau khi cách mạng thắng lợi, "tính kiêu căng cộng sản" dễ làm cho người cộng sản khó nhận ra khuyết điểm. Tự phê bình và phê bình là để chống lại bệnh quan liêu - một nguy cơ lớn đối với Đảng lãnh đạo chính quyền, và để thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập Đảng ta luôn thấm nhuần tư tưởng của ông cha "lấy dân làm gốc", Người đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong