Phối hợp chặt chẽ hoạt động tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng với công tác kiểm tra, thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật của thành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đấu tranh tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý docx (Trang 89 - 92)

đảng với công tác kiểm tra, thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật của thành phố

Để nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý hiện nay, một số vấn đề đặt ra là, cần phải phối hợp chặt chẽ hoạt động tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng với công tác kiểm tra của Đảng, thanh tra Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác. Sở dĩ như vậy là vì, trong điều kiện Đảng cầm quyền, đảng viên của Đảng được giao nhiệm vụ nắm giữ các chức vụ, quyền hạn trong bộ máy của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Các mối quan hệ xã hội, quan hệ công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý trở nên hết sức phức tạp, đòi hỏi phải được quản lý và giám sát chặt chẽ.

Đảng ta yêu cầu, mỗi cán bộ đảng viên phải tự quản lý, giáo dục rèn luyện bản thân thông qua tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng và chịu sự quản lý của hệ thống tổ chức của Đảng. Còn về mặt pháp lý, mỗi cán bộ đảng viên, dù ở cấp nào, cũng đều là cơng dân và do đó phải chịu sự quản lý, điều chỉnh của luật pháp Nhà nước. Nhưng phải hơn những cơng dân ngồi Đảng ở chỗ, đảng viên tự giác gương mẫu chấp hành và vận động quần chúng chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước. Như vậy, sự phối hợp hoạt động quản lý đảng viên của tổ chức đảng với công tác quản lý công dân của các cơ quan Nhà nước là một đòi hỏi khách quan, trong điều kiện Đảng là người duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chính từ cơ sở khách quan này mà ta đặt vấn đề

phải phối hợp chặt chẽ hoạt động tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng với công tác kiểm tra của Đảng, thanh tra Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác.

Chúng ta đều biết, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý nói riêng phải tự giác, gương mẫu tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Tự giác là địi hỏi thuộc về tính đảng của người đảng viên cộng sản. Nếu đảng viên không tự giác, không gương mẫu trong tư tưởng và hành động thì các tổ chức của Đảng chỉ tồn tại về mặt hình thức. Tuy nhiên tính tự giác của đảng viên trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình cũng như trong các lĩnh vực hoạt động khác, chỉ được hình thành, phát triển và rèn luyện trong điều kiện có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của tổ chức đảng và giữa những đảng viên với nhau. Việc kiểm tra giám sát của tổ chức đảng (Cấp ủy Đảng, Ủy ban kiểm tra cấp ủy) đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: ban hành quy chế, hướng dẫn tự phê bình và phê bình và kiểm tra việc thực hiện quy chế; tiến hành công tác kiểm tra của Đảng đối với đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới chấp hành chế độ quy định về tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt cấp ủy và chi bộ đảng; kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và nhiệm vụ đảng viên... Thông qua biện pháp kiểm tra đảng viên, cấp ủy và tổ chức đảng nắm vững tình hình hoạt động của các đồng chí cán bộ lãnh đạo để chủ động, kịp thời gợi ý cho cán bộ lãnh đạo thuộc quyền quản lý kiểm điểm tự phê bình và phê bình những nội dung cần làm rõ. Trong trường hợp đảng viên, cán bộ lãnh đạo cố tình giấu giếm khuyết điểm, khơng tự giác tự phê bình hoạt động của bản thân, thì Ban Thường vụ cấp ủy thơng qua cơng tác kiểm tra và các cơ quan hữu quan, nắm đầy đủ thông tin về cán bộ, kiên quyết yêu cầu cán bộ tự phê bình làm rõ.

Nhưng mặt khác, trên thực tế, có những cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý được phân công hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh và bảo vệ pháp luật bị nhân dân khiếu nại, tố cáo sai sự thật, gây dư luận xấu trong nội bộ và trong xã hội. Trong những trường hợp như vậy rất cần công tác kiểm tra của Đảng, công tác thanh tra của Nhà nước xác minh làm rõ và có kết luận chính thức. Thiếu những cơng cụ kiểm tra và thanh tra, tự bản thân hoạt động tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng khơng đủ uy lực để thuyết phục đảng viên và quần chúng nhân dân tin vào sự vô can của cán bộ lãnh đạo bị khiếu nại, tố cáo.

Việc phối hợp chặt chẽ hoạt động tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý với công tác kiểm tra của Đảng, công tác thanh tra của Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật có hai tác dụng quan trọng là: một mặt, nó đề cao, khuyến khích tính tự giác tự phê bình và phê bình của những cán bộ lãnh đạo gương mẫu, có trách nhiệm và kiểm tra giám sát chặt chẽ những cán bộ thiếu gương mẫu, thiếu tính tự giác tự phê bình và phê bình. Mặt khác, nó góp phần bảo vệ cán bộ, làm sáng tỏ những trường hợp cán bộ lãnh đạo bị quần chúng khiếu nại, tố cáo sai sự thật, giữ gìn đồn kết nội bộ, đoàn kết giữa Đảng với nhân dân.

Để tăng cường sự phối hợp hoạt động tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng với công tác kiểm tra của Đảng, thanh tra của Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác cần chú ý các biện pháp sau:

- Ban Thường vụ Thành ủy xây dựng chế độ giao ban công tác, nắm thông tin phản ánh các mặt hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, do các ban xây dựng Đảng và Ban chỉ đạo Trung ương 6 (2) của Thành ủy báo cáo. Các cơ quan này có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với cơ quan thanh tra Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật nắm vững tình hình chấp hành luật pháp của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành uỷ quản lý, báo cáo cho Ban Thường vụ Thành ủy.

- Ban Thường vụ Thành ủy xây dựng quy trình, kế hoạch và hướng dẫn thực hiện quy trình, kế hoạch tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, đồng thời chỉ đạo Ủy ban kiểm tra Thành ủy và các cơ quan chức năng của Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể cán bộ lãnh đạo cấp dưới.

- Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo phối hợp thực hiện giữa Ủy ban kiểm tra Thành ủy với Thanh tra thành phố và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xem xét, đánh giá, kết luận về những hoạt động có liên quan đến kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, trên cơ sở đó gợi ý hướng dẫn cán bộ tự kiểm điểm làm rõ, hoặc nếu khuyết điểm đã rõ, có vi phạm kỷ luật Đảng; vi phạm pháp luật của Nhà nước thì cần phải xử lý thích đáng để giáo dục làm gương.

chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý và các tổ chức đảng, cần có sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thành ủy, sự kiểm tra hướng dẫn của các ban xây dựng Đảng, nhất là Ủy ban kiểm tra Thành ủy và Ban chỉ đạo Trung ương 6 (2) của Thành ủy. Nếu phát hiện vi phạm kỷ luật của Đảng hoặc vi phạm pháp luật của Nhà nước, thì đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Ủy ban kiểm tra Thành ủy xem xét, đánh giá kết luận và cho hướng giải quyết.

Tóm lại, sự phối hợp chặt chẽ giữa tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng với công tác kiểm tra của Đảng, thanh tra của Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ làm cho hoạt động tự phê bình và phê bình vừa phát huy được sức mạnh của tính tự giác gương mẫu cần phải có của người cán bộ lãnh đạo, vừa có sự quản lý giám sát của tổ chức đảng đối với tính tự giác gương mẫu đó. Nó bảo đảm cho sức mạnh của ý chí, tư tưởng được củng cố bằng sức mạnh của tổ chức.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đấu tranh tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý docx (Trang 89 - 92)