Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ quy định về tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ đảng đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đấu tranh tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý docx (Trang 78 - 81)

trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ đảng đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý

Đảng ta đã khẳng định: tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là biện pháp sắc bén để giáo dục, rèn luyện đảng viên và củng cố đoàn kết thống nhất trong Đảng. Để quy luật tự phê bình và phê bình vận hành thông suốt và phát huy tác dụng trong quá trình lãnh đạo và xây dựng Đảng trong Điều lệ Đảng được thông qua từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đến Đại hội lần thứ X, Đảng ta quy định: "Đảng viên có nhiệm vụ... giữ gìn đồn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng" [15, tr. 9] và đảng viên có quyền "Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức..." [15, tr. 10]. Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X khơng chỉ quy định rõ chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng mà cịn chỉ rõ các kỳ sinh hoạt đảng của các cấp ủy và chi bộ. Ở mỗi kỳ họp đó các tổ chức đảng phải tiến hành tự phê bình và phê bình các hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên. Ví dụ: "Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng một lần" [15, tr. 36], "Đảng ủy, chi ủy cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần" [15, tr. 34] và "Hội nghị tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy, quận ủy, thị ủy do ban thường vụ triệu tập thường lệ ba tháng một lần; họp bất thường khi cần" [15, tr. 32].

Đối với các cấp ủy và chi bộ đảng, Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, quy định: "Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thơng báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình" [15, tr. 15]. Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng cũng chỉ rõ: "Việc tự phê bình và phê bình trong các cấp ủy và tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở phải trở thành nền nếp thường xuyên và theo

định kỳ, khơng làm qua loa chiếu lệ, hình thức" [2, tr. 59]. Đối với Đảng bộ thành phố Hà Nội một giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ thành phố " Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, trước hết trong các cấp ủy đảng" [8, tr. 104].

Chế độ tự phê bình và phê bình đã quy định rõ trong Điều lệ, Nghị quyết của Đảng là hoạt động bắt buộc đối với đảng viên. Để thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý phải gương mẫu, tự giác, chủ động thực hiện tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phải là tấm gương tích cực phê bình và tự phê bình. Phê bình và tự phê bình là một phương thức, một quy luật, một vũ khí để phát triển văn hóa chính trị của tổ chức và của cá nhân người cán bộ lãnh đạo. Khi người cán bộ lãnh đạo chủ động tiến hành cơng việc đó một cách dũng cảm và nghiêm túc thì sẽ tiến bộ rất nhanh vì có thể kịp thời rút ra vấn đề và tổng kết bài học kinh nghiệm. Trong q trình lãnh đạo hoạt động chính trị thực tiễn, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, khơng phải lúc nào cũng có thể nắm bắt, nhận thức đầy đủ và sâu sắc ngay những vấn đề mới đang hàng ngày, hàng giờ nảy sinh trong xã hội. Thông qua tự phê bình và phê bình mới có thể chỉ ra cặn kẽ những nguyên nhân dẫn tới sai lầm, khuyết điểm và đề ra biện pháp khắc phục. Qua đó giáo dục rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực công tác của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý để họ trở thành nhà lãnh đạo có uy tín, đồng thời giúp cho những cán bộ đảng viên khác tránh những sai lầm, khuyết điểm tương tự. Con người có thể soi gương cho nhau, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý tâm huyết sẽ nhận thức được rõ mình hơn.

Đưa tự phê bình và phê bình vào nền nếp thường xuyên theo tháng, quý, sáu tháng và một năm. Trong đó thực hiện đồng bộ quy trình cấp trên tự phê bình trước cấp dưới, cán bộ lãnh đạo tự phê bình trước đảng viên và quần chúng; tập thể tự phê bình và phê bình trước, cá nhân tự phê bình và phê bình sau. Xây dựng ý thức trách nhiệm cao trong công việc được giao cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phải ln gương mẫu tự phê bình, phải nghiêm túc tiếp thu ý kiến phê bình góp ý của cán bộ,

đảng viên và nhân dân; nếu có khuyết điểm phải thành thật nhận với thái độ bình tĩnh, nếu khơng có khuyết điểm thì rút kinh nghiệm và học tập.

Sự gương mẫu tự phê bình và phê bình cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý có tác dụng trực tiếp và sâu sắc đối với cấp dưới, tạo khơng khí cởi mở, giúp đỡ nhau trên tình thương u đồng chí đồng đội, xóa đi nỗi mặc cảm thường có là cấp dưới khơng dám phê bình cấp trên, các đảng viên lãnh đạo khơng có hoặc ít có khuyết điểm. Nó khơi dậy tinh thần phấn đấu, rèn luyện liên tục trong mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, ngồi việc cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phải gương mẫu, tự giác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng cịn phải chỉ đạo và điều hành các tổ chức đảng cấp dưới nghiêm túc thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình. Những năm vừa qua, theo hướng dẫn của Thành ủy, các đảng bộ trực thuộc Thành ủy đã xây dựng được kế hoạch tự phê bình và phê bình của các tổ chức đảng khá cụ thể, được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Ngoài ra, cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý còn phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình của cấp ủy cấp dưới. Chỉ có như vậy chế độ tự phê bình và phê bình mới đi và nề nếp và có hiệu quả.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, thực hiện nghị quyết Đảng bộ thành phố, toàn Đảng bộ thành phố Hà Nội thực hiện rất nghiêm túc kiểm điểm đảng viên, cấp ủy trong các kỳ sinh hoạt: sinh hoạt tự phê bình và phê bình đều được diễn ra cơng khai, dân chủ trong sinh hoạt đảng và hội nghị cán bộ do cấp ủy triệu tập. Đối với tập thể lãnh đạo Thành ủy (Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố) và Ban Thường vụ Thành ủy, việc tự phê bình và phê bình được thực hiện thường xuyên theo sinh hoạt cấp ủy thường kỳ, trong tổng kết năm, tổng kết giữa nhiệm kỳ, cuối nhiệm kỳ và kiểm điểm theo hướng dẫn, gợi ý của lãnh đạo Trung ương. Đối với cá nhân các đồng chí lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình thường xuyên trong sinh hoạt chi bộ, trong ban lãnh đạo đơn vị mình phụ trách và ban thường vụ (nếu là Ủy viên thường vụ Thành ủy), trong hội nghị cán bộ chủ chốt do Thành ủy triệu tập.

Đối với Đảng bộ thành phố Hà Nội trong quá trình cấp ủy chỉ đạo, điều hành và kiểm tra cấp dưới thực hiện các chế độ quy định của Đảng về tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, luôn gắn kết với đánh giá chất lượng các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, đánh giá phẩm chất và năng lực công tác của cán bộ công chức hàng năm. Đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý còn phải gắn với việc đánh giá cán bộ giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ công tác. Bằng cách như vậy, bảo đảm cho sinh hoạt tự phê bình và phê bình vừa mang tính tồn diện, thường xun, vừa có trọng tâm, trọng điểm gắn với nhiệm vụ chức trách của cán bộ đảng viên được giao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đấu tranh tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý docx (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)