lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý
Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu quan trọng và khá tồn diện của hoạt động tự phê bình và phê bình trong tập thể cấp ủy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý nêu trên đây, vẫn cịn tồn tại một số thiếu sót, khuyết điểm như trong báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành đảng bộ thành phố khóa XII (1996-2000) đọc Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIII:
Tự phê bình và phê bình trong Ban chấp hành, trong Ban Thường vụ và Thường trực cấp ủy chưa thường xuyên; các phiên họp Ban chấp hành, Ban Thường vụ và sinh hoạt của Thường trực Thành ủy thường dành nhiều thời gian thảo luận về những vấn đề kinh tế-xã hội, tuy có ý kiến nhận xét góp ý về sự lãnh đạo điều hành nhưng chưa đậm nét; dành thời gian cho công tác tự phê bình và phê bình chưa thường xun, ngại nói đến việc cụ thể, con người cụ thể, cịn tình trạng nể nang, né tránh [35, tr. 7];
Sinh hoạt tự phê bình và phê bình của tập thể Ban Thường vụ Thành ủy chưa mạnh, chưa thường xun; có trường hợp trong cuộc họp khơng nói, hoặc nói khơng hết ý kiến của mình, nhưng lại nói ra bên ngồi gây dư luận khơng tốt. Một số đồng chí ủy viên thường vụ Thành ủy chưa dành thời gian tiếp xúc, lắng nghe và trực tiếp giải quyết công việc với cơ sở và nhân dân, hiệu quả còn hạn chế [36, tr. 6].
Qua nhận xét trên, hoạt động tự phê bình và phê bình Đảng bộ thành phố Hà Nội cần phải khắc phục ngay những thiếu sót:
Đối với tập thể lãnh đạo cấp ủy và Ban thường vụ cấp ủy, việc thực hiện tự phê bình và phê bình cịn có những thiếu sót khuyết điểm như:
Thứ nhất, việc thực hiện quy trình tự phê bình và phê bình có lúc, có nơi, có
đảng bộ chưa thực sự coi trọng, do đó làm hạn chế kết quả tự phê bình và phê bình.
Kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể lãnh đạo cấp ủy và của cán bộ đảng viên là chế độ sinh hoạt thường xuyên của Đảng ta. Bản thân hoạt động tự phê bình và phê bình khơng phức tạp, thậm chí đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng để hoạt động này có hiệu quả, nghĩa là phải chỉ rõ những ưu điểm và khuyết điểm của mỗi tập thể và cá nhân trong tự phê bình và phê bình, thì cần phải xây dựng và thực hiện đúng quy trình. Quy trình chung đòi hỏi mỗi tập thể và cá nhân tham gia tự phê bình và phê bình phải trải qua đầy đủ các bước làm, ở mỗi bước trong quy trình, dù khơng thực sự muốn tự phê bình bản thân, khơng nói lên khuyết điểm của mình, thì sức mạnh của tổ chức thơng qua quy trình vẫn buộc cá nhân phải tự phê bình mình. Do đó khuyết điểm đầu tiên cần đề cập là khuyết điểm xem nhẹ quy trình, phương pháp tự phê bình và phê bình. Biểu hiện cụ thể của khuyết điểm này là: Xem nhẹ việc quán triệt mục đích, ý nghĩa, quy trình, phương pháp, vai trị tác dụng của kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong xây dựng Đảng và trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Đây cũng là khuyết điểm xem nhẹ cơng tác chính trị tư tưởng của các đảng bộ đối với cán bộ, đảng viên trong các đợt sinh hoạt tự phê bình và phê bình. Một số tập thể lãnh đạo và Ban Thường vụ cấp ủy chưa đầu tư, dành thời gian vật chất cần thiết tập trung chuẩn bị báo cáo kiểm điểm, một số đồng chí bí thư cấp ủy hoặc thủ trưởng đơn vị chưa trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm (theo quy định) mà giao cho Ban Tổ chức của cấp ủy hoặc cán bộ phụ trách công tác tổ chức của đơn vị chuẩn bị nên nội dung báo cáo còn chung chung, chưa chỉ rõ những tồn tại, khuyết điểm; chưa phân tích kỹ nguyên nhân của những tồn tại khuyết điểm đó do đâu và trách nhiệm đó thuộc về tập thể hay cá nhân các đồng chí lãnh đạo của đơn vị.
Việc chưa chú ý đúng mức thực hiện quy trình tự phê bình và phê bình của một số cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo biểu hiện ở những mặt sau:
Một là, còn coi nhẹ quán triệt mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, phương
pháp, quy trình tự phê bình và phê bình trong tập thể đảng viên và cán bộ. Ở những đơn vị này thường quan niệm giản đơn: là cán bộ lãnh đạo thì tất nhiên phải hiểu ý nghĩa, vai
trò, tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình trong Đảng, do đó có thể làm lướt hoặc bỏ qua. Thực tế cho thấy, ở bất kỳ đối tượng cán bộ, đảng viên nào, cũng cần phải làm tốt công tác tư tưởng trước khi vào kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Càng làm tốt cơng tác tư tưởng cho cán bộ đảng viên trong sinh hoạt tự phê bình và phê bình thì chất lượng tự phê bình và phê bình càng cao. Đánh giá về những thiếu sót khuyết điểm này, Thành ủy thành phố Hà Nội đã chỉ rõ:
Việc tổ chức triển khai, quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, quy trình ở một số đơn vị chưa kịp thời, chưa sâu nên nhận thức của một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở cơ quan, đơn vị, một số tập thể lãnh đạo, cấp ủy chưa đầy đủ, thiếu thống nhất. Tư tưởng thành tích, sợ khuyết điểm [37, tr. 5].
Hai là, việc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của một số tập thể lãnh đạo và Ban
Thường vụ chưa kỹ, chưa đầu tư đúng mức thời gian và cơng sức, thậm chí báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình cịn giao cho cơ quan tham mưu chuẩn bị, do đó: chưa chỉ rõ tồn tại, khuyết điểm, chưa phân tích kỹ nguyên nhân của những tồn tại khuyết điểm đó, chưa quy rõ trách nhiệm cho tập thể hoặc cá nhân:
Một số tập thể lãnh đạo, Ban thường vụ cấp ủy chưa đầu tư, dành thời gian, vật chất cần thiết tập chung chuẩn bị báo cáo kiểm điểm; một số đồng chí Bí thư cấp ủy hoặc thủ trưởng đơn vị chưa trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm theo quy định mà giao cho Ban Tổ chức cấp ủy hoặc đồng chí phụ trách công tác tổ chức cả đơn vị chuẩn bị, nên nội dung báo cáo còn chung chung, chưa chỉ rõ những tồn tại, khuyết điểm, chưa phân tích rõ nguyên nhân của những tồn tại, khuyết điểm đó do đâu và trách nhiệm thuộc về tập thể hay cá nhân các đồng chí lãnh đạo của đơn vị [37, tr. 4].
Quy trình tự phê bình và phê bình địi hỏi tập thể Ban Thường vụ Thành ủy phải chuẩn bị báo cáo dự thảo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Thành ủy, báo cáo dự thảo này được hội nghị cán bộ chủ chốt của Thành phố tham gia góp ý, phê bình để trở thành báo cáo chính thức. Chất lượng dự thảo báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ Thành ủy có ý nghĩa quan trọng về chất lượng đối với tự phê bình và phê bình của Thành ủy.
Ba là, ở một số cấp ủy, tập thể cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, việc đóng
góp ý kiến cho báo cáo kiểm điểm của cấp ủy cịn mang nặng tính hình thức, nêu thành tích là chủ yếu. Nhưng mặt khác, nếu có những ý kiến tham gia đúng mức, có chất lượng thì cũng chưa được xem xét, tiếp thu đầy đủ. Cả hai khuynh hướng trên đều làm hạn chế đến chất lượng tự phê bình và phê bình theo quy trình chung.
Bốn là, ý thức kiểm điểm tự phê bình và phê bình của một số đồng chí cán bộ
lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý chưa cao, chưa thấy được khuyết điểm của mình, coi những khuyết điểm mình mắc phải là do tập thể, hoặc do tác động khách quan. Xét đến cùng thì mọi kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể đều là tự phê bình và phê bình của cá nhân cán bộ đảng viên: "Ý thức tự phê bình và phê bình của một số đồng chí chưa cao, chưa thấy được thiếu sót, khuyết điểm của mình, coi thiếu sót khuyết điểm là của tập thể, cịn ngại tham gia đóng góp phê bình đối với các đồng chí là thủ trưởng cơ quan, đơn vị" [37, tr. 4].
Trong năm 1999 Đảng bộ Hà Nội có vụ Thủy cung Thăng Long gây bức xúc trong dư luận tuy chưa thiệt hại về kinh tế nhưng về lĩnh vực chính trị thì ảnh hưởng rất nhiều, trước việc đó các đồng chí Ủy viên Thường vụ phụ trách lĩnh vực đó đều khơng nhận khuyết điểm về cá nhân mình, mà khuyết điểm đó là do tập thể, chỉ sau khi có gợi ý của Tổng Bí thư và Ban Tổ chức Trung ương các đồng chí mới thấy được khuyết điểm của mình. Vì vậy, tính tự giác trong tự phê bình và phê bình của cán bộ lãnh đạo có tính quyết định đến chất lượng, hiệu quả tự phê bình và phê bình của cấp ủy và Ban Thường vụ. Báo cáo kiểm điểm của Thành ủy Hà Nội chỉ rõ:
Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa kiểm điểm sâu trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo từ đầu nhiệm kỳ đến nay... Một số ít đồng chí chỉ đọc bản kiểm điểm đảng viên đã kiểm điểm ở chi bộ và kết quả phân loại đảng viên ở chi bộ, đảng ủy [38, tr. 5].
Thứ hai, một số cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị chưa chỉ đạo tự phê
bình và phê bình thật tập trung kiên quyết, chưa kịp thời sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Một số đảng bộ trên cơ sở trực thuộc Thành ủy chậm kiện toàn ban chỉ đạo và bộ
phận chuyên trách giúp cấp ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa IX.
Sự chỉ đạo của Thành ủy và tập thể lãnh đạo các cơ quan đơn vị là một khâu của quy trình tự phê bình và phê bình trong Đảng, nhưng đồng thời là nguyên nhân của việc thực hiện tốt hay khơng tốt các quy trình tự phê bình và phê bình đã được xây dựng. Qua thực tế: "Nơi nào cấp ủy nhận rõ vị trí quan trọng và sự cần thiết của cuộc vận động này, kiên quyết, ráo riết trong chỉ đạo thực hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm thì chắc chắn cuộc vận động sẽ chuyển động mạnh mẽ theo hướng tích cực" [1, tr. 5].
Sự chỉ đạo của Thành ủy và lãnh đạo thành phố bao gồm cả hai khâu: chỉ đạo trên phạm vi rộng, trong suốt quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình trong Đảng, trong các đợt sinh hoạt tự phê bình và phê bình theo năm và theo nhiệm kỳ cơng tác và chỉ đạo điểm cho từng trường hợp cán bộ, cơ quan đơn vị phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình làm rõ những vấn đề cụ thể. Tình trạng tự phê bình và phê bình chung chung, chưa quy rõ trách nhiệm, chưa làm rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục, hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể hoặc cho người khác vẫn khá phổ biến.
Khi có chỉ đạo của Trung ương thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) các tỉnh, thành ủy và Bộ phận chuyên trách giúp việc, Thành ủy Hà Nội đã thành lập ngay Ban chỉ đạo và Bộ phận Thường trực Trung ương 6 (2) Thành ủy và chỉ đạo các quận, huyện ủy và các đảng bộ trên cơ sở trực thuộc Thành ủy thành lập Ban chỉ đạo và bộ phận chuyên trách giúp việc cấp ủy theo quy định của Trung ương. Tuy nhiên, vẫn cịn có đảng bộ trực thuộc Thành ủy chậm hồn thiện được ban cơng tác này. Hoặc có đã kiện tồn về tổ chức, về chức năng nhiệm vụ, nhưng sự phối hợp công tác giữa Ban chỉ đạo Trung ương 6 (lần 2) với các ban xây dựng Đảng khác trong việc tham mưu cho cấp ủy và tập thể lãnh đạo cơ quan gợi ý chỉ đạo tự phê bình và phê bình những cán bộ cụ thể chưa tốt.
Thứ ba, trong tiến trình tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt thuộc diện Thành ủy quản lý vẫn cịn những vi phạm thuộc về tính chất tự phê bình và phê bình trong đảng. Bên cạnh những ưu điểm khá nổi bật trong chấp hành các quy định tự
phê bình và phê bình trong Đảng, những quy định này bảo đảm cho sinh hoạt tự phê bình và phê bình theo đúng tính chất của tự phê bình và phê bình trong Đảng, thì vẫn cịn những trường hợp kiểm điểm tự phê bình và phê bình chưa bảo đảm đúng yêu cầu của Đảng. Cụ thể là:
- Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý chưa thực sự chân thành, công khai tự phê bình và phê bình những khuyết điểm của cá nhân và của đồng chí mình trong tập thể cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị. Những khuyết điểm loại này thường được biểu hiện như: trong tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo thì khơng thẳng thắn phê bình đồng chí mình, thậm chí cịn thơng qua phê bình để nịnh cán bộ lãnh đạo cấp trên, nhưng ở ngồi sinh hoạt đảng thì phê bình vắng mặt đồng chí của mình trước người khác hoặc trước cấp trên; hoặc lấy cớ giữ uy tín cho cán bộ cấp trên, khơng dám đưa ra chính kiến của mình trong việc đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo, thủ tiêu đấu tranh, dĩ hòa vi quý.
Phổ biến nhất là khơng dám nói sự thật vì những hành vi tham nhũng rất tinh vi, khơng lộ liễu, ít để lại vết tích, chứng cứ để có thể bị quy tội. Họ biết rõ phê bình những người cố tình làm sai trái, nhất là những người có chức, có quyền đã thối hóa là phải giải quyết mối quan hệ "một mất, một cịn" giữa lợi ích chung và quyền lợi riêng của kẻ tiêu cực. Lợi ích chung thì xa, trừu tượng, còn quyền lực, địa vị của kẻ tiêu cực thì cụ thể nên nếu đấu tranh không thành, hoặc cấp trên xử lý khơng triệt để, thì người phê bình sẽ bị trù dập mất việc [18, tr. 57].
Nhưng mặt khác, không hiếm trường hợp, cán bộ lãnh đạo mắc khuyết điểm không tự biết, người khác biết khơng góp ý cho đồng chí mình kịp thời sửa chữa, để cho khuyết điểm trở nên trầm trọng mới đấu tranh phê bình. Phê bình như thế mang tính chất "phê bình đập" hơn là giúp đồng chí mình sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Về mặt cá nhân cán bộ lãnh đạo tự phê bình kiểm điểm cũng cịn có những thiếu sót như: thiếu tự giác tự phê bình những khuyết điểm mà cấp trên cần biết, cán bộ đồng cấp cần biết, quần chúng cần biết, nhưng đồng thời lại rất hăng hái, tự giác tự phê bình những khuyết điểm mà khơng tự phê bình cũng đã ít, nhiều người biết được:
Tự phê bình và phê bình gần như mất tác dụng đối với khơng ít người - nhất là người có chức, có quyền mà có sai lầm, khuyết điểm. Sở dĩ như vậy là vì: những cán bộ, đảng viên này hiểu rõ những việc làm sai trái, cũng như biết rõ những hậu quả xấu do hành động của họ mang lại, biết rõ sẽ bị xử lý thế nào khi việc làm của họ bị đưa ra ánh sáng. Do đó, khơng bao giờ họ tự giác nhận sai lầm, khuyết điểm mà ln đối phó tìm cách che giấu đến cùng, có chứng cứ đến đâu nhận đến đó, khơng có khơng nhận [18, tr. 56].
Cơ sở của tất cả những thiếu sót thuộc loại này là chưa tơn trọng tính chất chân thành, cơng khai trong tự phê bình và phê bình.