Tiêu chí đánh giá chất lượng tự phê bình và phê bình đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đấu tranh tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý docx (Trang 27 - 32)

lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý

Khái niệm tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật [42, tr. 956]. Tiêu chí đánh giá chất lượng tự phê bình và phê bình là dấu hiệu, tính chất mà dựa vào đó có thể nhận biết, đánh giá được chất lượng tự phê bình và phê bình là tốt hay chưa tốt, đạt hay chưa đạt mục tiêu, yêu cầu.

Từ quan niệm về chất lượng tự phê bình và phê bình nói trên có thể xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý ở Hà Nội bao gồm các dấu hiệu sau: tính đúng đắn của cách thức tự phê bình và phê bình; kết quả chỉ ra các ưu điểm và khuyết điểm trong quá trình tự phê bình và phê bình, nhất là mức độ về số lượng, tính chất các khuyết điểm và thái độ đối với các khuyết điểm được chỉ ra trong tự phê bình và phê bình; kết quả phát huy các ưu điểm và sửa chữa các khuyết điểm được phát hiện; kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố sau khi tự phê bình và phê bình.

- Tính đúng đắn của mục đích, tính chất, hình thức, phương pháp tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý

Thực hiện tự phê bình và phê bình có chất lượng phải là cuộc tự phê bình và phê bình được tổ chức đúng nguyên tắc, yêu cầu, quy trình, bảo đảm sự nghiêm túc nhưng lại cởi mở, tạo điều kiện để người tham gia tự phê bình và phê bình hăng hái và tự giác thực

hiện tự phê bình và phê bình. Bởi vậy, để nhận dạng một cuộc tự phê bình và phê bình có chất lượng hay khơng cần phải xem xét tính đúng đắn của cách thức tiến hành tự phê bình và phê bình. Nếu cách tổ chức tự phê bình và phê bình kiểu qua loa đại khái, đối phó, hình thức, sơ sài, thiếu nghiêm túc, thiếu chuẩn bị thì khơng thể có tự phê bình và phê bình có chất lượng tốt được. Căn cứ vào quy định của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, đặc điểm và thực tế thực hiện, tính đúng đắn và nghiêm túc trong cách thức tiến hành tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý của Hà Nội thể hiện ở việc thực hiện tự phê bình và phê bình có nền nếp, thường xun theo định kỳ hàng năm; có kế hoạch và chỉ đạo tập trung; đúng quy định, quy trình; Ban thường vụ Thành ủy phải làm trước, làm nghiêm túc; cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phải tự phê bình và phê bình ở cả ba nơi là cấp ủy, nơi cư trú, cơ quan cơng tác; trong tự phê bình và phê bình, cán bộ có thái độ tự giác, hăng hái tham gia tự phê bình và phê bình; cơng khai hóa, dân chủ hóa q trình và kết quả tự phê bình và phê bình.

- Kết quả chỉ ra các ưu điểm và khuyết điểm trong quá trình tự phê bình và phê bình, nhất là mức độ về số lượng, tính chất các khuyết điểm và thái độ đối với các khuyết điểm được chỉ ra trong tự phê bình và phê bình

Đây là tiêu chí trung tâm, hàng đầu để đánh giá chất lượng tự phê bình và phê bình, bởi vì đây là nội dung, là yêu cầu chủ yếu của tự phê bình và phê bình. Một cuộc tự phê bình và phê bình có chất lượng tốt phải chỉ ra được tất cả các ưu điểm và khuyết điểm; các ưu điểm và khuyết điểm đó phải đúng và được chỉ ra với tinh thần xây dựng, thật thà, tự giác, vì tiến bộ, vì cơng việc chứ khơng phải để che đậy khuyết điểm thật sự để bới móc, hạ bệ nhau.

Trong tình hình chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng phát triển hiện nay, chỉ ra khuyết điểm là khó khăn nhất, là điểm yếu nhất trong tự phê bình và phê bình. Vừa qua, tự phê bình và phê bình trong Đảng nói chung cũng như trong Đảng bộ thành phố Hà Nội nói riêng kém chất lượng vì qua các cuộc tự phê bình và phê bình đã khơng chỉ ra được các khuyết điểm chủ yếu, các sai phạm của cán bộ, đảng viên. Trong tự phê bình và phê bình người ta chỉ tự phê bình và phê bình những khuyết điểm nho nhỏ về tác phong, về chấp hành kỷ luật giờ giấc làm việc. Thậm chí, tự phê bình và phê bình biến thành nơi để

một số người vuốt ve, nịnh bợ cấp trên. Chỉ đến khi quần chúng tố giác, các cơ quan chức năng phát hiện ra thì chi bộ, đơn vị mới biết. Có cán bộ sai phạm nghiêm trọng nhưng chỉ nhận khuyết điểm, sai phạm khi cơ quan chức năng đưa ra các chứng cứ rõ ràng. Bởi vậy, dấu hiệu rõ nhất để đánh giá chất lượng tự phê bình và phê bình hiện nay là ở chỗ có chỉ ra được các khuyết điểm cụ thể chủ yếu của người tham gia tự phê bình và phê bình hay khơng. Nếu chỉ nêu ra những khuyết điểm chung chung, ít quan trọng, khơng chỉ ra được các khuyết điểm chính trong cơng tác, trong phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống thì chứng tỏ tự phê bình và phê bình chưa có chất lượng.

Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý, tự phê bình và phê bình phải chỉ ra được những ưu điểm và khuyết điểm của tập thể lãnh đạo và cá nhân cán bộ trên các mặt chủ yếu sau:

+ Đối với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo: ưu điểm, khuyết điểm trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức; trong tổ chức và điều hành, phong cách lãnh đạo; đạo đức lối sống.

+ Đối với cá nhân cán bộ: kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ; năng lực lãnh đạo, điều hành; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; phong cách làm việc; việc thực hiện các nguyên tắc, quy chế, chế độ công tác. Càng chỉ ra được các khuyết điểm cụ thể và trách nhiệm cá nhân của cán bộ trong những hạn chế, yếu kém, những vụ việc tiêu cực trên phạm vi lãnh đạo, chỉ đạo của các cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý càng cho thấy tự phê bình và phê bình có chất lượng tốt. Đây là u cầu và là tiêu chí rất khó nhưng rất cần thiết.

- Kết quả phát huy các ưu điểm và sửa chữa các khuyết điểm được phát hiện

Tự phê bình và phê bình là để phát huy các ưu điểm và sửa chữa các khuyết điểm, do đó, kết quả phát huy các ưu điểm và sửa chữa các khuyết điểm được phát hiện là một dấu hiệu cơ bản, trực tiếp để đánh giá chất lượng tự phê bình và phê bình. Nếu trong tự phê bình và phê bình, người có khuyết điểm có thái độ thành thật và sau tự phê bình và phê bình tích cực sửa chữa khuyết điểm đúng kế hoạch, đúng lời hứa thì đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tự phê bình và phê bình có chất lượng tốt.

Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thành phố Hà Nội, ngay trong tự phê bình và phê bình phải nêu được phương hướng, biện pháp phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm của tập thể lãnh đạo và cá nhân cán bộ. Sau đó định kỳ, tùy mức độ khuyết điểm mà định kỳ đánh giá mức độ phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý sau khi tự phê bình và phê bình.

Mục đích, tác dụng của tự phê bình và phê bình là để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ, đảng viên, của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và tập thể cơ quan, đơn vị các cấp trong hệ thống chính trị; ngăn ngừa sai phạm, tăng cường đồn kết, thống nhất, tạo sự nhất trí cao về ý chí và hành động trong nội bộ Đảng và trong hệ thống chính trị, làm cho việc thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn. Do đó, kết quả xây dựng tổ chức, thực hiện nhiệm vụ sau khi tự phê bình và phê bình là tiêu chí cao nhất, cuối cùng để đánh giá chất lượng của tự phê bình và phê bình. Nếu sau khi tự phê bình và phê bình, sự đồn kết thống nhất, sự trong sạch vững mạnh của tổ chức, uy tín của tổ chức, mối quan hệ với nhân dân, kết quả thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao thì đó là dấu hiệu chắc chắn nhất bảo đảm rằng tự phê bình và phê bình đã thật sự có chất lượng tốt. Ngược lại, sau tự phê bình và phê bình, nội bộ vẫn mất đồn kết; nhiều cán bộ, đảng viên vẫn giữ nguyên phong cách làm việc tiêu cực; quần chúng nhân dân có nhiều bất bình, khiếu kiện; nhiệm vụ chính trị của cá nhân và tổ chức khơng có chuyển biến tích cực thì chắc chắn tự phê bình và phê bình đã khơng có chất lượng.

Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý, nhiệm vụ chính trị là lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố phát triển kinh tế nhiều thành phần, thực hiện tốt chính sách xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, thực hiện cơng tác quản lý hành chính, quản lý đơ thị, giữ gìn mơi trường, các nhiệm vụ quốc phịng, an ninh, phịng trừ tệ nạn xã hội. Việc đánh giá chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý cuối cùng phải xét trên tiêu chí kết quả thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu nêu trên.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng tự phê bình và phê bình nói trên có quan hệ mật thiết với nhau. Để đánh giá đúng chất lượng tự phê bình và phê bình cần xem xét đầy đủ các tiêu chí đó. Tuy nhiên, tiêu chí có tính trực tiếp và chủ yếu nhất để đánh giá chất lượng tự phê bình và phê bình là kết quả việc chỉ ra và phát huy, sửa chữa các ưu điểm, khuyết điểm trong và sau khi tự phê bình và phê bình; tiêu chí có tính gián tiếp nhưng lại là tiêu chí cao nhất để đánh giá chất lượng tự phê bình và phê bình là kết quả thực hiện nhiệm vụ và xây dựng tổ chức sau khi thực hiện tự phê bình và phê bình.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đấu tranh tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý docx (Trang 27 - 32)