trong việc thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng
Sự cần thiết phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương
+ Thứ nhất, tự phê bình và phê bình những sai lầm, khuyết điểm của cá nhân và tổ chức là việc rất khó vì nhiều lẽ như "Sợ mất uy tín và thể diện mình, khơng dám tự phê bình", sợ ảnh hưởng đến niềm tin của cấp trên và quần chúng, sợ tổ chức đánh giá thấp cán bộ là ảnh hưởng đến địa vị và quyền lực của người lãnh đạo... Vì vậy, những cán bộ mắc bệnh chủ nghĩa cá nhân thường khơng đủ bản lĩnh để nói rõ mọi khuyết điểm và sai lầm của mình trước tập thể, trái lại họ tìm nhiều biện pháp để che giấu khuyết điểm, che càng kín càng tốt. Một số cán bộ, đảng viên khác thì nể nang, né tránh, sợ mất lịng đồng chí mình, khơng dám đấu tranh, khơng nói thẳng, nói thật... chỉ im lặng, hoặc thăm dò ý kiến để phát biểu cho vừa ý lãnh đạo, vừa ý mọi người nhằm tránh người khác phê bình mình. Tư tưởng dĩ hịa vi q, nín thở qua sơng của một số cán bộ, đảng viên đang làm mất tác dụng và ý nghĩa của hoạt động tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Thực tế, từ khi thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ theo Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị khóa IX, nhiều cán bộ thuộc diện luân chuyển triệt để thực hiện phương châm này để tối đa hóa sự an toàn trong thời gian luân chuyển, chờ cơ hội thăng tiến.
Bên cạnh chủ nghĩa cá nhân, phải kể đến trình độ nhận thức chưa đầy đủ của một số cán bộ về mục đích và ý nghĩa của hoạt động tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng. Họ lo sợ một số phần tử bất mãn lợi dụng những khuyết điểm nêu ra trong tự phê bình và phê bình để tiến hành khiếu kiện, gây rối... Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định khi chúng ta tham gia hoạt động cách mạng thì khó tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm; muốn hạn chế được khuyết điểm chỉ có biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình hàng ngày, nó là vũ khí sắc bén giúp ta ngày càng mạnh thêm. Bác Hồ phê phán một số cán bộ không dám tự phê bình và phê bình vì sợ kẻ thù lợi dụng, quần chúng mất lịng tin, Người nói: "Phê bình cho đúng, chẳng những khơng làm giảm thể diện và uy tín của cán bộ. Trái lại, còn làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn, do đó mà uy tín và thể diện càng tăng thêm" [28, tr. 213]. Mặt khác, vì bệnh thành tích, một số cán bộ khơng muốn đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, họ sợ làm to chuyện sẽ mất danh hiệu đơn vị mạnh, tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. Ở những nơi đó, nhìn bề ngồi thì hình như ở đó khơng có vấn đề gì về mất đồn kết thống nhất, nhưng bên trong có thể đang tiềm ẩn những ung nhọt, chứa đựng những dấu hiệu nguy hiểm mà, nếu khơng kịp thời phát hiện và sửa chữa, thì tác hại của nó vơ cùng to lớn, thậm chí làm tê liệt sức chiến đấu hoặc tan rã tổ chức.
Chính vì vậy, cùng với việc nâng cao ý thức tự giác, tính trung thực và bản lĩnh của người cộng sản trong việc tự phê bình và phê bình những sai lầm khuyết điểm của mình, cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với Thành ủy và Đảng bộ thành phố Hà Nội.
+ Thứ hai, kinh nghiệm cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn đảng theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương sáu (lần 2) cho thấy nguyên nhân của những yếu kém khuyết điểm trong tự phê bình và phê bình là sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên chưa sát, chưa kiên quyết. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII tại Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: việc chỉ đạo thực hiện chưa nghiêm, cịn hình thức, có biểu hiện hoài nghi, chủ quan, muốn làm nhanh, làm lướt, không bảo đảm yêu cầu của cuộc vận động; Một số nơi, người đứng đầu thiếu kiên quyết, chưa nêu cao đầy đủ trách nhiệm, cấp ủy chưa thật tập trung chỉ đạo, không làm tốt việc gợi ý kiểm điểm, thiếu hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc...
+ Thứ ba, bên cạnh việc các thành viên trong cấp ủy, tổ chức đảng chưa phát huy
hết tinh thần trách nhiệm trong việc tự phê bình và phê bình, chưa tập trung phân tích, làm rõ nội dung, tính chất, mức độ và nguyên nhân dẫn đến vi phạm của cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, thì nhiều quần chúng cũng đang giảm tinh thần đấu tranh với cán bộ lãnh đạo của mình, nhất là ở những đơn vị xảy ra tình trạng mất dân chủ trong sinh hoạt đảng, cán bộ lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, trù dập những người dám phê bình, góp ý thẳng thắn đối với những sai lầm khuyết điểm của mình. Có cán bộ lãnh đạo chỉ thích khen, khơng thích chê nên quần chúng, đảng viên thường góp ý qua loa, chiếu lệ, hình thức, cốt lấy lịng lãnh đạo, nếu có phê bình thủ trưởng thì thực hiện kiểu phê bình vờ, phê bình nịnh... một số quần chúng khác thì im lặng khơng bày tỏ thái độ.
Thực tiễn đã chỉ ra rằng, cấp ủy cấp trên nhất thiết phải lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát việc nâng cao chất lượng hoạt động tự phê bình và phê bình ở cấp ủy cấp dưới. Trung ương nhất thiết phải lãnh đạo chỉ đạo Thành ủy Hà Nội về cơng tác tự phê bình và phê bình - cần phải gợi ý, hướng dẫn Thành ủy kiểm điểm theo đúng nội dung nhằm đạt yêu cầu, mục đích của cuộc vận động, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình khơng chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng về thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng.
Nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với Thành ủy trong việc thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình
- Quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa của tự phê bình và phê bình: đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, ở mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau thì nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ thành phố có những thay đổi, việc thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình có những thay đổi, phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của các cá nhân, tổ chức cơ sở đảng để tìm ra những mặt mạnh yếu của từng người. Nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang địi hỏi ở họ nhiều nhóm phẩm chất, năng lực khác với những thời kỳ trước đây. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đang có những tác động tiêu cực đối với nhiều cán bộ. Có những cán bộ trở về từ cuộc chiến tranh với bề dày thành tích rất đáng tự hào, nhưng họ lại gục ngã trước sự cám dỗ của đồng
tiền, đánh mất mình và trả giá quá đắt cho sự suy thối phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của mình. Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, trong đó có nguyên nhân khơng thường xun tiến hành tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Theo quy luật tâm lý, việc quán triệt thường xuyên mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tự phê bình và phê bình sẽ góp phần trực tiếp nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nhận thức rõ: "Sức mạnh của Đảng, của mỗi đảng bộ và đảng viên không chỉ ở ưu điểm mà còn ở chỗ nhận rõ và sửa chữa bằng được những vấn đề tồn tại và tự vượt lên chính bản thân mình" [10, tr. 60]. Với tất cả ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, người cộng sản không chấp nhận sự né tránh, quanh co trong tự phê bình; khơng chấp nhận những lời xu nịnh, dối trá. Họ sẵn sàng chấp nhận sự thật, dũng cảm nhận khuyết điểm trong sự thương yêu chân thành của đồng chí, đồng đội. Thực tế ở một số đảng bộ trực thuộc Thành ủy cho thấy có những cán bộ lãnh đạo công khai nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa khuyết điểm vẫn được nhân dân đánh giá đúng năng lực, trình độ, sự tín nhiệm. Bằng chứng là họ vẫn được quần chúng nhân dân và đảng viên bầu vào các vị trí lãnh đạo của cơ quan Đảng, chính quyền và đồn thể thành phố.
+ Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn nội dung, quy trình tiến hành tự phê bình và phê bình ở các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy: Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn những nội dung cơ bản để cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý bám sát kiểm điểm, trước hết kiểm điểm là các mặt công tác gắn liền với từng chức danh cán bộ, trong đó có đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; trình độ năng lực chun mơn; khối lượng, chất lượng và hiệu quả công việc được giao; ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm; quan hệ với quần chúng, nhân dân và cán bộ cấp dưới; tinh thần, thái độ đấu tranh với các hành vi tiêu cực trong và ngoài cơ quan; tham gia công tác xây dựng Đảng... Đối với kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể cần phải làm rõ những ưu điểm và khuyết điểm trong lãnh đạo nhiệm vụ chính trị; cơng tác tư tưởng; cơng tác xây dựng chính quyền; cơng tác xây dựng Đảng của đảng bộ thành phố.
- Về quy trình: đánh giá khách quan, chính xác những ưu, khuyết điểm của từng cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý địi hỏi phải có một quy trình kiểm
điểm khoa học. Thông thường mỗi cá nhân phải tự kiểm điểm trước chi bộ nơi mình tham gia sinh hoạt để đảng viên góp ý, phê bình; sau khi tiếp thu phê bình, bản kiểm điểm đó được sửa chữa, bổ sung để tự kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo cơ quan (hoặc đoàn thể), trước tập thể Ban Thường vụ Thành ủy.
Mặt khác, để bảo đảm tự phê bình và phê bình hiệu quả, trong quy trình thực hiện tự phê bình và phê bình nhất thiết phải có nội dung gợi ý, hướng dẫn chỉ đạo của Trung ương đối với Thành ủy Hà Nội nhằm làm rõ ưu điểm, khuyết điểm và trách nhiệm của Thành ủy và cá nhân các đồng chí Thành ủy viên và các đồng chí cán bộ lãnh đạo thuộc diện Thành ủy quản lý, nhất là các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, tránh hiện tượng trong kiểm điểm của tập thể thì có nêu khuyết điểm nhưng không được thể hiện trong các kiểm điểm của cá nhân. Ngồi ra, có thể xây dựng quy trình xin ý kiến của các đồng chí lão thành cách mạng vào bản dự thảo nội dung tự phê bình của Ban Thường vụ Thành ủy với tinh thần dân chủ và trách nhiệm.
+ Trung ương trực tiếp gợi ý, hướng dẫn bằng văn bản hoặc trực tiếp dự hội nghị những trường hợp cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý cần tự phê bình và phê bình về một số nội dung quan trọng. Đây là một bước có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả của tự phê bình và phê bình. Trung ương là nơi có nhiều kênh thông tin về những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ thuộc mình quản lý (các đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân thành phố, Bí thư, Phó bí thư và các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy). Trước khi kiểm tra, kết luận và xử lý sai phạm, sẽ có ý nghĩa giáo dục hơn nhiều nếu Trung ương gợi ý rõ những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý để cán bộ tự giác, thật thà, trung thực tự phê bình những sai lầm của mình. Nếu cán bộ thành thật, công khai kiểm điểm họ sẽ sửa chữa khuyết điểm một cách tích cực hơn, đồn kết nội bộ được tăng cường. Hơn nữa, cán bộ dưới quyền sẽ lấy đó là tấm gương cho mình khi tiến hành tự phê bình và phê bình. Trung ương có thể gợi ý, yêu cầu cán bộ làm rõ những hành vi tiêu cực trong quản lý đất đai, xây dựng cơ bản mà nhân dân đang khiếu kiện, dư luận đang quan tâm; mua sắm trang thiết bị vượt quá tiêu chuẩn; việc vợ con của cán bộ lợi dụng quyền uy của cha, mẹ, vợ, chồng để thực hiện những hành vi sai trái nhằm trục lợi...
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra Thành ủy Hà Nội thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình theo quy định của Đảng. Tự phê bình và phê bình là hoạt động thường xuyên trong sinh hoạt đảng, nhưng để hoạt động tự phê bình và phê bình đi vào nền nếp thì nhất thiết phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Trung ương đối với Thành ủy trong nhiều năm liền. Do vậy, Trung ương phải có kế hoạch kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ Thành ủy thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình. Kiểm tra là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng ta, nếu xem nhẹ kiểm tra, chỉ tin vào tính tự giác của cấp dưới thì có thể sẽ bỏ qua khơng ít những sai lầm nhỏ, khuyết điểm nhỏ để rồi tích lại thành khuyết điểm lớn và hậu quả khơng lường hết. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Thành ủy thực hiện tự phê bình và phê bình, Trung ương cần phân cơng ủy viên Bộ Chính trị phụ trách các Bộ, Ngành, Tỉnh, Thành ủy và phối hợp hoạt động của các ban xây dựng Đảng với ban chỉ đạo Trung ương 6 (2) của Trung ương. Đồng thời phải nắm chắc tình hình cụ thể đảng bộ thành phố Hà Nội, đối với từng cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý, qua đó biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể làm tốt; kiên quyết buộc những cá nhân, tập thể làm chưa tốt phải tiến hành lại. Coi đây là một tiêu chuẩn thi đua giữa các địa phương, là một tiêu chí để đánh giá cá nhân tiên tiến, xuất sắc; đơn vị trong sạch vững mạnh.
+ Có biện pháp, phương án xử lý kỷ luật đối với những trường hợp có khuyết điểm nặng: Thơng qua tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, nhiều khuyết điểm, sai lầm của cá nhân, tập thể được làm rõ. Trên cơ sở đó, Trung ương và Thành ủy có thẩm quyền xem xét các hình thức xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng. Những trường hợp cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước phải được xử lý nghiêm, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ.
Tóm lại: Nâng cao tính tự giác của cán bộ, đảng viên nói chung và của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý nói riêng là biện pháp quan trọng và cốt yếu nhất trong việc thực hiện tự phê bình và phê bình. Tuy nhiên, khi nhiệm vụ cách mạng đã thay đổi, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường, một số cán bộ, đảng viên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mặt trái kinh tế thị trường kết hợp với tư tưởng của những người sản xuất nhỏ, còn mang theo một ba lô chủ nghĩa
cá nhân thì việc tăng cường kiểm tra, chỉ đạo của Trung ương đối với Thành ủy là điều vô cùng cần thiết, vừa kết hợp giáo dục đạo đức cán bộ, cơng chức vừa tăng cường phịng