0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT THUỘC

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU, TÌM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẤU TRANH TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT THUỘC DIỆN THÀNH ỦY QUẢN LÝ DOCX (Trang 66 -67 )

BÌNH VÀ PHÊ BÌNH CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT THUỘC DIỆN THÀNH ỦY HÀ NỘI QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1.1. Mục tiêu

Mục tiêu chủ yếu của nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý là nhằm nâng cao tính đúng đắn của hoạt động tự phê bình và phê bình (bao gồm nâng cao nhận thức, cách thức, phương pháp và thái độ khi thực hiện tự phê bình và phê bình); nâng cao tính chân thực, khách quan của các ưu, khuyết điểm, đặc biệt là mức độ, số lượng, tính chất các khuyết điểm được chỉ ra trong tự phê bình và phê bình; nâng cao tác dụng, hiệu quả phát huy các ưu điểm và khắc phục, sửa chữa các khuyết điểm được phát hiện. Thực hiện mục tiêu như trong bài phát biểu kết thúc Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu "Xây dựng chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình nghiêm túc, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm là đền đáp công ơn đối với nhân dân, dân tộc" [29, tr. 2]. Qua đó góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của thành phố đã đề ra.

Mục tiêu cụ thể của nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý là:

- Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tự phê bình và phê bình trong Đảng.

- Thứ hai, nâng cao tính đúng đắn trong hoạt động tự phê bình và phê bình, bao

gồm tính Đảng, tính dân chủ, công khai, bảo đảm có quy trình, cách thức, phương pháp và thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong thực hiện tự phê bình và phê bình.

- Thứ ba, nâng cao tính chân thực, khách quan của các ưu, khuyết điểm được chỉ

ra trong hoạt động tự phê bình và phê bình, trong đó đặc biệt là tính chất, mức độ và số lượng của các khuyết điểm, hạn chế yếu kém.

- Thứ tư, nâng cao tính thiết thực, hiệu quả của hoạt động tự phê bình và phê

bình, bao gồm: nâng cao tác dụng, hiệu quả giáo dục, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo sau tự phê bình và phê bình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU, TÌM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẤU TRANH TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT THUỘC DIỆN THÀNH ỦY QUẢN LÝ DOCX (Trang 66 -67 )

×