0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Những ưu điểm trong tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU, TÌM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẤU TRANH TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT THUỘC DIỆN THÀNH ỦY QUẢN LÝ DOCX (Trang 32 -43 )

đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý

Thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, Trung ương 6 (lần 2) Khóa VIII và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí, thực hiện các hướng dẫn của Thành ủy số 15-HD/TU ngày 8/5/2000 "về tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5, Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đối với các tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên"; Hướng dẫn số 08- HD/TU ngày 8-11-2002 "Về việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2002; Hướng dẫn số 13- HD/TU ngày 29-10-2003 "Về việc đánh giá phân loại cán bộ công chức, đảng viên và TCCSĐ gắn với kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối với cán bộ lãnh đạo quản lý năm 2003"; Hướng dẫn số 20- HD/TU ngày 15-12-2004 "Về kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp gắn với đánh giá cán bộ năm 2004 và cuối nhiệm kỳ" (đa số các đảng bộ trực thuộc Thành ủy Hà Nội hết nhiệm kỳ trong năm 2005), các cấp ủy trên cơ sở trực thuộc Thành ủy đã nghiêm túc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình trên địa bàn thành phố đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Do nhận thức rõ tầm quan trọng có tính đột phá của hoạt động tự phê bình và phê bình trong Ban chấp hành Đảng bộ thành phố và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc

diện Thành ủy quản lý đối với công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, lãnh đạo Thành ủy đã thường xuyên chỉ đạo sâu sát hoạt động quan trọng này ở các đảng ủy trực thuộc Thành ủy. Nhờ vậy chất lượng hoạt động tự phê bình và phê bình trong Thành ủy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý đã có những kết quả sau đây:

Một là, hoạt động tự phê bình và phê bình trong tập thể lãnh đạo cấp ủy và đội

ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý đã thể hiện rõ mục đích, tính chất tự phê bình và phê bình trong Đảng.

- Về mục đích sinh hoạt tự phê bình và phê bình của tập thể cấp ủy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, có thể nói, thực chất tự phê bình và phê bình của tập thể cấp ủy chính là tự phê bình và phê bình của các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, các đồng chí thành ủy viên giữ các trọng trách trong hệ thống chính trị thành phố, các đồng chí trong Ban Thường vụ quận, huyện ủy.

Qua thực tế hoạt động tự phê bình và phê bình ở đảng bộ thành phố những năm qua nhận thấy: Hầu hết các tập thể cấp ủy trên cơ sở và cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý đều nhận thức được: tự phê bình và phê bình là một sinh hoạt thường xuyên trong Đảng bộ, được tiến hành trong sinh hoạt nội bộ của Đảng, từ chi bộ đảng cho đến cấp ủy các cấp. Vì là sinh hoạt nội bộ của Đảng, nên việc cán bộ lãnh đạo tự phê bình trước tập thể đảng viên và phê bình đồng chí của mình trong sinh hoạt đảng là cần thiết để giúp đỡ lẫn nhau tiến bộ.

Qua thực tế để phát huy đầy đủ vai trị tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phục vụ nhiệm vụ chính trị của đảng bộ và phục vụ công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo Thành ủy đã chỉ đạo việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải gắn với cương vị chức trách công tác được giao. Tập trung làm rõ những ưu điểm và khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy và của thành ủy viên cũng như của Ban Thường vụ quận, huyện ủy trong thực hiện nhiệm vụ chính trị cương vị cơng tác của mình. Lấy việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp trên và cấp mình làm căn cứ chủ yếu để đánh giá xem xét những thành tựu và khuyết điểm gặp phải. Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 26/11/2003 của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 13-

HD/TU của Thành ủy về tự phê bình và phê bình gắn với phân loại đánh giá cán bộ, tất cả các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, Quận huyện ủy đều phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình trước tập thể lãnh đạo và tập thể Ban thường vụ.

Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã đạt một số kết quả:

Nhìn chung các đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý đã kiểm điểm khá sâu sắc việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, đã chỉ ra được những tồn tại khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công; cá nhân từng đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý khi kiểm điểm là nghiêm túc [37, tr. 2].

Trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã thể hiện rõ các tính chất cơ bản của tự phê bình và phê bình trong Đảng như tính Đảng, tính chân thành cơng khai, tính giáo dục:

Các đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý đã tiến hành kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị; các ý kiến tham gia đóng góp, phê bình của tập thể cấp ủy tập thể lãnh đạo đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý được tổng hợp công khai trước hội nghị; các thành viên dự hội nghị kiểm điểm đóng góp ý kiến cho từng đồng chí với tinh thần thẳng thắn, xây dựng thể hiện tình đồng chí, nhiều đồng chí được 100% thành viên dự hội nghị đóng góp ý kiến làm rõ ưu điểm, khuyết điểm của đồng chí có lý, có tình làm cho người được phê bình dễ tiếp thu mà vẫn thể hiện sự chân tình và nghiêm túc [37, tr. 2].

Như vậy, các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý chẳng những phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Chấp hành Đảng bộ quận, huyện của thành phố mà cịn phải tự phê bình và phê bình trong tập thể cán bộ lãnh đạo đơn vị mình phụ trách được tiến hành cơng khai, dân chủ thẳng thắn.

Thứ hai, hoạt động tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ

chốt thuộc diện Thành ủy quản lý đã tuân thủ đúng hình thức, quy trình, phương pháp tự phê bình và phê bình trong Đảng và yêu cầu của Trung ương.

Căn cứ vào hướng dẫn và kế hoạch kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Thành ủy đối với các tập thể lãnh đạo và đội ngũ cán bộ lãnh đạo của đảng bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý nói riêng, Ban Chấp hành đảng bộ thành phố đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện nghiêm túc các hình thức, quy trình, phương pháp tự phê bình và phê bình trong phạm vi đảng bộ.

- Về các hình thức tự phê bình và phê bình: các cuộc sinh hoạt tự phê bình và phê bình đều được diễn ra công khai, dân chủ trong sinh hoạt đảng và hội nghị cán bộ do cấp ủy triệu tập. Đối với tập thể lãnh đạo Thành ủy (Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố) và Ban Thường vụ Thành ủy ủy, việc tự phê bình và phê bình được thực hiện thường xuyên theo sinh hoạt cấp ủy thường kỳ, trong tổng kết năm, tổng kết giữa nhiệm kỳ, cuối nhiệm kỳ và kiểm điểm theo hướng dẫn, gợi ý của lãnh đạo Trung ương. Đối với cá nhân các đồng chí lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình thường xuyên trong sinh hoạt chi bộ, trong ban lãnh đạo đơn vị mình phụ trách và ban thường vụ (nếu là ủy viên thường vụ Thành ủy), trong hội nghị cán bộ chủ chốt do Thành ủy triệu tập. Hoạt động tự phê bình và phê bình của cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý được thực hiện dưới các hình thức sau:

+ Kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ trước hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ.

+ Kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Ban Chấp hành đảng bộ (Thành ủy) trước hội nghị đảng bộ giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ.

+ Ban Thường vụ lấy ý kiến phê bình của tập thể lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể thuộc thành phố.

+ Ban Thường vụ lấy ý kiến phê bình của các đồng chí bí thư tổ chức đảng trực thuộc Thành ủy

Đối với cá nhân cán bộ lãnh đạo chủ chốt thành phố thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình dưới các hình thức sau:

- Các đồng chí bí thư, phó bí thư Thành ủy; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố; các đồng chí ủy viên Thường vụ Thành ủy kiểm điểm

tự phê bình và phê bình trước chi bộ, trước tập thể ban thường vụ và trước tập thể lãnh đạo cơ quan.

- Các đồng chí Thành ủy viên giữ các chức vụ khác trong hệ thống chính trị thành phố như chủ tịch, bí thư các đồn thể chính trị xã hội, trưởng, phó các ban của Thành ủy, … kiểm điểm tự phê bình và phê bình trước chi ủy chi bộ và tập thể cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành nơi cán bộ sinh hoạt. Như vậy, dù là kiểm điểm tự phê bình và phê bình của lãnh đạo Thành ủy hay của cá nhân cán bộ lãnh đạo thành phố, thì sinh hoạt tự phê bình và phê bình đều diễn ra trong sinh hoạt các tổ chức đảng và trong tập thể đảng viên - cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị. Điều này hoàn toàn đúng với quy định của Đảng: tự phê bình và phê bình của Đảng diễn ra trong sinh hoạt nội bộ của Đảng.

- Về quy trình, phương pháp tự phê bình và phê bình của Thành ủy và của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, thực tế cho thấy: Tất cả các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy đều đã xây dựng và thực hiện quy trình tự phê bình và phê bình trong tập thể lãnh đạo cấp ủy và trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý theo các bước như sau:

Đối với tập thể lãnh đạo cấp ủy và tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị việc tự phê bình và phê bình được thực hiện theo trình tự:

+ Tập thể cấp ủy (Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, đảng ủy trực thuộc và chi ủy chi bộ) quán triệt rõ mục đích, ý nghĩa, quy trình, phương pháp tự phê bình và phê bình trong phạm vi tổ chức đảng và ban lãnh đạo cơ quan.

+ Thường vụ Thành ủy dự thảo báo cáo tự phê bình và phê bình của Thành ủy để cán bộ lãnh đạo thành phố và các đảng bộ trực thuộc Thành ủy phê bình góp ý. Sau đó tổng hợp các ý kiến thành báo cáo tự phê bình và phê bình của Thành ủy, và được trình bày trước hội nghị Đảng bộ.

+ Báo cáo tự phê bình của tập thể Ban thường vụ Thành ủy được trình bày trước tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (Thành ủy). Các ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ tham gia phê bình Ban thường vụ Thành ủy trong hội nghị.

+ Lãnh đạo Thành ủy gợi ý, chỉ đạo Ban Thường vụ hoặc cá nhân các đồng chí ủy viên Thường vụ tự phê bình và phê bình những nội dung cần làm rõ.

+ Sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình, tất cả các kết luận đều được biểu quyết cơng khai hoặc bỏ phiếu kín và gửi báo cáo bằng văn bản về Trung ương.

Đối với cá nhân cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, việc tự phê bình và phê bình được thực hiện theo trình tự sau:

+ Cá nhân cán bộ tự kiểm điểm theo nội dung yêu cầu trước tập thể cấp ủy, tập thể cán bộ.

+ Báo cáo tóm tắt ý kiến kết luận, phân loại đảng viên của chi bộ, kết quả phân loại cán bộ tại hội nghị tập thể lãnh đạo của đơn vị.

+ Tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo tham gia đóng góp ý kiến cho từng đồng chí. + Đồng chí chủ trì hội nghị tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá.

+ Biểu quyết đánh giá, phân loại cán bộ đảng viên bằng phiếu kín (theo mẫu). + Đồng chí chủ trì (bí thư cấp ủy) tổng hợp kết quả, báo cáo trước hội nghị.

+ Sau khi tự phê bình và phê bình, từng đồng chí cán bộ bổ sung bản tự kiểm điểm, các ý kiến nhận xét và kết quả phân loại gửi về Ban Thường vụ Thành ủy để đánh giá phân loại cán bộ theo phân cấp quản lý. Tự phê bình của ủy viên thường vụ Thành ủy gửi về Ban Tổ chức Trung ương.

- Về biện pháp tổ chức thực hiện sinh hoạt tự phê bình và phê bình có mấy điểm đáng chú ý sau: Một là, tự phê bình và phê bình thường xuyên trong sinh hoạt đảng, ở các hội nghị chi bộ hàng tháng, hội nghị Ban thường vụ, Ban Chấp hành đảng bộ theo định kỳ. Ở các hội nghị này, đều có phần kiểm điểm tự phê bình và phê bình chung của tập thể đảng (cấp ủy hoặc thường vụ) liên quan đến nhiệm vụ công tác của đơn vị và thành phố, và có thể có tự phê bình và phê bình đối với các đồng chí cán bộ chủ chốt liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng. Hai là, kiểm điểm tự phê bình và phê bình cán bộ, đảng viên hàng năm. Phương pháp tổ chức thành đợt sinh hoạt theo Hướng dẫn số 08- HD/TU ngày 8-11-2002 của Thành ủy. Ba là, tự phê bình và phê bình của cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với đánh giá phân loại cán bộ công chức hàng năm, phương pháp tổ

chức này cũng theo đợt sinh hoạt và được chỉ đạo chặt chẽ của Ban Thường vụ Thành ủy theo Hướng dẫn số 13-HD/TU ngày 29-10-2003 và Hướng dẫn số 20-HD/TU ngày 15- 12-2004. Đánh giá việc xây dựng và thực hiện quy chế tự phê bình và phê bình của cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý. Vấn đề này đã được Thành ủy kết luận: Thực hiện quy trình kiểm điểm, các đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý đã tiến hành kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị; các ý kiến tham gia đóng góp, phê bình của tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý được tổng hợp công khai trước hội nghị; sau đó tập thể lãnh đạo, tập thể thường vụ cấp ủy bỏ phiếu kín đánh giá phân loại từng đồng chí, kết quả phân loại được cơng bố ngay tại hội nghị.

Thứ ba, hoạt động tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt

thuộc diện Thành ủy quản lý đạt yêu cầu về nội dung, đã làm rõ được những ưu điểm, khuyết điểm chủ yếu và chỉ ra được biện pháp khắc phục.

Căn cứ vào hướng dẫn và chỉ đạo nội dung kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Thành ủy, xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tiễn các đảng bộ trực thuộc Thành ủy, qua thực tiễn những năm qua thấy rằng nội dung hoạt động tự phê bình và phê bình của tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo và của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý hướng vào các nội dung:

- Đối với tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, nội dung kiểm điểm đi sâu vào ba vấn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU, TÌM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẤU TRANH TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT THUỘC DIỆN THÀNH ỦY QUẢN LÝ DOCX (Trang 32 -43 )

×