KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT 1 Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đấu tranh tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý docx (Trang 57 - 66)

Trên đây là nhận xét, đánh giá bước đầu về thực trạng chất lượng hoạt động tự phê bình và phê bình của cấp ủy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý của các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy Hà Nội những năm vừa qua. Từ thực trạng đó, có thể rút ra một số kinh nghiệm quan trọng để chỉ đạo tốt hơn hoạt động tự phê bình và phê bình trong thời gian tới như sau:

Một là, phải rất coi trọng việc tổ chức quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) nhằm nâng cao và thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý về tính bức xúc và tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình; nhận thức đúng đắn yêu cầu, nội dung, phương châm, phương pháp tiến hành là phải bảo đảm chất lượng, không chạy theo thời gian, tiến độ, nhưng cũng không kéo dài, thiếu khẩn trương; kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây là chính, giáo dục, ngăn ngừa sai phạm. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh những sai phạm; chỉ đạo phải có trọng tâm, trọng điểm và phải gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng với thực hiện các nhiệm vụ chính trị thường xuyên và đột xuất ở từng cơ quan, đơn vị. Cần khắc phục tư tưởng cho rằng tự phê bình và phê bình có thể giải quyết được mọi tiêu cực trong Đảng; chủ yếu làm "thanh lọc" đảng viên vi phạm. Nội dung và phương pháp tiến hành tự phê bình và phê bình phải quán triệt sự chỉ đạo của Bộ chính trị và phải được vận dụng cụ thể phù hợp với tình hình, đặc điểm của Thành phố và các loại hình tổ chức cơ sở đảng.

Hai là, phải có sự chỉ đạo chặt chẽ, tập trung, thống nhất và kiên quyết của

Thành ủy trước hết là của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý từ khi chuẩn bị tiến hành tự phê bình và phê bình và sau kiểm điểm. Thực tế cho thấy, nơi nào chủ động quán triệt và cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, thành những chức năng, nhiệm vụ, những quy định về lề lối làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng về chức trách, quyền hạn, tiêu chuẩn của từng chức danh, từng loại cán bộ thì mọi hoạt động ở đó từng bước đi vào nền nếp, chế độ tự phê bình và phê bình được giữ vững, chất lượng tự phê bình và phê bình sẽ tốt hơn. Nếu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm... khơng rõ thì tự phê bình và phê bình khơng có cơ sở, chỗ dựa vững chắc để đánh giá đúng thành tích cũng như khuyết điểm

không phát huy được tính tích cực, tự phê bình và phê bình khơng có nội dung, tính mục đích sẽ khơng cao.

Ba là, thực hiện nghiêm túc quy trình chuẩn bị và tổ chức tự phê bình và phê

bình của tập thể và cá nhân. Kết hợp kiểm điểm chung của tập thể với kiểm điểm những vụ việc, đồng thời tập trung vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc trước. Việc kiểm điểm cá nhân phải xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với từng lĩnh vực công tác, lãnh đạo, điều hành với ưu, khuyết điểm của tập thể. Nhiều đồng chí cho rằng: Nếu coi tự phê bình và phê bình là khâu đột phá thì khâu chuẩn bị cơng phu, kỹ càng, khách quan, trung thực sẽ là chìa khóa mở cửa bước vào tự phê bình và phê bình thuận lợi và hiệu quả.

Bốn là, các tổ chức đảng phải thường xuyên cải tiến phong cách và lề lối làm

việc, bố trí thời gian trực tiếp gặp gỡ nhân dân theo định kỳ; lắng nghe ý kiến của nhân dân, tháo gỡ các vướng mắc; thực hiện dân chủ rộng rãi, triển khai tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt quy định những điều cán bộ, đảng viên không được làm. Trong các lần sinh hoạt các tổ chức đảng phải thường xuyên tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên về quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tự phê bình và phê bình. Đặc biệt là các đồng chí Thành ủy viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phải thực hiện nghiêm ngặt tự phê bình và phê bình trong q trình lãnh đạo. Có như vậy mới khắc phục dần được tâm lý "né tránh", "lựa chiều" khi phê bình người khác. Trong tự phê bình và phê bình phải có tình đồng chí trong sáng, tơn trọng và hiểu biết lẫn nhau, nghiêm túc và khoan dung, thấu lý đạt tình, trung thực, có phê phán, có đấu tranh để xây dựng, để đồn kết, chính vì đồn kết, vì nhất trí mà đấu tranh và phê phán, tất cả vì mục tiêu lý tưởng và lợi ích chung. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân ở bất kỳ hình thức nào trong khi tự phê bình.

Năm là, để thực hiện tốt tự phê bình và phê bình phải kết hợp chặt chẽ tính chủ

động của cơ sở với sự gợi ý hướng dẫn của cấp trên, nhất là cấp trên trực tiếp. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, theo dõi của Thành ủy và tổ chức đảng trước, trong và sau kiểm điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý. Sự gương mẫu và tính chiến đấu của cán bộ lãnh đạo trong tự phê bình và phê bình là yếu tố rất quan trọng để nâng cao hiệu quả tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành uỷ Hà Nội quản lý.

Sáu là, sau tự phê bình và phê bình cần có kế hoạch cụ thể, sửa chữa khuyết

điểm, khắc phục yếu kém. Đây là khâu quan trọng của xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Với tập thể cấp ủy và cá nhân đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, sau khi tự phê bình và phê bình xong phải đánh giá kết quả báo cáo trước đảng bộ kèm theo văn bản tiếp thu, giải trình những nội dung mà đảng viên, quần chúng góp ý kiến. Khuyến khích những người tự giác, thành khẩn, tích cực sửa chữa sai lầm, khuyết điểm; bảo vệ những người dám nói thẳng, nói thật với tinh thần xây dựng, xử lý những trường hợp có động cơ xấu, tố cáo sai sự thật, gây rối nội bộ. Phải chấn chỉnh lại việc thực hiện các nguyên tắc sinh hoạt đảng, đưa chế độ tự phê bình và phê bình đi vào nền nếp thường xuyên.

Thực tiễn việc thực hiện tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý đã có sự chuyển biến bước đầu quan trọng. Qua tự phê bình và phê bình một số mặt thiếu sót, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý được làm rõ, bước đầu có tác dụng giáo dục, nhắc nhở ý thức trách nhiệm trong công tác, phương pháp lãnh đạo, điều hành, trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống và tác phong sinh hoạt. Ở những nơi này, đã đề ra biện pháp sửa chữa khuyết điểm; tổ chức, cán bộ được kiện toàn, quy chế làm việc được rà soát lại để thực hiện cho đúng đắn. Đồng thời đã hình thành rõ hơn quy trình tổ chức thực hiện tự phê bình và phê bình chặt chẽ thống nhất từ trên xuống dưới. Những chuyển biến và kết quả bước đầu đó cũng chính là những kinh nghiệm được rút ra trong hoạt động tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý, củng cố thêm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý.

2.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong tự phê bình và phê bình của

đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý những năm vừa qua, từ những đòi hỏi bức thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động tự phê bình và phê bình

trong đội ngũ cán bộ quan trọng này trong những năm sắp tới đang đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết sau đây:

Một là, tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, tự phê bình

và phê bình trong Đảng theo nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, tập trung nâng cao chất lượng các chi bộ, đặc biệt là chi bộ cơ quan (nơi các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý sinh hoạt), kết hợp với kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý.

Chi bộ đảng trong các phòng, ban, các hội và tổ chức chính trị xã hội thuộc hệ thống chính trị Thành phố là nơi các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý trực tiếp tham gia sinh hoạt, chịu sự quản lý của chi bộ về nhiệm vụ đảng viên và cơng tác tư tưởng. Vì vậy tập trung nâng cao chất lượng các chi bộ ở đây có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý.

Các chi bộ đảng có vai trị quan trọng trong công tác quản lý đảng viên, kể cả những đồng chí đảng viên thuộc diện Thành ủy quản lý. Do đó nếu các chi bộ được xây dựng trong sạch vững mạnh, có tính chiến đấu cao, sẽ có tác dụng rất lớn trong đấu tranh tự phê bình và phê bình đối với các đồng chí cán bộ lãnh đạo thuộc diện Thành ủy quản lý. Theo quy định của Đảng ta, tất cả các đồng chí đảng viên, cán bộ lãnh đạo, dù ở cấp nào cũng đều phải sinh hoạt trong một chi bộ, phải tham gia tự phê bình và phê bình và chịu sự phê bình góp ý của tập thể đảng viên trong chi bộ. Vấn đề ý thức Đảng, tính đảng của người đảng viên được thể hiện rõ hay khơng rõ chính là trong sinh hoạt chi bộ đảng. Đối với một số đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình những khuyết điểm của bản thân trong tập thể Ban Thường vụ Thành ủy khơng có khó khăn gì, nhưng kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong tập thể chi bộ, nơi có nhiều đảng viên có cương vị chức vụ trong Đảng và trong bộ máy nhà nước rất thấp, thậm chí đều là cấp dưới của cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý, lại trở nên rất khó khăn. Bởi họ chưa vượt được tâm lý sợ cấp dưới biết khuyết điểm của lãnh đạo, làm mất uy của lãnh đạo, và vì vậy họ chưa rèn luyện được phong cách dân chủ trong Đảng.

Về chất lượng hoạt động nói chung của các chi bộ đảng, ta thường chú ý đến chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng. Sinh hoạt chi bộ là nơi tập thể đảng viên quyết định nội dung lãnh đạo của chi bộ, nơi kiểm tra sự lãnh đạo đó, và là nơi tiến hành giáo dục đội ngũ đảng viên. Vì vậy tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đưa chế độ tự phê bình và phê bình trong đảng đi vào nề nếp, coi trọng vai trị tự phê bình và phê bình của cán bộ lãnh đạo, của các cấp ủy viên trở thành đòi hỏi bức thiết trong sinh hoạt đảng hiện nay. Một hiện tượng khơng bình thường trong sinh hoạt chi bộ cần phải khắc phục là thủ tiêu phê bình đối với các đồng chí đảng viên thuộc diện Thành ủy quản lý. Nếu đồng chí đảng viên là cán bộ lãnh đạo thuộc diện Thành ủy quản lý, khơng tự giác tự phê bình bản thân, thì cũng khơng có ai chỉ giúp đồng chí của mình những khuyết điểm, trong nhiều trường hợp là khơng cố ý. Do đó, vơ tình biến đảng viên của mình trở thành đảng viên cấp trên dự sinh hoạt chi bộ, mà không phải là đảng viên của chi bộ.

Nâng cao chất lượng các chi bộ cơ quan phải được xem xét trong mối quan hệ với kiện toàn tổ chức các phòng, ban, hội và các tổ chức chính trị - xã hội khác của Thành phố, với không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý. Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta nói chung, ở Thủ đơ nói riêng, tuy hết sức chặt chẽ, nhưng là hệ thống mở, không ngừng hấp thụ vào, phát triển lên và đào thải ra ngoài. Những cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý là mắt xích chủ chốt trong hệ thống tổ chức đó. Nhưng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý vận động phát triển theo nhiều hướng khác nhau trong cơ cấu tổ chức. Có cán bộ tham gia luân chuyển, có người được cử đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao, nhưng cũng có những cán bộ phát triển chắc chắn từ thấp lên cao trong hệ thống chính trị.

Vì vậy, phải có sự kết hợp nâng cao chất lượng các chi bộ với kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Hai là, cần xây dựng cơ chế giám sát của quần chúng nhân dân đối với hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý thông qua việc cho quần chúng phê bình cán bộ lãnh đạo.

Nghiên cứu quy trình tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý cho thấy, mỗi cán bộ lãnh đạo đều phải tự phê bình và phê bình trong tập thể cấp ủy, trong tập thể cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị và trong chi bộ đảng - nơi cán bộ thường xuyên tham gia sinh hoạt. Quy trình đó đã được thực hiện khá nghiêm túc ở các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, quy trình đó vẫn thiếu vắng sự giám sát của quần chúng nhân dân ngoài Đảng, đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý, thông qua biện pháp cho quần chúng ngoài Đảng tham gia phê bình cán bộ đảng viên. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, muốn biết đảng viên ta tốt hay chưa tốt thì cần phải soi vào tấm gương quần chúng, nghĩa là để cho quần chúng phê bình cán bộ đảng viên của Đảng. Tư tưởng đó của Bác đã trở thành một chế độ công tác của Đảng ta. Bởi vậy, cần nghiên cứu, bổ sung vào quy trình tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý một nội dung mới: Để quần chúng phê bình cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý. Những ý kiến phê bình của quần chúng là tài liệu tham khảo quan trọng để tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, đánh giá kết luận những nội dung tự phê bình của cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý.

Ba là, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban chỉ đạo Trung ương 6 (2) của Thành

ủy với các ban xây dựng Đảng làm tham mưu đắc lực cho Thành ủy chỉ đạo chặt chẽ tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý.

Thực tiễn hoạt động tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đấu tranh tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý docx (Trang 57 - 66)