hiện tự phê bình và phê bình đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý
Tự phê bình và phê bình là một quy luật cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng ta, là một công việc phải được tiến hành thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên, trong đó, cán bộ lãnh đạo chủ chốt càng phải thực sự là tấm gương để cho cấp dưới và quần chúng noi theo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý trên thực tế chưa đạt yêu cầu của cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII. Ngun nhân của tình trạng này, trước hết là tính tự giác của cán bộ nói chung chưa cao. Nhiều cán bộ lấy lý do bận nhiều công việc không thường xuyên sinh hoạt với chi bộ hoặc có sinh hoạt thì đầu giờ đến phát biểu một số nội dung chỉ đạo về chun mơn, phê bình cấp dưới, sau đó xin phép đi họp, tiếp cấp trên... ít khi tham gia từ đầu đến cuối để được nghe đồng chí góp ý, phê bình. Nhất là đối với cán bộ chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý - luôn phải chịu áp lực lớn của công việc theo chủ trương, công việc của Thành phố không được dồn xuống cho cơ sở. Hơn nữa, công việc của cán bộ chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý thường liên quan đến nhiều ngành trên địa bàn thành phố, tình huống phức tạp phát sinh hàng ngày... Để giải quyết được hết cơng việc đó, họ cần lượng thời gian nhiều hơn 8 giờ hành chính. Cơng việc nhiều, áp lực lớn đã sinh ra tâm lý sợ họp. Bên cạnh đó, khơng khí tự phê bình và phê bình đơi khi có thể căng thẳng dẫn đến cán bộ chủ chốt ngại không muốn tham gia sinh hoạt với mong muốn tránh được càng nhiều càng tốt.
Nhiều nguyên nhân tác động đến ý thức tự giác thực hiện tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động này địi hỏi cũng phải có nhiều biện pháp khác nhau như: xây dựng đơn vị, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh làm cơ sở, tạo bầu khơng khí đồn kết trong sinh hoạt; phối hợp hoạt động giữa kiểm tra đảng với thanh tra của Nhà nước và sự giám sát của quần chúng nhân dân; kiểm tra, đôn
đốc của Thành ủy, nâng cao nhận thức của cấp ủy và từng đảng viên về vai trị, ý nghĩa của tự phê bình và phê bình... trong đó biện pháp vừa mang tính trước mắt, vừa lâu dài là tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao tính tự giác, gương mẫu của đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý. Đây là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu quyết định đến hiệu quả của việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình.
Để xác định được nội dung cần thiết và phương pháp phù hợp trong việc giáo dục chính trị tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ cần xuất phát từ đặc thù của đối tượng và yêu cầu của cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. Đối tượng ở đây là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy Hà Nội quản lý. Họ là những người đã được đào tạo cơ bản ít nhất có một bằng đại học chuyên ngành, hầu hết đã được đào tạo về lý luận chính trị trước khi bổ nhiệm, nắm được đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có kinh nghiệm thực tế phong phú... Vì vậy, giáo dục chính trị tư tưởng đối với đối tượng này cần tập trung vào nội dung chủ yếu về tính đảng, phong cách đảng, kỷ luật đảng, bản lĩnh chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng và một số biện pháp cụ thể để phịng ngừa sự suy thối đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị của cán bộ, cơng chức trong điều kiện một đảng cầm quyền, coi trọng việc giáo dục về truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng. Về biện pháp giáo dục cần phải được cải tiến, đổi mới phù hợp với đối tượng có trình độ, có kinh nghiệm, ngại học tập trung... do đó, cần đầu tư để xây dựng chương trình giảng dạy khoa học, thiết thực, ngắn gọn, gắn với đối tượng cán bộ nhất định. Về nội dung giáo dục cụ thể cần đi sâu vào:
* Giáo dục nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý
Thứ nhất, giáo dục lý luận chính trị tư tưởng.
Lý luận đóng vai trị quan trọng vì nó là hệ thống tư tưởng chủ đạo trong một lĩnh vực tri thức; kinh nghiệm loài người đã được khái quát; sự tổng hợp các tri thức về tự nhiên và xã hội tích lũy được trong q trình lịch sử. Lý luận xuất phát từ thực tiễn, được minh chứng trong thực tiễn; khi được truyền bá vào thực tiễn, nó được bổ sung, phát triển, trở nên phong phú và sâu sắc hơn, phản ánh chuẩn xác hơn các quy luật vận
động của tự nhiên, xã hội và con người.
Lý luận được đem ra giáo dục cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý là lý luận chính trị tư tưởng, lý luận cách mạng, lý luận Mác - Lênin với tư cách là khoa học về xây dựng Đảng Cộng sản, về đảng cầm quyền, trong đó có các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản nhất là nguyên tắc tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên. Đó là lý luận liên quan trực tiếp tới sự lãnh đạo của Đảng, tới việc củng cố lập trường tư tưởng và nhân sinh quan cách mạng.
Để q trình giáo dục và học tập chính trị tư tưởng đạt được hiệu quả cao thì cần tuân thủ nguyên tắc lý luận gắn chặt với thực tiễn, mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, phải đem áp dụng vào công việc thực tế. Kết hợp chặt chẽ lý luận với thực tiễn theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là phương thức để chữa bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông vẫn thường hay dẫn đến bệnh chủ quan ở cán bộ lãnh đạo.
Hơn nữa, lý luận đó phải được mổ xẻ, xem xét, so sánh kỹ càng với thực tế để được kiểm nghiệm, kết luận tổng kết và phát triển.
Thứ hai, về giáo dục đạo đức, lối sống.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý là nhiệm vụ cơ bản để đảm bảo cho Đảng bộ thành phố thật sự trong sạch, vững mạnh, là biện pháp quan trọng để xây dựng Thủ đô thực sự là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của cả nước. Trong mọi thời kỳ của cách mạng, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý cũng phải là người tiêu biểu về đạo đức và thực hành đạo đức cách mạng trở thành chỗ dựa, là niềm tin cậy của nhân dân. Để đạt được mục đích đó, cơng tác giáo dục đạo đức lối sống hiện nay cần tiến hành:
- Đẩy mạnh việc học tập tư tưởng và phong cách đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng đạo đức cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có tư tưởng đạo đức cách mạng thực sự là nền tảng và kim chỉ nam cho hành động của mỗi cán bộ cũng như của toàn Đảng và cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XXI. Tấm gương và tư tưởng đạo đức của Người sẽ tiếp thêm sức mạnh tinh thần, sự cổ vũ lớn lao cho tồn Đảng, tồn dân vượt khó, vươn lên giành những thắng lợi mới. Cần tăng đầu tư cho việc biên soạn, giảng dạy, tuyên truyền nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thiết thực, phù hợp với đội ngũ cán bộ chủ chốt
này. Nên lựa chọn một số chuyên đề cơ bản đưa vào chương trình, tránh dàn trải trong khi cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý có quá nhiều việc phải chỉ đạo, lãnh đạo đơn vị.
- Chú trọng việc giáo dục, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và của Đảng ta. Truyền thống đạo đức bao gồm cả mặt tích cực góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, thúc đẩy sự phát triển xã hội, những truyền thống đó cần phải được giữ gìn và phát huy; còn mặt tiêu cực phản ánh sự bảo thủ, sức ỳ của những tình cảm, thói quen, tập tục đã lạc hậu, cổ hủ, lỗi thời, những truyền thống đó cần phải được cải tạo và xóa bỏ. Truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc và của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo, vừa là cội nguồn sức mạnh của nhân dân.
- Giáo dục đạo đức, lối sống phải gắn liền với giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước để người cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý hiểu và hành động đúng theo Điều lệ Đảng, kỷ cương, phép nước. Điều đó cũng là hành động theo yêu cầu của đạo đức. Sự tuân thủ Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước từ bắt buộc đến tự giác, từ tất yếu đến tự do là quá trình người cán bộ chủ chốt hồn thiện nhân cách đạo đức của mình.
- Giáo dục đạo đức đi đôi với tăng cường hiệu lực quản lý, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và nhân dân đối với cán bộ lãnh đạo; phối hợp hoạt động thanh tra của các cơ quan nhà nước, kiểm tra của Đảng. Đó là biện pháp vừa răn đe cái sai, vừa phòng ngừa việc mất cán bộ. Vấn đề ở chỗ làm thế nào để những sai phạm, khuyết điểm được phát hiện sớm, kịp thời ngăn ngừa, xử lý nghiêm minh. Việc buông lỏng, kiểm tra, giám sát sẽ tạo ra "môi trường thuận lợi" cho sự sa đọa về lối sống, xuống cấp về đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo.
* Nâng cao tính tự giác, tính tích cực chính trị của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý trong tự phê bình và phê bình
Người lãnh đạo vẫn thường được người ta cho rằng, là người giàu tính tự lực. Người lãnh đạo trước hết phải biết cách thơng qua tự lãnh đạo để nắm vững mình, sau đó mới trở thành cội nguồn phát triển của tổ chức và đơn vị. Và hơn nữa, người lãnh đạo còn phải là người hướng dẫn để người khác tự lực, cố gắng và phát triển.
Người lãnh đạo phải là người tự giác và tự trọng, phải tự ý thức sâu sắc rằng họ là người nắm giữ quyền lực nhất định, là người chỉ huy, người xây dựng và kiện toàn cơ cấu tổ chức xã hội, người thực hiện các chức năng quyết sách, chế định và thực thi chiến lược, việc chấp hành chính sách, lựa chọn và sử dụng nhân tài v.v... Đấy đều là những công việc trọng đại liên quan đến lợi ích tồn cục. Từ đấy người cán bộ lãnh đạo muốn thực hiện có hiệu quả chức năng của mình cần phải có những phương hướng chính trị kiên định đúng đắn, có tri thức khoa học, có năng lực sáng tạo và phẩm chất đạo đức cao đẹp. Cho nên đối với bản thân người lãnh đạo, tự giác nâng cao phẩm chất năng lực có tác dụng quyết định việc làm trịn cơng tác lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả chức năng lãnh đạo, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo. Điều đáng thất vọng là có những người lãnh đạo cùng với sự biến đổi về địa vị và điều kiện đã khơng tự giác mà bng lỏng mình, tự cao, tự đại, xa xỉ, phô trương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của nghề nghiệp lãnh đạo.
Cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phải là người tích cực phê bình và tự phê bình. Phê bình và tự phê bình là một phương thức, một quy luật, một vũ khí để phát triển văn hóa chính trị của tổ chức và của cá nhân người cán bộ lãnh đạo. Khi người cán bộ lãnh đạo chủ động tiến hành cơng việc đó một cách dũng cảm và nghiêm túc thì sẽ tiến bộ rất nhanh vì có thể kịp thời rút ra vấn đề và tổng kết bài học kinh nghiệm. Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên: "Mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí của mình. Để thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, cơng việc mới chóng thành cơng" [24, tr. 233].
Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự xem lại mình sau mỗi ngày làm việc, mình đã làm được gì có lợi cho dân, làm điều gì cịn trái với lương tâm, đạo đức người cán bộ, đảng viên? Đảng mạnh phải từ mỗi đảng viên, mỗi chi bộ (bài phát biểu của Tổng bí thư Nơng Đức Mạnh tại Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội- 21/12/2005) [8, tr. 22]. Trong q trình lãnh đạo hoạt động chính trị thực tiễn, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, khơng phải lúc nào cũng có thể nắm bắt, nhận thức đầy đủ
và sâu sắc ngay những vấn đề mới đang hàng ngày, hàng giờ nảy sinh trong xã hội. Thơng qua tự phê bình và phê bình mới có thể chỉ ra cặn kẽ những nguyên nhân dẫn tới sai lầm, khuyết điểm và đề ra biện pháp khắc phục. Qua đó giáo dục rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực công tác của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý để họ trở thành nhà lãnh đạo có uy tín, đồng thời giúp cho những cán bộ đảng viên khác tránh những sai lầm, khuyết điểm tương tự. Con người có thể soi gương cho nhau, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý tâm huyết sẽ nhận thức được rõ mình hơn, sẽ nhận thức được những khuyết điểm một cách khách quan hơn qua cái nhìn "phản diện" từ nơi đồng nghiệp, cấp dưới và quần chúng.
Khi tiến hành tự phê bình và phê bình cần phải quán triệt tính đảng, tính giáo dục, tính khách quan, trung thực, chân thành và cơng khai cũng như tính cụ thể, thiết thực và kịp thời.
Để xứng đáng là một người lãnh đạo sáng suốt, tự trọng và tự giác, đạt được tính tiêu biểu về tính tích cực chính trị, ln có ý thức tự giác cao trong hoạt động tự phê bình và phê bình địi hỏi họ phải tự thể hiện mình trên những phương diện sau đây:
- Cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Thành ủy quản lý phải là người không ngừng học tập. Người cán bộ lãnh đạo không được phép tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. Là người lãnh đạo trong xã hội hiện đại, phải học tập, học tập không ngừng những kiến thức nghề nghiệp và những kiến thức có liên quan đến khoa học lãnh đạo, quản lý, khoa học lịch sử, tâm lý con người... Thơng qua q trình học tập khơng ngừng để trau dồi cho bản thân mình sự thơng thạo, nhuần nhuyễn nguyên lý, lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có tri thức văn hóa sâu rộng, tri thức chuyên môn và tri thức về lãnh đạo quản lý. Xét về mặt ham muốn, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chỉ có một thứ là ham học, ham làm, ham tiến bộ" [23, tr. 463].
Với việc không ngừng học tập người cán bộ lãnh đạo đồng thời cũng sẽ trở thành một chuyên gia trong nghề nghiệp tạo nên niềm tin, sự ổn định và phát triển. Vì với nền tảng tri thức rộng rãi sẽ giúp người cán bộ lãnh đạo rất nhiều trong xây dựng kế hoạch