Đối với Công đoàn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay pot (Trang 67 - 71)

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN và của người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học XHCN của người lao động. Công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, tổ chức và nâng cao chất lượng công nhân, "là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước, giữ vai trò nòng cốt trong khối liên minh công nhân- nông dân- trí thức và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [70, tr. 7], là "chỗ dựa vững chắc của Đảng và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với người lao động" [71, tr. 8]. Sức mạnh của đội ngũ công nhân gắn liền với quá trình hoạt động và sự lớn mạnh của tổ chức công đoàn. Chức năng cơ bản của tổ chức công đoàn là bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp và quyền làm chủ của CNLĐ; tổ chức giáo dục công nhân về chủ nghĩa yêu nước, ý thức giai cấp, gương mẫu thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; tạo điều

kiện cho công nhân tham gia quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước. Như vậy, công đoàn là một tổ chức không thể thiếu của GCCN.

Đồng thời, Công đoàn còn có vai trò quan trọng trong công tác phát triển đảng viên. Phần lớn công nhân các DNNQD gắn bó với Công đoàn. Chính thông qua các hoạt động của Công đoàn, quần chúng công nhân được giáo dục, rèn luyện.

Trong những năm qua, Liên đoàn Lao động các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đã rất chú trọng công tác phát triển các tổ chức công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp. Vì vậy, công tác phát triển và củng cố các tổ chức công đoàn cơ sở có những chuyển biến tích cực theo hướng vừa củng cố vừa phát triển tổ chức, đa dạng hóa các hình thức tập hợp công nhân, đổi mới phương thức hoạt động phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đã có những đóng góp tích cực cho công tác xây dựng Đảng. Từ thực trạng đó, tổ chức công đoàn các cấp cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, làm cho tổ chức công đoàn thực sự vững mạnh, có mặt ở hầu hết các doanh nghiệp, lấy phương châm ở đâu có CNLĐ thì ở đó có tổ chức công đoàn, đặc biệt cần chú ý xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở ở các DNNQD.

Để xây dựng, phát triển tổ chức công đoàn trong các DNNQD trên địa bàn Bình Dương và Đồng Nai và phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác phát triển đảng viên, cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về công tác công vận trong giai đoạn mới. Các cấp ủy Đảng cần làm cho đảng viên và CNLĐ nhận thức sâu

sắc quan điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của GCCN, củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp CNLĐ là một yêu cầu cơ bản trong quá trình xây dựng Đảng và Nhà nước. Các cấp ủy đảng phải quán triệt đường lối giai cấp của Đảng trong xây dựng Đảng, ưu tiên việc kết nạp đảng viên trong công nhân và quy hoạch đào tạo cán bộ cho Đảng và Nhà nước từ đội ngũ GCCN.

Thứ hai, các cấp chính quyền phải xem việc xây dựng đội ngũ CNLĐ là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Trong quá trình hoạch định và thực hiện các kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội, phải thật sự coi người lao động là nhân tố cơ bản và quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Song, cần có

những giải pháp hiệu quả trong việc tổ chức bồi dưỡng học vấn và tay nghề cho họ, đây là nội dung vừa có tính quyết định đến sự nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng trưởng kinh tế, vừa có ý nghĩa đối với việc xây dựng GCCN.

Chính quyền chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với công đoàn để bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đồng thời bảo đảm hiệu lực thực thi của Bộ luật lao động, Luật Công đoàn nhằm ngăn ngừa và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động và đình công của công nhân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc vi phạm pháp luật đối với CNLĐ.

Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng các nội quy, quy chế và các thỏa ước lao động tập thể theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Các KCN tập trung phải có kế hoạch giải quyết tốt các điều kiện sống, làm việc và xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tiến hành quy hoạch, xác định quy mô đào tạo và sắp xếp lại mạng lưới đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, phát triển một số trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm để giải quyết việc làm cho người lao động nơi có KCN tập trung.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Ngân hàng Nhà nước và các ngành có liên quan xây dựng dự án hình thành quỹ tín dụng học nghề cho người lao động vay và quỹ bảo hiểm thất nghiệp, góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống, nâng cao tay nghề cho người lao động.

Thứ ba, củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Công đoàn các DNNQD. Cần rà soát lại các DNNQD, nơi nào chưa có tổ chức Công đoàn phải tập trung chỉ đạo thành lập cho được; nơi nào tổ chức Công đoàn hoạt động yếu kém cần tìm ra nguyên nhân và chỉ đạo khắc phục dứt điểm yếu kém, nâng cao chất lượng hoạt động.

Quy hoạch đào tạo đội ngũ công đoàn các cấp để hình thành đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách hoạt động ổn định, đặc biệt là ở doanh nghiệp có từ 300 công nhân trở lên. Liên đoàn lao động các tỉnh cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ cán bộ Công đoàn. Ngoài sự nhiệt tình, cán bộ Công

đoàn còn cần nắm vững chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn; đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước liên quan đến DNNQD; phương pháp tiến hành công tác vận động công nhân, tổ chức các hoạt động của Công đoàn.

Trách nhiệm của Công đoàn các cấp là phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, tập hợp công nhân vào tổ chức công đoàn, xây dựng công đoàn các cấp vững mạnh gắn với việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi của công nhân. Việc phát triển đoàn viên của Công đoàn là nhiệm vụ hết sức cần thiết và thường xuyên, bởi sức mạnh của công đoàn bắt nguồn từ sức mạnh của đội ngũ công nhân, không tập hợp được họ, công đoàn không hoàn thành được sứ mệnh của mình, thậm chí sẽ suy yếu và có thể bị vô hiệu hóa, mất đi vai trò của mình. Công tác tuyên truyền, giáo dục cần chú ý rèn luyện, xây dựng đội ngũ công nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng, truyền thống đoàn kết, kỷ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để.

Công đoàn cơ sở phối hợp tốt với ngành Giáo dục - Đào tạo đẩy mạnh cuộc vận động công nhân theo học các lớp bổ túc văn hóa. Chú ý các cụm trường và đa dạng hóa các hình thức học tập cho phù hợp với điều kiện đi lại và thời gian lao động của công nhân.

Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng xây dựng nhà ở cho CNLĐ có thu nhập thấp. Vận động khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư xây dựng nhà ở tập thể và tổ chức xe đưa rước công nhân, xây dựng trung tâm văn hóa cho công nhân.

Thứ tư, phát động phong trào thi đua yêu nước, tổ chức các phong trào hành động cách mạng thiết thực, tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi cho công nhân phấn đấu, rèn luyện trở thành những công nhân ưu tú; kịp thời và thường xuyên giới thiệu

những công nhân ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp. Cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi

đua với khẩu hiệu "Đoàn kết, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng đội ngũ CNLĐ và tổ chức công đoàn vững mạnh". Có khuyến khích xứng đáng về vật chất, động viên khích lệ kịp thời về tinh thần nhằm khơi dậy tính chủ động, sáng tạo, ý thức cộng đồng trách nhiệm trong sản xuất, công tác, học tập và đời sống góp phần xây dựng, thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay pot (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)