Xây dựng và thực hiện đúng qui trình phát triển đảng viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay pot (Trang 64 - 67)

Kết nạp đảng viên là một công tác quan trọng, phải tuân theo những qui định chặt chẽ của Đảng. Từ qui định chung về kết nạp đảng viên và kinh nghiệm của những cơ sở đảng đã làm được công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD ở Bình Dương và Đồng Nai, có thể xác định qui trình phát triển đảng viên mới ở đây với các bước sau:

Một là, bước tạo nguồn: Các cấp ủy đảng triển khai chủ trương phát triển đảng

viên của Đảng cho các tổ chức có liên quan và chỉ đạo thực hiện. Tập trung chỉ đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, tổ chức các phong trào hoạt động sôi nổi thu hút đông đảo hội viên, đoàn viên, như: phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; thi đua rèn đức, luyện tài; luyện tay nghề, thi thợ giỏi… Thông qua các phong trào đó, các tổ chức đoàn thể lựa chọn được những hội viên, đoàn viên xuất sắc, có triển vọng để giới thiệu cho chi bộ đảng bồi dưỡng kết nạp vào Đảng.

Hai là, xây dựng quy hoạch phát triển đảng viên: Khi có nguồn từ các đoàn thể

giới thiệu, cấp ủy cơ sở đưa nội dung công tác phát triển Đảng này vào chương trình cuộc họp cấp ủy mở rộng để xét đưa từng người một vào diện quy hoạch phát triển Đảng. Cuộc họp nhất thiết phải có sự tham dự của chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn.

Khi tiến hành khâu này cần chú ý đến sự phát triển, phân bổ đảng viên hợp lý giữa các bộ phận sản xuất và công tác: ưu tiên những bộ phận còn ít đảng viên, bộ phận có đông lực lượng trẻ. Song cần đặc biệt chú, quan tâm phát triển vào đối tượng là cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp vì đây sẽ là những đảng viên có tiếng nói quan trọng trong doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và hoạt động của tổ chức đảng

trong doanh nghiệp. Những trường hợp này, cấp ủy cần có nghị quyết riêng, giao cho cấp thường vụ phụ trách quá trình bồi dưỡng.

Trong xét duyệt đưa vào quy hoạch cần đảm bảo tính dân chủ, khách quan, tế nhị. Không nên đưa quá đông đối tượng vào diện quy hoạch sau đó để tồn động không kết nạp được; đồng thời cũng không nên quá khắt khe gây tâm lý bi quan trong quần chúng đang nhiệt tình phấn đấu.

Ba là, bồi dưỡng đối tượng: Tổ chức cho đối tượng trong diện quy hoạch tham

gia lớp học tìm hiểu về Đảng. Lớp học này cần được tổ chức nghiêm túc, nội dung phong phú, bố trí thời gian phù hợp với đối tượng. Công nhân có cùng thời gian sản xuất theo ca, kíp nên bố trí học theo nhóm để họ có điều kiện gần nhau, cùng trao đổi nội dung học tập. Phải cấp giấy chứng nhận kết quả học tập để làm căn cứ cho việc xét duyệt kết nạp sau này. Sau khi học, cấp ủy cơ sở nên định kỳ thường xuyên gặp gỡ các đối tượng để nắm bắt tình hình phấn đấu và xử lý kịp thời những vướng mắc.

Chi bộ phân công đảng viên theo dõi giúp đỡ đối tượng. Nên phân công người cùng công xưởng, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi, gương mẫu theo dõi giúp đỡ đối tượng công nhân để tạo sự đồng cảm, cởi mở, có tính thuyết phục cao đối với đối tượng. Quá trình này cần kết hợp với sự bồi dưỡng, rèn luyện của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Hàng tháng, trong các kỳ họp chi bộ, đảng viên được phân công giúp đỡ đối tượng cần báo cáo tình hình rèn luyện phấn đấu của đối tượng mình giúp đỡ.

Bốn là, xây dựng, thẩm tra hồ sơ: Sau khi chi bộ xem xét thấy đối tượng đã có

đủ tiêu chuẩn, điều kiện để xét kết nạp vào Đảng thì hướng dẫn Đoàn thanh niên và đối tượng làm các thủ tục xây dựng hồ sơ theo hướng dẫn của Trung ương, như: viết đơn, khai lý lịch. Cấp ủy cơ sở cần cung cấp mẫu lý lịch, mẫu phiếu điều tra lý lịch, mẫu biên bản họp tổ chức quần chúng xét đề nghị kết nạp Đảng. Những vấn đề trên cần theo một nội dung thống nhất, gọn, mạch lạc, đầy đủ và khoa học. Tránh tình trạng biên bản viết dài nhưng lại thiếu thông tin tối thiểu, như biểu quyết nhất trí đề nghị kết nạp lại không có, thủ tục làm đi làm lại nhiều lần mất thời gian gây tâm lý căng thẳng trong quần chúng và bản thân đối tượng được xét duyệt. Khâu thẩm tra lý lịch cần được tiến hành

nhanh gọn, đảm bảo chính xác và đúng thủ tục. Với đối tượng có bố mẹ là đảng viên thì chủ yếu căn cứ vào lý lịch của bố mẹ; với đối tượng là người có đạo phải căn cứ vào Qui định số 123-QĐ/TW; với đối tượng là người Hoa căn cứ vào Thông tri số 06- TT/TW; với đối tượng đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài căn cứ vào Quy định số 127-QĐ/TW. Trường hợp đối tượng quê ở xa, có thể gửi phiếu thẩm tra bằng thư bảo đảm đến các cấp ủy địa phương. Đảng viên đi thẩm tra lý lịch cần được hưởng chế độ công tác thống nhất trong cả nước, tránh tình trạng thực hiện chế độ thanh toán tùy tiện, gây khó dễ cho đảng viên đi làm công tác này.

Năm là, xét kết nạp: Cần tổ chức xét kết nạp thường xuyên, tránh để tồn đọng.

Các huyện ủy, thị ủy nên định kỳ tổ chức xét 3 đến 4 lần trong một năm vào những dịp kỷ niệm các sự kiện chính trị lớn, như: kỷ niệm ngày thành lập Đảng (3-2), ngày Quốc tế lao động (1-5), ngày Quốc khánh (2-9)…

Bốn là, tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới: Lễ kết nạp đảng viên mới có ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi đảng viên, là mốc đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân và sự thành công của tổ chức đảng. Buổi lễ kết nạp cần được tổ chức đúng qui định, bố trí ở nơi trang trọng, có đầy đủ ảnh, cờ, hoa để tạo được sự trang nghiêm, long trọng. Cần sự có mặt của đồng chí bí thư hoặc phó bí thư cấp ủy cấp trên của chi bộ và có thể mời những đối tượng sắp kết nạp để động viên và ghi nhận sự phấn đấu của đảng viên mới được kết nạp, đồng thời khích lệ tinh thần những quần chúng đang tâm huyết, thiết tha đến với Đảng.

Năm là, bồi dưỡng giáo dục đảng viên dự bị: Khi mới được kết nạp, người đảng

viên cần được tiếp tục bồi dưỡng kiến thức về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và truyền thống của tổ chức đảng ở địa phương, doanh nghiệp (nếu có); bồi dưỡng về năng lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn và nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng. Vì thế, người đảng viên chính thức (người giới thiệu thứ nhất) và tổ chức đoàn thể (người giới thiệu thứ hai) cần tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình. Đảng viên và tổ chức đoàn cùng với chi bộ phải tiếp tục theo dõi giúp đỡ, uốn nắn và tạo điều kiện để đảng viên mới học tập nâng cao trình độ, hiểu biết sâu sắc về nguyên tắc tổ chức của Đảng, hoàn thành nhiệm vụ của người đảng viên. Khắc phục tình trạng sau khi được kết nạp vào Đảng, đảng viên dự bị chủ

quan, coi mình đã là người của tổ chức đảng, tự thỏa mãn với kết quả phấn đấu của mình, không chịu khép mình vào kỷ luật đảng, dẫn tới tình trạng đáng tiếc là không được chuyển thành đảng viên chính thức.

3.2.4. Tăng cường xây dựng và phát huy vai trò của Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay pot (Trang 64 - 67)