Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay pot (Trang 53 - 55)

Từ thực tiễn công tác phát triển Đảng trong công nhân các DNNQD ở Bình Dương và Đồng Nai thời gian qua có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu:

- Thứ nhất, các cấp ủy đảng phải nhận thức sâu sắc chủ trương của Đảng về phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong các DNNQD, từ đó chỉ đạo tập trung, kiên trì công tác này. Thực tế cho thấy nơi nào cấp ủy thấy rõ sự cần thiết, những

thuận lợi và khó khăn, tổ chức chỉ đạo ráo riết thì ở đó công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD có tiến triển ra thu được kết quả rõ.

- Thứ hai, làm cho các chủ doanh nghiệp, ban giám đốc DNNQD hiểu rõ vai trò

của đảng viên và tổ chức đảng trong doanh nghiệp, từ đó ủng hộ, tạo điều kiện cho đảng viên và tổ chức đảng hoạt động, không cản trở, gây khó khăn cho công nhân phấn đấu vào Đảng. Muốn vậy, phải tiến hành tốt nhiều việc. Cấp ủy đảng, chính quyền địa

phương phải quan tâm giúp đỡ giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp. Đội ngũ đảng viên gương mẫu thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, động viên người lao động thực hiện tốt hợp đồng, các thỏa ước lao động đã ký kết, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động, sản xuất, làm cho doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Kết hợp giữa hoạt động có hiệu quả của tổ chức Đảng, các đoàn thể và các hình thức tuyên truyền, vận động, thuyết phục khác để làm cho các nhà đầu

tư và chủ doanh nghiệp nhất là chủ doanh nghiệp là người nước ngoài thấy rõ việc thành lập tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng, các đoàn thể là phù hợp với mục tiêu xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Thứ ba, có chủ trương, kế hoạch cụ thể phát triển đảng viên trong các DNNQD, triển khai nghiêm túc, giao nhiệm vụ đến từng chi bộ và từng đảng viên; thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm. Không có chủ trương, kế hoạch cụ thể thì công tác phát triển

đảng viên sẽ được tiến hành tùy tiện, được đến đâu hay đến đó, không thể kiểm tra, đánh giá được. Có kế hoạch nhưng triển khai thực hiện sơ sài, không có kiểm tra thì cũng không có kết quả.

Thứ tư, xây dựng, củng cố TCCSĐ, nâng cao tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong các DNNQD. Uy tín, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, của đội

ngũ đảng viên tác động trực tiếp đến quần chúng trong doanh nghiệp. Nơi nào tổ chức đảng trong doanh nghiệp vững mạnh, đảng viên gương mẫu thì phát triển đảng viên rất thuận lợi.

Thứ năm, chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể quần chúng trong doanh nghiệp, nhất là Công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đây

là những tổ chức cầu nối giữa Đảng với quần chúng công nhân, là môi trường để quần chúng công nhân hoạt động, rèn luyện, phấn đấu, tạo ra nguồn chủ yếu để kết nạp đảng viên. Bởi vậy, những DNNQD phát triển được đảng viên cũng chính là những nơi có tổ chức quần chúng mạnh, tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng.

Thứ sáu, tập trung phát triển Đảng là cán bộ chủ chốt trong các phòng, ban, phân xưởng, cán bộ trí thức trẻ, công nhân giỏi, được quần chúng tín nhiệm, lãnh đạo doanh nghiệp tin tưởng, từ đó nhân rộng ra các bộ phận khác. Việc kết nạp những đối

tượng này vào Đảng tuy có thể phải tiến hành công phu hơn nhưng có tác dụng nhiều mặt: tăng cường ngay uy tín, năng lực lãnh đạo cho tổ chức đảng, thu hút được sự quan tâm của chủ doanh nghiệp; ảnh hưởng tích cực, rộng rãi đến quần chúng công nhân …

Chương 3

PHƯƠNG Hướng Và những Giải Pháp chủ yếu đẩy mạnh Phát Triển Đảng viên TRONG CÔNG NHÂN

các DOANH nghiệp Ngoài Quốc DOANH ở Các Tỉnh Bình DƯƠNG, Đồng NAI GIAI Đoạn Hiện NAY

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay pot (Trang 53 - 55)